Popular Posts

Tuesday, April 13, 2021

NHỮNG KHÔI HÀI VỀ . . . Chữ Nghĩa Việt Cộng.







 NHỮNG KHÔI HÀI VỀ . . . Chữ Nghĩa Việt Cộng.

1.
- Ai cũng biết VC là vua chơi chữ, lúc chúng mới vào miền Nam, cũng như cho tới bây giờ. Chúng bày ra nhiều danh từ mghe thật quái dị khiến cho người đối diện khi nghe thấy đều có cảm tưởng như đó là một bầy thú quái thai đang bò lết vào văn hóa của ngôn ngữ Việt Nam, ví dụ như “bức xúc”, không biết là từ tiếng nào ra (có phải đúng nghĩa của nó là “cần kíp” hay không, nhưng người dân miền bắc lại dùng nó như khó-chịu, bực-bội hay giận dữ chẳng hạn: nghe nó nói như thế tôi cũng "bức xúc" quá) hoặc là câu “ẩm thực”, đó là từ-ngữ Việt Hán, trong khi đó chúng ta đã có sẵn chữ Việt thuần túy là ăn-uống mà không dùng, hoặc là câu nói “lô-gích” là bởi từ tiếng Pháp logique hoặc tiếng Anh là logical mà nghĩa của tiếng Việt là “hợp lý”. Tưởng đâu là chỉ có người vượt-biên mới nói chuyện nửa nạt nửa mỡ vì phải tha phương để trốn tránh cs, nào ngờ ngay ở trong nước ngày nay họ nói chuyện còn lố bịch và lai căng hơn cả người ở ngoài nước. Thật đúng là dốt mà lại hay nói chữ.
- Vốn dĩ cs là loài sắt máu, nên VC dùng những danh từ mang giọng điệu tranh đấu, đàn áp và bắt bớ. Từ-ngữ tuy vô tội nhưng bỗng nhiên nó cũng bị “nâng cao quan điểm” để trở thành "phương-tiện" dùng làm sự phô trương cho cái bản chất "võ-biền" nằm trong tiềm thức của bọn chúng. Tôi xin đưa ra một vài ví dụ như sau:
- giải phóng mặt bằng, giải phóng chất khí (?!?)
- quản lý đời em, quản lý đời anh (lấy vợ, lấy chồng?)
- xử lý hạt giống; xử lý văn bản; xử lý từ xa (remote control?)
- khống chế tốc độ; khống chế chi tiêu (?!?)
- giáo án (thay vì bài học hay giảng dạy)
Vân vân...
- Tương tự như chữ "chém" trong từ ngữ dưới chế độ phong kiến ngày xưa, theo như một chuyện khôi hài ta thường được nghe kể là: Thay vì nói là “đang cắt khoai ăn”, thì một vị thuộc hoàng tộc đã trả lời: “Mệ đang chém củ khoai.”
- Từ ngữ của VC chuyển biến và đổi màu như con tắt kè tùy theo lập trường và hoàn cảnh. Ví dụ như; Cũng là phi công tức là lái máy bay, nhưng của “ngụy” chúng ta thì bỗng nhiên nó lại trở thành là "giặc lái", còn nếu như là của bọn chúng thì lại biến thành là "chiến sĩ lái". Đối với Trung Cộng, khi còn là tay sai, VC nâng bi tàu phù hết cỡ: nào là “đồng chí anh em”, “tình hữu nghị Việt-Trung thắm thiết, môi hở răng lạnh, đời đời bền vững”, “trăng Trung quốc sáng hơn trăng Mỹ [đồng hồ Liên Xô tốt hơn đồng hồ Thụy Sĩ]”. Đến khi bị Tàu Cộng đánh cho tơi bời ở biên giới vào cuối thập niên 70 thì chúng chửi các “đồng chí anh em” là “bọn bành trướng Bắc Kinh”, “chủ nghĩa Xi-ô-nít (sionisme) xâm lược”. Rồi đến khi đã bán đất, bán biển cho Trung Cộng, và đã rơi vào cái thế là đầy tớ, VC sợ bọn này đến mức không dám viết trên các báo chí là “tàu Trung quốc bắn chìm thuyền đánh cá Việt Nam”, mà gọi là “tàu lạ”.
2.
- Tuy nhiên, khi cần lừa bịp, bọn lãnh đạo VC không ngần ngại dùng cả kho từ ngữ nghe rất xây dựng, ngọt như mía lùi: điển hình như đi tù thì chúng gọi là đi "học tập cải tạo". Một nhà văn bạn đồng tù của tôi, nguyên là nhân viên Việt Tấn Xã, thỉnh thoảng cũng đã ghé tai và nói nhỏ:
- Tao phải đề nghị cái thằng nào đã viết bức thông cáo kêu gọi quân nhân “ngụy” đi trình diện "học tập cải tạo" sau ngày 30/4/1975 được lãnh giải Nobel về văn chương LÁU CÁ...
- - ?!? -
- Chúng nó bắt binh sĩ, hạ sĩ quan tập trung lại “học” tại chỗ ba ngày, rồi cho về thật. Sĩ quan cấp úy cũng "được" đi học, và đem theo lương thực đủ 10 ngày. Cấp tá mang theo lương thực đủ một tháng. Thì thử hỏi bố ai mà không tin?
- Nuốt một hớp nước cho đỡ tức, anh ta tiếp:
- Mới đây, thằng cha X đứng lên hỏi: “Thưa cán bộ, tại sao trong thông cáo kêu trình diện, Cách mạng nói học tập mười ngày, mà bây giờ học đã hơn một năm rồi, chúng tôi chưa được về?” Thằng quản giáo cười khinh khỉnh, trả lời tỉnh bơ: “Đâu, anh chỉ tôi xem chỗ nào trong thông cáo Cách mạng nói các anh đi “học tập mười ngày”? Thông cáo chỉ bảo “mang theo lương thực đủ mười ngày”. Anh thấy không, mười ngày ăn hết thì Cách mạng cung cấp tiếp kia mà!”
- Cứng họng. Anh bạn VTX lắc đầu chép miệng:
- Tiên sư chúng nó, đau như hoạn, tức như bò đá. Tao cũng không rõ, tại vì chúng mình ngu, hoặc là tại chúng nó quá lưu manh?
- Ngừng một giây, anh ta phun tiếp:
- Hoặc là tại người quốc gia mình quá ngay thẳng, nếu không nói là ngây thơ, nên suốt đời bị chúng nó lừa, lừa từ 1945 cho tới hôm nay.
- Có thể anh ta nói đúng: cho đến bây giờ, một số người tỵ nạn cs như chúng ta vẫn còn ngây thơ trước những từ ngữ của VC, bị lừa bịp hoài mà vẫn chưa tởn. Ngày nay, sau khi đã chạy trối chết ra tới hải ngoại, an toàn rồi, mà bọn VC vẫn đuổi theo để phá đám và dụ dỗ, lần này bằng những lời đường mật, dĩ nhiên, trong đó có đầy dẫy của "Nghị Quyết 36", nào là những lời đường mật như: Việt Kiều, “khúc ruột ngoài ngàn dặm”, “bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam” để thay thế cho những lời nói thô bỉ và sỉ vả như khi chúng nó mới tràn vào để cưỡng chiếm MNVN như là; “bọn vượt biên là ma cô và đĩ điếm”, nào là “quê hương là chùm khế ngọt”, “hãy hoà giải và hòa hợp, xóa bỏ hận thù”, nào là “hãy đem tiền bạc và chất xám về để xây dựng đất nước, đầu tư đi, làm từ thiện đi, về mua nhà, mua đất, hưởng già đi, gái Việt Nam bây giờ rẻ và đẹp lắm, đẹp lắm...” ... v... v... (trích lời của chủ tặc nước Ngu Muôn Kiếp)
3.
- Tại trại "cải tạo" Vĩnh Phú, có anh bạn đồng nghiệp tại trường Đại Học CTCT (chiến tranh chính trị) Đà Lạt, tên Nhung, chẳng biết anh ta kiếm đâu ra được chức thủ kho dụng cụ lao động nên cũng được nhàn và ấm thân. Một hôm, anh ta kể lại là; có một tên công an với cái vẻ phách lối đến mượn cái xẻng. Theo thủ tục thì không cần biết ai mượn cũng phải ghi tên vào sổ. Thủ kho là người miền Bắc chín nút thời 54 nên cũng đã lịch sự hỏi:
- Xin cán bộ cho biết quý danh.
Tên nọ không hiểu "quý danh" là gì, há hốc mồm, nhìn ngơ ngác, suy nghĩ một hồi, rồi đột nhiên nó sừng sộ:
- Anh vi phạm nội qui. Ai cho anh nói tiếng "nước-ngoài" hử?
- Nhung sửng sốt và á khẩu. May phước thay, là nhờ có các bạn đồng tù xúm vào "thông dịch" lại giùm cho tên cán ngố, nên anh ta mới thoát nạn, và dĩ nhiên là sau khi bị tên cán ngố đó xỉ vả cho thật tận tình để che lấp đi cho cái gọi là "học dài" của người cs miền bắc:
- Bây giờ mà anh vẫn còn ôm chân "đế quốc", dùng toàn là chữ "tư bản", "phản động". (?!?)
4.
- Ngày Chúa Nhật thì tù nhân thường được nghỉ lao động. Nhưng thỉnh thoảng bọn cán bộ bắt làm cái mà chúng gọi là “lao động xã hội chủ nghĩa”, kiểu volunteering ở Mỹ, ví dụ như đào “ao cá Bác Hồ”, "trồng cây Bác Hồ" hoặc là "trồng rau cải thiện". Thế là coi như mất toi cả một buổi sáng. Tôi đang nằm ngủ nướng, anh tù đội trưởng, tên Dũng, đến vén mùng lôi dậy:
- Đề nghị anh thức dậy đi lao động xã hội chủ nghĩa.
Tôi cự nự:
- Anh đề nghị, nhưng tôi từ chối, có được không?
Dũng là một đội trưởng tốt nên đấu dịu:
- Trong từ ngữ của tụi nó, đề nghị có nghĩa là bắt buộc đó cha nội. Không biết mà cứ lý sự hoài... khổ quá!
5.
- Thời gian đầu mới bị bắt ra miền Bắc, sĩ quan tù nhân bị giam ở những trại do “bộ đội” quản lý được dựng lên cấp thời bằng gỗ, tranh, nứa. Dãy hố vệ sinh được đào phía sau nhà (khác với những trại Công an sau này, như Vĩnh Phú, phòng đi tiêu và tiểu được xây cất ngay trong mỗi phòng). Ban đêm, nếu muốn đi tiểu tiện hay đại tiện thì tù nhân phải xách đèn ra trước vọng canh, hô to để xin phép "vệ binh". Những thằng "vệ binh" đa số là gốc nhà quê nên luôn nói ngọng và dùng nhiều thứ thổ ngữ địa phương khác nhau.
- Tại trại Hoàng Liên Sơn, thường xuyên có tiếng vang lên trong những đêm trường lạnh lẽo:
- Báo cáo cán bộ, tôi xin đi tiểu.
Vệ binh gác hỏi:
- Đi tiểu là đi đâu?
- Là đi tè, tức là đi đái đó...
- Đi đái thì nói đi đái, còn văn vẻ đi tiểu với đi đại... Được rồi đi đi.
- Qua Đêm sau, để rút kinh nghiệm và khỏi mất thì giờ, một tù nhân khác xin phép một thằng "vệ binh" khác:
- Báo cáo cán bộ, tôi xin đi đái.
Tiếng từ vọng gác:
Đi đái... anh ăn nói kém văn hóa quá.
- Vậy cán bộ bảo tôi phải nói thế nào?
Thằng vệ binh:
- Đi giải.
- Một đêm khác, một "cải tạo viên" khác:
- Báo cáo cán bộ, tôi xin đi giải...
Tiếng vệ binh:
- Không được. Đi đái thì nói đi đái. Giải gì? Giải rút hả? Dân Nam bộ mà cũng tập nói "tiếng Bắc". Nói lại.
(xin cho tôi hỏi, Ở Việt Nam có mấy thứ tiếng?)
Được lời như cởi tấm lòng, anh "cải tạo viên" la lớn:
- Báo cáo cán bộ, tôi xin đi đái.
- Cái âm thanh “ái... ái... ái” đó cứ vọng lên trên dãy núi Hoàng Liên Sơn trong những đêm vắng lặng, nghe thật “khẩn trương” và... đau khổ.
- Được rồi đi đi...
- Cũng may, vào thời kỳ đó, đa số các sĩ quan vẫn còn trẻ, còn khỏe, thận tốt, nên có thể còn ráng nhịn được. Nhưng những ông già trên sáu bó, đứng tranh luận về chữ nghĩa kiểu này, giữa trời sương rơi gió lạnh, chưa kịp đến hố "ái..." thì đã “giải phóng” cái bầu tâm sự ra quần mất rồi.
6.
- Chuyện bị Tào Tháo rượt sau đây thì bất kể tuổi tác, già trẻ, lớn bé, nhiếp hộ tuyến sưng hay không sưng. Cũng ở tại trại Hoàng Liên Sơn và cũng lại là chuyện chữ nghĩa. Một "cải tạo viên", vì buổi chiều đã lén ăn củ sắn sống, nên đang đêm bị đau bụng, bèn phải xách đèn chạy vội ra vọng gác khá xa.
- Báo cáo cán bộ, tôi xin đi cầu.
Thằng vệ binh, giọng còn trẻ:
- Không được. Giờ này anh đi ra cầu nàm cái gì, có ý đồ gì?
Anh bạn ta là dân Nam kỳ rặt:
- Hổng phải đâu, đi cầu là đi ỉa đó. Lẹ lẹ giùm lên cán bộ, tui chịu hết nổi rồi...
- Không được, anh phải học cách ăn cách lói cho đúng văn hóa, nghe chửa: tôi xin phép đi đại tiện. Các anh toàn nà người có tú tài hai, tú tài ba mà không biết dùng chữ cho đúng và nịch sự. Anh lói nại đi...
Bạn ta trả lời lại thật cộc lốc:
- Thôi khỏi cần nữa. Xong rồi.
- Anh lói xong rồi nà xong cái gì?
Bạn ta đùng đùng nổi giận, la lớn, dường như không còn sợ gì nữa:
- Là ỉa ướt quần rồi đó cha!. Không tin cha cứ trèo xuống mà hưởi. Đau bụng thấy mụ nội mà cứ lèng èng quoài.
- “Sự cố đột xuất” không mấy thơm tho này và sự hy sinh "vĩ đại" của anh bạn ta, hôm sau, câu chuyện đó đã lọt đến tai "quản giáo đội", không ngờ lại có kết quả tốt ngoài dự liệu. Theo lệnh trên, kể từ đêm đó, khi "cải tạo viên" cầm đèn xin phép ra "hố tiêu", nói kiểu nào, lính gác cũng phải cho đi, không "hạch hỏi" gì nữa.
7.
- Một bữa nọ, tôi vác theo một bó nứa to tổ chảng ở rừng về và vì mệt quá nên tôi bị té xỉu, và được chuyển vào đội "Rau Xanh" của mấy ông già lụ khụ, ốm yếu ho hen, loại sứt cán gãy gọng, và vì là trẻ nhất trong đám nên tôi được chỉ định làm trưởng tổ hốt phân, mỗi bữa ít nhất là năm chuyến, đem giao cho một tổ khác "chế biến" thành nước tưới rau, hoặc ủ thẳng trên các luống khoai. Trước khi xuất quân, tên quản giáo "lên lớp" tôi, nó nói:
- Có bốn thứ phân: "phân bắc", "phân chuồng", "phân xanh". Các anh phải lấy ba thứ này cho đầy đủ "chất lượng". Còn "phân đạm", hay "u-rê" là "phân cao cấp", ta chưa dùng đến.
- Phân chuồng (trâu bò) và phân xanh (lá cây ngâm mục) thì ai cũng hiểu. Riêng "phân bắc" tên quản giáo không cắt nghĩa. Một anh tổ viên người gốc Quảng liền giơ tay lên hỏi:
- Thưa coáng bọa, còn pheng béc là pheng chi?
Tên quản giáo nhìn anh chằm chằm, rồi dằn từng tiếng:
- Có thế mà không hiểu. "Phân bắc" là "phân tươi"...
- Pheng tư là pheng chi, coáng bọa?
- Là cứt chứ còn gì nữa. Hỏi mãi.
Sau khi tên quản giáo đã đi, một anh già trong đội lên tiếng cắt nghĩa :
- Mấy cha biết tại sao tụi nó gọi cứt là "phân bắc" mà không là "phân nam" hay "phân trung" không?
- Làm sao biết được!
- Tại vì ở ngoài Bắc, cứt quý như vàng, cho nên tụi nó giành lấy hết, ngay như cả trong chữ nghĩa tụi nó cũng không chừa cho ai.
8.
- Tại trại Vĩnh Phú, tôi được Linh mục Trần Thanh Cao là cựu tuyên úy lại giỏi về âm nhạc và vui tính, có quen biết ở ngoài đời, nên được nhiệt tình “chiếu cố” mà bốc về đội văn nghệ mới thành lập do ông làm đội trưởng, để tỵ nạn lao động vài tháng, mặc dù tôi thì dốt đặc cán mai về ca vũ nhạc kịch. Những nhân tài cũng cỡ như tôi thì được biệt phái từ các đội khác vào. Ðội được lệnh trình diễn giúp vui một phái đoàn thanh tra trung ương sắp đến để thăm trại.
- Cha Cao cho tôi vào ban hợp ca theo bè alto là bè hỗn tạp, ngang phè phè. Ông khuyến khích các "ca viên":
- Ăn sắn và hút thuốc lào mà hát được như vậy là được lắm rồi!
- Một hôm có trại phó đến thăm. "Ban hát" đang tập một bài có nhắc tới Hồ Chí Minh và hang Pắc Pó, hay ao sen, ao cá gì đó, do cha Cao đặt hòa âm thành bốn bè, mỗi bè tập riêng. Hắn chăm chú nghe ca sĩ bè alto của tôi đang tập dượt, vui vẻ một lúc rồi bỗng nhăn mặt và gọi cha Cao lại, nó giận dữ quát:
- Anh bôi bác Cách mạng đấy phải không? Tên Bác kính yêu như thế mà... mà anh dám đổi nà Hô, Hố, Hộ, Hổ như thế thì... thì nà anh nếu náo thật!
- Cha phân trần, nhưng hắn gạt đi:
- Bỏ, bỏ tất ! Bè với không bè, hát lệch thì có !
(hát lệch là cái gì vậy ?!?)
9.
- Một sĩ quan đồng tù kể lại: sau khi được thả về, anh hành nghề xe ôm. Nhờ có bộ mã phi công đẹp trai còn sót lại sau tám năm tù "cải tạo", anh đã lọt vào đôi mắt xanh của một em “cán bộ gái” tại một cơ quan nọ, Bắc kỳ "hai nút" (75) chánh hiệu.
- Anh nóí:
- - Tao "tranh thủ" "tiến nhanh, tiến mạnh", "tiến lên chiếm mục tiêu ngay". Vì lần đầu lụp chụp nên tao đã "khóc ngoài quan ải", nên thấy hơi quê, mới rụt rè hỏi nhỏ em ấy, “em thấy thế nào?”
- - Rồi... rồi em đó trả lời sao? tôi nôn nóng hỏi.
- Anh bạn thở dài:
- - Mẹ kiếp, trong lúc còn đang ôm nhau, em ngồi bật dậy, nghiêm nét mặt, và lên lớp tao y chang như mấy thằng "quản giáo" của mình trước kia. Em ấy bảo: << "Cơ-bản thì anh làm-tốt đấy, có chất-nượng. Nhưng về mặt tiêu-cực, em chưa thấy có ấn-tượng sâu sắc, anh chưa thể-hiện phấn-đấu năng-nổ để khống-chế tốc độ. Rút kinh nghiệm, lần sau, anh cần khắc-phục sự-cố tốt hơn" >> (!?!?!)...
(Thật đúng là Mẹ kiếp! nghe xong... "hiểu-chết-liền!" )
{đó là nói theo kiểu cộc lốc và trơ trẽn của loại dzăng hán..g mới ngày nay}
- Người Lính Già Portland, Oregon
Tuesday, June 23, 2015
TCB sưu tầm được Apr. 08, 2021.

Thursday, December 31, 2020

TU MA ĐỀ LẤY CHỒNG

 

TU MA ĐỀ LẤY CHỒNG

 

Toàn Không

 

      Trưởng giả Cấp Cô Độc có con gái tên Tu Ma Đề, nhan sắc đẹp đẽ, đoan chính, thùy mị, lễ phép, hiếm có trên đời; bấy giờ có Trưởng giả Mãn Tài tại thành Mãn Phú là bạn với Trưởng giả Cấp Cô Độc, có chút việc đến thăm Trưởng giả Cấp Cô Độc. Sau khi trông thấy Tu Ma Đề, ông hỏi Trưởng giả Cấp Cô Độc:

- Có phải cô gái vừa rồi là con gái ông không?

      Trưởng giả Cấp Cô Độc trả lời:

- Phải, đó là con gái tôi đấy.

- Cháu đã có nơi nào hỏi chưa? Tôi có con trai tới tuổi trưởng thành chưa có vợ, tôi có thể làm thông gia với ông được không?

- Việc này không nên, mặc dù dòng họ và tài sản hai bên tương xứng, nhưng việc ông thờ thần và cúng tế thì khác với tôi.

- Mỗi bên chúng ta sẽ thờ phụng riêng, con ông sẽ phụng sự riêng, tự do, tôi không thấy có gì trở ngại.

- Nếu con gái tôi làm dâu nhà ông thì ông tốn tài sản rất nhiều, có thể nói là tới sáu vạn lạng vàng.

 

       Trưởng giả Cấp Cô Độc nói vậy với mục đích từ chối, không ngờ Trưởng giả Mãn Tài trả lời ngay không cần suy nghĩ:

- Được, tôi hoàn toàn đồng ý như ông đã nói.

- Tôi còn một điều nữa là cần đến hỏi Đức Thế Tôn (Đức Phật) hiện ở không xa đây, nếu Ngài có dạy điều gì tôi phải vâng làm và sẽ trả lời ông lần chót; vậy ông hãy chờ ở đây, không lâu tôi sẽ trở lại ngay.

 

    Trưởng giả Cấp Cô Độc sắp xếp mau chóng, đến chỗ Thế Tôn cúi lạy rồi đứng qua một bên thưa:

- Con gái Tu Ma Đề của con được Trưởng giả Mãn Tài bên thành Mãn Phú cầu hôn cho con trai, xin Thế Tôn chỉ dạy, con nên gả hay không?

      Đức Phật bảo:

- Nếu gả Tu Ma Đề sang nước đó sẽ có nhiều lợi ích không thể đo lường.

 

      Nghe Phật nói thế, Trưởng-giả Cấp Cô Độc vui mừng cúi lạy, nhiễu Phật ba vòng rồi trở về bảo Trưởng giả Mãn Tài:

- Việc gả con gái tôi cho con trai ông đúng như những gì mà chúng ta đã nói. Vậy đúng 15 ngày ông đưa con trai với đầy đủ lễ vật để đón con gái tôi tại biên giới giữa hai nước.

 

1). TU MA Đ VỀ NHÀ CHỒNG:

      Hai Trưởng giả đều vui mừng phấn khởi rồi chia tay. Đúng 15 ngày, mọi việc sửa soạn xong, Trưởng giả Mãn Tài với con trai cùng sính lễ trên đoàn xe từ Mãn Phú đi qua. Trưởng giả Cấp Cô Độc cũng đã chuẩn bị cho con gái quần áo, trang điểm diễm lệ cùng hành trang trên đoàn xe từ Xá Vệ đi tới, hai bên gặp nhau ở biên giới hai nước. Họ gặp nhau làm thủ tục nghi thức cưới, rồi hai bên chia tay, bên đàng trai rước cô Dâu về thành Mãn Phú.

 

      Bấy giờ tại thành Mãn Phú có lệ là gả con gái hay cưới cho con trai người nước khác thì sẽ bị phạt bằng cách phải mời tất cả Phạm chí (người dòng Bà La Môn xuất gia tu tập mong sinh cõi Trời Phạm Thiên) ăn một bữa cơm với thịt lợn (heo), canh thịt lợn, và rượu.

 

      Trưởng giả Mãn Tài biết luật lệ này nên cho sửa soạn cơm thịt rượu, rồi mời hết thảy 6,000 (sáu nghìn) Phạm chí trong nước đến; khi các Phạm chí đến, họ mặc hoặc áo da trắng hoặc có lông thú, nhưng khi vào nhà họ đều vắt lệch lên vai phải để lộ nửa người.

 

      Trưởng giả Mãn Tài qùy gối trước cửa nhà đón tiếp cung kính làm lễ, khi mọi người đã ngồi xong đâu đó, thì Trưởng giả vào trong bảo Tu Ma Đề ra làm lễ các thầy, Tu Ma Đề từ chối nói:

- Thôi, thôi, thưa cha, con không thể ngó thấy và làm lễ mấy người khỏa thân được.

      Trưởng giả bảo:

- Đây không phải người khỏa thân, không có gì phải hổ thẹn cả, đó là lối pháp phục của họ từ xưa đến nay là như thế đấy.

      Tu Ma Đề thưa:

- Đây là những người không biết hổ thẹn nên mới bày thân thể ra ngoài, có dùng pháp phục gì đâu; xin cha nghe con, Thế Tôn thường nói: “Có hai nhân duyên mà người đời qúy đó là hổ và thẹn. Nếu không có thì cha mẹ, anh em, dòng họ, thân tộc tôn ti cao thấp không thể phân biệt giống như loài vật như gà, chó, lợn, dê, lừa, ngựa”. Thật con không thể lễ bái họ được.

      

       Anh chồng cũng đến bảo:

- Nay cô nên ra làm lễ các thầy, vì các Ngài đều là Trời mà gia đình tôi phụng sự.

      Tu Ma Đề đáp:

- Tôi không thể lễ những người khỏa thân không biết hổ thẹn giống như loài vật, tôi không thể lễ chó heo lừa được.

      Anh chồng quát lên:

- Ngậm miệng lại, không được nói bậy; đây chẳng phải dối gạt, cách mặc như thế chỉ là pháp phục.

 

      Bấy giờ Tu Ma Đề khóc òa lên, kể lể:

- Thà cha mẹ, bà con tôi mất mạng, thân chặt ra năm mảnh, tôi trọn không nghe theo điều tà kiến (sai lầm).

      Các Phạm chí đều nghe thấy những lời tranh cãi như thế, bèn lớn tiếng nói:

- Thôi thôi, Trưởng giả, vì sao để đứa tiện tỳ này chửi mắng như thế? Nếu thỉnh mời thì dọn thức ăn mau đi.

 

      Trưởng giả, chồng Tu Ma Đề và các người phục dịch vội mang đầy đủ cơm rượu thịt tiếp đãi cung kính các Phạm chí; họ ăn uống no say, bàn luận  chút đỉnh, rồi đứng lên đi về.

 

      Chiều hôm ấy, có một Phạm chí bạn thân trước kia với Trưởng giả tên Tu Bạt từ xa đến thăm. Khi gặp mặt thấy Trưởng-giả buồn rầu, Phạm Chí hỏi:

- Sao mà sầu lo đến thế, chẳng lẽ bị quan hạch tội, hay bị trộm cướp bệnh hoạn?

- Chẳng có những việc ấy, nhưng trong nhà có việc không vừa lòng, đó là tôi cưới con gái Trưởng giả Cấp Cô Độc bên thành Xá Vệ cho con trai tôi nên phạm luật nước, phải mời các thầy đến đông đủ dùng cơm; rồi tôi bảo con dâu tôi ra làm lễ các thầy, nhưng nó không vâng lời còn nói lời vô lễ đối với các thầy, nên tôi buồn khổ; rồi ông kể hết sự việc đã xảy ra cho Phạm chí nghe.

 

       Phạm chí Tu Đạt nghe xong nói:

- Trưởng giả, thật lạ lùng, cô gái này còn có thể sống mà không cắn lưỡi tự sát hay nhảy từ lầu xuống tự tử thì thật là may mắn lắm đó, vì các Thầy mà cô gái này phụng sự đều là những người phạm hạnh (tu hành giữ giới đầy đủ, nhất là diệt dâm dục, để đạt thanh tịnh) chưa từng có.

      Trưởng giả nói:

- Nghe ông nói tức cười, ông là Phạm chí dị học, sao lại khen ngợi Sa môn (Tu sĩ); họ có oai đức thần biến gì hơn ông và 6,000 Phạm chí ở thành này?

      Phạm chí nói:

- Trưởng giả, muốn nghe thần đức của các Sa môn, thầy của con dâu ông, tôi kể sơ để ông rõ. Có một lần tôi đến phía Bắc núi tuyết sơn đi khất thực trong nhân gian xong, bay đến suối A Nậu Đạt. Ở đó, Trời, Qủy, Thần từ xa thấy tôi đến, đều cầm khí giới đến bảo tôi: “Ông Tiên Tu Đạt, chớ đến suối này, đừng làm dơ bẩn suối; nếu không nghe lời thì tính mạng ông sẽ bị cắt đứt”, tôi nghe họ nói thế, bèn bỏ đi khỏi suối đó đến chỗ không xa mà ngồi ăn. Khi tôi còn đang ăn, có một Sa di (người mới tu chưa tới 5 năm) bay đến suối A Nậu Đạt tay cầm bát, tay cầm áo dơ bẩn. Khi ấy tôi thấy Trời, Qủy, Thần cho đến đại Thần suối A Nậu Đạt đều cung kính nghênh đón và nói: “Kính chào thầy của loài người, xin mời ngài đến đây ngồi”. Bấy giờ Sa di ấy đem cái áo ngâm trong nước, rửa tay, sau đó mới ngồi ăn ngay giữa suối nước trên cái bàn bằng vàng. Sau khi ăn xong Sa di rửa bát rồi ngồi kiết già trên bàn ấy mà nhập định. Sau khi xuất định, Sa di ấy giặt áo dơ, tôi thấy Trời, Qủy, Thần hoặc kỳ cọ chỗ bẩn, hoặc lấy nước giội vào áo cho sạch; giặt xong, vị ấy phơi áo trên hư không và lại ngồi thiền định. Một giờ sau, vị ấy lấy áo, rồi đi ngang qua chỗ tôi ngồi thiền, tôi bèn chào hỏi mới biết là Sa Di Quân Đ là đệ tử nhỏ nhất. Trưởng giả nên biết, thầy của con dâu ông, vị nhỏ nhất cũng có thần lực như thế, huống nữa là các đệ tử lớn hơn, có ai bì kịp; huống chi là vị thầy của tất cả, đó là Sa môn Cù Đàm, Đức Như Lai.

 

2). ĐỨC PHẬT THỊ HIỆN THẦN LỰC:

 

(Còn tiếp)


TU MA ĐỀ LẤY CHỒNG

Toan Khong

(Tiep theo)

2). ĐỨC PHẬT THỊ HIỆN THẦN LỰC: 

     Nghe câu chuyện trên, Trưởng giả hỏi Phạm chí:

- Chúng ta có thể thấy thầy của con dâu tôi không?

      Phạm chí đáp:

- Hãy hỏi con dâu ông. 

      Trưởng giả liền cho gọi con dâu đến và nói:

- Nay cha muốn được gặp thầy của con, con có thể thỉnh 

mời được không?

      Tu Ma Đề nghe nói, vui mừng thưa:

- Xin cha cho sửa soạn cơm chay cho đủ 1250 vị, ngày mai Như Lai (Đức Phật) sẽ đến đây, có các đệ tử Tỳ kheo đi theo Ngài, con trách nhiệm trong việc mời thỉnh. 

      Tu Ma Đề tay bưng lò hương lên lầu, chắp tay hướng về phiá Tịnh xá Kỳ Hoàn nước Xá Vệ, nơi có Phật mà khấn nói:

- Cúi mong Thế Tôn khéo quán sát, không việc gì chẳng biết, không việc gì chẳng xét. Nay con là Tu Ma Đề, con gái Trưởng giả Cấp Cô Độc, lấy chồng về nước Mãn Phú. Nay con đang ở chỗ nguy khốn, cúi mong Thế tôn đoái tưởng mà đến đây vào sáng ngày mai.

 

Rồi Tu Ma Đề nói kệ tán thán Phật đã từng hàng phục Qủy Thần, hàng phục kẻ sát nhân, hàng phục voi dữ, v.v... và xin Như Lai đoái tưởng. 

      Bấy giờ Tôn giả A Nan thấy hương khói bay trong Tịnh xá, liền bạch Phật:

- Hương khói ở đâu mà lan đến Tịnh xá này? Xin Thế Tôn chỉ dạy. 

      Đức Phật bảo:

- Khói hương này là do Tu Ma Đề, con gái Trưởng giả Cấp Cô Độc thỉnh Ta từ thành Mãn Phú; Thầy hãy tập trung các Tỳ kheo lại, phát thẻ cho các Tỳ kheo A La Hán để ngày mai 

đến thành Mãn Phú thọ thỉnh của Tu Ma Đề. 

      Khi các đệ tử tề tựu đông đủ, Tôn giả A Nan phát thẻ rồi Thế Tôn bảo một số Thánh Tăng ngày hôm sau đi trước và Ngài sẽ đến sau. 

 

      Sáng sớm hôm sau, người cận sự của chúng Tăng tên Càn Trà vác một cái chảo to lớn, bay lên hư không đến thành kia, đi ba vòng, rồi xuống nhà Trưởng giả, nhiều người trong 

thành trông thấy, Trưởng giả hỏi Tu Ma Đề:

- Đây có phải là thầy con không?

      Tu Ma Đề đáp:

- Đây là Cư sĩ giúp chúng Tăng trong việc cơm nước, vị này có đủ ngũ thông. 

      Sau đó lại có Sa di Quân đề Tu Bạt là đệ tử của Tôn giả Xá Lợi Phất, hóa hiện ra rất nhiều loại cây bông hoa, bay trên không, tới thành Mãn Phú bay ba vòng quanh thành, rồi hạ xuống nhà Trưởng giả. Trưởng giả thấy thế hỏi:

- Đây có phải là thầy con không?

- Không phải, người đó là đệ tử của đệ tử của Phật. 

      Rồi Tôn giả Bàn Đặc mặc áo xanh, hóa hiện ra năm trăm Trâu xanh, ngồi kiết già trên mình trâu đi trên hư không đến nhà thì đàn trâu biến mất, Trưởng giả liền hỏi:

- Đây có phải thầy con không?

      Con dâu trả lời:

- Không phải, đây là đệ tử Phật.

       Tiếp đến, Tôn giả La Vân hóa hiện ra năm trăm chim Khổng tước, đủ màu sắc sặc sỡ đẹp đẽ, ngồi kiết già trên lưng chim bay đến nhà. Trưởng giả trông thấy hỏi:

- Đây chắc là thầy con?

      Con dâu thưa:

- Không phải, đây chính là con ruột của Phật.

      Tiếp đến, Tôn giả Ca Thất Na hóa hiện năm trăm chim Cánh vàng dũng mãnh, ngồi kiết già trên mình chim bay rợp trời đến nhà. Từ xa thấy, Trưởng giả hỏi:

- Đây có phải là thầy con không?

- Không phải, đây là đệ tử của Phật.

      Sau nữa, Tôn giả Ưu tỳ Ca Diếp hóa hiện 500 Rồng đều có bảy đầu, ngồi kiết già trên mình Rồng cuốn vút như gió đến nhà, Trưởng giả lại hỏi:

- Đây hẳn là thầy con?

      Tu Ma Đề thưa:

- Chẳng phải, Tôn giả này cũng là đệ tử của Phật và có hàng nghìn đệ tử.

       Tiếp theo là Tôn giả Tu Bồ Đề, hóa hiện núi Tu Di Lưu ly trong vắt, ngồi kiết già trong hang, núi bay lơ lửng đến trên thành. Trưởng giả thấy thế hỏi:

- Đây phải thầy con không?

      Con dâu đáp:

- Không phải, đây là Tôn giả Tu Bồ Đề, đệ tử của Phật.

      Lại đến Tôn giả Ca Chiên Diên hóa hiện năm trăm Ngỗng trắng, ngồi kiết già trên lưng ngỗng bay rợp trời đến. 

Trưởng giả thấy hỏi:

- Đây là thầy con chăng?

      Con dâu đáp:

- Chẳng phải thầy con, đó là Tôn giả Đại Ca Chiên Diên.

      Rồi Tôn-giả Việt Ly hóa hiện ra năm trăm con mãnh Hổ (Cọp), cưỡi trên lưng hổ trên hư không chạy đến, Trưởng giả trông thấy lại hỏi:

- Đây có phải là thầy con không?

      Tu Ma Đề đáp:

- Không phải, đấy là Tôn giả Việt Ly, là đệ tử của Phật.

      Kế đến Tôn giả A Na Luật hóa hiện năm trăm Sư tử rống vang, cưỡi trên mình Sư tử chạy như bay trên không đến. 

Trưởng giả hỏi:

- Đây chẳng phải thầy con sao?

      Tu Ma Đề đáp:

- Đó là Tôn giả A Na Luật là đệ tử Phật, vị này không thấy đường mà có Thiên nhãn thông nhìn thấy cả nghìn thế giới. 

      Tiếp đến Tôn giả Đại Ca Diếp hóa hiện ra năm trăm con Ngựa vàng, cổ đeo nhạc, hý vang, có lông đuôi đỏ chói, ngồi trên mình ngựa, chạy trên không như bay, có hoa trời rải khắp mà đến. Trưởng giả thấy thế hỏi:

- Chắc đây là thầy con?

      Tu Ma Đề thưa:

- Cũng không phải, đây là Tôn giả Đại Ca Diếp, đệ tử nối pháp của Phật.

      Rồi đến Tôn giả Đại Mục Kiền Liên hóa hiện ra năm trăm Voi trắng lớn có sáu ngà trang sức vàng bạc, ngồi trên mình voi, phóng ánh sáng chói lòa cùng khắp, đi trong hư không, có âm nhạc trời với phướn lọng trong hư không rất kỳ diệu mà đến. Thấy thế, Trưởng giả lại hỏi:

- Chắc hẳn đây là thầy con?

      Tu Ma Đề đáp:

(Con Tiep)

 

 TU MA ĐỀ LẤY CHỒNG

Toàn Không

(Tiếp theo)

      Tu Ma Đề đáp:- Không phải là Thế Tôn, đây là đệ tử của Phật, thần túc bậc nhất, tên là Đại Mục Kiền Liên.

       Mỗi vị vừa kể đều đi 3 vòng trên thành Mãn Phú, rồi xả thần biến khi xuống nhà Trưởng giả; lúc này, Thế Tôn biết đã đến giờ, Ngài khoác áo Tăng già lê, đi trên hư không cách bảy nhẫn (một nhẫn bằng 8 thước ta, mỗi thước ta bằng khoảng 2 gang tay) Tôn giả A Nhã Câu Lân hóa hiện làm Nguyệt Thiên (mặt trăng) ở bên trái, Tôn giả Xá Lợi Phất hoá hiện làm Nhật Thiên (mặt trời) ở bên phải, Tôn giả A Nan nương oai thần của Phật đứng phiá sau tay cầm Phất trần.

 

Hơn 1,200 đệ tử vừa Thánh vừa phàm nương oai thần của Phật vây quanh trên hư không vùng Tịnh xá Kỳ Hoàn như thế; lúc ấy cũng có Vua Trời Phạm Thiên Vương tới đứng phiá bên phải của Phật, Vua Trời Đế Thích tay cầm Phất tử đứng phiá bên trái, Lực sĩ Kim Cang Mật Tích ở phiá sau tay cầm Chày Kim cang, Tỳ Sa môn Thiên Vương tay cầm Lọng bảy báu lớn che cho Phật.

 

Bàn giá Tuần và các Thiên Thần, kẻ hoà nhạc, kẻ xướng ca công đức vô biên của Phật. Chư Thiên rải muôn hoa muôn màu trên Phật và chúng Tỳ kheo.

 

   Bấy giờ Trưởng giả Cấp Cô Độc, Vua Ba Tư Nặc, và nhân dân thành Xá Vệ đều thấy cảnh ấy tán thán không ngớt, trong khi đó, Phật đem các Tỳ kheo cùng chư Thiên Thần vô số kể đi như chim Phượng hoàng trong hư không đến thành Mãn Phú.

 

Dân chúng cả thành đều thấy những cảnh tượng thù thắng như thế suốt từ sáng cho đến giờ phút ấy. 

 

Bấy giờ Trưởng giả Mãn Tài nói kệ để hỏi con dâu: Đây là ánh trời chăng?

Chưa hề thấy vẻ này,Mấy nghìn vạn ức tia,Không dám nhìn chăm chú.

 

      Tu Ma Đề gật đầu, rồi qùy xuống, chắp tay hướng về Phật nói kệ đáp:

Chẳng trời, không chẳng trời,Thường phóng nghìn thứ sáng,

 

Vì tất cả chúng sanh,Đây đúng thật Thầy con,Trời Người khen Như Lai,Qủy Thần sợ oai Phật,Nay sẽ được qủa lớn,Cần siêng cúng dường Ngài.

 

      Trưởng giả Mãn Tài liền qùy gối phải, chắp tay ngước lên, dùng kệ tán thán Phật là bậc tối thắng đẹp hơn Thiên Đế, sáng hơn mặt trời, tôn qúy bậc nhất trong trời đất, không có loài hữu hình vô hình nào sánh cùng Phật, và xin được tự quy y mạng với bậc chí tôn.

 

       Lúc ấy Phật đưa các đệ tử xuống khoảng đất trống, rồi bỏ thần túc, bình thường đi vào nhà Trưởng giả; khi Ngài vừa bước tới cửa thì trời đất rung động mạnh, nhân dân hoảng sợ, Ngài bảo: “Đừng sợ, trời đất chấn động là do Như Lai đây thị hiện thần lực mà ra”.

 

      Mọi người thấy dung mạo Ngài các căn tịch tĩnh, 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp trang nghiêm, nên đều tự nói: “Tại sao chúng ta lại không biết vị thượng tôn cực diệu như thế này, mà đi thờ những Phạm chí kém cỏi không thể  sánh được như thế ấy?”

 

Thế là họ nói từ người này qua người kia, họ cùng tới để chiêm ngưỡng Phật và chúng Tỳ kheo. Số người đến mỗi phút mỗi đông hơn, thấy vậy, Thế Tôn hóa hiện nhà Trưởng giả thành lưu ly trong suốt, trong ngoài đều thấy hết, để cho nhân dân được lợi lạc chiêm ngưỡng.

 

      Khi ấy Tu Ma Đề đến trước Phật qùy lạy và nói điều cảm tạ Phật đã đáp lời khấn của cô mà đến, nhưng không hiểu vì ác duyên nào mà cô chịu khổ ở nơi đây, xin Phật dứt nghi cho. Phật trả lời là do lời thệ nguyện cứu chúng sanh trước kia mà Tu Ma Đề đến nơi này, và cũng vì vậy mà được trí tuệ sáng suốt và khiến Trời, Người thấy được Tu Ma Đề như một hạt châu sáng, không có gì phải buồn lo cả; Tu Ma Đề nghe Phật nói vô cùng mừng rỡ.

 

      Lúc ấy Trưởng giả thấy Phật và chư Tỳ kheo đã an tọa xong, ông cùng các người hầu bưng thức ăn đủ món dâng lên cúng dàng đầy đủ. Khi ông thấy Thế Tôn và chư Tăng đã thọ trai xong, ông cho dọn dẹp sạch sẽ, rồi cùng Tu Ma Đề và thân quyến ngồi ngay trước măt Thế Tôn. 

 

Lúc ấy cũng có vô số kể nhân dân ngồi chung quanh xa gần mà nghe. Thế Tôn nói giới luận, thí luận, luận sinh Thiên, dục là bất tịnh, lậu là dơ xấu, xuất gia là cần yếu; Thế Tôn thấy Trưởng giả, Tu Ma Đề, và 84,000 (vô số) nhân dân tâm ý khai mở, Ngài liền thuyết các pháp khổ, nguyên nhân gây ra khổ, cách diệt khổ, và con đường tiến tới đạo.

 

Khi ấy, mọi người đều sạch hết trần cấu, được pháp nhãn thanh tịnh, không còn hồ nghi, được sự không sợ hãi, mọi người đều xin quy y Tam Bảo, thụ trì ngũ giới (không sát sinh, không trộm cướp, không nói dối, không tà dâm, không uống rượu); Phật chấp thuận hết thảy. 

 

Trước Phật, Tu Ma Đề nói kệ: Như Lai tai trong suốt,Nghe con gặp nạn này,Giáng thần đến đây xong,Mọi người được pháp nhãn.

 

      Thế Tôn thuyết pháp xong, liền từ chỗ ngồi đứng lên cùng các Tỳ kheo dùng thần thông y như lúc tới để trở về Tịnh xá Kỳ Hoàn; mọi người đều qùy gối, ngước lên trời mà vái Phật và chúng Tăng đang xa dần bầu trời thành Mãn Phú.

 

      Bấy giờ các Phạm chí bảo nhau: “Chúng ta không thể sánh kịp với Sa môn Cù Đàm, nhân dân trong nước này đã bị Sa môn Cù Đàm hàng phục rồi, chúng ta không nên ở đây nữa, mà nên đi đến nước khác”, thế rồi họ lần lượt bỏ nước Mãn Phú mà đi.

 

 Ví như Sư tử chúa của các loài thú, có oai thần, khi rống lên các loài thú đều sợ hãi bay chạy mất hoặc nép phục ẩn núp, hoặc bỏ đi; các Phạm chí đối với Thế Tôn có đại oai lực cũng như vậy.

 

      Hôm sau, khi các Tỳ kheo tụ tập ở giảng đường, có một Tỳ kheo bạch Phật:

- Xưa cô Tu Ma Đề tạo nhân gì mà là con Trưởng giả Cấp Cô Độc và lại đọa vào nhà tà kiến?

Và vì lý do gì cô được pháp nhãn (có con mắt nhận ra các pháp một cách tường tận) và lại tạo cho vô số nhân dân cũng được pháp nhãn như thế, xin Thế Tôn giải thích cho chúng con.

      Đức Phật bảo:- Trong quá khứ của Hiền kiếp này, lúc đó có Phật Ca Diếp, Ngài ở tại nước Ba La Nại, du hóa cùng 20,000 đại chúng Tỳ-kheo. Bấy giờ vua Ái Mẫn có con gái tên Tu Ma Na, cô này có tâm cung kính Phật, vâng giữ giới cấm, hằng ưa bố thí, ái Kinh, lợi người và đồng lợi.

Cô thường ở trước Phật tụng pháp cú (những lời Phật nói) và phát nguyện rộng lớn rằng: “Con hằng có pháp tứ ái và ở trước Như Lai tụng pháp cú, nếu con có chút phúc nào, con cầu khi sinh ra không rơi vào ba đường ác (Địa ngục, Súc sinh, Ngạ qủy), cũng không vào nhà nghèo, đời vị lai cũng gặp Phật ra đời, cho con chẳng chuyển sang thân Nam mà được pháp nhãn thanh tịnh”.

      Nhân dân trong nước nghe được Vương nữ thệ nguyện sâu rộng như thế, vô số người đến gặp, ca tụng công đức Vương nữ đã phát nguyện, nhân dân cũng muốn được đồng lợi như thế.

 

Bấy giờ Vương nữ bảo:- Tôi đem công đức này cùng thí hết thảy nhân dân các người, nếu về sau gặp được Như Lai thuyết pháp, tất cả đều đồng được độ.

 

      Các thầy chớ có nghi, vua Ai Mẫn lúc ấy, nay là Trưởng giả Cấp Cô Độc, Vương nữ lúc ấy nay là Tu Ma Đề, nhân dân lúc ấy, nay là nhân dân nước Mãn Phú.

 

 Do lời thệ nguyện trước kia nay gặp Ta, nghe pháp được độ, và được pháp nhãn thanh tịnh, là vì nhân duyên ấy.,.  

 

 

__._,_.___


Posted by: Tien Do


Thursday, December 24, 2020

BÁN CÁI GIẾNG

 From: Ngoc Tran <

Date: Tue, Dec 15, 2020 at 4:31 AM
Subject: BÁN CÁI GIẾNG. 

Une leçon de logique

BÁN CÁI GIẾNG 

Ở làng nọ có một người đàn ông thông minh sở hữu một cái giếng nhưng anh ta không dùng gì đến nó nên quyết định bán cho bác nông dân gần nhà. Một hôm, khi đi ngang qua thấy bác nông dân đang múc nước từ giếng lên để nấu ăn, tưới hoa màu, nuôi gia súc…, gã thông minh lập tức ngăn lại và không cho phép bác nông dân múc nước từ giếng lên.

 

“Tôi chỉ bán cho ông cái giếng, tôi không bán nước cho ông. Vì thế, ông không thể lấy nước từ cái giếng này được”, gã thông minh lên tiếng.

    Bác nông dân rất buồn mà không biết phải làm sao. Giếng thì mình đã mua rồi, nhưng đúng là mình không trả tiền mua nước từ cái giếng. Giờ giếng có đầy nước mà không được dùng, trong khi cả gia đình mình, hoa màu và gia súc đều cần đến nguồn nước sạch từ cái giếng này.

Nghĩ mãi không biết làm thế nào để giải quyết với người đàn ông kia, bác nông dân quyết định mang lên trình quan huyện xét xử, mong lấy lại công bằng. Lên cửa quan, bác nông dân tường thuật lại đầu đuôi câu chuyện, không giấu giếm bất cứ điều gì, hòng mong lấy lại được công bằng cho gia đình mình.

Quan huyện gọi người đàn ông thông minh kia lên và hỏi: “Tại sao ngươi không cho ông ta dùng nước trong giếng? Chẳng phải ngươi đã bán cái giếng đó rồi sao?”

“Dạ, bẩm quan. Con chỉ bán cái giếng cho ông này, chứ con không bán nước trong giếng. Do đó, ông ta không có quyền lấy nước của nhà con. Giờ nếu muốn lấy nước, ông ta phải trả thêm tiền mua nước chứ” – người đàn ông đáp, chắc bẩm lý lẽ đã thuộc về tay mình.

    Quan huyện nhìn người đàn ông, khẽ mỉm cười và trả lời: “Ồ, ngươi nói rất có lý. Thế nhưng, khi ngươi đã bán cái giếng cho người nông dân này, cái giếng đã thuộc quyền sở hữu của anh ta; còn nước trong giếng vẫn thuộc sở hữu của ngươi. Vậy thì ngươi không có quyền được để nước dự trữ trong giếng của người nông dân nữa”.

    “Bây giờ chỉ có 2 lựa chọn: Một là ngươi phải trả tiền cho bác nông dân để thuê cái giếng dự trữ nước. Hai là ngươi phải mang toàn bộ nước ra khỏi cái giếng ngay lập tức”, quan tòa ngẩng lên nhìn gã thông minh và khẳng định đanh thép.

    Gã thông minh cúi đầu buồn bã, không biết làm gì để biện minh cho hành động của mình nữa. Anh ta đã bị chính trí thông minh của mình hại rồi.

    Thế mới nói, trong cuộc sống, dù bạn thông minh đến đâu cũng sẽ luôn có những người khác thông minh hơn bạn. Đó là lý do con người sinh ra luôn phải học hỏi không ngừng, dù là lúc ở tuổi thanh niên hay khi đã về già. Vậy nên đừng để trí thông minh sẽ phản tác dụng và khiến bạn “tự mình hại mình” nếu không biết sử dụng đúng cách nhé.

 


 

--

TRAN NANG PHUNG

http://www.youtube.com/user/trannangphung?feature=mhum

__._,_.___


Posted by: Tran Nang Phung 

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày- 10/5/2021

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List