Popular Posts

Sunday, May 3, 2020

ĐẠO PHẬT


ĐẠO PHẬT
Toàn Không
I). ĐẠO PHẬT LÀ GÌ? 
   Đạo là con đường như con đường cõi Trời, con đường 
cõi Người, cõi Súc sinh, Địa ngục v.v…Chữ Đạo này có 
nghĩa vừa tốt (con đường cõi Trời), lại vừa xấu (con 
đường cõi Ngạ qủy, Súc sinh, Địa nguc). Do đó chữ 
Đạo có nghĩa này không phải là chân lý. 
   Đạo là bổn phận như bổn phận người cai trị dân, 
bổn phận người dân, bổn phận làm vợ làm chồng, 
bổn phận làm cha mẹ, làm con v.v…; chữ Đạo trong 
nghĩa này thường chịu ảnh hưởng của tập quán, mà 
phong tục địa phương này không giống địa phương 
khác, tập quán nước này không giống nước khác; vì 
vậy chữ Đạo với nghĩa này cũng không phải là chân lý. 
   Đạo là chân lý tuyệt đối: dù ở bất cứ chỗ nào, dù 
thời gian thay đổi, nó vẫn đúng, đó là chữ Đạo mà 
chúng ta muốn nói tới ở đây. 
   Phật là gì? Chữ Phạn là Buddha, là Giác, hiểu 
biết cùng tột; Giác có nghĩa là tự giác, tự làm cho 
mình ngộ; Giác có nghĩa là giác tha, làm cho người 
khác cũng ngộ; Giác có nghĩa là giác hạnh viên mãn, 
giác ngộ hoàn toàn cho mình và cho người, chỉ có 
Phật mới đầy đủ giác hạnh viên mãn. 
   Đạo Phật còn gọi là Phật giáo, do Phật đặt ra để chỉ 
lối cho tất cả chúng sanh, những ai thực hành đúng đắn 
đầy đủ được nhiều lợi ích và đạt được chân lý tối thượng. 
II). HÌNH THÀNH KINH ĐIỂN, GIÁO LÝ: 
1). SỰ HÌNH THÀNH KINH ĐIỂN:  
   Do ba lần kết tập chính: 
1. Kết tập lần thứ nht:
     Sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn khoảng ba tháng, 
năm 543 trước Dương lịch, đệ tử Đức Phật, Tôn giả 
Đại Ca Diếp là vị Tổ thứ nhất hướng dẫn Tăng đoàn. 
Tôn giả thấy có một vài Tăng tụng sai lời dạy của Phật 
thì lo sợ Phật pháp sẽ bị diệt mất, nên nói với các vị 
Thánh Tăng rằng: “Đức Thế Tôn đã nhập diệt rồi, 
tôi khuyên các vị hãy ngồi lại với nhau kết tập những 
lời của Đức Thế Tôn đã thuyết pháp giảng dạy để 
truyền bá về sau, không nên để giáo pháp của Ngài 
đoạn diệt mất 
   Tôn giả Đại Ca Diếp cùng các vị Thánh Tăng bèn 
nhờ vua A Xà Thế nước Ma Kiệt đứng ra triệu tập tất 
cả Tăng chúng từ các nước đến để tổ chức đại hội 
kết tập những lời giảng của Phật trong suốt 45 năm 
hành Đạo của Ngài. 
   Lúc ấy chỉ có 500 vị A La Hán Thánh Tăng được dự 
vào việc kết tập trong động Thất Diệp thuộc núi Kỳ 
Xà Quật gần thành Vương Xá nước Ma Kiệt. 
   Bắt đầu kết tập Luật Tạng do Tôn giả Ưu Ba Ly (Upãli) 
là Trưởng lão giữ Giới Luật của Phật đọc các Giới Luật 
và tất cả Thánh Tăng duyệt xét, thêm bớt cho đúng với 
lời dạy của Phật. Phần kết tập Kinh, Luận, do Tôn Giả 
A Nan là Thị giả của Phật đọc và tất cả Thánh Tăng 
duyệt xét thêm bớt cho đúng với lời dạy của Phật. 
Khi kết tập xong, giáo lý của Phật được xếp phân 
loại làm ba tạng gọi là Tam Tạng “Luật, Kinh, Luận”. 
   Có sách cho rằng khoảng 100 năm sau ngày Phật 
nhập diệt, có kết tập lần thứ hai, nhưng nhận thấy 
đây chỉ là sự kiện một nhóm 700 Tu sĩ ở một địa 
phương Bạt Kỳ (Vajji) thuộc nước Tỳ Xá Ly (Vasali) 
đưa ra mười điều sửa đổi Luật của Phật. Nên có sự 
bất đồng giữa Tôn Giả trưởng lão Da Xá tuổi Hạ 
120 năm (mỗi năm an cư học giáo lý trong ba tháng 
là một tuổi hạ) và nhóm Bạt Kỳ. 
    Sau đó Tôn Giả Da Xá đến gặp Tôn giả trưởng lão 
Ly Bà Đa tại Ấp Ba Lợi, rồi hai vị cùng đến Bạt Kỳ lập “hội 
đồng” bàn luận gồm 8 người. Nhóm Bạt Kỳ 4 người, Tôn 
giả Nhất Thiết Khứ tuổi Hạ 136 năm đại diên; nhóm Ấp 
Ba Lợi 4 người Tôn giả Ly Bà Đa tuổi Hạ 120 năm đại diện. 
     Tôn Giả Ly Bà Đa hỏi, Tôn Giả Nhất Thiết Khứ trả lời về 
mười điều sửa đổi Luật đều phi pháp hết; do đó các vị tu 
hành ở Bạt Kỳ phải tôn trọng tất cả những Luật Phật đã đặt 
ra, không được sửa đổi; vì vậy việc này không nên coi là 
kết tập, mặc dù phải chấp hành luật đầy đủ, nhóm Bạt Kỳ 
sau đó tách ra thành Đại chúng Bộ. 
2. Kết tập lần thứ hai:
     Sau 236 năm, vào năm 307 trước Dương lịch, 1000 vị 
A La Hán Thánh Tăng do Trưởng lão Mục Kiền Liên Đế 
Tu (Moggaputta Tissa) đứng đầu kết tập lại, tại Lâm viên 
thành Hoa Thị nước Ma Kiệt, bằng tiếng thổ ngữ chữ 
Bắc Phạn (Sanscrit), do Vua A Dục (Asoka) khởi 
xướng và bảo trợ; chữ Tam Tạng Kinh (Tipitaka) 
có nghĩa là ba cái bồ (giỏ), mỗi bồ đựng một Tạng 
Kinh, Luật, Luận”. 
3. Kết tập lần thứ ba:
     Sau 460 năm ngày Phật nhập Niết Bàn, năm 83 trước 
Dương lịch. Vì có khuynh hướng nói trái nhau làm sai lạc 
Giáo pháp, nên Vua Ca Ni Sắc Ca (Kanishca) thỉnh Hiếp 
Tôn giả (Parsva) và chọn được 500 vị A La Hán Thánh 
Tăng là những người có đủ Tam Minh Lục Thông, tinh 
thông nội giáo Tam Tạng, ngoại điển quán triệt Ngũ Minh. 
     Lần tập kết này do Ngài Thế Hữu làm đệ nhất và Hiếp 
Tôn giả làm đệ nhị. Kết tập tại thành Ca Thấp Di La 
(Kasmira) nước Kiền Đà La (Tích Lan?), lần này bằng 
chữ Nam Phạn (Pali); sau khi kết tập xong ba Tạng 
được chép vào lá đồng mỏng (có sách ghi vào lá bốỉ) 
gồm mười vạn bài tụng, có 9.600.000 chữ. 
2). SỰ HÌNH THÀNH GIÁO LÝ: 
   Như trên, chúng ta đã thấy sự thành hình giáo lý của 
Đạo Phật, trong cả ba lần kết tập, lần đầu là căn bản, 
hai lần sau chỉ là bổ túc chút ít, giải thích cho rõ ràng 
hơn và dùng ngôn ngữ khác nhau mà thôi. Tam tạng 
dịch từ Bắc Phạn gồm bốn bộ là: “Trường A Hàm, 
Trung A Hàm, Tạp A Hàm, Tăng Nhất A Hàm”; Tam tạng 
dịch từ Nam Phạn có năm bộ Kinh là “Trường bộ, 
Trung Bộ, Tương Ưng Bộ, Tăng Chi Bộ, và Tiểu Bộ. 
Trong Tiểu Bộ có 15 quyển. Tam Tạng Kinh điển chia 
ra như sau: 
1. Luật:
     Là những giới luật Đức Phật đặt ra cho Phật tử xuất 
gia và tại gia giữ gìn tu tập, phần lớn là để áp dụng 
cho người xuất gia, nhưng cũng có rất nhiều điều về 
luân lý đạo đức cao thượng áp dụng cho mọi người. 
Huân tước Zetland của nước Anh ở thế kỷ 20 đã phát 
biểu trong Quốc hội Anh rằng: “Thật là ngạc nhiên, 
những nguyên tắc căn bản trong Quốc Hội chúng ta 
ngày nay đã có sẵn trong giáo lý Phật giáo từ 2500 
năm nay rồi”. 
2. Kinh:
     Là những lời Phật Thích Ca dạy về dứt trừ những thói 
hư tật xấu để đạt được an vui. Những bài giảng đa phần 
cho người xuất gia hoặc cho cư sĩ, nhưng cũng có những 
bài giảng cho phụ nữ, trẻ em v.v…; lại có một số bài giảng 
của các đại đệ tử của Đức Phật đã được Ngài công nhận 
cũng được ghi trong Kinh. 
3. Luận:
     Luận phần nhiều là do Thánh Tăng làm ra để giải thích, 
bàn nghĩa lý sâu rộng trong Kinh Luật để Phật tử khỏi lầm 
lẫn chân giả, chính tà. Luân quan trọng vì gồm phần triết 
lý cao siêu mà Đức Phật đã nói, rồi các vị Tổ, Thánh Tăng 
giải thích thêm cho được rõ ràng. Luận tạng là công trình 
sáng tạo của những bộ óc kỳ tài siêu phàm, người Phật tử 
muốn học Phật phải biết đến phần Luận tạng, nó là “vi diệu 
pháp” vô cùng quan trọng để mở mang trí tuệ. 
   Theo quyển 1 bộ Trường A Hàm trong Đại Tạng Kinh, 
trang 590, Đức Phật chia giáo lý ra làm 12 phần, gọi là mười 
hai bộ Kinh mang tính cách 12 thể loại khác nhau gồm:
1. Quán Kinh, 2. Kỳ dạ Kinh, 3. Thọ ký Kinh, 4. Kệ Kinh, 
5. Pháp cú Kinh, 6. Tương ưng Kinh, 7. Bản duyên Kinh, 
8. Thiên bản Kinh, 9. Quảng Kinh, 10. Vị tằng hữu Kinh, 
11. Thí dụ Kinh, 12. Đại giáo Kinh. 
III). LÝ THUYẾT ĐẠO PHẬT RA SAO?
(Còn tiếp)

__._,_.___
ĐẠO PHẬT
Toàn Không
(Tiếp theo)
IV). TÔN CHỈ ĐƯỜNG LỐI NỀN TẢNG: 
1). TÔN CHỈ CỦA ĐẠO PHẬT:
   Đạo Phật có những tôn chỉ như sau: 
1. Không nên làm:
     Không nên làm các việc gốc của khổ báo là thân làm ác, 
miệng nói ác, và ý nghĩ ác. 
2. Nên làm:
     Nên làm các việc gốc của lạc báo là thân làm những 
việc lành, miệng nói những lời diệu hạnh, ý nghĩ những 
điều lợi ích cho toàn thể chúng sinh. 
3. Đoạn diệt:
     Đoạn diệt thân làm ác, đoạn diệt miệng nói ác, đoạn 
diệt ý nghĩ ác. 
4. Pháp luật:
     Mục đích đoạn diệt tham sân si mà nói pháp luật. 
5. Không khổ hạnh:
     Khổ hạnh không đúng cách là nghiệp hạ tiện nên phải 
đoạn trừ. 
6. Không vào thai:
     Đoạn trừ, đoạn diệt, nhổ tuyệt tận gốc rễ sự vào bào 
thai (Tu để khi chết rồi, không tái sinh vào bào thai, đừng 
hiểu lầm là phá thai). 
7. An ổn:
     Xuất gia, tu đạo, thành tựu khuôn phép tính nết tu 
hành đạt qủa vô thượng ngay trong đời này tự tri, tự giác, 
tự chứng, thành tựu an trú. 
2). ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẠO PHẬT: 
   Đạo Phật không đòi độc quyền chân lý, không bài xích chỉ 
trích tôn giáo khác, không cố níu kéo giữ người ngu si không 
hiểu bỏ đạo, và chỉ có vòng tay rộng mở đối với người nào tự 
nguyện thiết tha tự thấy Đạo Phật là bổ ích muốn nhập đạo, 
không có một tí nào sự sắp xếp, ảnh hưởng, lôi cuốn bằng 
những hình thức mà nhiều tôn giáo thường làm. 
   Phật giáo không phải là tôn giáo độc đoán, cưỡng bách, 
ngược đãi, mà là tôn giáo ôn hòa nhất trong nhân loại; Đạo 
Phật không chủ trương đời sống trường tồn, cũng không 
nói chết là hết; không chủ trương sống khổ hạnh, cũng 
không ca ngợi đời sống sa hoa. 
   Phật giáo không lạc quan, không bi quan, nhưng thực tế; 
không chủ trương tuyệt đối tại thế, không chủ trương tuyệt 
đối siêu thế, Phật giáo là con đường duy nhất thoát khổ, 
giải thoát; cũng như nước biển chỉ có một vị mặn, giáo pháp 
của Phật giáo chỉ có một vi, đó là giải thoát. 
   Đạo Phật đứng trên trọng tâm là con người, tự con người 
làm hòn đảo cho chính mình nương tựa, không nương tựa 
vào bất cứ gì bên ngoài; dùng giáo pháp như chiếc bè qua 
sông để tự cứu mình đến bờ bên kia giải thoát khỏi khổ não 
của sinh tử luân hồi. 
3). NỀN TẢNG CỦA ĐẠO PHẬT: 
   Nền tảng của Đạo Phật là Vô Thường, Khổ, Vô Ngã: 
1. Vô Thường:
      Tất cả những gì là vật chất đều biến đổi, không có cái 
gì là trường tồn bất biến trong vũ trụ thế gian; đây là chân 
lý không ai chối cãi được, dù thời nào đi nữa, dù ở đâu cũng 
vậy, tất cả đều không trường tồn bất biến; vậy nền tảng này 
vững hơn bàn thạch, vì bàn thạch cũng vô thường. 
2. Khổ:
     Bốn chân lý “Khổ, nguồn gốc của khổ, cách diệt khổ, và 
con đường dẫn đến đạo”. Một số người cho rằng Phật giáo lấy 
Khổ làm căn bản nên Đạo Phật là bi quan yếm thế, sự thực, 
Đạo Phật không bi quan yếm thế, cũng không lạc quan hão, mà 
chỉ thực tế, vì khổ ở đời là hiển nhiên không ai chối cãi được. 
Đức Phật thấy cái bệnh trầm kha “khổ” của chúng sanh, rồi 
tìm nguyên nhân của khổ là do “Ái dục” mà ra, nên Ngài kê cho 
toa thuốc trị khổ, đó là “Tám Chính Đạo: Chính kiến, Chính tư 
duy, Chính ngữ, Chính nghiệp, Chính mạng, Chính tinh tấn, 
Chính niệm và Chính định”; nếu ai chịu uống thuốc đắng này 
sẽ hết khổ được giải thoát nhập Niết Bàn, thì nói bi quan yếm 
thế ở chỗ nào? 
3. Vô Ngã:
     Không có cái gì là trường tồn bất biến, không có một cái gì 
độc lập mà hiện hữu được. Cái ngã, cái ta chỉ là tập hợp của 
sáu đại là “đất, nước, gió, lửa, không, và thức”. Tất cả sáu đại 
đều không có chủ tể, khi đủ nhân đủ duyên thì nó hội tụ tạm 
gọi là có, khi hết duyên thì nó tan rã, nên chẳng có cái gì gọi 
là “ta”, chẳng có cái gì gọi là “ngã”, do đó nó “vô ngã”. 
   Có người nói “vô ngã” là không có tự ngã, không có cái “ta”, 
như thế không thể vui vẻ hạnh phúc được, nhưng thực ra nếu 
vô ngã tức không chấp không thấy có ta nữa thì hết lo lắng buồn 
phiền, tức là sung sướng chứ còn gì? Hơn nữa, khi không còn 
cái ngã, không cố tìm cách bảo vệ, tranh giành, chiếm đoạt và 
làm các điều xấu xa đê hèn. Người không chấp cái ta chấm dứt 
được tham ái, sân si, ngã mạn, v.v…, sẽ đưa thân tâm đến an lạc 
thanh tịnh và đạt bậc Thánh ngay trong đời hiện tại, không là vui 
vẻ hạnh phúc thì là cái gì? 
V). HÀNH XỬ CỦA ĐẠO PHẬT:
 (Còn tiếp)

__._,_.___ 
ĐẠO PHẬT
Toàn Không
(Tiếp theo)
V). HÀNH XỬ CỦA ĐẠO PHẬT: 
1). ĐẠO PHẬT LÀ ĐẠO CHÂN THẬT THỰC TẾ: 
   Tất cả giáo lý của Phật giáo không có chỗ nào là vô lý 
không giải thích được, không có chỗ nào không thực 
hành được; vì Đức Phật đã hành những điều Ngài dạy, 
và dạy những gì Ngài đã thực hành. Nếu chỉ hiểu tín 
ngưỡng giáo lý thôi mà không hành, chẳng được ích 
lợi gì; ví như người đếm bò cho chủ, như người đếm 
tiền trong ngân hàng, chỉ được chút ít lương đủ sống 
chứ không thể giàu có được, người hiểu giáo lý của 
Đức Phật không hành trì không thể hưởng qủa vị Thánh. 
   Đức Phật không giảng dạy các lời dư thừa vô ích đối với 
sự thoát khổ của con người. Ngài từ chối trả lời những câu 
hỏi đi ra ngoài mục đích “giải thoát” mà một số người ngoại 
đạo hoặc đệ tử của Ngài đã đặt ra; Đạo Phật chú trọng về 
tri thức trí huệ chứ không để ý đến tình cảm luyến ái, để ý 
đến nhân cách nhân phẩm tín đồ hơn là số lượng tín đồ. 
2). ĐẠO PHẬT LÀ ĐẠO TỰ DO BÌNH ĐẲNG: 
   Phật giáo dùng tinh thần tự do cởi mở, không dùng oai 
quyền trong giáo lý. Thay vì dùng mệnh lệnh như “Ngươi 
phải làm thế này, ngươi không được làm thế kia”, thì Đức 
Phật dạy “Ông nên làm thế này, thầy không nên làm thế kia”. 
   Đức Phật dùng giáo lý dạy cho tất cả người nào muốn học, 
cũng như tùy bệnh cho thuốc, Đức Phật quán sát thấy người 
ấy thích hợp với giáo pháp nào, Ngài liền nói giáo pháp ấy 
cho người ấy nghe, và người ấy sẽ thực hành đường ngắn 
nhất ấy để đạt mục đích. 
   Đức Phật là người đầu tiên trong lịch sử nhân loại hô hào 
loại bỏ chế độ phân chia giai cấp, xây dựng một nền luân lý 
công bằng cao thượng giữa con người với con người; Ngài 
lên án hệ thống phân chia đẳng cấp xúc phạm đến phẩm giá 
con người tại Ấn Độ thời bấy giờ. Ngài cho rằng “Nếp sống, 
hoàn cảnh sống tạo ra người làm việc này hay việc kia, chứ 
không phải do nơi sinh trưởng”. Giai cấp Bà la môn cho rằng 
Họ là cao cả hơn hết các giai cấp khác, các giai cấp khác 
phải phục tùng sự sai bảo của họ”, đây là lý luận vô căn cứ, 
vì người giàu kẻ nghèo, người sang kẻ hèn khi phạm luật 
phạm tội đều bi xét xử như nhau, khi chết cùng bị đọa sinh 
vào cõi xấu như nhau. Còn người hiền lương đạo đức, làm 
lành tránh dữ, dù người đó ở trong giai cấp cao hay giai cấp 
thấp vẫn không bị pháp luật xét xử, được nhiều người kính 
trọng nể vì, khi chết cùng được sinh đến cõi lành như nhau. 
   Trong Tăng đoàn của Đức Phật thời ấy có đủ các thành 
phần khác nhau trong bốn đẳng cấp của Ân Độ. Có đệ tử 
từ hàng vương giả đến, có đệ tử từ hàng Bà la môn nhập. 
Lại có đệ tử đã từng là người làm mướn, người hớt tóc, 
người hốt rác, gái giang hồ, con nông gia, con thợ lò rèn v.v… 
Lại có đệ tử là người hiền lương đạo đức, nhưng cũng có 
đệ tử là kẻ trộm cắp, kẻ giết người v.v…; nghĩa là trong Tăng 
đoàn của Đức Phật có đủ các thành phần của xã hộị tốt xấu 
đủ cả. Thế nhưng, đẹp đẽ thay! Qúy hóa thay! Những người 
vừa kể trên đều nghiêm trì giới luật, vâng theo lời dạy bảo 
của Đức Phật, tinh tấn hành trì thiền định, và tất cả đều đã 
đắc qủa Thánh 
   Đối với phụ nữ, thời ấy người đàn bà bị ngược đãi coi rẻ, 
Đức Phật không coi rẻ phẩm giá của phụ nữ, mà chỉ ghi 
nhận sự yếu đuối của tính tật đố; nhưng Ngài nhìn nhận cả 
nam giới và nữ giới đều có thiện tánh như nhau, vì vậy Ngài 
đặt giáo giới cho mỗi giới đúng với vị trí của mỗi giới. Làm mẹ 
được hưởng danh dự xứng đáng trong Đạo Phật, có lần Đức 
Phật thấy Vua Kosala buồn phiền về việc được tin Hoàng hậu 
sinh con gái, Ngài bảo Vua: “Một bé gái có khi còn qúy hơn 
một bé trai rất nhiều, Đại vương không nên buồn rầu”. 
Trong hàng Ni thời ấy cũng có đủ thành phần, từ hoàng hậu, 
công chúa, tiểu thư trong hàng qúy tộc, cho đến những bà mẹ 
đau khổ, phụ nữ thế cô nghèo hèn, cho đến gái giang hồ; tất 
cả đều bình đẳng đồng tu trong giáo hội Ni đoàn, không có 
sự phân chia này nọ, và những người này đều đạt qủa Thánh. 
3). ĐẠO PHẬT LÀ ĐẠO TỪ BI 
   Đức Phật có tâm từ bi vô lượng vô biên bao trùm hết thảy 
chúng sanh từ Trời, Thần, Người, Ngạ qủy, Địa ngục, Súc 
sinh các loài từ to lớn đến nhỏ bé. Ngài dạy: “Không ai có 
quyền sát hại mạng sống của kẻ khác”, Phật tử chân chính 
phải có lòng từ bi đối với muôn loài.
    Nếu các tôn giáo giết hại lẫn nhau vì khác biệt tôn giáo, 
nếu các tôn giáo không thể hòa hợp được với nhau thì 
không phải là tôn giáo, mà ví như những đảng cướp lớn 
không hơn không kém; nếu các tôn giáo đụng độ nhau gây 
chết chóc, khổ sở buồn phiền cho con người, kể như các vị 
Giáo chủ của các tôn giáo ấy đã thất bại trong sứ mạng mang 
lại hạnh phúc cho nhân loại; đối với người Phật tử chân chính, 
không có người xa kẻ lạ, người oán kẻ thù, chỉ có người anh 
em trong tình thương bao la trong tâm từ bi mà thôi. 
VI). SỰ LAN TRUYỀN CỦA ĐẠO PHẬT:
 (Còn tiếp)
ĐẠO PHẬT
Toàn Không
(Tiếp theo)
VI). SỰ LAN TRUYỀN CỦA ĐẠO PHẬT: 
   Sau khi Đức Phật Thích Ca nhập Niết Bàn, các vị Tổ 
nối truyền khoảng 1000 năm ở Ấn Độ. Vị Tổ thứ 28 là Bồ 
Đề Đạt Ma qua Trung Hoa truyền tiếp được năm đời Tổ nữa, 
thì Phật giáo lan truyền khắp Á Châu. Hiện nay phương tiên 
truyền thông, giao thông tiện lợi nên đã lan sang các nước 
của Âu Châu, Mỹ Châu, Úc Châu và Phi Châu. 
   Ta phải để ý ngay đến những người Tây phương đầu tiên 
theo Phật giáo phần lớn là những nhà trí thức như luật gia, 
bác sĩ, tâm lý học, vật lý học, giáo sư đại học, khoa học 
gia v.v… Những người có địa vị, nổi tiếng của Tây phương 
hết lời ca ngợi, thực hành theo Phật giáo, vì sao thế? Vì họ 
cho rằng Phật giáo là tôn giáo hợp lý, thực tế nhất, là tôn giáo 
tinh vi tiến bộ nhất trong nhân loại; thế mà nhiều người vô minh, 
si mê tại Á Châu lại cho Đạo Phật là lỗi thời không hợp lý, và có 
liên hệ tới mê tín dị đoan v.v…! 
   Người Tây phương thấy giá trị của Phật giáo, vì giáo lý 
Phật giáo đã hé mở ánh sáng trong việc khoa học tìm hiểu 
thế giới, vũ trụ. Đạo Phật không bị ràng buộc bởi một nền 
văn hóa địa phương hay một chủng tộc nào, và hội nhập 
vào bất kỳ nền văn hóa nào; Phật giáo chú trọng đến nội 
tâm con người, chuyển hóa con người từ vô minh đạt đến 
trí huệ. Giáo thuyết của Phật giáo không những gần gũi 
với khoa học, mà còn gần gũi với triết học, tâm lý học; khoa 
học thấy rằng những khám phá của họ thường tương đồng 
với lý thuyết Đạo Phật, mặc dù khoa học đã khám phá một ít 
trong biết bao nhiêu điều Phật dạy, còn đối với việc chuyển hóa 
nội tâm của Phật giáo bao giờ khoa học mới đạt được? 
VII). KẾT QỦA TỐI HẬU CỦA ĐẠO PHẬT:
   Phật giáo mang lại những thành qủa sau đây: 
1). CHÂN THƯỜNG:
     Tất cả chúng sinh sống trong cảnh vô thường, trôi lăn từ 
cõi này qua cõi khác các loài không ngưng nghỉ trong sinh 
tử luân hồi, không có ngày ra khỏi. Đạo Phật đưa ra giáo pháp 
để thoát khỏi cảnh ấy, nếu người nào tu theo giáo pháp của 
Phật giáo một cách đúng mức đều đạt được kết qủa giải thoát 
ra khỏi cảnh trôi lăn muôn đời ấy, nên gọi là Chân Thường. 
2). CHÂN LẠC:
     Trong đời sống của tất cả chúng sanh các loài đều không 
được toại lòng mong muốn nên khổ đau phiền não ở loài nào 
cũng có. Nếu không có cách nào ra khỏi được, muôn đời chìm 
đắm trong khổ đau, Đạo Phật có món thuốc giải thoát, người 
nào uống thuốc đắng ấy sẽ được giã cái tật khổ muôn đời ấy; 
nếu đã được giải thoát rồi thì hết khổ tức được vui mãi mãi, nên 
gọi là Chân Lạc. 
3). CHÂN NGÃ:
     Con người sống với cái ta, bảo vệ cái ta, nên làm đủ thứ 
điên đảo để bảo vệ cái ta, vì làm đủ thứ điên đảo nên khổ 
không vui; nếu không chấp cái ngã biến đổi vô thường này, 
không tìm mọi cách bất chính để bảo vệ nó, sẽ được giải 
thoát khỏi nó. Đã được giải thoát hoàn toàn rồi, người ấy 
sẽ sống với bản ngã chân thật của mình, lúc nào cũng an 
nhiên tự tại, nên gọi là Chân Ngã. 
4). CHÂN TỊNH:
     Khi sống trong đời sống hàng ngày tranh đua, giành 
giật, bao nhiêu phiền toái hàng ngày dồn dập đổ lên đầu 
lên cổ, hết việc này đến chuyện khác, đầu óc tâm trí rối bù. 
Bao nhiêu phương pháp an thân, an tâm của Đạo Phật đều 
có thể áp dụng để đem lại sự an nhiên tự tại. Khi đã được an 
nhiên tự tại rồi, tâm thể được thanh tịnh vắng lặng mà diệu hữu, 
thần thông quảng đại, nên gọi là Chân Tịnh. 
   Đạo Phật xây dựng trên nên tảng chân thiện mỹ, từ bi hỉ xả, 
bình đẳng trí tuệ v.v…Trên căn bản như thế, Phật giáo sẽ 
trường tồn bất biến. Có những quốc gia, chế độ xây dựng 
trên bạo lực cường quyền, khi cường vinh đến cực điểm 
rồi phải tan rã, nhưng Phật pháp kiến tạo bằng các thứ nêu 
trên sẽ tồn tại mãi mãi tới khi nào người Phật tử còn biết 
gìn giữ những nguyên tắc cao cả của Phật giáo.,.


<ĐẠO PHẬT.docx>
__._,_.___

Posted by: hanh <
__._,_.___

Posted by: Tien Do 

Posted by: Tien Do <


Posted by: Tien Do 

No comments:

Post a Comment

Featured Post

NHỮNG KHÔI HÀI VỀ . . . Chữ Nghĩa Việt Cộng.

  NHỮNG KHÔI HÀI VỀ . . . Chữ Nghĩa Việt Cộng. 1. - Ai cũng biết VC là vua chơi chữ, lúc chúng ...

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List