ĐỨC
PHẬT
VÀ CÁC
CÕI SIÊU HÌNH
Toàn Không
(Tiếp theo)
3). ĐẠI
PHẠM VƯƠNG
GIẢNG
THẤT ĐỊNH CỤ:
Đại Phạm Đồng Tử giảng tiếp:
- Này chư Thiên,
các vị hãy lắng nghe ta nói tiếp, Đức Như Lai khéo có thể phân biệt nói về Thất
Định Cụ, Bảy Định Cụ là gì? Đó là:
1. Chính kiến (thấy
đúng, thấy như thật),
2. Chính tri (suy
nghĩ đúng, biết đúng),
3. Chính ngữ (nói
đúng, không sai lệch),
4. Chính nghiệp
(hành động chân chính),
5. Chính mệnh (làm
nghề chân chính),
6. Chính tinh tấn
(siêng năng cần mẫn),
7. Chính niệm (nhớ
nghĩ điều chân chính).
Quý vị nên ghi nhớ và thực hành kiên cố sẽ được giải thoát.
4). ĐẠI
PHẠM VƯƠNG
GIẢNG
TỨ THẦN TÚC:
Này Chư Thiên, lại nữa, Như Lai khéo có thể phân biệt nói về pháp Tứ Thần
Túc (Bốn Như Ý Túc), Bốn Thần Túc là gì? Đó là:
1. Ý chi quyết tâm: Nhờ quyết tâm tu tập
mà diệt trừ được tham ái dục, thành tựu sự tu tập Thần Túc.
2. Tinh tấn: Nhờ tinh tấn tu tập
mà diệt trừ được hành nghiệp, thành tựu tu tập Thần Túc.
3. Nhất tâm nhất ý: Nhờ tu tập ý định
mà diệt trừ được hành nghiệp thành tựu tu tập Thần Túc.
4. Quán sát: Nhờ quán sát tư
duy mà diệt trừ được hành nghiệp, thành tựu tu tập Thần Túc.
Này Chư Thiên, các Sa Môn, Bà La Môn trong quá khứ và hiện tại dùng vô số
phương tiện, hiện vô lượng Thần Túc, đều do Tứ Thần Túc phát khởi. Giả thử
trong tương lai có ai dùng vô số phương tiện, hiện vô lượng Thần Túc cũng đều
do Bốn Thần Túc này phát khởi.
Nói xong, Đại Phạm Thiên Vương Đồng Tử liền biến thân mình thành thân Trời Đao
Lợi, ngồi cùng chư Thiên Đao Lợi và bảo:
- Ông muốn thấy
năng lực thần biến của Ta không?
- Vâng, muốn thấy.
- Ta cũng do Tứ Thần
Túc, nên có thể biến hóa vô số.
Lúc ấy, chư Thiên Đao lợi đều tự nghĩ: “Nay chỉ Phạm Đồng Tử ngồi
ở chỗ ta nói lời nói ấy, nhưng khi Phạm Đồng Tử ở chỗ ta nói thì các hóa thân
Phạm Đồng Tử ở chỗ khác cũng nói, khi một hóa thân im lặng thì hóa thân khác
cũng im lặng.”
5). ĐẠI
PHẠM VƯƠNG GIẢNG CON
ĐƯỜNG ĐẾN NGÔI CHÍNH GIÁC:
Rồi Vua Trời Đại Phạm thu nhiếp Thần Túc ngồi vào chỗ của Vua Trời Đế Thích mà
bảo chư Thiên:
- Ta nay sẽ nói,
các vị hãy lắng nghe! Đức Như Lai chí chân đã tự sử dụng năng lực của Ngài để mở
bày ba con đường hầu đến ngôi Chính Giác, ba con đường đó là:
1. Hoặc có chúng
sinh thân cận tham ái dục, thực hành pháp bất thiện, chúng sanh ấy sau lại được
thân cận Thiện Tri Thức (hiểu biết nhiều điều hay lẽ phải), được nghe lời chỉ bảo.
Lúc đó, họ rời bỏ tham ái dục, lìa xa các điều ác, được tâm vui vẻ an nhiên tự
tại. Lại ở trong trạng thái an nhiên tự tại ấy sinh đại hoan hỉ. Đây là con đường
thứ nhất.
2. Hoặc có chúng
sanh nhiều sân hận, không từ bỏ nghiệp ác về thân miệng ý. Nhưng về sau, chúng
sinh ấy gặp được Thiện Tri Thức, được nghe lời hay lẽ phải, nên lìa bỏ những
hành động ác về thân miệng ý. Vì bỏ những ác hành về thân miệng ý nên sinh tâm
hoan hỉ, lại ở trong trạng thái an lạc sinh đại hoan hỉ. Đây là con đường thứ
hai.
3. Hoặc có chúng sanh
si mê không biết phân biệt thiện ác, không biết như thật về khổ (Khổ), không biết
như thật về nguyên nhân gây ra khổ (Tập), không biết như thật cách diệt khổ (Diệt),
không biết như thật con đường đạo phải theo (Đạo). Chúng sinh ấy, sau gặp được
Thiện Tri Thức, được nghe lời dạy, nên hiểu được đâu là thiện, đâu là ác, hiểu
biết như thật về khổ, tập, diệt, đạo. Khi hiểu rồi, chúng sinh ấy từ bỏ các điều
bất thiện, tâm sinh hoan hỉ, lại ở trong trạng thái an lạc ấy mà phát sinh đại
hoan hỉ, đó là, đức Như Lai mở bày con đường tắt thứ ba.
Đại Phạm Thiên Vương Đồng Tử nói Phật pháp này, Tỳ Sa Môn Thiên Vương nói chính
pháp này, Thiên Thần Xà Ni Sa ở trước Phật nói pháp này, Đức Phật vì Tôn giả A
Nan Đà nói pháp này, Tôn giả A Nan Đà vì bốn chúng và chúng sinh đời sau nên
nói pháp này.
LỜI
BÀN:
Chúng ta cùng phân tích một số điều Đại Phạm Thiên Vương dạy các vị Trời Đao Lợi
dưới đây:
=> VỀ THẤT ĐỊNH
CỤ:
Chúng ta thấy Bảy Định Cụ này Đức Phật dạy chư Thiên giống như Ngài dạy loài
Người về Tám Chính Đạo, chỉ thiếu có Chính Định, có lẽ đối với chư Thiên không
cần đến, nên Ngài không nói tới.
=> VỀ TỨ THẦN
TÚC:
Tứ Thần Túc là gì?
Tứ
Thần Túc là Bốn Thần Túc, còn gọi là Bốn Như Ý Túc là bốn điều được như ý muốn,
bốn cách làm cho thiền định được kết qủa mỹ mãn đầy đủ, là bốn nẻo đường dẫn tới
thần thông; khi được định đầy đủ mỹ mãn rồi, tức là ở trong chính định, đã ở
trong chính định sẽ thành tựu thần thông. Để giúp cho người tu hành tiến tới đạo
qủa, Phật đã chế ra “Bốn Thần Túc”, mà người tu hành cần phải học và hành khi
thiền định để đi đến giải thoát, khi đạt được tới đích, sự thù thắng do nơi định
mà thành tựu.
Chúng ta phân tích bốn Thần túc như sau:
1. Ý chí quyết tâm
mong muốn:
Là
ý chí mạnh mẽ, quyết tâm thực hành, mong mỏi đạt mục đích tối thượng, nó giống
như chí thệ nguyện, quyết tử, luôn luôn nhớ nghĩ trong lòng, không lúc nào sao
lãng quên, luôn luôn để hết tâm tư vào việc mình đang theo đuổi, đang tu hành.
Việc này cũng như mèo rình chuột chỉ một bề ngó vào hang chuột, không nhòm ngó
chỗ nào khác. Người hành thiền cũng vậy, quyết tâm, nhất chí, mong mỏi, chú ý,
không suy nghĩ chuyện gì khác ngoài việc đang thiền, các việc khác đều quên hết
thảy, có tiếng động, giọng ca đâu đó cũng không nghe, có bóng người (đẹp) qua
ngay trước mặt cũng không thấy…
2. Tinh tấn:
Tinh
tấn là tăng tiến dũng mãnh, chuyên cần siêng năng chăm chỉ không lười nghỉ,
không thoái lui, không bỏ cuộc. Khi tinh tấn thì cần mẫn theo đuổi liên tục cho
tới khi đạt mục đích mới thôi. Người tinh tấn luôn luôn có nghị lực mạnh mẽ, dẻo
dai bền bỉ. Cũng ví như gà chim ấp trứng luôn luôn nằm tại ổ để cho trứng được ấm,
đủ điều kiện cho trứng nở thành con, nếu gà hay chim ấp trứng chốc chốc lại bỏ ổ
đi kiếm ăn, để cho trứng nguội lạnh, tất trứng không thể nở thành con được, lúc
ấy trứng bị ung thối; người tu hành cũng vậy, phải tinh cần hành trì không
ngưng, mới có triển vọng đạt tới đích.
3. Nhất tâm nhất ý:
Tất
cả chỉ chú tâm vào một vấn đề đang tu, nhất tâm chú ý vào chủ đề, nhất ý để tâm
vào một việc; không ôm đồm nhiều việc, không suy nghĩ hết việc này tới chuyện
khác; không cho tư tưởng khác khởi lên, không cho tưởng nhớ điều nào khác,
nghĩa là không cho các suy nghĩ vọng tưởng xen vào, chỉ chú tâm vào một việc
thiền định mà thôi, tại sao? Vì khi suy nghĩ tưởng nhớ điều này việc nọ thì tâm
bị tán loạn, sẽ không thể vào định được; khi tâm lặng tức là những vọng tưởng đều
không có không còn, chỉ còn có nhất tâm, cái một tâm này là tâm thiền về một vấn
đề, khi được một tâm rồi việc vào định sẽ dễ dàng nên việc.
4. Quán sát:
Khi đã vào định được, ở trong định hành giả dùng trí tuệ sáng suốt để quán sát
các pháp. Do định sinh trí huệ, dùng trí huệ này quán sát các pháp sẽ thấy biết
như thật, quán sát vũ trụ vạn vật đúng như nó là, không sai sót mảy may. Khi đã
quán sát đúng chân thật vạn vật, như thế là hết Vô minh được giải thoát.
Bài Kinh trên chứng tỏ rằng Phật Pháp không chỉ đang lưu hành tại cõi Người mà
cũng đang lưu hành trên một số cõi Trời nữa, những bài Kinh Đức Phật dạy ở cõi
Người, Ngài cũng dạy cho Chư Thiên, tùy theo sự cần thiết hay không cần thiết
mà Ngài thêm bớt, như chúng ta đã thấy trong Kinh này.
Sáu cõi Trời Dục giới chỉ có hai cõi Đâu Suất và Đao Lợi có Phật Pháp thôi, còn
18 cõi Sắc giới thì đều có Phật Pháp, cõi Phạm Thiên tương ưng với Sơ Thiền thì
chắc chắn có Phật Pháp như trong Kinh này chúng ta đã biết. Còn các cõi khác
cao hơn tương ưng với Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền, đều là những vị đã tu
hành sinh lên, thiết nghĩ, các vị này sinh tới các cõi đó tiếp tục tu để tiến tới
giải thoát vậy.,.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment