ĐỜI VÔ
THƯỜNG
Toàn Không
1).
SINH TỬ LUÂN HỒI:
Một thời Đức Phật ngự tại vườn Cấp Cô Độc nước Xá Vệ. Một hôm, Đức Phật bảo bốn
chúng (Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Cư sĩ Nam, Cư sĩ Nữ):
- Nên tu tưởng (nhớ
nghĩ) vô thường, nên quảng bá (phổ biến rộng rãi) vô thường. Đã tu tưởng vô thường
quảng bá tưởng vô thường, thì đoạn diệt ái dục giới, ái sắc giới, ái vô sắc giới,
đoạn hết vô minh, đoạn hết kiêu mạn, ví như đốt cháy cỏ cây, dẹp trừ sạch hết,
đây cũng vậy, nếu tu tưởng vô thường, thì đoạn trừ hết tất cả kết sử, vì sao?
Ngày xưa về lâu xa, có một vị Trời (Thiên Tử) đem vô số (500) Ngọc Nữ đến dạo
chơi trong vườn Nan Đà (Vườn Đại Hỉ phía Bắc cung Thiện Kiến của Vua Trời Đế
Thích thuộc cõi Đao Lợi) chơi đùa, dần dần đến cây đại thụ Ca Ni (cao 100 do tuần
= 1,800 cây số), tự vui năm dục dưới gốc cây. Rồi Thiên tử này leo lên cây
chơi, hái hoa, cười rỡn, lúc ấy tâm ý rối loạn nên rơi xuống mà chết. Các Ngọc
Nữ thương tiếc lăn lóc kêu gào khóc than không dứt!
Chết rồi, ông tái sinh đầu thai trong nhà Trưởng giả giàu có trong thành Xá Vệ,
qua chín tháng sinh một bé trai đẹp đẽ khôi ngô. Con Trưởng giả dần dần lớn lên
ăn học chăm chỉ thông minh tài giỏi. Khi trưởng thành, cha mẹ liền tìm con nhà
danh giá đẹp đẽ nết na, hỏi cưới vợ cho con. Đôi trai tài gái sắc đẹp đẽ biết
nhường nào, ai cũng khen lứa đôi hạnh phúc của đôi trẻ, nhưng cưới vợ chưa được
bao lâu, người con lại chết, bỏ lại vợ đẹp bơ vơ. Bấy giờ cả nhà Trưởng giả, họ
hàng thân quyến đều tiếc thương than khóc lăn lóc sầu khổ không ngừng!
Chết rồi, người con trai ấy tái sanh trong biển lớn, làm thân Thiên Long (Rồng
Trời), sau một thời gian, Rồng Trời trưởng thành, Thiên Long thường vui đùa quấn
quýt với các Long Nữ (Rồng Cái). Một hôm, Thiên Long bị Thiên Điểu (Chim Trời)
cánh vàng bắt ăn, lúc ấy các Long Nữ thương tiếc sầu thảm vô cùng!
Khi Thiên Long ấy bị Chim Trời giết chết ăn, liền tái sanh vào Địa Ngục!
Ta đã dùng Sinh Tử Thông nhìn thấy rõ đường đi luân hồi sinh tử của con Trưởng
giả kia như thế. Rồi Ngài nói kệ:
Trời kia lúc hái
hoa,
Tâm ý loạn không
an,
Như nước trôi thôn
xóm,
Tất chìm không cứu
được.
Bấy giờ chúng Ngọc
Nữ,
Vây quanh mà khóc
lóc,
Mặt mày rất đoan
chính,
Yêu hoa mà mạng
chung.
Loài người cũng
than khóc,
Mất khúc ruột của
ta,
Vừa bụng lại mạng
chung,
Bị vô thường tan hoại.
Long Nữ theo sau
tìm,
Các Rồng đều tu tập,
Bảy đầu thật dũng
mãnh,
Bị Chim cánh vàng hại.
Chư Thiên cũng lo
buồn,
Loài người cũng như
thế,
Long Nữ cũng sầu
lo,
Địa ngục chịu khổ
đau,
Diệu pháp Tứ Đế
này,
Như thật mà chẳng
biết,
Có sinh thì có chết,
Chẳng thoát biển
sông dài.
Thế nên hãy khởi tưởng,
Tu các pháp thanh tịnh,
Tất sẽ lìa khổ não,
Lại chẳng bị tái
sinh.
LỜI
BÀN:
Đức Phật nói bốn đời của một chúng sinh, từ cõi Trời tới cõi Người, rồi cõi
Thiên Long (tức là cõi Thần), và sau là cõi Địa ngục. Qua bài Kinh trên, chúng
ta thấy rõ sự vô thường chuyển biền từ kiếp này sang kiếp khác, bốn đời như thế,
nhưng không phải đến Địa ngục là hết. Chúng sinh ấy, sau khi hết nghiệp ở Địa
ngục, lại tiếp tục tái sinh ở một cõi nào đó trong sáu cõi, mà chúng ta không
thể thấy biết được, chỉ có bậc giác ngộ, hoặc các vị có Sinh Tử Thông mới thấy
được đường đi luân hồi của chúng sanh mà thôi.
Đức Phật bảo: “Nên Tu tưởng vô thường, nên quảng bá tưởng vô thường, Đã tu
tưởng vô thường, quảng bá tưởng vô thường thì đoạn ái dục giới, ái sắc giới, ái
vô sắc giới, đoạn hết vô minh, đoạn hết kiêu mạn”.
Nghĩa là đã suy xét, đã thấy rõ, đã tưởng nhớ, đã biết như thật sự vô thường rồi
thì không còn dính mắc, không còn tham đắm vào nhục dục, không còn bị sắc đẹp
lôi kéo, không còn bị ý thức tưởng tượng mê hoặc. Như vậy đoạn trừ được sự ngu
si mê muội, tức dứt vô minh, khi hết vô minh thì tâm kiêu mạn ngã mạn sẽ diệt.
Đức Phật nói tiếp: “Ví như đốt cháy cỏ cây, dẹp trừ sạch hết, đây cũng vậy,
nếu tu tưởng vô thường thì đoạn trừ hết tất cả kết sử”.
Đức Phật ví vô thường như cây cỏ, nếu tu tưởng vô thường cũng giống như đốt cây
cỏ, sẽ cháy rụi sạch hết, mà tu tưởng vô thường thì sạch hết các kết sử, kết sử
là gì?
Kết là tụ lại, Sử là sai sử, ràng buộc, Kết sử là bị trói
cột. Kết sử có 5 loại, đó là: tham lam, sân giận, hôn trầm uể oải, phóng dật
không yên, nghi ngờ do dự. Nếu đã thấy như thật sự vô thường rồi, thì không còn
tham lam bỏn sẻn, không còn ghen tị đố kị hờn giận thù nghịch, không còn lười
biếng uể oải, không còn phóng dật buông lung, không còn do dự nghi ngờ mình,
nghi ngờ người, nghi ngờ đủ thứ nữa, khi đã tu tưởng vô thường thì sạch hết tất
cả các kết sử ấy.
Đức Phật đã làm nhiệm vụ của bậc Tôn Sư, chúng ta là học trò phải học phải hiểu
và hành, có làm hay không là tùy chúng ta tự định liệu lấy tương lai của chúng
ta vậy.
--- :: ---
Có nhiều nhà Thơ nói về vô thường đau
khổ của kiếp người, như nhà Thơ DƯƠNG HUỆ ANH trong bài “Bờ Giá, Trở Về...” có
đoạn ông viết:
Thoáng....cuộc đời....qua....như
bóng mây,
Gặp nhau đôi phút
đã chia tay,
Xe luân chuyển biến
dòng sinh tử,
Từng phút đau buồn
chuyện đổi thay.
Cũng nói về vô thường, nhà Thơ CHU TOÀN CHUNG, cũng có bài thơ “Sự Thực Ở Đời”
như sau:
Hôm nay biết được
hôm nay,
Ngày mai ai biết
ngày mai thế nào,
Đời người thoảng giấc
chiêm bao,
Sinh rồi tử đấy làm
sao nói cùng,
Trần đời là cõi tạm
dung,
Cuối cùng cát bụi về
chung khác gì.
--- :: ---
Chúng ta đã biết đời là vô thường đau khổ, nhưng chúng ta còn cố chấp cái ngã,
cái ta, cố bám víu vào cái của ta, thì chúng ta không thể trừ bỏ được kiêu mạn,
chẳng thể thực hành được cái “không”, nên chúng ta vẫn bị sinh tử luân hồi theo
ta như hình với bóng vậy.
--- :: ---
2).
TRÁNH CHẾT ĐƯỢC KHÔNG?
(Còn
tiếp)
__._,_.___
ĐỜI
VÔ THƯỜNG
Toàn Không
(Tiếp theo)
2).
TRÁNH CHẾT ĐƯỢC KHÔNG?
Một thời Đức Phật ngự tại vườn trúc Ca Lan Đà thuộc thành La Duyệt, nước Ma Kiệt
với 500 chúng Tỳ Kheo. Bấy giờ có bốn Phạm Chí đã lớn tuổi thường tu pháp lành,
đã đắc ngũ thông. Một hôm bốn người này bàn với nhau rằng: “Lúc thần chết đến
chẳng tránh một ai, dù là người mạnh khỏe; chúng ta hãy đi ẩn nấp chỗ kín đáo để
thần chết không thấy không biết chỗ ẩn nấp của chúng ta, thì sẽ không chết”.
Lúc ấy một Phạm Chí dùng thần thông bay lên không trung, người thứ hai lặn xuống
dưới đáy biển lớn, người thứ ba chui vào hang núi rồi bít cửa hang lại, người
thứ tư tự chui xuống đất “độn thổ”.
Bốn người trốn thần chết như thế một thời gian chẳng bao lâu người thứ nhất trốn
trong không chết trong không trung, người thứ hai trốn dưới đáy biển chết dưới
đáy biển, người thứ ba trốn trong hang núi chết trong hang núi, người thứ tư trốn
dưới đất chết trong đất.
Bấy
giờ Đức Phật dùng Thiên Nhãn xem thấy bốn Phạm Chí tránh chết đều chết hết, nên
Ngài nói kệ trước các Tỳ Kheo:
Không phải hư không
biển,
Không hang núi dưới
đất,
Không có một nơi
nào,
Thoát khỏi không bị
chết.
Rồi Đức Phật kể câu chuyện bốn Phạm Chí bàn luận và trốn chết như trên để khỏi
chết, nhưng tất cả đều đã chết; rồi Ngài giảng cho các đệ tử muốn khỏi chết phải
suy nghĩ tư duy bốn pháp:
1- Tất cả hành vô
thường.
2- Tất cả hành khổ.
3- Tất cả pháp vô
ngã.
4- Ba pháp trên tận
diệt là Niết Bàn.
Nên cùng tư duy thực hành bốn pháp trên sẽ thoát sinh già bệnh chết, sầu lo khổ
não, các ông nên học điều này.
LỜI
BÀN:
Các Phạm Chí ngoại đạo tu cao nhất chỉ đạt năm Thần thông (ngũ thông), tức là
“Thần túc thông (biến hóa), Thiên nhãn thông (nhìn thấu suốt), Thiên nhĩ thông
(nghe thông suốt), Tha tâm thông (biết tâm ý người khác), Túc mệnh thông (biết
sinh tử luân hồi của mình)”; còn Phật giáo đạt thêm “Sinh tử thông (biết sinh tử
luân hồi của chúng sinh) và Lậu tận thông” (tự biết như thật sạch hết ô uế, sạch
hết vô minh lậu, biết đã giải thoát khỏi sinh tử luân hồi).
Bài Kinh trên đây nói về “không ai trốn khỏi chết” đã rõ ràng. Nhưng phần
chót của bài Kinh, Đức Phật khuyên nên tư duy thực hành bốn pháp, chúng ta thử
phân tích dưới đây:
1. Tất cả hành vô
thường:
Hành là suy nghĩ, tạo tác, người biến chuyển, trải qua, vật biến dịch chuyển động,
vô thường là thay đổi không cố định, nay thế này mai thế khác; vô thường là
tính chất căn bản của đời sống. Tất cả mọi người, mọi sự vật sinh ra đều biến
chuyển, đều có tính chất của bốn giai đoạn “Sinh, Già, Bệnh, Chết”, hay “Thành,
Trụ, Hoại, Diệt”. Tất cả lời nói, ý nghĩ việc làm đều biến đổi, chẳng thường hằng,
bởi vậy Đức Phật nói: “Tất cả hành vô thường”.
2. Tất cả hành khổ:
Tất cả sự suy nghĩ tạo tác đều đưa đến khổ, vì thay đổi vô thường nên sinh ra
khổ, như già yếu làm khổ, bệnh tật làm khổ, chết làm khổ, tất cả các sự biến đổi
làm khổ chúng sinh. Cái xe, cái bàn, cái nhà lâu ngày cũ hỏng làm cho lo buồn,
vì sự chuyển đối biến dạng ấy gây nên biết bao lo âu buồn rầu, nên Đức Phật nói
“Tất cả hành khổ”.
3. Tất cả pháp vô
ngã:
Pháp ở đây là sự việc sự vật, vô ngã là không phải ta, là không thấy mình,
không thấy tư tưởng mình, tất cả sự việc chẳng phải của ta, vì chấp cái này cái
kia là của ta nên mới khổ. Như cái xe, cái bàn, cái nhà của ta, khi nó cũ nó hư
nên ta buồn, nếu không chấp nó là của ta thì đâu có buồn khổ vì nó biến dạng hư
hỏng. Ngay cả cái thân người gồm sắc và tâm, sắc là thân do tứ đại “Đất, Nước,
Gió, Lửa” hợp lại mà thành, bốn thứ này luôn luôn thay đổi, nên chẳng có cái
nào là ta cả. Tâm gồm bốn thứ: “Thụ, Tưởng, Hành, Thức”, mỗi thứ đều biến đổi
khi có khi không, nên chẳng cái nào là ta được. Do đó sự việc sự vật vô ngã,
thân vô ngã, tâm vô ngã, bởi vậy, Đức Phật nói “Tất cả pháp vô ngã”.
4. Ba pháp trên diệt
là Niết Bàn:
Nếu biết như thật đời là vô thường sẽ bớt khổ, nếu không chấp ngã sẽ diệt được khổ,
khi biết mọi chuyển biến đổi thay ở đời là tất nhiên phải như thế, khi biết tất
cả hành động việc làm, lời nói, ý nghĩ là nguyên nhân gây ra khổ, khi biết sự
chấp ngã là thủ phạm đưa tới khổ. Nếu đã biết như thật như thế rồi sẽ hết khổ,
được an vui vậy.
Do
biết vạn vật vô thường, nên chúng ta chấp nhận những đổi thay của cuộc đời, như
vậy là người hiểu biết sự vật một cách chân thật. Đây là người có chính kiến,
thấy rõ mọi sự việc do nhân duyên sinh nên có, hết nhân hết duyên nên phải diệt,
nên là không. Chẳng có cái gì có thực thể bản chất riêng biệt của nó mà tồn tại
được, thấy rõ như vậy, mọi sự đổi thay, chuyển biến, ta sẵn sàng chấp nhận, và
như vậy không có sự bất mãn trước sự thay đổi, không bất mãn, không bực tức khi
nó chuyển biến hay mất đi thì không đau khổ nữa.
Sở
dĩ chúng ta buồn khổ là vì sợ mất cái này, sợ mất cái kia, sợ thân này ốm đau,
sợ thân này già xấu, sợ chết. Biết mọi vật là đổi thay vô thường, biết rõ không
có cái ngã cái ta rồi, có mất, có bệnh, có già, có xấu, có chết, cũng là lẽ thường
ở đời, chẳng có gì mà phải sợ, phải lo, phải buồn khổ, Như vậy được thảnh thơi
an nhiên tự tại, khi đã được thảnh thơi an nhiên tự tại thì đâu có khác gì Niết
Bàn?
Đức Phật khuyên chúng ta nên tư duy và thực hành về vô thường, khổ, vô ngã sẽ
được Niết Bàn, nói đến Niết Bàn thì ai cũng ưa, nhưng khi áp dụng thực hành,
xem ra nhiều người sợ, sợ cái gì? Sợ cực vì tính lười biếng, vì không suy tư kỹ
lưỡng về vô thường, khổ vô ngã, nên mới bị cái “ta” ngăn cản, bị cái ta tìm đủ
thứ lý do để bảo vệ nó, không cho tinh tấn suy tư hành trì. Nếu suy nghĩ kỹ
càng, sẽ hành trì dũng mãnh, thấy rõ sự thật về vô thường, biết tường tận tất cả
hành đều khổ, đánh tan tành cái ngã cái ta không còn manh giáp, mới thấy được
Niết Bàn, như vậy có phải là tốt đẹp dường nào không?
__._,_.___
No comments:
Post a Comment