Popular Posts

Friday, July 24, 2020

DIỆU DỤNG CỦA TU CHỨNG




DIỆU DỤNG
CỦA TU CHỨNG 
Toàn Không 
I). DIỆU DỤNG CỦA TU CHỨNG LÀ GÌ? 
   Diệu dụng của tu chứng là khi diệt trừ hết tham, sân, si, tà kiến, ngã chấp, kiêu mạn, đố kị v.v…nghĩa là tất cả những thói hư tật xấu, ái dục, vô minh đã bị tiêu trừ hoàn toàn. Đồng thời hành trì thiền đinh, hoặc quán tưởng, hoặc tham thiền v.v… kiên cố, sẽ dẫn hành giả tới kiến tính, đốn ngộ, giác ngộ gọi là đạt quả tối thượng giải thoát. 
     Khi đã giải thoát rồi, vị ấy thấy biết như thật, không còn lầm lẫn chân tà, giả thật. Vị ấy tự thấy biết như thật đã ra khỏi vòng sinh tử luân hồi, vị ấy sống rất tự tại trong mọi trạng huống ở đời; vị ấy thường trải bốn vô lượng tâm Từ Bi Hỷ Xả đến khắp chúng sanh, thường hằng cứu độ tất cả chúng sinh (chúng sanh trong sáu cõi). 
     Trong khi sống ở đời, vị ấy hành sử rất gương mẫu, và có những đặc thù mà người thường không thể có được, nên vị đó được gọi là bậc Thánh nhân; một bậc Thánh nhân với đầy đủ ý nghĩa có diệu dụng kỳ đặc như “Ba thân, Năm trí, Năm mắt, Sáu thần thông v.v…” 
    Để hiểu rõ: chúng ta sẽ phân tích các diệu dụng mà một bậc Thánh đạt được khi đạt giải thoát. 
II). PHÂN LOẠI DIỆU DỤNG TU CHỨNG: 
1). BA THÂN (Tam Thân): 
A). THẾ NÀO LÀ BA THÂN? 
     Ba thân là Pháp Thân, Báo Thân, và Hóa Thân; Chư Phật, và Chư đại Bồ Tát xuất hiện ở thế gian để hoằng hóa độ chúng sanh, nên có nhiều hình thức khác nhau chỉ vì lợi ích chúng sinh. Với quam điểm Ba Thân: không phải là trạng thái độc lập riêng biệt, mà là biểu hiện của một bản thể duy nhất. 
B). PHÂN LOẠI BA THÂN: 
1. Pháp Thân:
    Là Thể Tánh thật sự, là Chân Như, Như Lai, Phật Tính, là Thể của vũ trụ. Pháp Thân là Tánh, Phật Tính mà Phật và chúng sinh đều có như nhau, Pháp thân còn là quy luật vận hành của vũ trụ, Pháp Thân cũng là Giáo pháp mà Đức Phật đã nói ra để truyền dạy cho Phật tử. 
   Pháp Thân thường hằng, bất biến, không hình tướng; A Lại Đa thức, Thức thứ tám của mỗi người được gọi là Pháp Thân, Như Lai Tạng cũng được gọi là Pháp Thân. 
   Như vậy, Pháp Thân, Thể Tính, Chân Như, Như Lai, Phật Tính, Tánh, Phật v.v… là Thể Tính thanh tịnh, thường hằng, toàn năng; các vị Phật, đại Bồ Tát xuất hiện chính là hiện thân của Pháp Thân vì lợi ích của chúng sinh. 
   Pháp Thân là bản thể của tự tính cùng khắp không gian và thời gian, nó vô hình vô thanh mà hay hiện hình hiện thanh, như như bất động mà biến hóa cùng tột, tràn đầy năng lực. 
2. Báo Thân:
    Là Thụ Dụng Thân, là các thân Phật trong các cõi Tịnh Độ. Báo Thân là do thiện nghiệp, công đức, tu hành, và giác ngộ của các vị Bồ Tát hóa hiện cho chúng sinh thấy, nên gọi là Thụ Dụng Thân. Thân được hưởng những thiện nghiệp đã tạo, công đức đã tu trì; Báo Thân thường mang 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp mà người thường không thể có được. 
3. Hóa Thân:
    Là thân người của các vị Bồ Tát, cũng gọi là Ứng Thân, hay Ứng Hóa Thân, với mục đích cứu độ con người. Hóa Thân do Báo Thân chiếu hiện dựa trên lòng từ bi, và có mục đích giáo hóa chúng sinh. Hóa Thân cũng chịu mọi chi phối về thể xác như mọi người, như sinh, già, bệnh, chết, nhưng Hóa Thân có đủ thứ Thần thông. 
2). NĂM TRÍ (Ngũ Trí): 
(Còn tiếp)

__._,_.___

Posted by: Tien Do <


DIỆU DỤNG
CỦA TU CHỨNG 
Toàn Không
(Tiếp theo) 
2). NĂM TRÍ (Ngũ Trí): 
   Như bài “Trí Huệ” đã nói theo Duy Thức Tông có Bốn Trí (Tứ trí) là 
“Thành Sở Tác Trí, Diệu Quan Sát Trí, Bình Đẳng Tính Trí, và Đại Viên 
Cảnh Trí”. Trong bài này chúng ta phân tích sâu xa hơn, vì theo Mật 
Tông còn thêm một trí nữa là “Pháp Giới Trí”. Chúng ta lần lượt theo 
dõi để hiểu rõ vấn đề này: 
1. THÀNH SỞ TÁC TRÍ: 
- Theo Duy Thức Tông: Thành Sở Tác Trí do năm thức là Nhãn, 
Nhĩ, Tỵ, Thiệt, Thân thức khi trở thành trong sạch không còn một tí 
vẩn đục, gợn nhơ của năm trần Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, nghĩa là 
không còn bị dính mắc, lôi kéo bởi trần cảnh ở đời. Tâm hành giả như 
hồ nước trong lặng không gợn sóng, nghĩa là đạt giác ngộ, lúc ấy năm 
thức trên biến thành “Thành Sở Tác Trí”; nghĩa là năm giác quan của ta 
trở thành có năng lực thần diệu kỳ bí, chứ không còn là giác quan của kẻ 
phàm phu chỉ nhận biết một cách hạn hẹp mà thôi. 
- Theo Mật Tông: Thành Sở Tác Trí còn được gọi là Thành Sự Trí, 
Trí này do “Hành” (trong Năm Uẩn) cùng với tâm “ganh ghét” đã được 
chuyển hóa khi chứng ngộ vô ngã của chính bản thân của các pháp hữu 
vi. Trí này giúp hành giả hoàn thành tất cả mọi việc mà không tạo nghiệp, 
đó gọi là hành động vô vi. Trong Mạn Đà La, trí này thuộc Đức Phật Bất 
Không Thành Tựu, giáo chủ một cõi Phật ở phương Bắc. 
2. DIỆU QUAN SÁT TRÍ: 
- Theo Duy Thức Tông: Diệu Quan Sát Trí do Ý thức là Thức thứ 
sáu góp ý phân biệt cho năm thức nêu trên, Ý thức làm việc suốt ngày 
đêm không ngưng nghỉ. Ban ngày suy nghĩ tưởng nhớ hết việc này tới 
chuyện khác, lo lắng buồn khổ, hân hoan vui mừng v.v…Ban đêm khi 
ngủ mộng mơ đủ thứ. Khi tâm viên ý mã (tâm ý lăng xăng loạn động 
như con khỉ chuyền cành, như con ngựa bất kham không để chân yên) 
ấy đã được buộc cột lại một chỗ hết đường cựa quậy qua sự tu hành 
rồi, ý thức chuyển thành Diệu Quan Sát Trí, có công năng quan sát thâm 
diệu cùng khắp. 
- Theo Mật Tông: Nguồn gốc của Diệu Quan Sát Trí là “Tưởng” 
(trong Năm Uẩn) cùng với tâm trạng tham dục đã được chuyển hóa, 
khi chứng ngộ thành Diệu Quan Sát Trí. Trí này giúp hành giả biến 
chuyển khả năng của người bình thường thành trí huệ siêu việt, tùy 
cơ ứng biến đúng lúc đúng chỗ không cần dụng công; trong Mạn Đà La, 
trí này thuộc về Phật A Di Đà, giáo chủ một cõi Phật ở phương Tây. 
3. BÌNH ĐẲNG TÍNH TRÍ: 
- Theo Duy Thức Tông: Bình Đẳng Tính Trí do “Mạt Na”, “tự ý 
thức”, “Thức thứ bảy” tự ý thức về chính mình, còn gọi là “Ý”, tự ô 
nhiễm cho rằng mình có một cái “ta”.  Mạt Na đưa tin tức về cảm giác 
chủng tử từ sáu thức trước cho A Lại Đa (Thức thứ tám) gìn giữ tất cả 
các sự kiện, và chấp làm thật ngã thật pháp; tuy nhiên, nó luôn luôn 
thay đổi, nó là căn bản phiền não gồm: Ngu si, Tà kiến, Kiêu mạn, và 
Ái dục. Mạt Na còn là tác giả của “căn cảnh duyên, tác ý duyên, và 
chủng tử duyên”; nó có tánh tướng lo nghĩ và làm chỗ nương tựa cho 
sáu thức trước về ô uế hoặc trong sạch; Mạt Na phân biệt chủ thể 
khách thể, tạo nên ý thức “Nhị nguyên”(Cho rằng bản thể vũ trụ do 
hai bản thể làm thành, hoặc theo hai cái nguyên đề mà suy diễn ra 
cái khác như sáng tối, phải trái, đẹp xấu, yêu ghét v.v…). Mạt Na 
chấp ngã, nhân, chúng sanh, chấp đủ thứ điên đảo; năm giác quan 
cùng ý thức báo cho Mạt Na tin tức từ bên ngoài không hề đánh giá 
tốt xấu; nhưng chính Mạt Na, Thức thứ bảy này là kẻ đánh giá phải 
trái, hay dở, yêu ghét v.v… và ra lệnh cho sáu thức kia phản ứng hành 
động. Đồng thời Mạt Na đưa tất cả các cảm giác (chủng tử) vào A Lại 
Đa thức là Thức thứ tám; khi tu hành phá vỡ tan tành các “chấp” của 
Mạt Na,  Mạt Na này chuyển thành “Bình Đẳng Tính Trí”, có công năng 
nhận thức chân thật về tính bình đẳng vô ngã trong vạn pháp. 
- Theo Mật Tông: Bình Đẳng Tính Trí do “Thụ” (trong Năm Uẩn) 
cùng với tâm trạng kiêu mạn đã được chuyển hóa khi chứng ngộ. Trí 
này giúp hành giả thấy rõ sự bình đẳng giữa mình và chúng sinh, tinh 
thần Từ Bi Hỷ Xả phát xuất từ trí này; trong Mạn Đà La, trí này thuộc về 
Phật Bảo Sinh, giáo chủ một cõi Phật ở phương Nam. 
4. ĐẠI VIÊN CẢNH TRÍ: 
- Theo Duy Thức Tông: Các cảm giác của tất cả các hoạt động 
của Năm Căn và Ý thức được Mạt Na đưa vào “A Lại Đa”, là Thức thứ 
tám, còn gọi là “Tàng thức”. A Lại Đa có nhiệm vụ gìn giữ tất cả các tin 
tức ấy, gọi là “chấp trì sinh mệnh chủng tử” của các pháp, nó luôn luôn 
sẵn sàng tiếp nhận tin tức do Mạt Na chuyển đến, không bao giờ đầy, 
ví như chiếc bình không đáy, bao nhiêu chứa cũng hết và không bao 
giờ mất. Cả đời người sóng gió lên bổng xuống chìm, trải qua biết bao 
nhiêu sự việc, trong A Lại Đa có đầy đủ, ví như cái máy “Vi tính” chứa 
đủ thứ của cuộc đời. Khi tu hành đạt đến địa vị vô lậu (sạch hết ô nhiễm 
cấu bẩn), thức này chuyển thành Đại Viên Cảnh Trí, nghĩa là thành cái trí 
huệ sáng suốt trong sạch như gương khổng lồ tròn đầy trong sạch soi 
chiếu cùng khắp, tương ưng cho Chân Như, Phật Tính. 
- Theo Mật Tông: Đại Viên Cảnh Trí do nguồn gốc của “Thức” (trong 
Năm Uẩn) cùng với tâm trạng sân hận thuộc về ý trong ba cửa tạo 
nghiệp đã được chuyển hóa khi chứng ngộ, Trí này giúp hành giả nhìn 
vạn vật với tâm thức vô ngã, không phân biệt đúng sai, chấp nhận vạn 
vật với mỗi sắc thể riêng của nó. Trí này ví như tấm gương vì một hạt 
bụi nó cũng không bỏ qua, và khi hạt bụi bay đi, nó không còn để lại dấu 
vết gì; trong Man Đà La, trí này thuộc Phật Bất Động, giáo chủ một cõi Phật 
ở phương Đông. 
5. PHÁP GIỚI TRÍ:
   Duy Thức Tông không đề cập tới Pháp Giới Trí, theo Mật Tông, trí này 
siêu việt Pháp Giới, trí cùng tột. Nguồn gốc căn cơ của Pháp Giới Trí 
là “Sắc” (trong Năm Uẩn) cùng với Vô minh thuộc về “thân” trong ba 
động cơ tạo nghiệp là “thân, khẩu, ý”; trong Mạn Đà La, Pháp Giới Trí 
thuộc Phật Đại Nhật nằm ở Trung tâm. 
3). NĂM THỨ MẮT (Ngũ Nhãn):
 (Còn tiếp)

__._,_.___

Posted by: Tien Do <



DIỆU DỤNG
CỦA TU CHỨNG 
Toàn Không
(Tiếp theo) 
3). NĂM THỨ MẮT (Ngũ Nhãn): 
    Năm thứ mắt gồm: Nhục nhãn, Thiên nhãn, Pháp nhãn, Huệ nhãn, 
và Phật nhãn; các vị thành Phật mới có đầy đủ năm loại mắt này. 
1. Nhục nhãn:
    Nhục nhãn là con mắt của người thường. Mắt này chỉ thấy ở chỗ 
sáng không thấy chỗ tối, chỉ thấy trước mặt không thấy sau lưng, 
chỉ thấy gần không thấy thật xa; không thấy khi bị ngăn che bởi 
tường vách, vật, núi, đồi v.v…, loài người, và tất cả loài vật súc sinh 
có loại mắt này. 
2. Thiên nhãn:
     Có thể nhìn gần nhìn thật xa thấy hết, nhìn trong bóng tối hay 
nhìn dưới ánh sáng đều thấy như nhau; có thể cùng một lúc vừa 
nhìn phiá trước vừa nhìn phiá sau, nhìn qua mọi chướng ngại như 
tường vách, vật, núi dồi v.v… không bị trở ngại; Chư Thiên có mắt này. 
3. Pháp nhãn:
     Pháp nhãn là con mắt đạo lý, Pháp nhãn thấy được sự đa dạng của 
tất cả các đạo lý; bậc có Pháp nhãn thấy được đạo lý của mười phương 
ba đời Chư Phật. 
4. Huệ nhãn:
     Là con mắt trí huệ thấy được tính không của vạn vật, thấy được 
nghĩa lý sâu cạn của văn tự. Bậc có Huệ nhãn thấy được quả báo 
đời trước đời sau, lành hay dữ, như xem chỉ tay trong lòng bàn tay. 
5. Phật nhãn:
     Là con mắt của bậc giác ngộ, nhìn thấu suốt thể tính của vạn sự. 
Phật nhãn sáng suốt hoàn toàn, soi khắp mọi nơi, thấu suốt từ vô thủy 
kiếp về trước tới vô số kiếp về sau; hiểu biết nhân quả như thấy trước mắt. 
4). SÁU THẦN THÔNG (Lục thông):
    Chư Phật và chư đại Bồ Tát có đầy đủ Sáu Thần thông như sau: 
1. Như Ý Túc thông:
     Cũng gọi là Thần Túc thông: Có thể phân thân làm nhiều thân 
khác nhau, hay hợp nhiều thân làm một thân.. Có thể biến hóa thân 
nhỏ bé lại hay to lớn lên tới có thể sờ tới mặt trăng, mặt trời; có thể 
đi qua tường vách gạch sắt, đi qua núi đất đá; có thể đi trên mặt 
nước sông hồ như đi trên đất. Ngồi kết già bay trên không trung như 
chim bay qua cánh đồng lúa chín. 
2. Thiên Nhãn thông:
     Nhìn thấy các tầng trời có Chư Thiên ở. Nhìn rõ cõi Thần, cõi Ngạ 
qủy, cõi Địa ngục. Nhìn rõ ban ngày cũng như ban đêm, nhìn rõ cùng 
lúc phía trước mặt và phiá sau lưng. Nhìn xuyên qua các vật cản trở, 
tường vách, núi đồi .v.v… 
3. Thiên Nhĩ thông:
     Có thể nghe được tiếng nói dù xa tới vạn dặm, có thể nghe được 
tiếng nói của các loài gần xa không ngăn ngại. Có thể dùng Thiên nhĩ 
để nghe người khác nói hoặc nghe người khác cầu cứu từ rất xa. 
4. Tha Tâm thông:
     Dùng Tha Tâm thông có thể biết ý nghĩ của người khác có tâm dục 
hay không, có tâm sân hay không, có tâm ác hay có tâm thiện. Biết tâm 
niệm người khác dù ở gần hay ở xa đều biết được cả. 
5. Túc Mệnh thông:
     Biết được tiền kiếp của mình một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, 
mười đời, trăm đời, nghìn đời, vô số đời. Biết kiếp nào tên gì, ở đâu, 
sống như thế nào, gia đình ra sao, thọ yểu thế nào v.v…. đều biết rõ 
ràng từng chi tiết nhỏ bé đều rõ ràng từng đời, từng kiếp cho tới vô 
lượng kiếp về trước. 
    Cũng biết người này người kia kiếp trước sinh ở đâu, làm nghề 
gì, đời sống ra sao, gia đình thế nào, sống bao nhiêu tuổi v.v…
đều biết hết thảy. Lại biết người kia kiếp trước làm lành làm ác thế nào, 
kiếp này tái sinh lãnh quả báo lành dữ ra sao. Tóm lại có thể biết tất cả 
mọi người qua lại tái sinh chỗ lành chỗ dữ đều do nghiệp đã tạo ra dẫn dắt. 
6. Lậu Tận thông:
     Biết như thật các lậu hoặc ô nhiễm đã diệt sạch, nên được tâm giải 
thoát khỏi vô minh lậu. Biết như thật rằng: “Sinh tử đã hết, giải thoát đã 
đạt, việc tu hành đã làm xong, không còn tái sinh đời sau nữa”. Lại còn 
có thể biết lậu hoặc, ô nhiễm, thói hư tật xấu của người khác đã sạch 
hết hay chưa v.v….,. 

__._,_.___


Posted by: Tien Do <

No comments:

Post a Comment

Featured Post

NHỮNG KHÔI HÀI VỀ . . . Chữ Nghĩa Việt Cộng.

  NHỮNG KHÔI HÀI VỀ . . . Chữ Nghĩa Việt Cộng. 1. - Ai cũng biết VC là vua chơi chữ, lúc chúng ...

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List