Popular Posts

Tuesday, February 5, 2019

TÔN GIẢ QUANG MINH

 
TÔN GIẢ QUANG MINH
Toàn Không.
(Tiếp theo)
    Đức Phật cũng dùng Thần lực từ miệng Ngài phóng ra ánh sáng ngũ sắc đến đỉnh đầu Vua Tần Bà Sa La. Dù bị giam cầm trong ngục tối, tâm nhãn Vua không chướng ngại, xa thấy Đức Phật, đầu mặt lễ Phật, tự nhiên tăng tiến đạo lực đạt quả Tu Đà Hoàn là bậc thứ nhất của Tứ Thiền.
     Bình Sa Vương cam chịu đói, nhưng lòng không oán trách con, vì đã chứng nghiệm bậc thứ nhất, nên Vua vẫn vui vẻ, an nhiên không buồn phiền. A Xà Thế được tin Vua cha vẫn bình thản, nên nhất định giết cho khuất mắt, bèn hạ lệnh cho người thợ cạo (hớt tóc cạo mặt) vào trong ngục.
     Khi người cha thấy người thợ cạo đến thì mừng thầm rằng con mình đã biết lỗi, cho người thợ cạo đến cắt râu tóc cạo mặt để rước về!
     Trái với sự ước đoán của ngài, người thợ cạo đến, trói Vua lại, lấy dao sắc bén gọt gót chân Vua cha, sát dầu muối vào, rồi hơ trên lửa nóng cháy cho đến chết! Một cái chết vô cùng thê thảm của một người cha đáng kính đáng thương!
     Cùng ngày ấy, vợ A Xà Thế sinh một hoàng nam, (con trai), A Xà Thế vui mừng sung sướng, tình thương của người cha đối với con tràn đầy. A Xà Thế cảm thấy vậy rồi sực nhớ tới người cha, vội đến gặp người mẹ đang bị nhốt trong cung và hỏi:
- Mẫu hậu, khi con còn nhỏ xưa kia, cha con có thương yêu con không?
- Tại sao lại hỏi lạ vậy? Mẹ nghĩ trên thế gian này không tìm đâu ra người cha như cha con, để mẹ kể:
     Lúc mẹ mang thai con, mẹ thèm mút vài giọt máu ở bàn tay của cha con, mà mẹ không dám nói ra. Rồi càng ngày mẹ càng xanh xao, càng ngày mẹ càng thèm mút máu ở tay cha con hơn, và sau cùng phải thú nhận nói với cha con. Khi cha con nghe rồi vui vẻ lấy dao cắt tay cho mẹ mút máu. Lúc ấy, các nhà chiêm tinh biết việc ấy nên nói: “Con sẽ là người thù của cha con”, và vì vậy tên con là A Xà Thế (Ajatasattu, có nghĩa là kẻ thù chưa sinh). Mẹ có ý định giết con ngay từ khi còn trong bụng, nhưng cha con không cho; khi sanh con ra, mẹ lại một lần nữa muốn giết con, một lần nữa cha con cản mẹ.
     Rồi một hôm, lúc con còn bé mới có vài ba tuổi, con có cái mụn nhọt trên đầu ngón tay, nhức nhối vô cùng, con khóc suốt ngày đêm, thuốc men đủ cả cũng không khỏi. Cha con đang cùng bá Quan lo việc nước, nghe con khóc cầm lòng không được, đến bế con trong lòng, và không ngần ngại ngậm ngón tay có nhọt ấy nhè nhẹ mút cho con đỡ đau nhức. Đột nhiên cái nhọt vỡ bể ra, máu mủ tuôn ra trong miệng cha con, lại sợ lấy tay ra con sẽ đau, nên cha con nuốt luôn máu mủ ấy! Thật là gớm thay! Thật là cha con thương con đến thế là cùng, có ai thương con được như cha con không?
     Nghe đến đó, A Xà Thế đứng phắt dậy, kêu lên như điên: “Hãy chạy mau, thả ra lập tức người cha yêu quý của ta”.
     Nhưng than ôi! Người cha ấy đã ra người thiên cổ trong cùng ngày, chỉ vài giờ đồng hồ trước đó mà thôi!
     Chỉ khi nào làm cha mới biết được tình cha thương con như thế nào vậy.

     Lại nói về Quang Minh, vì nhận thấy ác tính của A Xà Thế thật là nguy hiểm, vả lại Trưởng giả Quang Minh đã nhận chân lời Phật nói trước kia là đúng; lại là người biết suy nghĩ nên Quang Minh đã nhận ra ngay lúc ấy là đúng thời nên đã sắp đặt mọi việc rồi xuất gia.
     Khi Quang Minh tu hành, tới lúc: “Thấy rõ Tứ Đế, xa lìa phiền não, chứng quả A La Hán, đầy đủ Tam Minh, Lục Thông, rồi bay lên đi trên hư không, tự tại như ý, chư Thiên đều đến cúng dường”.
1). Thế nào là Tứ Đế? Là bốn Thánh Đế, gồm: Khổ Thánh Đế (Khổ Đế) là sự khổ ở đời, nguyên nhân gây ra Khổ (Tập Đế), cách Diệt Khổ (Diệt Đế), và con đường Đạo quả (Đạo Đế).
2). Thế nào là Tam Minh? Là Ba Minh mà người đạt đạo có được, đó là:
1. Túc Mệnh Minh là biết các tiền kiếp của mình và của các người khác.
2. Sinh Tử Minh là biết rõ chúng sinh chết do nghiệp gì, sinh do quả nào.
3. Lậu Tận Minh: là biết rõ ô nhiễm của mình chấm dứt như thế nào. 
3). Thế nào là Lục Thông? Là Sáu Thần Thông, nói cho rõ hơn là Bảy Thần Thông, gồm:
1. Thần Túc Thông: Là biến hóa một thân thành nhiều thân, hay hợp nhiều thân làm thành một thân, biến thân lớn nhỏ, hóa hiện vô cùng. Không bị trở ngại bởi vách tường gạch đá sắt thép, có thể đi vào vách đá như đi chỗ hư không, đi vào núi đất như đi trong nước; đi trên nước như đi trên đất bằng, ngồi kết già mà bay trong hư không giống như chim bay. Hiện thân cao lớn đến cõi Trời Phạm Thiên, dơ cánh tay ra sờ tới mặt trời, có đại như ý túc, có đại oai đức, có đại oai thần như thế.
2. Thiên Nhãn Thông:
       Trông thấy rất xa, ví như một người đứng trên lầu cao trong một ngày nắng nhìn xuống một khoảng đất rộng có một nghìn gò đống rõ ràng. Nhìn lên trời cao chỉ trong chốc lát thấy cả nghìn, vạn, ức thế giới rất xa rõ ràng. (Có lẽ còn rõ hơn kính thiên văn rất nhiều). Có thể dùng Thiên nhãn thông để thấy người khác ở rất xa (giống như vô tuyến truyền hình ngày nay), xem xét những sự việc hiện tại sáng suốt vô ngại.
3. Thiên Nhĩ Thông:
       Nghe được tất cả âm (tiếng nói) của loài người dù xa tới vạn dặm (giống như máy vô tuyến truyền thanh ngày nay); dùng Thiên nhĩ để nghe người khác nói, hoặc nghe người khác cầu cứu (giống như vô tuyến điện thoại ngày nay) từ rất xa.
4. Tha Tâm Thông:
       Biết được các người khác suy nghĩ những gì, biết được người khác có tâm dục hay không, có giận hay không, biết người khác có tâm tham hay không, có tâm thiện hay có tâm ác. Đứng trước người kia thấy rõ người kia suy nghĩ những gì, thí dụ thấy người kia đang có ý muốn ăn trộm, hoặc đang có ý muốn giết người v.v.., đều thấy rõ hết, nghiã là biết hết tâm niệm các chúng sinh dù xa hay gần.
5. Túc Mạng Thông:
       Nhớ vô số kiếp về trước, một đời, hai đời, trăm đời, nghìn đời, thành, trụ, hoại kiếp. Biết đã có tên thế này, sinh ở chỗ nọ, sống như vậy, chịu khổ được vui như vậy, chết như vậy; biết kiếp thứ bao nhiêu chết ở đây, sinh ở chỗ kia. Nhớ kiếp kế trước sinh ở đâu, tên gì, là trai hay là gái, làm nghề gì, vợ (chồng) con thế nào, sống sung sướng hay khổ cực ra sao, sống thọ bao nhiêu tuổi v.v... Nghiã là biết rõ ràng từng đời từng kiếp của mình cho tới vô lượng kiếp về trước như thế.
6. Sinh Tử Thông:
       Thấy người này người kia chết chỗ này, sinh chỗ nọ, có sắc đẹp sắc xấu. Thấy người này sinh lên cõi Trời, kẻ kia bị đọa xuống Địa ngục, kẻ nọ sinh lại làm người. Thấy rõ một người khi sống hành động như thế nào, khi chết rồi phải sinh vào loài súc sanh, cũng thấy rõ ràng một người lúc sống hành động như thế nào khi chết rồi phải sinh vào loài Ngạ qủy v.v... Tóm lại, thấy mọi người qua lại chỗ lành chỗ dữ đều do nghiệp (mà họ đã tạo ra) dẫn dắt họ, ngoại trừ những vị đã đạt Đạo rồi thì mới không bị nghiệp dẫn dắt và mới có phần tự do lựa chọn chỗ đến mà thôi.
7. Lậu Tận Thông:
       Biết như thật về khổ, khổ tập (nguyên nhân gây khổ), khổ diệt (cách diệt khổ), và khổ diệt Đạo (con đường tiến tới Đạo), Biết như thật về lậu (các điều sai quấy), lậu tập, lậu diệt, và lậu tập Đạo; tri (nghĩ biết) như vậy, kiến (thấy) như vậy nên được tâm giải thoát dục lậu, được tâm giải thoát hữu lậu, được tâm giải thoát vô minh lậu. Khi giải thoát liền biết là giải thoát, biết như thật rằng: “Sự sinh đã hết, phạm hạnh đã thành lập, điều cần làm đã làm xong, không còn tái sinh đời sau nữa” (Biết được mình giải thoát khỏi luân hồi sinh tử khổ cực trầm luân), còn biết vọng lậu của người khác đã hết hay chưa.
 7). TIỀN KIẾP CỦA QUANG MINH
 (Còn tiếp)

__._,_.___

Posted by: Tien Do 

No comments:

Post a Comment

Featured Post

NHỮNG KHÔI HÀI VỀ . . . Chữ Nghĩa Việt Cộng.

  NHỮNG KHÔI HÀI VỀ . . . Chữ Nghĩa Việt Cộng. 1. - Ai cũng biết VC là vua chơi chữ, lúc chúng ...

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List