Popular Posts

Saturday, May 30, 2020

TÁM CHÍNH ĐẠO



TÁM CHÍNH ĐẠO
Toàn Không
I). TÁM CHÍNH ĐẠO LÀ GÌ? 
    Tám Chính Đạo là Bát chính Đạo, còn gọi là Bát Thánh Đạo, 
là con đường giải thoát khỏi khổ, gồm có tám nhánh là Chính kiến, 
Chính tư duy, Chính ngữ, Chính nghiệp, Chính mệnh, Chính tinh tấn, 
Chính niệm, Chính định; thiếu một trong tám nhánh không thành Tám 
Chính Đạo. 
   Tám Chính Đạo là con đường dẫn đến Niết Bàn, nhưng cũng có 
ý nghĩa rằng Tám Chính Đạo là để giải thoát khỏi vô minh, để giác 
ngộ tính “Không”, thể tính của mọi sự. Chúng ta lần lượt phân tích 
để quán sát từng nhánh của Tám Chính Đạo. 
II). PHÂN TÍCH TÁM CHÍNH ĐẠO: 
1). CHÍNH KIẾN: 
Thế nào là Chính Kiến?
     Là thấy có thiện nghiệp ác nghiệp, thiện báo ác báo, có đời này 
đời sau; là thấy đúng, thấy ngay thẳng, thấy không lệch không sai, 
thấy đúng sự thật. Người có Chính Kiến thấy như thế nào thì nhận 
đúng như thế ấy, không bẻ cong sự thật, không sai sự thật. 
     Người có Chính Kiến không bị dục vọng thiên kiến chấp kiến làm 
cho sai sự thật, vì vậy người có Chính Kiến nhận biết phân biệt rõ 
ràng đâu là chân thật, đâu là tà giả. Người có Chính Kiến gìn giữ 
một quan niệm xác đáng về Bốn Diệu Đế và giáo lý Vô Ngã, thấy 
và biết như thật, đúng đắn chính xác. 
     Có hai thứ Chính Kiến, hữu lậu (có ô nhiễm) và vô lậu, Chính 
Kiến Hữu Lậu có chấp thủ (giữ lấy) hướng đến đường lành; ví như 
nói bố thí là việc tốt, biết bậc A La Hán chẳng thụ thân sau. Chính 
Kiến Vô Lậu không chấp thủ, chân chính dứt sạch đưa đến giải thoát; 
ví như về khổ, về nguyên nhân của khổ, về cách diệt khổ, tư duy về vô 
lậu, phân biệt, suy tìm, giác tri (biết) sáng suốt, tỉnh giác quán sát để 
biết như thật. Đây gọi là Chính Kiến của bậc Thánh. 
2). CHÍNH TƯ DUY: 
Thế nào là Chính Tư Duy?
     Là suy nghĩ chín chắn đúng với lẽ phải, suy nghĩ với mục đích 
đứng đắn; người có Chính Tư Duy suy xét về đạo lý cao siêu, suy 
gẫm cái đúng cái sai, cái phải cái quấy. Người có Chính Tư Duy 
thường suy nghĩ về xuất ly tham dục, từ bỏ sân hận, xa lià phiền não; 
nghĩa là suy nghĩ về vô dục, không giận hờn, không buồn phiền. 
     Người có Chính Tư Duy suy xét về ý nghĩa của bốn chân lí 
đúng như thật, suy nghĩ về khổ, nguyên nhân gây ra khổ, cách diệt 
khổ, và con đường thực hành để diệt khổ. Tùy theo đạo lý tư duy 
quán sát toàn diện, điều nào nên nhớ nghĩ (niệm) thì nhớ nghĩ, 
điều nào nên hy vọng thì hy vọng. 
    Có hai cách Chính Tư Duy: Chính Tư Duy Hữu lậu và Vô lậu, 
Chính Tư Duy Hữu Lậu thuộc thế tục có chấp thủ, hướng đến đường 
lành; ví như tư duy về không sân hận, về vô dục, về vô hại. Chính Tư 
Duy Vô Lậu không chấp thủ, tư duy về khổ, tập, diệt, đạo; tư duy về 
tâm pháp tương ưng, không chấp trước, đo lường rành rẽ, ý hiểu 
chân chính dứt khổ, đưa đến giải thoát. 
3). CHÍNH NGỮ: 
Thế nào là Chính Ngữ? 
     Là lời nói chân thật, thật thà, ngay thẳng công bình; người có Chính 
Ngữ không nói sai sự thật, không nói dối, không nói xuyên tạc, không 
nói hai lưỡi, không nói thêu dệt, không nói ác, ngôn ngữ phát ra từ 
cửa miệng phải phù hợp với diệu hạnh. 
    Xa lià bốn ác khẩu và các ác khẩu khác như nói phù phiếm, nói như 
điên, nói cho sướng miệng, phải đoạn trừ xa lánh không tạo tác như 
thế. Người có chính ngữ luôn luôn quán sát các lời nói ác của mình là 
đáng trách, tai họa. 
   Có hai loại Chính Ngữ: Chính Ngữ Hữu lậu và vô lậu, Chính Ngữ 
Hữu Lậu có chấp thủ hướng đến đường lành, nghĩa là đoạn diệt bốn 
ác khẩu. Chính Ngữ Vô Lậu không chấp thủ, chân thật sạch hết khổ, 
tư duy về khổ, về tập, về diệt, về đạo; lià tất cả điều ác của miệng, 
gìn giữ chẳng phạm, không chấp trước sự gìn giữ, chân chính dứt 
khổ, đưa đến giải thoát. 
4). CHÍNH NGHIỆP: 
Thế nào là Chính Nghiệp?
     Là hành động chân chính đúng với chân lý và lẽ phải, tôn trọng 
giới luật, không làm cho người hay vật đau khổ vì mình. Người 
có Chính Nghiệp luôn luôn có ba diệu hạnh nơi thân là:  Đoạn diệt 
sát sinh, chấm dứt trộm cắp, xa lià tà dâm. Ngoài ra, còn các ác hạnh 
khác của thân đều phải tránh xa, không thực hành, không tạo tác; luôn 
luôn suy niệm (nhớ nghĩ) về các việc ác của thân là tai họa. 
   Có hai thứ Chính Nghiệp: Chính Nghiệp Hữu lậu và Vô lậu, Chính 
Nghiệp Hữu Lậu có chấp thủ, hướng đến đường lành, nghĩa là không 
sát sinh, thôi trộm cắp, dứt tà dâm. Chính Nghiệp Vô Lậu không chấp 
thủ, tư duy về khổ, về sự sinh ra khổ, về cách diệt khổ, và về con 
đường diệt khổ để trừ ý niệm tà nghiệp, trừ ba việc làm ác của thân, 
không chấp trước, cố gắng giữ gìn chẳng phạm, chân chính dứt khổ 
đưa đến giải thoát. 
5). CHÍNH MỆNH: 
(Còn tiếp)

__._,_.___

Posted by: Tien Do <

No comments:

Post a Comment

Featured Post

NHỮNG KHÔI HÀI VỀ . . . Chữ Nghĩa Việt Cộng.

  NHỮNG KHÔI HÀI VỀ . . . Chữ Nghĩa Việt Cộng. 1. - Ai cũng biết VC là vua chơi chữ, lúc chúng ...

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List