TÔN GIẢ
LẠI TRA HÒA LA
Toàn Không
Khi Đức Phật du hoá tại phiá bắc thôn Thâu lô Tra, thuộc
nước Câu Lâu Sấu, bấy giờ các người
trong thôn nghe tin:
“Sa môn Cù
Đàm, con Vua dòng họ Thích, lià bỏ tông tộc,
xuất gia học
đạo, đang trú ngụ trong vườn Nhiếp hoà; vị
Sa môn ấy có
tiếng tăm lớn đồn khắp mọi nơi là bậc đắc đạo,
là thầy của
Trời và Người, thuyết pháp vi diệu chưa từng có”,
nên họ rủ nhau cùng đến gặp Ngài để lễ
bái cúng dường.
1). LẠI TRA HÒA LA HỌC ĐẠO:
Khi
họ đến chào hỏi lễ bái, được Phật thuyết pháp cho
nghe những điều lợi ích, sau đó mọi
người đứng dậy chào lễ,
rồi ra về; duy chỉ có một thanh niên
vẫn còn ngồi tại đó không
đứng dậy ra về cùng mọi người, và
lúc mọi người đi khỏi rồi,
thanh niên ấy đứng lên chắp tay
hướng về Đức Phật và nói:
- Thưa Thế Tôn, con tên là Lại Tra
Hoà La. Như con biết, đối
với giáo pháp mà Ngài dạy, nếu con
sống tại gia, bị tù hãm
trong sự phiền toả, không thể trọn
đời tu hành được. Vì vậy,
thưa Thế Tôn, con xin được phép theo
Ngài xuất gia học đạo.
Đức Phật hỏi:
- Này Nam tử con của Cư sĩ, cha mẹ
có cho phép lià bỏ
gia đình để theo chính pháp học đạo
không?
- Thưa chưa.
- Nếu cha mẹ chưa cho phép, thì Ta
không thể nhận được.
- Con sẽ về xin phép cha mẹ cho phép
con xuất gia học đạo.
- Khi nào cha mẹ cho phép, Hoà La
hãy trở lại đây, Ta sẽ thu nhận.
Lại Tra Hòa La bèn vái lễ Đức Phật rồi ra về, tới nhà Hoà
La liền thưa với cha mẹ về ý nguyện
của mình muốn được phép
xuất gia học đạo với Đức Phật, nhưng
cha mẹ không đồng ý và nói:
- Cha mẹ chỉ có một mình con, rất
mực thương yêu con, lòng
đầy quyến luyến không kể xiết. Giả
sử con có chết đi, cha mẹ
còn không muốn rời bỏ, huống gì còn
sống nỡ xa lià, không
nhìn thấy mặt được sao?
Lại
Tra Hoà La lại xin lần thứ hai, rồi lần thứ ba, nhưng
vẫn bị cha mẹ từ chối và trả lời như
thế; khi ấy Hòa La liền
vật mình xuống đất, vừa thổn thức
vừa nói:
- Từ giờ phút này, con sẽ không ăn
không uống, không đứng
dậy, cho đến khi nào được cha mẹ cho
phép con.
Rồi một ngày Hòa La không ăn uống, hai ngày không ăn
uống, cho đến ba ngày cũng vậy. Thấy
thế, mẹ Hòa La đến bảo:
- Người con thường khoẻ mạnh đẹp đẽ,
nay con tiều tụy quá,
con không biết khổ sở sao? Con hãy
ăn uống chút ít, sống đời
sung sướng mà bố thí để tu phúc
nghiệp, vì sao? Vì tu theo
cảnh giới của Phật thật là khó, rất
là khó khăn.
Hòa La vẫn im lặng không đáp, rồi cha Hòa La đến các
bà con quyến thuộc và các người có
chức tước địa vị trong
thôn, nhờ họ đến khuyên can giùm để
Hòa La bỏ ý định xuất
gia học đạo, nhưng khi những người ấy
đến khuyên can,
Hòa La chỉ nằm yên không trả lời.
Tiếp theo mẹ Hòa La đến các bạn đồng lứa tuổi của
Hòa La để nhờ họ đến khuyên bảo Hòa
La giùm, nhưng
cũng vô hiệu qủa.
Sau đó có vài bạn của Hòa La đến nói với cha mẹ Hòa La rằng:
- Hai bác nên cho anh Hòa La được
phép xuất gia tu học, nếu anh
ấy thích sống như vậy thì sau này
còn có cơ hội gặp nhau; nếu
chán sống cảnh ấy, thì anh ấy tự
nhiên sẽ trở về với hai Bác.
Nay nếu hai bác không chấp thuận cho
anh ấy xuất gia, anh ấy
sẽ chết mất không nghi ngờ gì nữa,
và không ích lợi chi cả!
Cha mẹ Hòa La nghe xong thấy có lý, liền đồng ý và nói:
- Chúng tôi đồng ý để Hòa La xuất
gia mà sau này vẫn trở về
cho chúng tôi gặp mặt.
Các bạn ấy đến gặp Hòa La để báo tin và nói:
- Này bạn, chúng tôi vì bạn nên đã
thưa chuyện với hai bác,
bây giờ hai bác đã chấp thuận cho
bạn được xuất gia tu đạo,
nhưng bạn phải hứa khi học đạo rồi
phải về thăm cha mẹ.
Lại Tra Hòa La nghe các bạn nói như vậy, lòng rất đỗi
vui mừng hân hoan, bèn ngồi dậy, cám
ơn bạn bè đã khéo
giúp đỡ; rồi Hòa La cố gượng đi đến
chỗ cha mẹ để ngỏ lời
cảm tạ sự chấp thuận, và hứa khi học
đạo rồi sẽ về thăm.
Hòa La ăn uống trở lại, dần dần bồi
dưỡng thân thể, chỉ vài
ngày sau, sức khoẻ bình phục mau
chóng. Hòa La từ biệt cha
mẹ, và người thân, rời khỏi gia đình
đến chỗ Phật trú, cúi đầu
vái lễ và nói:
- Thưa Đức Thế Tôn, con là Lại Tra
Hòa La đã được cha mẹ
con cho phép xuất gia, ngưỡng mong
Đức Thế Tôn cho phép
con được theo Ngài tu đạo.
Khi ấy Đức Phật độ cho Lại Tra Hòa La làm Tỳ Kheo (Tăng),
và được truyền giới Cụ túc; từ lúc
đó Lại Tra Hòa La theo Đức
Phật du hành trong nhân gian. Khi du
hành đến nước Xá Vệ, Lại
Tra Hòa La sống cuộc sống cô độc ở
nơi xa vắng, tâm không
phóng túng tu hành tinh tấn; Tôn giả
Lại Tra Hòa La đạt đến vô
thượng phạm hạnh (diệt tham dục đạt
thanh tịnh), tự tri, tự
giác, tự chứng ngộ, thành tựu an
trụ. Tôn giả đã biết pháp
như pháp, và chứng đắc quả A La Hán
(qủa Thánh), lúc đó
mười năm đã trôi qua; Tôn giả nghĩ: “Ngày
xưa ta đã hứa
học đạo rồi sẽ trở về thăm cha mẹ,
nay đã đúng lúc ta nên
trở về để trọn lời hứa đó”,
nghĩ rồi Tôn giả liền đến chỗ Phật,
cúi đầu đảnh lễ và nói:
- Thưa Thế Tôn, ngày trước con đã
hứa xuất gia học đạo rồi
sẽ trở về thăm cha mẹ, hôm nay con
xin phép Thế Tôn được
từ giã để về thăm cha mẹ con cho
trọn lời hứa trước kia.
Bấy giờ Đức Phật nghĩ: “Lại Tra Hòa La chắc chắn không
xả giới bỏ đạo, dù gặp khó khăn đến
đâu cũng không lay chuyển
nổi Tỳ Kheo này”,
Đức Phật biết như vậy liền bảo:
- Thầy ra đi, nếu gặp người chưa
được độ hãy độ, người chưa
giải thoát hãy khiến cho giải thoát,
người chưa tịch tịnh hãy khiến
cho tịch tịnh; Lại Tra Hòa La, nay
tùy ý thầy.
2). TÔN GIẢ LẠI TRA HÒA
LA
VỀ
THĂM CHA MẸ:
(Còn
tiếp)
2). TÔN GIẢ LẠI TRA HÒA
LA
VỀ
THĂM CHA MẸ:
Tôn
giả Lại Tra Hòa La sau khi nghe Đức Phật chấp thuận
và dặn bảo, cúi đầu đảnh lễ, rồi từ biệt;
Tôn giả lần lượt du hành
về đến thôn Thâu lô Tra, nghỉ tại
vườn Thi nhiếp Hòa là chỗ ngày
trước Đức Phật đã ngụ trong khi du
hoá. Khi đêm đã qua, rồi mặt
trời lên cao; Tôn giả ôm bình bát
vào thôn Thâu lô Tra khất thực
(xin cúng dàng thức ăn) và nghĩ: “Thế
Tôn khen ngợi việc có thứ
lớp khất thực, ta nay nên theo như
thế”; Tôn giả đi khất thực từ
đầu thôn lần lượt về đến nhà cha mẹ.
Lúc đó cha của
Tôn giả đứng trong cửa đang chải tóc, cạo
râu, ông thoáng thấy có Sa môn khất
thực, liền nói:
- Sa môn trọc đầu này bị màu đen tối
trói chặt, không con cái
tuyệt chủng, phá hoại gia đình ta.
Ta có một đứa con, hết sức
thương yêu chiều chuộng, lòng đầy
quyến luyến tiếc thương
không kể xiết. Thế mà nó dẫn con ta
đi mất không thấy tăm
hơi cả mười năm nay, không cho
Sa môn trọc đầu này ăn.
Tôn giả về nhà cha đã không được bố thí, còn bị xua
rủa như thế bèn bỏ đi; lúc đó người giúp
việc của cha mẹ
Tôn giả xách một rổ (giỏ) đồ ăn
hư định đổ bỏ vào đống
rác, Tôn giả trông thấy thế, liền
nói rằng:
- Nếu như món ăn đó bỏ đi thì nên bỏ
vào bình bát của tôi,
tôi sẽ ăn.
Đứa giúp việc ấy nói:
- Không ngon đâu, không nên ăn thức
ăn hư này.
Tôn giả nói:
- Không sao, không sao, tôi sẽ ăn,
tôi sẽ ăn.
Đứa giúp việc đổ thức ăn hư ấy vào bình bát của Tôn
giả, và nó phát giác ra hai dấu hiệu
mà nó nhận ra Lại Tra
Hòa La, đó là tiếng nói và tay chân.
Nhận ra được hai dấu
hiệu này, nó trở vào nhà và nói với
cha Tôn giả:
- Thưa ông, cậu Hòa La đã về đến
thôn này rồi, ông nên đến
gặp, cậu Hòa La đang ngồi ăn thức ăn
thiu thối ở ngoài kia kià.
Cha
Tôn giả nghe xong rất đỗi ngạc nhiên, rất đỗi vui mừng
phấn khởi; ông bước đi vội vàng, tay
trái vuốt tóc tay phải vén áo,
đến chỗ Tôn giả. Trong khi đó, Tôn
giả ngồi xoay mặt vào vách
tường nhà hàng xóm và đang ăn thức
ăn thiu thối ấy, cha Tôn giả
rảo bước tới nơi thấy thế liền nói:
- Hòa La con, con thường ăn thức ăn
thơm ngon, tại sao bây giờ
con lại ăn thức ăn hư thối như thế?
Vì lẽ gì con đã về đến thôn
này mà không về nhà?
Tôn giả nói:
- Tôi đã về nhà cha, nhưng đã không
được bố thí mà còn bị
xua đuổi, rủa mắng rằng: “Sa
môn trọc đầu này bị màu đen tối
trói chặt, không con cái tuyệt
chủng, phá hoại gia đình ta. Ta có
một đứa con, hết sức thương yêu
chiều chuộng, lòng đầy quyến
luyến tiếc thương không kể xiết, thế
mà nó dẫn con ta đi mất
không thấy tăm hơi cả mười năm nay”.
Cha còn nói: “Không cho
Sa môn trọc đầu này ăn”,
tôi nghe như vậy, làm sao mà không bỏ
đi cho được?
Cha Tôn giả nói lời nhận lỗi:
- Hòa La, nên bỏ qua cho cha,
rất tiếc, cha thật sự không biết
con trở về. Cha thật tình đã không
nhận ra con, và cha rất tiếc
đã nói những lời bất nhã.
Cha Tôn giả diù dẫn Tôn giả về nhà và mời ngồi, khi thấy
Tôn giả ngồi rồi , người cha bèn bảo
người giúp việc đi mời
mẹ Tôn giả, và sửa soạn cơm nước. Mẹ
Tôn giả được tin con
về, vô cùng sung sướng vui mừng. Bà
đến ôm Tôn giả mà khóc
sướt mướt, và nói những điều nhớ
thương của một người mẹ
đối với người con duy nhất xa cách
cả mười năm trời, trong
khi ấy Tôn giả ngồi yên để cho người
mẹ khóc lóc thổ lộ tâm tư.
Sau những phút xúc cảm đầu tiên ấy xong, mẹ Tôn giả trở
vào trong phòng mang tiền, vàng bạc,
châu báu ra giữa nhà một
đống và nói với Tôn giả:
- Đây là phần của cải tiền bạc của
mẹ, còn của cha thì nhiều
vô kể, nay mẹ giao hết cho con, tùy
con sử dụng; vậy con nên
xả giới bỏ đạo, ở nhà sống cuộc sống
sung sướng mà bố thí
tu phúc nghiệp, có hơn là học đạo
khó khăn mà vất vả khổ sở không?
Tôn giả thưa:
- Tôi có điều muốn nói, mẹ có cho
phép không?
- Có điều gì cần nói con cứ nói, mẹ
sẵn sàng nghe.
- Mẹ nên bỏ hết số tiền của này vào
một bao vải, dùng xe chở
đến sông Hằng, đổ xuống chỗ thật
sâu, vì sao? Vì do tiền của
này làm cho con người đau khổ sầu
thảm, không được an vui.
Mẹ Tôn giả nói:
- Biết bao nhiêu khổ sở vất vả mệt
nhọc mới tạo được số của
cải này, làm sao mà bỏ đi được.
Dùng cách ấy không được, mẹ Tôn giả bèn cất tiền bạc
của cải rồi bỏ đi, tức tốc tìm đến chỗ
mấy cô bạn gái cũ của
Tôn giả để nhờ họ lôi kéo Tôn giả xả
giới bỏ đạo. Chỉ trong
thời gian ngắn, mấy người nữ này tới,
mỗi người một bên,
kẻ nắm tay, người ôm chân Tôn giả mà
nói:
- Này anh ơi, người yêu qúy của em
ơi, tại sao anh lại bỏ em
đi biền biệt cả mười năm trời như
thế?
- Này người tình bạc bẽo ơi, có
người Thiên nữ nào đẹp hơn
em mà khiến anh bỏ nhà đi tu vì
nàng?
Tôn giả co tay, rút chân ra khỏi những bàn tay của họ và nói:
- Này các cô em, các cô nên biết,
tôi không vì Thiên nữ mà đi
tu phạm hạnh (tu giải trừ tham dục
để đạt thanh tịnh), sở dĩ tôi
tu là theo mục đích mà Đức Phật đã
dạy là giải thoát, và những
điều cần làm, tôi đã làm xong.
Những người nữ ấy còn nhõng nhẽo nói:
- Em không phải là em gái của anh,
em là người yêu của anh,
tại sao anh lại gọi em bằng cô em,
anh đã quên em thật rồi sao? v..v...
Bấy giờ Tôn giả nhìn về phiá cha mẹ mà nói:
- Nếu cha mẹ có thí cơm, đúng giờ
thì thí, tại sao lại bày ra
nhiều phiền phức thế này?
Cha Tôn giả biết ý con, liền bảo các cô gái tạm đi về và
sẽ gặp lại sau. Rồi ông sai người lấy
nước cho Tôn giả rửa tay,
và đích thân tự tay đưa các món ăn
cho Tôn giả ăn. Khi ăn no
đủ rồi, người làm bưng nước cho Tôn
giả rửa tay, và cất dọn
chén bát xong. Tôn giả thuyết pháp
cho cha mẹ nghe, và nói
bài tụng với ý nghĩa tất cả ở đời là
không thật, giả dối, nó trói
buộc kẻ u mê, nhưng nó không thể lừa
được người đã sang
bờ giải thoát; nói bài tụng xong,
Tôn giả từ giã cha mẹ, rồi
dùng Như ý túc (Thần túc) nương hư
không mà đi đến ngồi
kiết già dưới gốc cây Bệ hê Lặc
trong rừng Thâu lô Tra.
3). TÔN GỈA LẠI TRA HÀNH ĐẠO:
(Còn
tiếp)
TÔN
GIẢ
LẠI TRA HÒA LA
Toàn Không
(Tiếp theo)
3). TÔN GỈA LẠI TRA HÀNH ĐẠO:
Từ đó, tiếng đồn từ thôn Thâu lô Tra rằng: “Tôn giả
Lại Tra Hòa La đã đắc đạo, có Thần
thông” được lan truyền,
khắp nơi dân chúng đến lễ bái, cúng
dàng; Tôn giả thường
thuyết pháp cho họ nghe, và làm cho
họ được lợi ích bằng
đủ phương tiện.
Bấy giờ Vua Cao Lao Bà nước Câu Lâu Sấu, với quân
thần vây quanh, bàn tán khen ngợi
Tôn giả, Vua nói:
- Nếu quả thật thiện nam tử Lại Tra
Hòa La về thôn Thâu
lô Tra thuộc nước ta, thì chúng
ta quyết đến thăm hỏi.
Vua sai tùy tùng đến rừng thuộc thôn Thâu lô Tra xem
xét hư thực, Vua được người ấy về
báo:
- Trình Đại Vương, thuộc hạ đã đến
rừng Thâu lô Tra, chính
mắt thuộc hạ thấy Tôn giả Lại Tra
Hòa La ngồi kiết già dưới
cây Bệ hê Lặc to lớn.
Vua lập tức ra lệnh cho người đánh xe sửa soạn xa giá.
Khi xa giá sẵn sàng rồi, Vua lên xe ngồi
rồi đi đến rừng Thâu
lô Tra. Từ xa trông thấy Tôn giả,
nhà Vua xuống xe đi bộ.
Tôn giả trông thấy Vua Câu Lao Bà và
đoàn tùy tùng đến bèn nói:
- Đại Vương, nay đến đây muốn nói
chuyện với tôi chăng,
xin mời Đại Vương ngồi.
Lúc ấy Vua Câu Lao Bà và Tôn giả cùng chào hỏi nhau,
quân hầu trải chỗ cho Vua ngồi, Vua ngồi
xong đâu đấy rồi nói
với Tôn giả:
- Lại Tra Hòa La, có phải vì gia
đình suy sụp mà xuất gia học
đạo? Hay vì không có tiền của nên
sống đời hưu quạnh chăng?
Câu Lao Bà này tại Vương gia có
nhiều của cải, tôi sẽ xuất tài
vật cho, ông tha hồ sống đời sống
dục lạc sung sướng mà bố thí,
tùy ý mà tu phúc nghiệp; vậy ông hãy
xả giới bỏ đạo và đến cung
điện của tôi mà ở, vì giáo pháp của
Tôn sư ông rất khó, xuất gia
tu đạo lại càng khó hơn.
Tôn giả nghe xong nói:
- Đại Vương dùng lời bất tịnh mà mời
tôi, đó không phải lời
thanh tịnh mà mời, Đại Vương nên
nói: “Nước tôi nhân dân
an ổn, sung sướng, và có lúa
gạo đầy đủ. Trong nước không
có việc binh đao và đấu tranh, cũng
không có việc kinh sợ do
nạn hà khắc hoặc khổ nô dịch; nếu
Lại Tra Hòa La ở trong
nước tôi, tôi sẽ ủng hộ như
pháp”, Đại Vương nói như vậy
gọi là dùng lời thanh tịnh mời tôi.
Vua nghe xong, liền nói:
- Nay tôi dùng lời thanh tịnh mà mời
như thế, chứ không dùng
lời bất tịnh mà mời. Tiện đây, tôi
có ý nghĩ như thế này:
“Thường thì nguyên nhân xuất gia đi
tu của một người là do
một trong bốn thứ suy vi, đó
là:
1- Bệnh suy:
Hoặc có người luôn luôn bị bệnh tật nặng quá đau đớn,
không thể làm ăn gây dựng gia đình được,
nên cạo đầu đi tu.
2- Lão suy:
Hoặc
có người già, ngũ quan yếu kém, tuổi thọ gần hết,
gân cốt suy đồi không thể thực hiện
dục vọng được nữa, nên
rời nhà đi học đạo.
3- Tài suy:
Hoặc có
người nghèo khổ, không có tiền của để sống,
nên nương nhờ nơi tu học cho qua
ngày tháng.
4- Thân thế suy:
Hoặc có
người không còn cha-mẹ anh-em, vợ chồng con
cái không có, bà con chết hết không
còn một ai là người thân
thuộc; người ấy sống cuộc đời quạnh
quẽ cô đơn, tứ cố vô thân,
không còn cảm thấy thích thú gì nữa,
nên xuất gia học đạo”.
Đối với Lại Tra Hòa La khi xưa không bệnh hoạn, an ổn
trọn vẹn; lúc đó vào tuổi thanh
xuân, tóc đen óng mượt, thân
thể cường tráng, cha mẹ bà con quyến
luyến, không ai muốn
rời xa. Gia đình khá giả bậc nhất,
tiền của chẳng thiếu chi.
Tôi thấy không có một suy vi nào có
thể khiến cho Lại Tra
Hòa La lià bỏ gia đình đi tu.
Vậy thì Lại Tra Hòa La lúc ấy
hiểu biết như thế nào, được nghe
những gì mà nhất quyết
rời bỏ gia đình để xuất gia học đạo?
Tôn giả đáp:
- Đại Vương, đức Phật là bậc Tri
Kiến, Vô Sở Trước Chính Đẳng,
Chính Giác; Ngài dạy bốn điều mà tôi
nhận biết như thật, đó là:
Thứ nhất: Trong thế gian này không có ai hộ
trì, không nơi nương tựa.
Thứ nhì: Trong thế gian này, vạn vật đều
phải đi đến chỗ già nua.
Thứ ba: Thế gian này là vô thường, cần
phải bỏ đi.
Thứ tư:
Thế gian này không có sự thoả mãn, không có sự biết đủ,
bị ái dục lôi kéo đi không ngừng.
Vua Câu Lao Bà hỏi:
- Lại Tra Hòa La, như ông vừa nói:
“Thế gian này không ai hộ trì,
không nơi nương tựa”,
nhưng tôi có con cháu anh em, tướng quân
các binh chủng nghiêm nghị dũng
mãnh; tôi lại có các lực sĩ hộ vệ,
có người xem tướng, và có kẻ bày mưu
tính toán, tôi cũng lại có
người thông hiểu điển sách, và có kẻ
giỏi đàm luận giúp tôi.
Tóm
lại, tôi có đủ loại người, khi tôi cần đến họ đều sẵn sàng,
bất cứ phương nào có khủng bố hoặc
biến động đều được chế
phục ngay tức khắc; như vậy nói rằng
thế gian này không người
hộ trì, không nơi nương tựa có nghĩa
thế nào?
Tôn giả
đáp: …
(Còn
tiếp)
TÔN GIẢ
LẠI TRA HÒA LA
Toàn Không
(Tiếp theo)
Tôn giả Lại Tra Hòa La đáp:
- Đại Vương, bây giờ tôi hỏi nhà
Vua, xin tùy theo sự hiểu biết mà trả lời; Đại Vương, thân Ngài có bệnh chăng?
- Hiện nay thân tôi thường có
bệnh Phong, uống thuốc cũng chẳng hết.
- Nếu bệnh Phong bộc phát trầm
trọng, rất đau đớn, thì lúc đó Đại Vương có thể bảo con cháu họ hàng, và tất cả
những người mà Ngài vừa kể, họ tạm thời thay thế sự đau đớn cho Ngài được an ổn
không?
- Không được, không ai có thể
tạm thời thay thế sự đau đớn của tôi được, tôi phải tự chịu lấy mà thôi.
- Như vậy thì lời dạy: “Thế gian này không ai hộ trì, không nơi
nương tựa” là đúng sự thật.
Vua Câu Lao Bà nói:
- Bây giờ tôi đã hiểu và biết
trong thế-gian này không có ai hộ trì, và không có nơi nương tựa là đúng sự
thật. Tôi cũng hiểu và biết trong thế gian này tất cả vạn vật đều già nua đi là
sự thật, vì tôi thấy như thân tôi đây, khi mới có hai ba mươi tuổi thì thân thể
cường tráng mạnh khoẻ đẹp đẽ, bây giờ bẩy tám mươi tuổi, gân cốt yếu mềm thấy
rõ ràng, như vậy là già nua đi. Nhưng câu: “Thế
gian này là vô thường cần phải bỏ đi, như vậy có ý nghĩa gì?”
- Tôi xin hỏi Đại Vương, bây giờ
Ngài có nước Câu Lâu Sấu kho tàng đầy đủ, quân lực hùng cường, lương thực dồi
dào v.v... Nếu thời gian đã đến, chịu sự phá hoại, không thể nương tựa được
nữa, tất cả các thứ này đi đến chỗ diệt vong, lúc đó các thứ đầy đủ, hùng
cường, dồi dào có thể mang từ đời này qua đời khác được không?
- Không thể được.
- Thế cho nên lời dạy: “Thế gian này là vô thường, cần phải bỏ đi”
là đúng sự thật.
- Nay tôi nghe và hiểu điều đó
là đúng sự thật, nhưng câu: “Thế gian này
không có sự toàn mãn, không có sự biết đủ, bị ái dục lôi cuốn đi không ngừng,
nói như vậy có nghiã gì?” xin Ngài giải thích giùm.
- Đại Vương có nước Câu Lâu Sấu
dồi dào, có cung điện nguy nga lộng lẫy, có kho tàng đầy đủ, có đủ thứ; nhưng
nếu có người từ phương Đông, hoặc từ phương Tây, phương Nam, phương Bắc tới
đây. Người ấy không nói dối, và đáng tín nhiệm, người ấy nói với Ngài rằng: “Tôi từ phương ấy, nước ấy tới đây, tận mắt
tôi thấy nước ấy vô cùng giàu có, mà quân mã chẳng có bao nhiêu, binh khí rất
thô sơ, lại chẳng đề phòng chi cả; Đại Vương nên chiếm nước ấy mà lấy tài vật
của cải và bành trướng thế lực”. Vậy Ngài có muốn chiếm một nước rất dễ
dàng để cai trị không? Và khi: đã chiếm được một nước rồi, các nước khác cũng
giống như vậy, thì Ngài có muốn chiếm luôn không?
- Nếu tôi biết có nước giàu có,
không nhiều quân mã, khí giới thô sơ, lại không đề phòng, và chiếm dễ dàng, thì
tôi quyết tiến chiếm nước ấy mà cai trị; nếu các phương khác, nước khác cũng
giống như thế, thì chắc chắn tôi sẽ đánh chiếm hết để làm bá chủ các nước.
- Thế cho nên lời dạy: “Thế gian này không có sự toàn mãn, không có
sự biết đủ, bị ái dục lôi cuốn đi không ngừng” là đúng sự thật.
Vua Cao Lâu Bà nói:
- Qủa thật, thế gian này không
có sự toàn mãn, không có sự biết đủ, bị ái dục lôi đi không ngừng; nay tôi đã
nghe, và hiểu biết như thật.
Vua nói tiếp:
- Tôi còn nhiều điều cần học hỏi,
nhưng thời giờ ngắn ngủi, thỉnh Ngài cùng tôi về Kinh đô để được dịp cúng dường
cùng học đạo; vả lại, tại kinh đô còn có
rất nhiều người muốn học đạo, mong Ngài nhận cho.
Tôn-giả im lặng nhận lời, rồi cùng ngồi
xe với Vua đến Kinh đô. Tôn giả Hòa La đã độ cho rất nhiều người tại kinh
thành, cũng như trong nước Câu Lâu Sấu..,.
(Còn tiếp)
__._,_.___
__._,_.___