---------- Forwarded message ---------
From: chi ngoc
Date: Sun, Aug 18, 2019 at 6:38 PM
Subject: Fwd: .''Bắc kim thang cà lang bí rợ:
To:
From: chi ngoc
Date: Sun, Aug 18, 2019 at 6:38 PM
Subject: Fwd: .''Bắc kim thang cà lang bí rợ:
To:
Subject:
.''Bắc kim thang cà lang bí rợ: ''
Nghe bài hát này.. kỷ
niệm thời còn bé.. "vụt" hiện lại..( Cuộc sống trong miền Nam.. )
khoảng thập niên 50 <TK 20> nhà tôi ở <xóm bến tắm ngựa... trước đình
Xuân Hòa đường Champagne.Saigon..ban đêm.. trẻ nhỏ tụ tập chơi ở
sân..<lề đường... thời xưa.. rộng rãi.. Nay thì.. nhà cửa xây đựng.. không
còn khoảng ..trống.. như xưa..; có trò chơi.. Bắt kim thang... ít nhất là 3
đứa.. quay lưng vào nhau.. đứng một chân.. và chân co ..lên móc ngược cho
dính với nhau...vừ nhảy<lò cò> vừa hát.. bắt kim thang.. cà lang bí rợ
<miền Bắc gọi bí đỏ, hay bí ngô..
không gọi bí rợ như miền Nam...> Mời đọc bài viết về bài hát ..bắc
kim thang....
Bắc kim thang cà lang bí rợ: ý nghĩa thật của bài hát này
Tuổi
thơ trẻ em nào cũng từng ê a câu hát: “Bắc kim thang cà lang bí rợ…”. Nhà trẻ
hay mẫu giáo, trường nào cũng dạy chúng mình hát bài dân ca Nam bộ này và chẳng
khó khăn gì để thuộc làu nó.Thế nhưng khi lớn rồi, có khi nào chúng ta ngẫm lại bài hát và hiểu hết ý nghĩa thật trong từng câu chữ của nó. Sự thật là hầu hết hơn 90% người Việt đều không biết “bắt kim thang”, “cà lang bí rợ” là sao, hay chú bán ếch với chú bán dầu có chuyện gì mà con le le và bìm bịp nó phải đánh trống thổi kèn vậy?
Để tìm hiểu ngọn ngành bài hát, chúng ta hãy đọc một câu chuyện cổ tích sau nhé!
Đây là bài dân ca Nam bộ bắt nguồn ở miền Tây thuộc vùng tứ giác Long Xuyên. Chuyện kể rằng ngày xửa ngày xưa có hai anh bán dầu (dầu lửa để thắp đèn) và anh bán ếch chơi với nhau rất thân. Nhà hai người sống tách biệt trên một cù lao nhỏ ven sông, cách xa khu dân cư nên hằng ngày đi bán họ phải đi qua một cây cầu để đến chợ làng.
Cây cầu khỉ có hình dáng mộc mạc, vắt vẻo như thế này đây, phải khéo léo lắm mới đi một mạch mà không bị rơi xuống nước.
Nhà nghèo, cảnh nhà cũng neo đơn nên hai anh dễ dàng thân thiết nhau. Có lần mẹ già của anh bán ếch bị bệnh nặng, không có tiền thuốc thang mà lìa trần, anh bán dầu mới chia sẻ tiền ma chay với anh bán ếch mà không hề tính toán thiệt hơn, vì thế anh bán ếch ngày càng cảm kích tấm chân tình của người bạn mình. Tình bạn của họ càng gắn bó hơn từ đó.
Một đêm nọ, anh bán ếch đi bắt ếch trong đêm như mọi ngày, nhưng hôm nay anh phát hiện có tiếng kêu thảm thiết của hai con vật phát ra từ một cái bẫy trên đồng. Tò mò anh lại gần xem thì thấy một con le le và một con bìm bịp đang van kêu la.
Ở đây chúng tôi muốn chú thích nhỏ cho quý bạn đọc về hai con vật ở miệt vườn này.
Khi bay nó kêu tiếng khò khè. Thịt của le le rất ngon và bổ dưỡng, ngon nhất là nấu cháo nên người ta đang phát triển mô hình chăn nuôi le le giống ở từng hộ gia đình và trang trại trên cả nước.
Bìm bịp là tên gọi chung của 30 loài bìm bịp khác nhau như: bìm bịp nâu, bìm bịp đen nhỏ, bìm bịp đầu xanh… vì chúng đều có tiếng kêu giống nhau là bìm bịp nên dân gian đặt luôn cho chúng cái tên này. Chúng thường sống ở những bụi lau sậy um tùm mọc gần đầm lầy, sông suối.
Bìm bịp là loài chim ăn thịt, món ăn khoái khẩu của nó là rắn. Nếu thấy tổ chim này thì biết ngay có rắn gần đó. Chim non cần thức ăn nhiều để mau lớn nên chim bố và mẹ hay bắt rắn về dự trữ bằng cách “giam lỏng”. Nhưng rắn lại không dám làm hại loài chim này, lý do vì sao thì không ai biết, có thể rắn “ớn” mùi nước giải quanh tổ của bìm bịp nên không thể lại gần.
Ngày nay người ta nuôi bìm bịp để giữ nhà, tiếng kêu của nó rất to, tính khí hung dữ nên con người phải huấn luyện nó từ lúc là con chim non. Ngoài ra còn nuôi nó để trừ rắn.
Trở lại câu chuyện cổ tích đang dang dở, vì con le le và bìm bịp đang tranh ăn với nhau nên sảy chân rơi vào bẫy của con người. Gặp anh bán ếch, bọn nó ra sức năn nỉ cứu mạng sẽ đền ơn báo đáp về sau. Vốn người có tánh nhân từ, anh bắt ếch đồng ý mở lồng giải thoát hai con. Vài ngày sau, le le và bìm bịp đến nhà anh bán ếch để cảnh báo một tai họa sắp xảy ra.
Thấy hai anh này thích hợp nhất vì khi trời vừa rạng sáng anh bán dầu ra chợ, còn anh bán ếch về nhà, thời điểm đó chúng mới có thể ra tay được, nếu mặt trời lên ma phép sẽ chúng biến mất, nên trong vòng 7 ngày chúng phải hại cho chết.
Theo kế của le le và bìm bịp anh bán ếch mời anh bán dầu qua nhà mình chơi ăn tiệc nhân ngày giỗ mẹ mình. Anh bán ếch chuốc cho bạn mình no say bí tỉ, ngủ li bì quá giờ đi bán. Sang ngày kia, anh bán ếch lại lấy cớ sang nhà anh bán dầu để cám ơn đã giúp đỡ mình chuyện tiền nong và bày tiệc ăn uống no nê, anh bán dầu lại say mềm và trì hoãn thành công việc đi qua cây cầy khỉ kia.
Hai ông bạn cứ thế nhậu với nhau và ngủ mê man cho tới ngày cuối cùng của định mệnh. Do say xỉn mấy ngày liền, anh bán ếch đã ngủ quên, còn ông bạn bán dầu chợt choàng tỉnh dậy và sửa soạn đồ đi bán vào đúng lúc sáng sớm mà anh bán ếch không hề hay biết.
Do bước vội vội vàng vàng, cây cầu khỉ chông chênh lại bị bọn ma da hóa phép cho nó trơn trợt nên anh bán dầu vuột chân té nhào xuống sông mà chết. Anh bán ếch hay tin, mặc dù đau buồn nhưng phải chờ hết hạn của tụi ma da, sang ngày hôm sau mới dám vớt xác bạn lên là đám tang.
Vậy còn “bắc kim thang” là gì nhỉ? Cái này thuộc về kỹ thuật trồng các cây họ dây leo ở miền Tây Nam bộ. Người ta “bắc” hai cây cột hình “thang” cân giống “kim” tự tháp – từ “kim” ý nói tam giác cân.
Hai cây cột này bắt chéo nhau, cắm trên mặt đất. Những cái thang này cách nhau một khoảng và chạy thành hàng dài, rồi được nối với nhau bằng một cái kèo dài trên đầu thang để cân bằng lực đỡ.
Và đến đây chính là câu “cà lang bí rợ”, ý nói quả cà, củ khoai lang và quả bí rợ. Ba loại này đều là loại dây leo, người ta làm cái kim thang để ba cây này leo lên trên đó mà ra hoa kết quả. Hình ảnh này ví von cho tình cảm keo sơn, khắng khít của anh bán dầu và anh bán ếch như “bắc kim thang cà lang bí rợ, cột qua kèo là kèo qua cột” vậy đó.
Cả bài đồng dao được viết ra dựa trên câu truyện dân gian này. Tuy nhiên, trải qua thời gian rất dài, cuộc sống thay đổi rất nhiều nên những người lớn có khi không hiểu hết ý nghĩa những hình ảnh trong câu hát bài “Bắc kim thang” hoặc có hiểu cũng không đủ kiên nhẫn để giải thích cho con mình vì chúng khó lòng hình dung ra những thứ mộc mạc, cũ kỹ này. Nhưng bài hát thì vẫn cứ truyền miệng từ thế hệ này đến thế hệ kia và gây ra không ít hoang mang, tò mò và ý nghĩa thật của bài hát cũng bị lãng quên.
NguyễnĐắcSongPhương
H21 <lượm trên Internet>
--
--
To post to this group, send email to NT1957@googlegroups.com
To unsubscribe , send email to NT1957+unsubscribe@googlegroups.com
---
You received this message because you are subscribed to the Google Groups "NT1957" group.
To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to NT1957+unsubscribe@googlegroups.com.
To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/NT1957/CAK2irH_utYaVdbth19GN6LPJ02h9MrShjUqE-6w95STH7Hf-hw%40mail.gmail.com.
--
To post to this group, send email to NT1957@googlegroups.com
To unsubscribe , send email to NT1957+unsubscribe@googlegroups.com
---
You received this message because you are subscribed to the Google Groups "NT1957" group.
To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to NT1957+unsubscribe@googlegroups.com.
To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/NT1957/CAK2irH_utYaVdbth19GN6LPJ02h9MrShjUqE-6w95STH7Hf-hw%40mail.gmail.com.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment