LỜI
PHẬT DẠY
VÀ
KHOA HỌC
Toàn Không
(Tiếp theo)
V). TAM THIÊN ĐẠI THIÊN THẾ GIỚI:
Một cõi Phật: Một Giải Ngân Hà (The Galaxy).
- Đức Phật dạy:
“Thế giới Ta
Bà nằm trong Tam Thiên đại Thiên thế giới, các thế giới như thế xoay vần thành hoại,
quốc độ mà chúng sanh ở thì gọi là một cõi Phật”.
Trong
Kinh Lăng Nghiêm, đức Phật dạy: “Vạn vật, vũ trụ được cấu tạo bởi sáu thứ đại
là Đất, Nước, Gió, Lửa, Thức đại, và Không đại”.
Kinh
Lăng Nghiêm, Địa Tạng, và Hoa Nghiêm, Phật đều dạy: “Quang minh trong hư
không xoay vần bởi Phong luân, Thủy luân, Kim luân theo hình chôn ốc và khi quay
chậm lại thành sơn hà đại địa và chúng sanh”.
Quán
Thế Âm Bồ Tát cũng nói trong Kinh Lăng Nghiêm, trang 389: “Trong Tam Thiên đại
Thiên thế giới này có trăm ức mặt trời mặt trăng”.
Bộ Trường A Hàm, quyển 2, trang 265, và quyển Đường Về Bến Giác của Hòa Thượng
Thích Thanh Cát, trang 75 ghi rõ như sau:
- Một Tiểu Thiên thế giới = 1,000 thế giới.
- Một Trung Thiên thế giới = 1,000 Tiểu Thiên
thế giới = 1,000 x 1,000 = 1,000,000 thế giới.
- Một Đại Thiên thế giới = 1,000 Trung
Thiên thế giới = 1,000,000 x 1,000 = 1,000,000,000. (một tỉ)
- Tam Thiên Đại
Thiên thế giới
= 3 x 1000 x Đại Thiên thế giới = 3,000 x 1,000,000,000 = 3,000,000,000,000
(Ba nghìn tỉ), các thế giới như thế, xoay vần thành hoại, quốc độ mà chúng
sinh ở thì gọi là một cõi Phật, như vậy riêng giải ngân hà của chúng ta đây đã
có ba nghìn tỉ mặt trời.
- V ề
Khoa học:
Khoa học nói gì về giải ngân hà?
Một số nhà khoa học cho rằng vũ trụ (một giải ngân hà), được thành lập bởi thuyết
“Vũ Trụ Bùng Nổ” (The Big Bang of The Universe); theo thuyết này vũ trụ
bùng nổ chỉ trong một phần rất nhỏ của một giây đồng hồ, mọi vật thể, năng lượng,
ánh sáng trong vũ trụ được cô đọng trong một chấm nhỏ hơn một hạt Vi phân Tiềm Nguyên
tử. Rồi mỗi Phân tử trong cái Vũ trụ li ti đó bỗng bắn tung toé khỏi những Phân
tử khác với tốc độ gần bằng tốc độ ánh sang; vũ trụ bành trướng rất nhanh vì ở
vào thời điểm 1/100,000 của một giây đồng hồ, vũ trụ đã lớn bằng cả Thái dương
hệ của chúng ta, bề ngang bằng 3.7 tỉ dặm.
Thời
gian ngắn ngủi lúc đầu, không những chỉ có nguyên tử, mà còn có những hạt Vi
Phân Tiềm Nguyên tử đụng độ nhau dữ dội như Âm điện tử, Dương điện tử, Quang tử
trong nồi súp vũ trụ đặc quánh hơn nước đến bốn tỉ lần.
Khi
những phân tử này văng khỏi những phân tử khác với một tốc độ nhanh kinh khủng,
rià ngoài của vũ trụ chạy xa khỏi rià đối diện nhanh hơn tốc độ ánh sáng (vì
hai bên đều bắn ra xa cùng lúc)”.
Quyển
The Origins (Những Nguồn Gốc), trang 25, 33 cho biết: “Sự thành lập Vũ trụ cách
nay 14 tỷ năm. Lúc đầu tất cả không gian, vật thể, năng lượng của cái gọi là Vũ
trụ chỉ bằng đầu mũi kim. Khi đó ở nhiệt độ nóng là 10 lũy thừa 50 (10 lũy thừa
9 là một tỷ độ rồi), và chỉ trong thời gian 10 lũy thừa -45 của một giây đồng hồ
(10 lũy thừa -3= 1/1000) vật thể, năng lượng, không gian, thời gian tác động và
tương tác với nhau; những đặc tính tác động qua lại này trong biến cố Vũ trụ của
chúng ta xẩy ra tất cả những hiện tượng phản ứng hóa học và sinh vật học. Từ đấy
tất cả những nguyên tắc căn bản hiểu biết của chúng ta về trái đất khởi sự”.
(Some 14 billion years ago, at the beginning of time, all space, all the matter
and all the energy of the known universe fit with in pinhead. When at 50 degree
power of 10 in -45 second power of 10, matter, energy, space, time behave and
interact with one another. The interplay of these characters in our cosmic drama
underlies all biological and chemical phenomena. Hence everything fundamental
an familiar to us earthlings begins with).
Quyển
The Structure of The Universe (Cấu Tạo của Vũ trụ), trang 120-121, tính toán và
tóm tắt thời gian cấu tạo Vũ trụ bằng thuyết “Bùng Nổ” (Big Bang) như
sau:
1)- Bùng Nổ: Vũ trụ
bắt đầu từ 9 đến 20 tỉ năm.
2)- 1/100000 giây
sau khi Bùng Nổ: Dương điện tử, Trung hòa tử xuất hiện.
3)- 1 phút sau Bùng
Nổ: Nguyên tử xuất hiện.
4)- 1 năm sau: Âm
điện tử hợp với nguyên tử tạo thành nguyên tố.
5)- 50 triệu năm
sau : Các ngôi sao thành hình.
6)- 4-5 tỉ năm cách
nay: Các hành tinh thành hình.
7)- 1 tỉ năm cách
nay: các loài giun đất xuất hiện.
8)- 248 triệu năm
cách nay: Khủng-Long xuất hiện.
9)- 35 triệu năm
cách nay: Loài người xuất hiện.
Trước
kia Albert Einstein và gần đây Fritjof Capra, trong cuốn The Tao
of Physics, trang 182 nói rằng: “Vũ trụ không phẳng mà cong. Lúc đầu những Thiên
thể gần nhau, rồi chạy xa dần đi. Ví dụ chúng ta chấm (vẽ) những ngôi sao trên
mặt một qủa bong bóng nhỏ, nếu bơm bong bóng đó lớn dần lên, ta thấy những ngôi
sao trên bong bóng cũng xa nhau dần dần; điều này đúng, vì các Thiên hà kể cả
giải ngân hà trong đó có mặt Trời đang chạy xa dần đi”.
Aristotle (384-322 trước D lịch),
(Đạo Phật và Khoa Học, trang 214) nhà khoa học kiêm triết học nổi tiếng người
Hy Lạp (sau Phật 240 năm) nói: “Tất cả vạn vật đều được cấu tạo bởi Đất, Nước,
Gió, Lửa; những chất này hoạt động nhờ hai lực:
- Hấp lực khiến đất
và nước chìm xuống.
- Tính nhẹ phiêu bồng
khiến gió lửa lên cao”.
Trong quyển The Tao of Phisics của Fritjiof Capra, trang 181 viết:
“Những đám mây khinh khí xoay tròn cô đọng thành những ngôi sao, trong khi
những đám mây khác phóng ra những vật thể quay tròn hình chôn ốc và cô đọng lại
thành những hành tinh chạy chung quanh các ngôi sao”.
Trong
quyển Measuring the Universe (Đo lường Vũ Trụ), trang 3 ghi: “Giải ngân hà mà
mặt trời (chúng ta) có ở trong đó bao phủ một vùng rộng 3 triệu năm ánh sáng”
(Tốc độ ánh sáng trong 1 giây đồng hồ = 300,000 km hay cây số).
Quyển
The Structure of The Universe (Cấu Tạo Vũ Trụ), trang 66 ghi: “Chúng ta sống
ở vòng ngoài của một cánh xoắn chôn ốc của giải Ngân hà” (We live in outer
reach of one of spiral arms of the Milky Way)
Thiên văn gia Frank Drake cầm đầu chương trình tìm kiếm nền văn
minh ngoài địa cầu (Đạo Phật và Khoa Học, trang 195, 196), phỏng chừng có khoảng
10,000 nền văn minh ở giải ngân hà của chúng ta; Ông ước tính giải ngân hà của
chúng ta có khoảng 400 tỉ ngôi sao, trong đó có khoảng 40 tỉ sao giống mặt trời
của chúng ta, nhưng chỉ có khoảng 10 tỉ ngôi sao có hành tinh giống như trái đất
chạy chung quanh. Ông lại nói có khoảng 20 tỉ ngôi sao chạy chung quanh hành
tinh. (?)
Trong The Ilustrated Encyclopedia of The Universe (Bộ sách giải thích Vũ
Trụ) của Ian Ridpath xuất bản năm 2001 ghi: “Tốc độ của hệ thống mặt
trời chạy 230 cây số một giây chung quanh trung tâm giải ngân hà và giải ngân
hà của chúng ta chạy 600 cây số một giây trong không gian”.
Quyển
Origins (Những Nguồn Gốc), trang 111, Thiên văn gia dùng viễn vọng kính Herschel
Scope quan sát thấy vô số sao trong giải ngân hà không thể đếm tính được. Trang
121 ghi: “Thái dương hệ của chúng ta chạy 240 triệu năm một vòng trong qũy đạo
của giải ngân hà. Ngày nay đã quay được 20 vòng kể từ khi thành lập, và có lẽ
còn 20 vòng nữa thì tới thời kỳ sụp đổ”.
Quyển
The Structure of The Universe (Cấu Tạo của Vũ trụ), trang 84, Thiên văn gia Allan
Sandage của đài thiên văn Carnagie Observatories ở thị xã Pasadera, tiểu
bang California nói: “Vũ trụ của chúng ta (Milky Way) có cách nay vào khoảng
từ 9 tới 12 tỷ năm”.
VI).
ĐẠI VŨ TRỤ VÔ BIÊN,
Thế giới nhiều hơn cát sông Hằng.
(Còn tiếp)
__._,_.___