VUA A XÀ THẾ
QUY Y PHẬT
Toàn
Không
1).
NHÂN DUYÊN
Một thời Đức Phật ngự tại vườn xoài Kỳ Bà Già thuộc thành La Duyệt, nước Ma Kiệt
cùng với 1250 đệ tử đều là bậc thánh, ngoại trừ Tôn giả A Nan Đà Thị giả của
Ngài. Bấy giờ, nhằm ngày rằm tháng bảy trăng tròn sáng, Vua A Xà Thế bảo Phu nhân:
- Nay là ngày
trăng tròn sáng, ta nên làm gì?
Phu Nhân thưa:
- Nay ngày rằm là
ngày thuyết giới, nên tổ chức đàn ca múa hát vui chơi.
Nghe rồi không hài lòng, Vua hỏi Thái tử Ưu Đà Gia:
- Còn con, ta nên
làm gì?
Thái tử thưa:
- Đêm trăng sáng tỏ,
nên tập hợp 4 binh chủng đi đến nước nào không hàng phục chinh phục họ.
Nghe những lời ấy, Vua không vừa ý, lại hỏi Hoàng tử Vô Úy như thế, Hoàng
tử thưa:
- Nay có Phạm Chí Bạt
Lan Ca Diếp giỏi toán số, thông thiên văn địa lý, mọi người đều tôn trọng kính
ngưỡng, nên đến hỏi, Phạm Chí vì Phụ Vương sẽ nói lý nhiệm màu.
Nghe những lời ấy, Vua cũng không vừa ý, quay qua hỏi Đại Thần Tu Ni Ma:
- Đêm nay trăng
sáng đẹp, ta nên làm gì?
Đại Thần Tu Ni Ma thưa:
- Có Thầy A Di Chuyên
thấy rộng biết nhiều, cúi xin Đại Vương đến hỏi điều nghi.
Vua nghe Đại Thần nói lời ấy, cũng không vừa lòng, lại hỏi Bà La Môn Bà Sa như
trên. Đại Thần Bà Sa tâu:
- Có Thầy Cù Da Lâu
ở gần đây, cúi xin Đại Vương đến hỏi Thầy ấy.
Vua nghe nói vậy cũng không hợp ý, bèn hỏi Phạm Chí Ma Đặc giống như thế, Phạm
Chí Ma Đặc thưa:
- Như đêm nay trăng
sáng tỏ, Đại Vương nên biết, Thầy Bỉ Hưu Ca Diên là người tài giỏi, xin Đại
Vương đến hỏi ý Thầy.
Nghe lời ấy, Vua cũng không hợp ý, bèn hỏi Đại Tướng Sách Ma:
- Đại Tướng cho biết,
đêm nay trăng sáng, ta nên làm gì?
Đại Tướng tâu:
- Có Thầy Tiên Tất
Lư Trì giỏi rành toán thuật, Đại Vương có thể đến hỏi ý kiến.
Nghe Đại Tướng nói thế, Vua cũng không vừa ý, bèn hỏi Đại Thần Tối Thắng giống
như thế, Đại Thần tâu:
- Đại Vương nên đến
chỗ Ni Kiền Tử đọc nhiều Kinh sách, là bậc tối thượng trong các bậc Thầy, ở gần
đây, xin Đại Vương đến đó hỏi.
Nghe rồi cũng không hợp ý, Vua lại nghĩ: “Những người này đều si mê, không
phân biệt chân ngụy”. Bấy giờ Vua nhìn quanh, thấy còn Vương tử Kỳ Bà Già đứng
đằng xa chưa hỏi, liền hỏi:
- Còn Vương tử Kỳ
Bà Già nghĩ sao, hôm nay trăng tròn sáng, ta nên làm gì?
Vương tử bèn đến trước Vua, quỳ tâu:
- Hôm nay trăng
sáng, Đức Như Lai đang ngự trong vườn của thần cùng với 1250 đệ tử Tỳ Kheo, cúi
xin Đại Vương đến hỏi nghĩa này. Bởi vì Như Lai là bậc giác ngộ, sáng suốt,
không có gì không thông suốt rõ thấu, biết việc trong ba đời, Ngài sẽ giải tỏa
tất cả những thắc mắc nghi ngờ cho Đại Vương.
Nghe lời Vương tử Kỳ Bà Già nói xong, Vua a Xà Thế vui mừng, thiện tâm phát
sinh, liền khen:
- Lành thay Vương tử!
Nói lời rất đáng ưa, vì thân tâm ta rất nóng bức bồn chồn không yên, vô cớ giết
Phụ Vương. Lâu nay, ta thường suy nghĩ: “Có ai hiểu được tâm ta?” Nay những
điều Vương tử nói chính là trúng ý ta, rất lạ kỳ! Nghe đến Như Lai, tự nhiên ta
tỉnh ngộ, rồi Vua nói kệ:
Đêm
nay trăng tròn sáng,
Tâm
ý không được yên,
Các
ông mỗi người nói,
Nên
đến hỏi nghĩa ai?
Bất
Lan A Di Chuyên,
Thầy
Tiên, Ni Kiền, Phạm,
Không
nương những Thầy ấy,
Sao
thể tế độ ta?
Đêm
nay trăng rất sáng,
Trăng
tròn không chỗ khuyết,
Vương
tử Kỳ Bà Già,
Nên
đến hỏi nghĩa ai?
Vương tử nói kệ đáp:
Nghe
âm thanh nhu nhuyễn,
Được
thoát cả Ma Kiệt,
Xin
đúng thời đến Phật,
Chỗ
vĩnh viễn không sợ.
Vua
lại nói kệ:
Việc
làm xưa của ta,
Với
Phật không lợi ích,
Hại
Phật tử của Ngài,
Tên
là Tần Bà Sa.
Nay
rất là hổ thẹn,
Không
dám tới gặp mặt,
Vì
sao nay ông bảo,
Khiến
ta đến gặp Ngài?
Vương tử lại nói kệ đáp:
Chư
Phật không bỉ thử,
Các
kết đã diệt trừ,
Tâm
bình đẳng không hai,
Đấy
là nghĩa Phật Pháp.
Như
thương con La Vân,
Một
hơi thở không hai,
Tâm
ấy đối Đề Bà,
Oán
thân không hề khác.
Cúi
xin Đại Vương đi,
Đến
gặp Đức Như Lai,
Sẽ
dứt mối nghi ngờ,
Không
có gì trở ngại.
Khi ấy, Vua liền bảo Vương tử:
- Ông hãy mau ra lệnh
chuẩn bị 500 voi đực, 500 voi cái, 500 cây đèn, để đến chỗ Như lai.
Vương tử tâu:
- Thưa vâng Đại
Vương.
Vương tử Kỳ Bà Già liền ra lệnh cho sửa soạn chuẩn bị đầy đủ nhanh chóng, khi
xong thưa Vua mọi việc đã sẵn sàng. Bấy giờ Vua đem quần Thần đi theo đến vườn
xoài của Vương tử. Khi gần tới nơi, nhà Vua bỗng thấy sợ hãi, liền hỏi Kỳ Bà
Già:
- Nay ta không bị gạt
chứ, ông không đưa ta tới chỗ oan gia chứ?
Vương tử tâu:
- Thật không có
chuyện ấy, xin Đại Vương tiếp tục đi, không nên nghi ngờ.
Đi được một đoạn nữa, Vua cũng còn sợ hãi, lại nói:
- Chẳng lẽ ta bị
ông gạt sao, đã nghe nói Như Lai với 1250 đệ tử, như vậy đông lắm, làm sao mà
ta không nghe tiếng động gì?
Vương tử thưa:
- Đệ tử Phật thường
hành thiền định, không có ồn ào, đã tới nơi rồi, xin Đại Vương xuống xe đi bộ,
không nên làm ồn náo Như Lai.
Vua A Xà Thế liền xuống xe đi bộ vào trước cửa giảng đường, đứng im lặng quan
sát, rồi hỏi Vương tử:
- Đức Như Lai hiện
giờ ở đâu?
Bấy giờ, trong Thánh chúng có vị Tỳ Kheo nhập Hỏa quang Tam muội, trong giảng
đường không có đèn mà sáng trưng.
Vương
tử chỉ Đức Phật và nói:
- Như Lai ngồi chính
giữa đó, Ngài ngồi ở chính giữa đại chúng Tỳ Kheo.
Vua bảo Vương tử:
- Thật kỳ lạ, thật
đặc biệt! Tất cả ngồi yên không cử động! Do nhân duyên gì, bên trong không có
đèn mà có ánh sáng?
Vương tử thưa:
- Do sức Tam muội
nên phóng ánh sáng.
Vua lại nói:
- Như nay ta quan
sát Thánh chúng Tỳ Kheo rất là yên lặng, mong cho Thái tử Ưu Đà Da cũng được
yên lặng vô vi như thế này.
LỜI
BÀN:
Khởi đầu bài Kinh, Vua A Xà Thế nhân đêm trăng sáng hỏi Phu nhân nên làm gì,
Hoàng Hậu tâu: “Hôm nay ngày rằm trăng tròn ngày thuyết giới...”.
Ngày thuyết giới là
ngày gì?
Ngày thuyết giới là ngày Đức Phật nói các giới luật, nói giới đức cho các đệ tử
theo đó tu hành. Như vậy Hoàng Hậu cũng đã là Phật tử, nên mới biết ngày rằm là
ngày thuyết giới, nhưng rồi lại nói tiếp: “... nên tổ chức đàn ca múa hát
vui chơi”, để làm đẹp lòng Vua chăng?
Sau khi 8 người cho ý kiến, Vua đều không hài lòng, Vua nói bài kệ đầu ý nói
Vua đã từng gặp và không thấy lợi ích gì đối với những người mà bảy người nêu ra.
Vương
tử Kỳ Bà Già đề nghị Vua nên đến chỗ Phật và nói bài kệ: “Nghe âm thanh nhu nhuyễn,
được thoát cả Ma Kiệt, xin đúng thời đến Phật, chỗ vĩnh viễn không sợ”, bốn
câu kệ này có ý nghĩa như thế nào? Đại ý là chỗ Đức Phật, sẽ được nghe những lời
hay ý đẹp, có lợi ích vô cùng, nếu đến gặp Phật sẽ giúp cho nước Ma Kiệt thoát
mọi hiểm nạn, vì sao? Vì Vua A Xà Thế gốc vốn người có tâm ác hay sinh sự gây
chiến tranh làm cho nhân dân lầm than vì chiến trận, Vương tử khuyên Vua nên
đúng thời đến gặp Phật, chỗ không có sự sợ hãi nào cả, nhưng Vua còn tỏ ra nghi
ngờ vì Vua đã làm việc ác đối với Vua cha là đệ tử của Phật bằng bài kệ thứ
hai, Vua e ngại không dám gặp Phật.
Vương tử tâu bằng kệ rằng: “Chư Phật không bỉ thử, các kết đã diệt trừ” là
sao? Bỉ thử là này kia, tức là chư Phật không có phân biệt này nọ, kia khác, mà
chỉ có một tâm bình đẳng.
Các kết đã diệt trừ
là sao?
Kết gồm có năm thứ, đó là: 1- Tham lam keo kiết về đủ thứ (Tham). 2- Sân hận giận
hờn tật đố ghen tị (Sân). 3- Không vui, uể oải, lười biếng, ngủ nghỉ (Hôn trầm
thùy miên). 4- Lo âu, hối tiếc, chao động, ghiền nghiện (Trạo cử phóng túng).
5- Nghi mình, nghi người, nghi đủ thứ (Nghi). Năm thứ nêu trên gọi là năm kết,
Chư Phật đã dứt sạch năm sự ràng buộc trên.
Bài
kệ của Vương tử còn nói: “Như thương con La Vân, một hơi thở không
hai” là sao? Chư Phật yêu thương mọi chúng sinh như thương yêu con ruột La
Vân, La Vân là người con độc nhất của Thái Tử Sĩ Đạt Ta khi chưa thành Phật, La
Vân cũng theo Ngài tu hành từ lúc mới có 7 tuổi, sau cũng đắc quả A La Hán.
Một hơi thở không hai là không phân chia bên này bên kia, vì khi thở vào bằng
hai lỗ mũi, nhưng đó là cùng một hơi thở, khi vào trong chung cùng một buồng phổi.
Nghĩa là Chư Phật cư xử đối với mọi người đều bình đẳng không thiên vị.
Bài kệ của Vương tử còn nói: “Tâm ấy đối Đề Bà, oán thân không hề khác”.
Đề Bà là Đề Bà Đạt Đa, là người em con ông chú của Thái tử Sĩ Đạt Ta. Đề Bà Đạt
Đa đã từng cùng bè ác đảng với A Xà Thế, và đã từng mưu ám hại Phật.
Tâm chư Phật đối với người ác như Đề Bà Đạt Đa là kẻ oán không hề khác với người
thương yêu như con ruột La Vân, tất cả đều bình đẳng không có gì khác nhau vậy.
Câu: “Trong chúng có vị Tỳ Kheo nhập Hỏa quang Tam muội”.
Thế nào là Hỏa
Quang Tam Muội?
Hỏa quang là lửa sáng, Tam muội là định tĩnh sâu kín, là thanh tịnh tuyệt đỉnh.
Hỏa quang Tam muội là do một loại Thiền định phát lửa sáng rực (không cho nóng
cháy).
Câu Vua nói: “- Như nay ta quan sát Thánh chúng Tỳ Kheo rất là yên lặng,
mong cho Thái tử Ưu Đà Da cũng được yên lặng vô vi như thế này”. Câu nói
này chứng tỏ rằng Thái tử và Hoàng Hậu đều đã biết Phật Pháp, nghĩa là vợ con của
Vua A Xà Thế đã là Phật tử thuần thành, và Thái tử Ưu Đà La cũng đã học Thiền rồi,
chỉ trừ có Vua là chưa hề gặp Phật mà thôi, tại sao thế? Vì vụ giết Vua cha nên
Vua A Xà Thế đã không đám đến gặp Phật trên 20 năm, Lúc ấy cố tạo cơ hội để
Vương tử Kỳ Bà Già thỉnh mời đi yết kiến Phật, và cũng là đúng lúc vậy.
2).
VUA QUY Y PHẬT:
(Còn
tiếp)
__._,_.___