BỐN
DIỆU ĐẾ
Toàn Không
I). BỐN
DIỆU ĐẾ LÀ GÌ?
Là Tứ Diệu Đế, là chân lý về Khổ, là căn bản của Đạo Phật;
cũng
gọi là Bốn Thánh Đế, hay Khổ Thánh Đế. Bốn Diệu Đế
gồm có
bốn chân lý là:
1). KHỔ ĐẾ: Là chân lý về sự khổ,
biết như thật về khổ.
2). TẬP KHỔ ĐẾ: Là chân lý về sự phát sinh ra khổ, biết
nguyên
nhân như thật về sự gây ra khổ.
3). DIỆT KHỔ ĐẾ: Là chân lý về diệt khổ, biết như
thật về
cách
diệt khổ.
4). ĐẠO ĐẾ: Chân lý con đường Đạo dẫn
đến diệt khổ.
II). ĐẶC
ĐIỂM CỦA BỐN DIỆU ĐẾ
1). KHỔ ĐẾ:
Mọi sự tồn tại đều mang tinh chất khổ não: Sinh, già, bệnh,
chết,
yêu thương phải xa lià, thù ghét phải gặp gỡ, cầu mong
chẳng
được, đều là khổ. Sâu xa hơn, năm nhóm tạo thành thân
tâm,
tức những cái tạo thành cái ngã (cái ta), cũng gọi là “Ngũ
uẩn”
gồm thân “sắc” và tâm có “thụ (cảm thọ), tưởng (suy nghĩ
tưởng
nhớ), hành (khởi ý), thức” (nhãn, nhĩ, tỵ, thiệt, thân, và
ý
thức), tạo nên cái ta, đều là khổ; đối với khổ đế nên biết, nên
hiểu
tường tận như thật.
2). TẬP
KHỔ ĐẾ:
Nguyên nhân của khổ do dục sinh, dục làm gốc, là sự
ham
muốn,
tìm sự thỏa mãn của dục vọng, thỏa mãn được trở thành,
thỏa
mãn bị hoại diệt, mất đi nên khổ; các loại ham muốn này là
gốc
của sinh tử luân hồi, đối với chân lí thứ hai, nguyên nhân gây
ra khổ
nên biết như thật, nên đoạn trừ.
3). DIỆT
KHỔ ĐẾ:
Khi gốc của mọi tham ái được tiêu trừ, đoạn diệt, thì sự khổ
này
cũng được đoạn tận; đối với chân lí thứ ba diệt khổ đế này
nên
biết, nên chứng.
4). ĐẠO
DIỆT KHỔ:
Phương pháp để đạt sự trừ khổ là con đường diệt khổ tám
nhánh
Bát Chính Đạo; đối với chân lí thứ tư đạo diệt khổ, nên
biết,
nên tu trì.
Không hiểu
Tứ Diệu Đế ngọn ngành là Vô minh (si).
III). NHẬN
CHÂN BỐN DIỆU ĐẾ:
Người nào đối với khổ đã hiểu biết, đối với nguyên nhân gây
ra
khổ đã biết đoạn trừ, đã biết tu, đã biết chứng, Người ấy
không
còn chướng ngại nào cả; năm hạ phần kết sử đã lià đã
đoạn,
năm hạ phần kết sử là tham dục, sân hận, thân kiến
(chấp
ta), giới thủ (Là giữ quan niệm sai lầm về đạo lý của giới
luật,
bị kẹt vào giới, vướng
vào hình thức và không nắm được bản
chất
của giới, vì thế sai lầm), và nghi ngờ đã trừ, đã biết hết sạch.
Người
ấy bình trị thành hào, nghĩa là hào sâu “vô minh” đã dứt,
đã
biết không còn; người ấy vượt qua các hiểm nạn, nghĩa là
vượt qua
khổ sinh tử không bờ mé; người ấy được gọi là Hiền
Thánh
dựng ngọn cờ chính pháp; người ấy đã giải thoát hết
phược
(ràng buộc), nghĩa là đã đoạn tận ái, đã biết ái bị tiêu
diệt;
đã biết ngã mạn đoạn trừ không còn manh giáp.
Vì thế, đối với Tứ diệu đế phải khởi tâm muốn quán sát, nỗ
lực
tinh tấn học để biết như thật về Bốn thánh đế, vì được làm
kiếp
người rất khó; ví như con rùa trong biển lớn, và một khúc
cây
trôi nổi trên mặt biển, cứ 100 năm con rùa nổi lên một lần,
cho
tới khi nào rùa gặp được khúc cây là được tái sinh làm
người.
Tuy là khó khăn nhưng còn có thể gặp được, còn kẻ
phàm
phu ngu si trôi nổi, tạm được thân người còn khó hơn
việc
rùa gặp khúc cây nổi, vì sao như thế?
Vì hầu hết các chúng sinh không làm các việc lành, không chân
thật
từ ý nghĩ, lời nói, đến việc làm, thực hành không chân thật,
giả
dối, bôi bác, che đậy. Kẻ mạnh hiếp kẻ yếu, sát hại lẫn nhau,
xoay vần
tạo ra vô lượng điều ác.
Bởi thế, đối với Khổ thánh đế chưa hiện quán (chưa thấy hiện
tỏ rõ
ràng trước mắt). Vậy nên siêng năng tinh tấn khởi ý muốn
tu
học hiện quán để thấy biết rõ ràng như thật.
Không nên suy tư những việc thế gian, vì sao? Ví như thời
xưa
có một người đến bờ ao ngồi suy nghĩ về việc đời, trong lúc
đang
suy nghĩ, người ấy bỗng nhiên thấy bốn thứ quân binh:
voi,
ngựa, binh, xe vô số, tất cả ở trong lỗ của ngó sen, người
ấy
thấy rồi liền nghĩ: ”Ta đã mất trí, điên cuồng tâm trí, điều thế
gian
không có mà nay ta thấy như thế!”; nhưng thực ra, người
ấy
không phải điên cuồng mất tâm tính, mà người ấy thấy chân
thật,
vì sao như thế? Vì lúc ấy, các vị Trời đang đánh nhau với
các
vị Thần (A tu la) cách bờ ao không xa, các vị Trời thắng,
còn
các vị Thần thua, bại trận, chạy trốn, ẩn núp vào ngó sen
trong
ao.
Do đó, hãy cẩn thận, chớ nên suy nghĩ việc thế gian, vì chẳng
có
lợi ích về nghĩa, về pháp, về phạm hạnh (phạm: khuôn phép,
hạnh:
tốt đẹp); chẳng phải trí, chẳng phải giác, chẳng phải đưa
đến
Niết Bàn, nên tư duy, suy nghĩ Bốn thánh đế.
Nên chuyên cần: thiền định, tĩnh lặng nội tâm, khi đã thành tựu
nội
tâm tĩnh lặng, thì khổ hiển hiện như thật, nguyên nhân gây ra
khổ
hiển hiện như thật, khổ diệt đạo hiển hiện như thật.
Nên tu học, siêng năng thiền quán, vì số chúng sinh đối với Tứ
diệu
đế biết như thật qúa ít ỏi, ví như một nắm đất trong tay đối với
đất
của qủa địa cầu; vì số Người và Trời chết được sinh làm người
ít
như một cục đất so với đại địa này, còn số Người và Trời chết đi
sinh
vào Súc sinh, Ngạ qủy, Địa ngục, nhiều như đại địa này, tại sao
thế?
Vì số người không sát sinh (cả trực tiếp lẫn gián tiếp), không
trộm
cắp (theo đúng ý nghĩa của nó), không tà dâm, không nói dối,
nói
ác, không tham lam, không sân giận, hận thù, không uống rượu
say
sưa v.v…, ít như hòn đất trong tay so với số người làm việc ác
không
giữ gìn năm giới nhiều như đất của cả đại địa này.
Ở ba đường ác (Súc sinh, Ngạ qủy, Địa ngục) không có pháp để
học,
nên khi nào hết nghiệp báo ác trong nhiều kiếp mới được trở
lại
cõi người, làm người ngu tối bần tiện nghèo nàn.
Bởi vậy, để được an vui đời này và đời sau, nên tu thiền quán
về
Bốn thánh đế, đồng thời giữ gìn năm giới cho người Phật tử
vừa
nêu trên. Đối với tất cả khổ, sinh, già, bệnh, chết, yêu phải
chia ly,
ghét phải hội ngộ, mong cầu chẳng được v.v… đều thấy
biết
như thật; quán sát “ngũ dục” (sắc đẹp, tiếng hay, mùi thơm,
vị
ngon, xúc chạm) giống như hầm lửa. Sau khi thấy năm dục như
thế
rồi, tâm không còn bị tham dục, tham ái, tưởng nhớ hoành
hành
nữa, không còn bị các việc của thế gian lọt vào tâm nữa, như
vậy
mới dễ dàng nên việc được.
Tóm lại, muốn hết khổ được vui, muốn ra khỏi sinh tử luân hồi,
đạt
cứu cánh Niết Bàn, phải biết như thật đối với đạo diệt khổ,
nghiã là
phải tu theo con đường diệt khổ tám nhánh “Tám Chính
đạo”
sẽ trình bày ở bài sau.,.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment