Popular Posts

Sunday, July 19, 2020

NIẾT BÀN

NIẾT BÀN
Toàn Không
(Tiếp theo) 
IV). NHỮNG CÂU HỎI VỀ NIẾT BÀN: 
    Sau đây là một số câu hỏi liên quan đến Niết Bàn: 
1). NIẾT BÀN CÓ PHẢI LÀ HƯ VÔ KHÔNG? 
   Có người hiểu Niết Bàn và hư vô là một, Niết Bàn là trống rỗng trống không, 
không có gì hết; nếu chỉ vì các giác quan không thấy không biết, không nhận ra 
được mà cho rằng Niết Bàn là hư vô thì vô lý. Cũng như người mù từ lúc mới sinh 
ra, không thấy màu sắc hay mặt trời mặt trăng, nay có người nói các màu sắc đỏ 
vàng xanh tím trằng đen khác nhau, hay diễn tả mặt trời tròn có sức nóng và tỏa 
ánh sáng  v.v… Người mù ấy khó mà tưởng tượng nổi những sự khác biệt giữa các 
màu sắc, và cho rằng làm gì có sự khác biệt như thế; cũng như khó tưởng tượng 
ánh sáng như thế nào? 
   Ngôn ngữ không thể diễn tả được ý nghĩa của những gì qúa trừu tượng ngoài 
lãnh vực của thế gian, vì vậy khi các vị đạt qủa A La Hán diễn tả Niết Bàn, chúng 
]ta không sao hiểu nổi, nên các vị nói rằng: “Nếu không gian là không thì Niết Bàn 
]là có, và Niết Bàn là đạo qủa, Niết Bàn có thể chứng ngộ được như một đối tượng 
tinh thần”. Do đó, Niết Bàn không phải là hư vô, mà là hạnh phúc hoàn toàn, là tuyệt 
đối duy nhất, phải tự chứng ngộ mới hiểu được
2). LÀM SAO BIẾT CÓ NIẾT BÀN? 
   Mỗi người đều có tự tính Niết Bàn, chỉ vì bị trần cấu tham sân si tà kiến, chấp 
nhân ngã chúng sanh thọ giả v.v…mà thành khuấy động, nghĩa là bị ái dục, vô 
minh gây phiền não nên Niết Bàn bị che lấp, vùi dập; vì vô minh mà tạo nghiệp, 
vì tạo nghiệp nên có sinh tử, nếu không tạo nghiệp, sẽ dứt được luân hồi, tức đạt 
được Niết Bàn. Biết bao nhiêu đệ tử của Đức Phật từ hàng cư sĩ tại gia, cho đến 
hàng Phật tử xuất gia đã chứng qủa Niết Bàn, thể hiện một cách cụ thể rằng thực 
tế có Niết Bàn, sau khi diệt trừ hết phiền não cấu uế ở đời. 
3). NIẾT BÀN CÓ THỰC HAY KHÔNG THỰC? 
   Người đời thường hay chấp chặt, khi nói có, họ chấp có thường còn, trường tồn 
vĩnh cửu, khi nói không họ chấp hoàn toàn không, chẳng có gì. Niết Bàn không phải 
thực có hay thực không, nó xa lià có và không. Vì nếu nói có thì phải có hình tướng, 
có thể diễn tả được; Niết Bàn không có hình tướng để có thể chỉ ra được, nên không 
thể bảo Niết Bàn là thực có hay thực không. 
   Như trong Tạp A Hàm quyển 3, trang 659 cho biết Tôn giả Đà Phiêu Ma La Tử đến 
chỗ Đức Phật lễ Phật xin phép Phật cho phép Ngài nhập Niết Bàn. Sau hai lần xin phép, 
Phật im lặng chấp thuận, tới lần xin phép thứ ba, Đức Phật bảo: “Các pháp hữu vi đều 
như thế cả”, các pháp, cái gì là vật chất đều vô thường tan hoại cả. Tôn giả Đà Phiêu 
Ma La Tử sau khi được đức Phật cho phép, liền phóng thân lên hư không, ở trên hư 
không  làm đủ 18 phép thần biến hóa trong tư thế ngồi nằm, đi, đứng. Tôn giả dùng 
lửa đốt thân, dùng nước tưới mát thân, sau cùng, dùng lửa tam muội đốt toàn thân 
như một cây đuốc, ánh sáng tỏa khắp, cho đến khi thân tâm đều tiêu diệt hết, biến 
hết chẳng còn gì, như ngọn đèn tim dầu cùng hết. Lúc ấy Đức Phật nói kệ diễn tả 
Niết Bàn như sau:
Ví như đốt thanh sắt,
Lửa lóe sáng rực rỡ,
Sức nóng dần dần mất,
Cũng như thế giải thoát,
Vượt bùn lầy phiền não,
Các dòng đã dứt sạch,
Chứng đắc dấu bất động,
Nhập Vô dư Niết Bàn.
4). NIẾT BÀN Ở ĐÂU? 
   Niết Bàn tùy thuộc mỗi con người, tùy thuộc sự chấm dứt đau khổ phiền não; 
Niết Bàn không tùy thuộc ở sự cấu tạo vật chất, Niết Bàn không phải là một cảnh 
giới nào đã được tạo ra hay một cái gì được tạo ra. Đức Phật không chấp nhận 
Niết Bàn là một cảnh Trời nào dành riêng cho một cá thể xuất chúng, mà là sự 
thành tựu, mọi chúng sanh đều có thể đạt đến; Đức Phật không chấp nhận có 
một cảnh trời vĩnh cửu trong ấy có hình thức khoái lạc mà con người mong muốn 
thỏa thích hưởng thụ theo ý nghĩa của thế gian này; không thể có một cảnh giới 
nào như vậy, bất luận là nơi nào trong vũ trụ. 
   Niết Bàn không ở nơi nào nhất định, nó tùy duyên, có duyên thì hiện, hết duyên 
thì ẩn chứ không về đâu, ở đâu không nhất định; nếu diệt hết khổ, vững vàng trên 
nền tảng đạo hạnh trong việc nhiếp tâm quán tưởng, dù ở trời Đông hay trời Tây, 
trời Nam hay trời Bắc, đều sẽ thành tựu đạo qủa Niết Bàn như nhau. 

5). NIẾT BÀN TỊCH TĨNH HAY BIẾN ĐỘNG?
    Niết Bàn không biến chuyển, không di động, nó tịch tĩnh bất động, nhưng không 
phải như thây chết hay núi đá yên lặng bất động; Niết bàn tuy tịch tĩnh vắng lặng 
bất động, nhưng luôn luôn chiếu soi; vì vậy chư Phật có tam thân (Pháp thân, hóa 
thân, và báo thân), ngũ nhãn (nhục nhãn, thiên nhãn, pháp nhãn, tuệ nhãn, Phật 
nhãn), ngũ trí, lục thông v.v… Vô số diệu dụng: Chư Đại Bồ Tát tuy bất động nhưng 
vào các loài để giáo hóa chúng sinh ở bất cứ nơi đâu cũng là cảnh giới không thể 
nghĩ bàn, không phải đến Niết Bàn rồi không còn gì nữa.
6). CÁI GÌ NHẬP NIẾT BÀN? 
   Chẳng có cái gì nhập Niết Bàn cả, Niết Bàn tự nó có sẵn, mỗi chúng sinh đều 
có tự tánh Niết Bàn, tự nó xưa nay vẫn vậy. Mỗi chúng sinh do hai phần danh và 
sắc khi đủ nhân đủ duyên thì thành, khi hết duyên thì mất. Hai phần này luôn luôn 
biến đổi, ngoài hai yếu tố ấy, không có một linh hồn bất biến trường cửu, không có 
một cái ta nào cả; do đó, không có cái ta hay linh hồn nhập Niết Bàn, Niết Bàn của 
Phật giáo khác hẳn với Ấn Độ giáo, Ấn Độ giáo tin có linh hồn trường tồn bất biến 
và một Thượng đế. 
   Niết Bàn thật là khó hiểu đối với mọi người, vì không thể dùng ngũ quan tri giác 
của con người mà hiểu biết được. Nhưng muốn hiểu biết Niết Bàn, con đường 
Phật đã dạy thật rõ ràng minh bạch. Nếu ai thành tựu được Niết Bàn sẽ hiển 
hiện rõ ràng trước mặt người ấy. 
V). LÀM SAO ĐẠT NIẾT BÀN? 
(Còn tiếp)


__._,_.___NIẾT BÀN
Toàn Không
(Tiếp theo)
V). LÀM SAO ĐẠT NIẾT BÀN? 
   Để đạt Niết Bàn, chúng ta phải theo con đường Trung Đạo mà Đức Phật đã vạch ra. 
Chúng ta phải tránh xa hai cực đoan là lối tu “khổ hạnh”, và lối sống “lợi dưỡng”, vì 
cả hai cực đoan này đều làm chậm bước tiến của người tu hành. 
   Người có chính kiến nhận định rõ ràng luật nhân qủa để tránh xa điều ác, cố 
gắng thực hiện điều lành. Người có chính kiến thấy rõ ràng đời sống là qúy giá, 
không những đối với mình, đối với người thân của mình, mà còn đối với loài người, 
và cả đối với loài vật lớn nhỏ; tất cả đều tôn trong triệt để không xâm phạm, không 
làm tổn hại. 
   Người có chính kiến cũng là người liêm khiết chân thật, không những không xâm 
phạm của cải tài vật của người, mà còn biết bố thí bằng mọi hình thức; người có 
chính kiến không những xa lánh dâm dục tà vạy trong sự giao tiếp với người khác 
phái, mà đối với mọi người còn dùng thật ngữ, chân ngữ, dùng lời nói chân thật, 
ngay thẳng, hòa hợp, dịu dàng. để giao thiệp. 
   Người có chính kiến không những xa lánh rượu, mà còn xa lánh cả với ma túy, 
vì nó làm cho trí tuệ bị tiêu mòn, thể xác yếu đuối bệnh hoạn; người có chính kiến 
sống giản dị biết đủ, sống trong sạch không bon chen. Biết tự kiểm soát sáu căn 
“mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý”, không để sáu trần “sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp” dính 
mắc lôi cuốn, nghĩa là không để thế gian tình trần dẫn dắt để tâm không bị chao 
động, được yên ổn. 
   Các vị cư sĩ giữ năm giới căn bản, tu hành vẫn có thể trở thành bậc Thánh. Các vị 
xuất gia tôn trọng triệt để giới luật của người xuất gia, sẽ dễ dàng hơn rất nhiều; '
muốn tiến đến Niết Bàn, chúng ta phải thực hành “Giới, Định, Huệ”. Các đề mục 
để tham thiền có rất nhiều, như dùng đất, nước, không khí, màu sắc v.v… làm 
đối tượng quán sát. Những đề mục để ghi nhớ, nghĩ tưởng (niệm) như suy niệm 
về Phật, Pháp, Tăng, Giới, bố thí, chư thiên, quán thân, quán hơi thở, quán từ bi hỷ 
xả, quán người chết, quán vô thường, vô ngã v.v… 
   Hành giả có thể dùng một hình ảnh tượng trưng để suy gẫm, quán sát như dùng 
một ngọn đèn đang cháy để quán về lửa, dùng một bát nước để quán về nước, 
dùng một qủa bóng hay một bông hoa màu xanh, đỏ, vàng v.v… để quán sát hình 
ảnh hay màu sắc một cách kiên cố sẽ đưa tới nhất tâm thanh tịnh, vắng lặng. 
  Hành giả tu Tứ niệm xứ, Tứ chính cần, Tứ  thần túc, Năm căn, Năm lực, Bảy giác 
chi, Tám thánh đạo (gồm 37 Đạo phẩm), Tứ thiền, Tham thiền v.v… tới khi tâm được 
an trú sẽ dẫn tới Niết Bàn. 
   Hành giả phải nghiên cứu kỹ và chọn một đề mục thích hợp để thực hành, trước 
khi thực hành phải nghiên cứu cho tường tận cách hành trì, và phải có một thời khóa 
biểu giờ giấc hành trì; như buổi tối yên tĩnh, buổi sáng  tươi mát là những lúc thích 
hợp nhất để ngồi tham thiền; nên cố giữ đúng giờ mỗi ngày thành thói quen sẽ có 
ảnh hưởng tốt cho việc định tâm, nên đọc bài “Ngồi thiền” để biết rõ cách sửa soạn 
và cách ngồi thiền. 
VI). KẾT LUẬN VỀ NIẾT BÀN: 
   Định kiểm soát tâm, nhưng Huệ mới là chính để giúp hành giả từ phàm trở nên 
Thánh, Huệ giúp tận diệt mọi nhiễm ô để nhận ra chân tướng của vạn pháp; với 
tâm định, hành giả quán sát thân tâm: Có thân là do tứ đại “đất, nước, gió, lửa” mà 
tạm có, khi tứ đại tan rã sẽ không còn thân nữa. Tâm do “thụ, tưởng, hành, thức” mà 
tồn tại, những thứ này luôn luôn biến đổi không ngừng, không có thực thể. Vì thế 
cho nên thân tâm do Năm uẩn hợp lại không phải là ta, không phải là cái của ta, 
không phải là tự ngã của ta. Nó chỉ là do “nghiệp thức” qúa khứ lưu chuyển, hợp với 
tinh cha huyết (trứng) mẹ mà có thân hiện hữu. 
   Do nhân duyên ấy, qúa khứ tạo điều kiện cho hiện tại, hiện tại tạo điều kiện cho 
tương lai. Suy niệm như thế sẽ thấy rõ diễn biến của sinh tử (sống chết), nó như 
một dòng nước chảy không ngừng, nó là vô thường, là khổ, không có một linh 
hồn trường cửu bất biến; hành giả nhìn rõ điều đó, không còn lầm lẫn, cảnh sống 
chỉ là tạm bợ, cảnh vui chỉ là tạo khổ, không có hạnh phúc chân thật; khoái lạc 
chỉ là mở đường cho đau khổ, chỗ nào có biến đổi vô thường, chỗ đó có đau khổ, 
và chỗ nào có biến đổi sẽ không có tự ngã trường tồn vĩnh cửu được. 
   Các vị A la Hán còn mang thân Ngũ uẩn, nên vẫn như mọi người về thể xác, nhưng 
khi các vị nhập Đại định sẽ không còn thấy thân thể đau đớn. Lúc ấy mọi thứ của cơ 
thể đều ngưng bặt như ngưng bặt hơi thở, nhưng vẫn còn hơi nóng, giác quan 
vẫn sáng suốt. 
   Khi vị A La Hán nhập diệt như ngọn đèn dầu trước gió tắt biến, thoát khỏi danh 
sắc, thân tâm, rồi biến mất, không thể ghi nhận được Ngài đi đâu; ta không thể nói 
vị A La Hán sẽ tái sinh, vì mọi điều kiện tạo sự tái sinh đã tiêu diệt hết. Ta không thể 
nói vị A La Hán mất tiêu thành hư vô, vì không có gì để mất tiêu thành hư không; 
vậy Niết Bàn là sự giải thoát khỏi mọi sự buồn phiền đau khổ, là sự tận diệt tự ngã, 
và là sự tận diệt vô minh. 
   Niết Bàn là bản thể của tự tánh đầy khắp không gian, chỗ nào cũng hiện diện, 
bất sinh bất diệt, tràn khắp thời gian quá khứ hiện tại tương lai, lúc nào cũng có, 
bởi vậy:
Muốn đạt quả Niết Bàn,
Hãy tinh tấn tu hành,
Đừng như chim hạc già,
Chết rũ nơi đồng hoang.,. 





Posted by: Tien Do <

No comments:

Post a Comment

Featured Post

NHỮNG KHÔI HÀI VỀ . . . Chữ Nghĩa Việt Cộng.

  NHỮNG KHÔI HÀI VỀ . . . Chữ Nghĩa Việt Cộng. 1. - Ai cũng biết VC là vua chơi chữ, lúc chúng ...

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List