Cách Mạng Ai Cập?
(06/28/2012)
Tác giả : Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh
Sau cuộc bầu cử tự do nhất trong lịch sử Ai Cập hôm Chủ nhật vừa qua cựu Thủ tuớng Mohammed Morsi đã trúng cử Tổng Thống Ai Cập, đánh bại cựu Thủ tướng Ahmed Shafiq trong một cuộc tranh đua gây sự căng thẳng chính trị Ai Cập lên vài nấc nữa.
Bốn Tổng Thống sau chót trong sáu chục năm qua đều là những người trong hàng ngũ quân đội. Đây là lần đầu tiên nước Ai Cập hiện đại được lãnh đạo bởi một người Hồi giáo và cũng là một người dân sự được bầu cử tự do.
Hàng đoàn người ủng hộ Morsi tụ tập ở Công viên Tahrir, Cairo, đã hoan hô và nhẩy múa khi kết quả bầu cử được đọc trên TV. Có nguời thả bồ câu có buộc hình của Morsi tại công viên, nơi đã từng có cuộc nổi dậy đòi cách chức Mubarack hồi năm ngoái. Nhiều nguời còn đốt cả pháo.
Phát ngôn nhân của Morsi tuyên bố những lời nói không thể mô tả “sự sung sướng” trong “giây phút lịch sử này”. Ông ta nói: “Chúng ta có giây phút này là nhờ máu của những người tử đạo trong cuộc cách mạng. Ai Cập sẽ bắt đầu một giai đoạn mới trong lịch sử”.
Lời loan báo đó là đỉnh cao của một giai đoạn 16 tháng chuyển tiếp được dự liệu sẽ đem lại luật lệ dân chủ, nhưng được kiểm soát chặt chẽ và rút gọn bởi các nhà cai trị đã đoạt quyền hành từ Mubarak.
Kết quả rồi đây sẽ kết thúc sự tranh chấp quyền lực của đất nước hiện đang diễn ra giữa tổ chức Huynh đệ Hồi giáo của Morsi và phe quân sự hay chăng?
Ủy hội Bầu cử nói Morsi thắng với 51.7 % lá phiếu so với 48.3% của Shafiq. Số phiếu tổng cộng là 51%.
Farouk Sultan, cầm đầu Ủy Hội Bầu cử, mô tả cuộc bầu cử là “một giai đoạn quan trọng trong sự kết thúc việc xây dựng kinh nghiệm dân chủ của chúng ta”.
Nhưng quan niệm đó có đúng hay không nhỉ? Ngay sau khi kết thúc cuộc bầu cử dân chủ, những người dân Ai Cập sẽ làm gì nhỉ? Họ sẽ bắt tay vào việc xây dựng đất nước của họ chăng? Sự thật không đơn giản như vậy.
Trước hết không ai có thể chối cãi nền văn minh Ai Cập là nền văn minh đầu tiên của loài người với việc xây dựng 3 quả núi, chữ Hán vẫn gọi là Kim Tự Tháp, chữ Anh gọi là “pyramid”. Xét ra trên khắp thế giới ở các lục địa Âu, Á, Phi cho đến Mỹ châu không có một di tích nào của loài người vĩ đại như thế.
Vậy dân tộc Ai Cập sẽ bủa ra quanh 3 qưả núi nhân tạo Kim Tự Tháp để làm ăn mua bán chăng? Ở đây tôi xin thưa rằng chẳng bao giờ có chuyện đó. Tại sao vậy? Bởi vì quanh 3 quả núi nhân tạo chỉ toàn là bãi sa mạc nóng hổi không thể trồng trọt cày cấy gì được. Đó là vấn đề kinh tế, giản dị hơn nữa, đó là sự sống còn của con người.
Chính vì thế dân chúng Ai Cập cho đến nay vẫn tìm đường vượt qua Địa Trung Hải để tìm sự sống còn của họ trong phần lục địa gọi là Âu châu. Ở thời xa xưa đó chưa có những tầu biển lớn nào vượt qua các Đại dương, Thái Bình Dương hay Đại Tây Dương như ngày nay.
Người dân Ai Cập đã được tự do tìm lẽ sống vì vấn đề kinh tế. Để kết luận tôi muốn đặt ra câu hỏi: Tự do cần hay sự sống còn cần cho loài người chúng ta? Chỉ có mấy anh khùng mới không trả lời được câu hỏi này.
No comments:
Post a Comment