Kính thưa quý vị,
Dưới đây là hồi ký
của một người “Tù Binh Chiến Tranh” bị giam cầm trong vùng rừng núi Hạ Lào, ở
vào thời kỳ chiến tranh VN bắt đầu cao điểm từ năm 1965, 1966 và
1967. Chúng tôi xin ghi lại đây những hình ảnh đau thương, những kỷ niệm
kinh hoàng, khiếp đảm cùng những thương tích vẫn còn hằn sâu trên cơ thể. Bên cạnh
đó, chúng tôi cũng xin gởi gấm tâm sự của mình xuyên qua những bài học tập
chính trị và những lời xác nhận của các Cán bộ cao cấp của đảng CSVN và qua đó,
quý vị sẽ thấy được những sự thật phũ phàng, vô cùng đau lòng, cùng những điều
bí mật ít tai biết, do chính Cán bộ cao cấp của CSVN xác nhận.
Thế mà trong hơn
5, 6 chục năm qua, biết bao học giả trí thức “giác ngộ CM”, các chính trị
gia xôi thịt thuộc thành phần thứ ba, các vị lãnh đạo tinh thần “tiến bộ” cứ
chối cãi quanh co để chạy tội hoặc nhiều khi họ lại còn đổ lỗi, kết tội cho những
người vô tội phải bị tù oan! Bài viết hơi dài vì có nhiều đoạn liên hệ với
nhau, mỗi đọan là một câu chuyện có đầy đủ hỷ nộ ái ố, có nhiều đoạn cho thấy
những bí mật chưa ai biết! Những điều tôi trình bày là tất cả sự thật,
không hư cấu, nên có thể làm phiền lòng ai đó. Kính mong quý vị thông cảm vì
đây là sự thật!
Chúng tôi hy vọng
sẽ không làm mất thì giờ của quý vị. Kính mời quý vị đọc để cảm thông và cùng
chia sẻ trong ngậm ngùi một thời đất nước MNVN tươi đẹp lại bị nhiễu nhương
trong điên loạn để đưa đến ngày mắt nước 30.04.75!
Trân trọng.
Phan Văn Phước.
Khóa 13/SQTBTĐ.
Thanh Long. KBC.4005.
Tâm Sự Của Một Người Tù Binh Chiến Tranh
Trung Đoàn X CSBV
do Trung tá Hiệu làm Thủ Trưởng và Thiếu tá Ngọ làm Cán bộ chính trị kiêm Bí
thư TrĐ. Một Trung đội cảnh vệ đóng ở lưng chừng đồi do Thượng sĩ Mưu chỉ huy để
giữ an ninh mặt tiền của BCH/TrĐ đóng ở trên đồi. Cạnh bờ suối là nhà bếp do
Cán bộ Sinh cùng 6 anh nuôi đảm trách. Trại có chừng trên dưới 100 quân để giữ
an ninh và phòng thủ BCH/TrĐ. Toàn thể cán bộ và bộ đội cùng các đơn vị trực
thuộc đóng quân bao trùm một vùng rộng lớn trong vùng rừng núi Hạ Lào, họ sống
trong những ngày lao động sản xuất, học tập chính trị và hành quân bình thường
mỗi ngày như mọi ngày.
Ngoài số cán bộ
và bộ đội cơ hữu kể trên, còn có một Tù Binh Chiến Tranh đó là Thiếu Úy
Phan Văn Phước nguyên Đại Đội Trưởng ĐĐ 956/ĐPQ thuộc TK Thừa Thiên kiêm Trưởng
căn cứ Lương Mai thuộc quận Phong Điền giáp ranh tỉnh Quảng Trị. Kể từ
đêm 12.12.1965, căn cứ Lương Mai bị cộng quân vây hãm và bị pháo kích liên hồi
vô cùng nghiêm trọng. Ngay từ giờ phút đầu tiên, đơn vị đi tiền đồn đã chạm địch,
nhưng vì gặp phải lực lượng địch quá đông và hỏa lực hùng hậu nên đơn vị đã bị
tổn thất. Tôi liền cho lệnh đơn vị rút lui, trở về căn cứ theo lộ trình đã ấn định.
Mục đích để săn sóc các binh sĩ bị thương và tăng cường quân số phòng thủ.
Chúng tôi đã nhiều lần xin phi pháo yểm trợ để giải tỏa áp lực địch, nhưng gặp
thời tiết xấu, mưa to gió lớn của xứ Huế, mây mù bao phủ, trần mây quá thấp,
nên việc yểm trợ của phi pháo vô cùng trở ngại và rất hạn chế.
Có một lần, 2
phi tuần F105 của Mỹ từ căn cứ Đà Nẵng bay ra đánh bom yểm trợ, nhưng qua trung
gian hướng dẫn mục tiêu của Cố Vấn Mỹ ở TT Hành Quân của TK/TT, nên phi tuần đầu
tiên đã đánh bom trật mục tiêu, làm hư hại nặng hệ thống phòng thủ, nhưng rất
may không gây tử thương, chỉ có 4 binh sĩ bị thương. Riêng phi tuần thứ hai đã
bay vòng hai lần nhưng không nhìn rõ mục tiêu vì mây mù bao phủ và trần mây quá
thấp, nên đã đem bom thả biển, thế là xong! Đơn vị chúng tôi vẫn tiếp tục chiến
đấu vừa tu bổ hệ thống phòng thủ trong tình huống vô cùng khó khăn vì địch quân
pháo kích liên hồi và rất cô đơn vì không có đơn vị tăng viện, trong khi đạn dược
chẳng còn bao nhiêu.
Nhưng lệnh tử thủ thì vẫn cứ duy trì, không cho chúng tôi
rút lui để bảo toàn lực lượng, vì đây là cứ điểm vô cùng quan trọng, ngoài ra
TT/HQ của BCH/TK còn hứa sẽ có lực lượng để giải tỏa áp lực địch vào sáng ngày
mai. Ngày mai, một ngày mai không bao giờ đến! Vì đêm nay 20 rạng 21 tháng
12 năm 1965, vào lúc 03 giờ sang, VC dùng chiến thuật tiền pháo hậu xung, sau
những đợt pháo kích hạng nặng kinh hoàng, hầm truyền tin chỉ huy bị sập gần hết
và tôi đã bị trọng thương bất tỉnh trong hầm chỉ huy...
Bất giác, tôi mở
mắt ra bởi cái lạnh kỳ lạ đang xâm chiếm toàn thân và một ánh đèn pin cực mạnh
đang chiếu thẳng vào mắt tôi, mở mắt tôi thấy lờ mờ 4, 5 tên bộ đội đang đứng
vây quanh tôi, nạt nộ om sòm, đồng thời tôi nhận ra hai tay mình đã bị trói, mặc
dầu cánh tay trên bên phải như đang bị gãy và đầu đã bị thương. Chúng để tôi
nằm dưới đất, bên cạnh cái giếng và dùng gàu múc nước giếng trong mùa đông giá
rét 2,3 độ, tạt mạnh khắp người tôi nhiều lần, cho đến khi tôi tỉnh lại, vì bị
chấn động bởi cái lạnh bất ngờ, nên toàn thân người tôi run rẩy liên hồi
và miệng tôi đánh bò cạp không ngừng, rồi tôi lại thiếp đi hồi nào không rõ, vì
các vết thương ở tay và đầu làm tôi kiệt sức. Thế là cuộc đời tù binh bắt đầu từ
đó, chẳng khác nào một giấc mơ buồn!
Tôi là người tù
cô đơn, độc nhất vô nhị trong trại tù nầy vì tôi lao động một mình và học tập
chính trị cũng một mình với CB Hiệu hay CB Ngọ, học tập thì không có bút, giấy
để ghi, chỉ ngồi lắng tai nghe nhưng phải ghi nhớ đầy đủ và chính xác, nếu
không sẽ bị "cắt cơm!". Như trường hợp, có một lần, theo bài học:
"Tổng kết 6 tháng đầu năm, quân và dân ta đã tiêu diệt 7 B52, 16 F105
và F5, 42 xe bọc thép, 127 tù binh Mỹ Ngụy và bắt sống 23 giặc lái Mỹ."
Một tuần sau, đến phiên tôi trả bài, làm sao tôi có thể trả lời đầy đủ chính
xác những con số trên, vì trong lúc học tập thì không được ghi chú; nên tôi đã
trả lời không đúng và đôi khi số lượng còn thấp hơn so với bài học! Thế là tôi
bị “cắt cơm” 3 ngày; một danh từ rất đơn giản nhưng vô cùng kinh hoàng,
vì cái đói dày vò, hành hạ cơ thể, nhiều đêm không ngủ được!
Rút kinh nghiệm lần
sau, tôi yêu cầu CB đọc lại những con số 2, 3 lần, vì tôi kém trí nhớ; đến khi
trả bài, để cho dễ nhớ, tôi đã trả lời “tròn số lượng”. Nghĩa là nếu bài
học là 7 xe tăng bị cháy, tôi trả lời 10 xe bị cháy, 3 máy bay bị bắn rơi, tôi
trả lời 5 máy bay bị bắn, 56 tù binh Mỹ Ngụy, thành 60 tù binh Mỹ Ngụy; thế là
tôi được CB Hiệu và CB Ngọ khen học tập có tiến bộ và đôi, ba lần như thế, thì
tôi được thưởng một củ khoai. Đây quả là lối học tập nhồi sọ hạ cấp, đày dọa
con người bằng cái đói khổ! Bắt con người nói láo giống như con một vẹt để được
một củ khoai!!
Sau nầy, qua học
tập chính trị, tôi được biết, để kỷ niệm lần thứ 5 ngày thành lập MTDTGPMN
20.12.1960, Cộng quân không chỉ phải tấn công dứt điểm căn cứ Lương Mai do
tôi chỉ huy bằng mọi giá, vì căn cứ nầy nằm trên yết hầu để ngăn chận đường xâm
nhập tiến quân của chúng từ biên giới Lào Việt xuống các tỉnh khu Trị Thiên Huế,
mà chúng còn đánh phá đồng loạt khắp mọi nơi hầu tiêu hao và cầm chân các đơn vị
của Ta không cho tiếp viện lẫn nhau. Ngoài ra vào cuối năm 1966, để kỷ niệm
lần thứ 6 ngày thành lập MTGPMN, CB Hiệu, Trung tá Thủ trưởng còn đọc một số
tài liệu để giải thích lý do và thời điểm đã thành lập MTDTGPMN và bắt tôi phải
học thuộc như sau: “Trong những năm đầu dưới chế độ Ngô Đình Diệm, Cách
Mạng đã biết được có rất nhiều nhà trí thức, nhân sĩ của MNVN bất mãn vì không
được trọng dụng hay vì tranh giành quyền lực trong guồng máy Ngụy Quyền không
thành công, nên đã bát mãn với chế độ Ngô Đình Diệm.
Do đó Đảng và Nhà Nước ta
đã chỉ thị cho các Cán Bộ cơ sở hạ tầng của ta đang hoạt động khắp các nội
thành MNVN phải móc nối, thuyết phục bọn họ trở về với CM sẽ được trọng dụng
qua những chánh sách đãi ngộ xứng đáng của CM, đồng thời tìm mọi cách đưa bọn họ
rời thành vào bưng theo CM như L/s Nguyễn Hữu Thọ.v...v..Thêm vào đó, có rất
nhiều cấp chỉ huy của Quân Đội Ngụy như anh Đại tá Nguyễn Chánh Thi, Phạm Ngọc
Thảo vì bất đồng quan điểm chính trị đảng phái, có người vì bị thất sủng nên đã
chống đối chế độ NĐDiệm, họ đã đứng ra lãnh đạo một số binh lính ngụy làm một
cuộc binh biến vào ngày 11.11.1960 nhưng bất thành. Sau đó anh ĐT NCThi
đã bay qua Cambodge ẩn trốn dưới sự che chở của CM và đã được CM quan tâm chiếu
cố đãi ngộ xứng đáng.
Nên đến năm 1963, sau khi toàn dân MN lật đổ chế độ NĐDiệm
thì anh ĐT NCThi đã trở về nước và đã hoạt động theo CM rồi lần lược thăng cấp
lên đến Trung Tướng chỉ huy QĐI, lãnh đạo nhiều đơn vị quân đội ly khai để lập
Miền Trung Tự Trị, vào những tháng 6, 7, 8, 9,10 năm 1966, nhưng vì thiếu quyết
tâm nên cũng bất thành! Nhưng dầu sao hành động của anh Trung tướng NCThi cũng
đã tạo những bước thuận tiện cho công cuộc giải phóng đất nước.”
“Ngay sau khi cuộc
binh biến 11.11.1960 của anh ĐT NCThi bất thành, Đảng và nhà nước ta vô cùng
sáng suốt nhận định là đại đa số đồng bào và quân đội ngụy ở MNVN đã bất mãn và
nhất tề đứng dậy đòi lật đổ chế độ NĐDiệm.Cuộc binh biến bất thành ngày 11.11.1960
của anh ĐT NCThi là thời cơ thuận tiện để Đảng và Nhà Nước ta thành lập
MTDTGPMN do L/s Nguyễn hữu Thọ làm Chủ Tịch MT và bà Nguyễn thị Định làm Tư lệnh
các lực lượng võ trang giải phóng, để tạo chính nghĩa trong và ngoài nước và
làm thành một lực lượng hùng mạnh có tổ chức nhằm hổ trợ chính trị lẫn quân sự
cho đồng bào Miền Nam VN tiếp tục công cuộc chống Mỹ cứu nước và giải phóng quê
hương.
MTGPMN thành lập đúng 1 tháng 9 ngày sau cuộc đảo binh biến bất thành
của anh ĐT NCThi.” Như vậy Trung Tướng Nguyễn Chánh Thi có phải
là cảm tình viên, là ân nhân hay là anh hùng của cách mạng? Vì ông đã hai lần
làm lợi cho CS và MTGPMN, lần thứ nhất làm cuộc đảo chánh ngày 11.11.1960 bất
thành, lần thứ hai dùng binh lính của Quân Đoàn I để theo Phật Giáo đòi lập Miền
Trung tự trị, chia hai đất nước của Miền Nam VN, đã tạo những bước đột phá ban
đầu để tiếp tay cho việc mất nước vào ngày 30.04.75?
Sau đó CB Ngọ bắt
tôi phải học thuộc nhiều bài ca của MTGPMN và bắt tôi đơn ca mỗi khi lên lớp học
tập chính trị, nếu bài nào không thuộc sẽ bị “cắt cơm!” Chính vì
thế mà đến nay, tôi vẫn còn nhớ nhớ một phần: “Quê hương ta Nam Việt Nam sôi
sục căm...hờn. Bao đau thương giục lòng ta hãy đòi nợ máu. Nông thôn hãy vùng
lên, trí thức ta cùng tiến. Biển động sóng dậy như thủy triều đang dâng cao.
Một ngày mai...” hay “Giải phóng Miền Nam chúng ta cùng quyết tiến bước.v...v.”
Là một thanh niên
sống có lý tưởng, lòng đầy nhiệt huyết, yêu thích đời Lính nên tôi đã tình nguyện
gia nhập Quân Đội VNCH ở tuổi 19, để bảo vệ quê hương và dân tộc, nhưng rủi
thay tôi đã bị bắt làm tù binh. Hôm nay xuyên qua học tập với những bài kích động
dồn dập lòng yêu nước và tình yêu thương đồng bào với những lời lẽ thiết tha
cùng những bài viết đầy cảm xúc ca ngợi lòng yêu nước, tình đồng bào dưới ngọn
cờ CM của hai nhà văn mà tôi rất yêu thích, đó là nhà văn Thanh Tịnh “Ngày Tựu
Trường” của ngày xưa và ngày nay “Giòng Sông Hương Là tinh thần Của Cuộc
CM Miền Trung Tự Trị” cùng nhà văn thơ Xuân Diệu “Giao Lại Tuổi Xuân”
của ngày xưa và ngày nay (quên tên) đã xoáy động tâm tư tình cảm của tôi, nên
nhiều khi tôi đã quên thân phận mình là một tù binh chiến tranh và một đôi khi
tôi đã hòa nhập với lòng rộn ràng sôi sục căm thù hòa theo bao lời ca điệu
nhạc của các bản hùng ca của MTGPMN!...Nhưng sau đó, qua nhiều đêm nằm suy đi gẫm
lại, tôi lần theo dấu thời gian và dựa vào các yếu tố của dữ kiện, tôi vô cùng
thắc mắc và tự hỏi:
“Ngày thành lập
MTGPMN 20.12.1960 là thời điểm chưa có bất kỳ một bóng dáng giặc Mỹ xâm lược
nào trên toàn cỏi MNVN. Mà chỉ có vài ba trăm Cố Vấn Mỹ đến giúp VN
phát triển và xây dựng đất nước theo mô hình của các nước tự do, tiến bộ trên
thế giới. Cũng giống như tại Miền Bắc CS đã có hằng trăm, hằng ngàn cố vấn Nga,
Tầu giúp Miền Bắc tiến Lên XHCH. Điều đó đâu có gì là sai trái, vì mỗi Miền
Nam, Bắc đều có quyền tự do lựa chọn chánh thể chính trị riêng của mình. Trong
lúc đó là chưa kể đến hơn 320,000 quân của Tầu Cộng đã qua giúp MBVN đế
đảng CSBV rảnh tay tiến hành cuộc xâm lăng MNVN”. (theo tài liệu của TQ vừa mới
phổ biến để kể công với CSVN)
Tôi xin hỏi MTGPMN
thành lập để kêu gọi, vận động đồng bào Miền Nam VN sôi sục căm hờn ai và hô
hào, xúi giục đồng bào Miền Nam hãy đòi nợ máu với ai, khi toàn cỏi MNVN không
có bóng dáng một người lính tác chiến Mỹ nào? Trong lúc đó, đồng bào MNVN đang sống trong cảnh
thanh bình và thịnh trị, gồm những người dân hiền lành, lương thiện đang cần cù
để xây dựng cuộc sống ấm no, tự do và hạnh phúc và chưa bao giờ gây nợ máu với
với ai. Chính trong thời điểm nầy, những Cán bộ Cộng sản nằm vùng được Việt
Minh cài lại tại MNVN sau ngày 20. 07.1954 chia đôi đất nước, phối hợp
cùng những anh du kích VC ở địa phương là con, em hay bà con thân thuộc của những
Cán bộ đi tập kết ở Miền Bắc vừa mới trưởng thành. Ban ngày họ trốn trong các hầm
bí mật ở bờ ruộng, ngoài bụi tre, dưới gậm giường, trong chuồng trâu hay dưới
chuồng bò; Rồi đêm đêm họ lại hiện về như những bóng ma trong những bộ bà
ba đen, đầu đội nón tai bèo, chân mang dép râu tay cầm súng trường Nga, Tầu hay
Nội Hóa để đi thâu thuế, thu lúa, xin lương thực. Nều người dân nào không cho
hay chống đối thì bị giết ở đầu đình hay bị chặt đầu giữa chợ với những bảng
cáo trạng: “Đây là thành phần phản động, chúng phải bị đền tội” được
viêt bằng máu của nạn nhân vô tội và treo trước ngực của những thi thể không đầu!
Đây là hành động khủng bố lương dân vô tội vô cùng man rợ, ai thấy đều phải
rùng mình ớn gáy! Nhiều khi họ về bắt thanh niên nam nữ lên rừng huấn luyện 1,
2 tháng để trở thành bộ đội, rồi họ lại trở về gây chết chóc đau thương
cho dân lành.
Trên đây là những điều chính mắt tôi thấy tại chợ Hà Trung, Hà Trữ
thuộc quận Vinh Lộc, khi tôi còn là một cậu học sinh 15,16 tuổi cùng theo anh Hồ
Trung, người bạn học ở trọ trong nhà tôi, về quê nghỉ hè. Và ngay cả sau nầy,
khi tôi là một Sĩ quan tác chiến, tôi cũng chứng kiến những cảnh tương tự trong
các cuộc hành quân bình định hay lùng và diệt địch phối hợp với Đại Đội Hắc
Báo/SĐI do Đ/u Phạm Văn Đính chỉ huy vào năm 1964 tại chợ Đồng Di, Tây Hồ thuộc
quận Phú Vang giáp ranh quận Hương Thủy, nơi có hằng trăm hố chôn người tập thể
trong vụ thảm sát Mậu Thân 68, hay tôi cũng được nghe chính những gia đình
nạn nhân vô tội kể lại.
Vậy ai là người
phải sôi sục căm hờn? Và ai là người giục lòng ta hãy đòi nợ máu? Phải
chăng ăn xuôi nói ngược hay ăn ngược nói xuôi, bắt râu cha nọ, đặt cằm mẹ kia
hay ngụy tạo để tuyên truyên xuyên tạc sự thật, đánh lừa đồng bào là sở trường
muôn thuở của MTGPMN và của người Cộng Sản VN?
Những bài ca tiêu
biểu cho MTDTGPMN đều chứa đầy sắt máu, rờn rợn, thật đáng sợ! Những bài ca, những
lời tuyên truyền đầy xảo trá điêu ngoa để kích động lòng căm thù, xúi dục giết
người để đòi nợ máu! Những bài ca, những lời tuyên truyền đầy lừa bịp để kích động
tình đồng bào và lòng yêu nước, đã đánh lừa được những kẻ trí thức khoa bảng,
những chính trị gia xôi thịt thuộc thành phần thứ 3, những vị lãnh đạo tinh thần
đã tiếp tay cho VC để gây nên cảnh chiến tranh tương tàn Người Việt Giết Người
Việt trong 21 năm qua, với bao cảnh máu đổ thịt rơi, bao gia đình ly tán!
Mãi sau khi
MTGPMN thành lập được 5 năm, theo tài liệu học tập: “MTGPMN từ không đến có, từ có đến phát
triển vững mạnh và tạo nhiều thắng lợi to lớn và tung hoành trên khắp các chiến
trường Miền Nam VN.” Thì sau đó, người lính tác chiến Mỹ đầu tiên mới đặt
chân lên cảng Đà Nẵng vào Tháng 5 Năm 1965 để bảo vệ cuộc sống an lành của
đông bào Miền Nam và ngăn chận cuộc xâm lăng của CSBV trong mưu đồ nhuộm đỏ
MNVN.
Xuyên qua các
tài liệu học tập với sự xác nhận của các Cán bộ CS cấp cao thì rõ ràng MTGPMN
là tay sai của CSBV. Vì sau ngày 30. 04.1975, MTGPMN đã tan biến thành không
khí vì không còn cần thiết nữa và L/s Nguyễn Hửu Thọ Chủ tịch và bà Nguyễn Thị
Định TL các LLVTGP đã trở thành những người nộm để đuổi chim bên bờ ruộng. Chính
MTGPMN hay CSBV đã gây nợ máu với đồng bào Miền Nam nói riêng và toàn cõi đất
nước VN nói chung và đã làm cho gần 6 triệu thanh niên nam nữ của hai miền Nam
Bắc phải hy sinh tuổi thanh xuân một cách oan uổng và hằng vạn vạn thương binh
đang sống trong đau khổ vì nghèo đói bệnh tật!”
Có một điêu vô
cùng kỳ lạ đã làm cho tôi luôn thắc mắc và tự nghĩ là trong tất cả mỗi lần học
tập, hay nghe đài Giải phóng là CB Hiệu /Ngộ đều hết lời kể tội và nguyền rủa
vô cùng thậm tệ cố TT Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu, mặc dù hai vị đã bị thảm
sát cách đây 3, 4 năm; Chỉ vì một lý do duy nhất là ông NĐDiệm đối thủ cực kỳ lợi
hại của HCMinh và ông NĐNhu là người đã lập Quốc Sách Chiến Lược: “Mồ
ma thằng Diệm, Mồ ma thằng Nhu là hai kẻ thù số một của nhân dân ta vì đã rước
Đế Quốc Mỹ vào giày xéo quê hương và giết hại đồng bào ta. Chúng nó là hai
tên đại tội đồ của dân tộc VN vì đã lập ra hàng rào Ấp Chiến Lược, một hàng rào
rộng lớn bao trùm khắp MNVN để giam giữ đồng bào ta và ngăn cách CM với nhân
dân.
Nếu
Ấp Chiến Lược còn thì Cách mạng đã chết ngay từ trong trứng nước!
Vì ACL đã ngăn cách tình cảm và tách rời nhân dân với CM nên CM không còn chỗ tựa
để được tiếp tế lương thực như trước, nên vô cùng khốn đốn, rất đói khổ. Chính
trong thời điểm nầy, bọn Ngụy Quân, Ngụy Quyền thường tuyên truyền để chê bai
và chế riễu CM bằng những hình vẽ ba anh bộ đội thân hình ốm teo, mặt mày xơ
xác cùng đeo một cành đu đủ không gãy! Đồng thời ACL đã ngăn chặn nhân dân ta
không còn cơ hội để che chở cho CM, nên rất nhiều CB đã bị sát hại và CM phải
chịu tổn thất nặng nề, nên các lực lượng võ trang Giải Phóng của ta phải phân
tán vào các an toàn khu để chờ lệnh. Dưới sự lãnh đạo tài ba và vô cùng sáng suốt
của đảng ta, liền cài nhiều CB của MTGPMN để thành lập và đẩy mạnh các phong
trào đấu tranh nhân dân, ngay trong lòng địch như phong trào đấu tranh của
sinh viên học sinh bãi khóa, lao đông thợ thuyền, tiểu thương đình công bãi thị,
đặc biệt là phong trào đấu tranh của Phật Giáo dưới sự lãnh đạo của các ông
Tăng, ông Thầy tiến bộ, rất nhiệt tình với CM cộng với toàn thể các gia đình Phật
tử là một tổ chức có quy củ, quy mô rộng lớn có đến 80% dân số VN là Phật
tử, nên vô cùng hùng mạnh; Đồng thời CM đã gởi nhiều CB vào ngay tận sào huyệt
đầu nào của Ngụy quân, Ngụy quyền để bắt tay với một số Tướng lãnh và quan chức
Ngụy bất mãn, tham tiền để cùng toàn dân nhất tề đứng dậy làm cuộc binh biến
ngày 01.11.1963 đã lật đổ chế độ độc tài gia đình trị NĐDiệm và đập đổ cái gọi
là Quốc Sách ACL để giải phóng đồng bào thoát cảnh bị giam cầm, kềm kẹp. Cuộc
binh biến thành công là thành quả tuyệt vời của CM và của Nhân dân ta. Kể
từ đó, CM đã sống lại và tiếp tục cuộc hành trình CM chống Mỹ cứu nước và
ngày càng lớn mạnh như ngày nay.”
Dựa trên các tài liệu có giá trị
cao của quốc nội lẫn quốc ngoại và căn cứ vào thực tế thì chính TT NĐDiệm và
ông NĐNhu đã cương quyết chống đối sự hiện diện của quân đội Mỹ tại MNVN. Chính
vì sự cương quyết chống đối nầy, mà hai anh em TT NĐDiệm phải nhận lãnh hai cái
chết vô cùng đau thương bởi một số Tướng lãnh bất nghĩa, bất nhân vì tham tiền!
Tôi có cảm tưởng đảng CSVN gặp phải TT NĐDIệm chẳng khác nào đỉa phải vôi nên
họ rất lo sợ! Do đó cái điệp khúc kết tội và nguyền rủa Cố TT NĐ DIệm cứ được
CB Hiệu/Ngọ kể cả Bộ đội lập đi lập lại hằng trăm, trăm lần như kinh nhật tụng!
Đồng thời họ còn bắt tôi phải học thuộc nếu không thì bị “cắt cơm”, nên tôi vẫn
còn nhớ ràng mạch như trên đến ngày hôm nay. Theo lời các CB cao cấp của CSBV
đã xác nhận Quốc Sách Ấp Chiến Lược là một chướng ngại vật Thiên la Địa võng
đã gây bao trở ngại vô cùng to lớn, tạo muôn vàn khốn đốn đối với MTGPMN, thật
khó lòng chống đỡ và đang trên đà bị tiêu diệt. Kế hoạch lập ACL đối với MTGPMN
chẳng khác nào là loại thuốc trừ sâu cực mạnh, là loại thuốc “DDT tăng cường”
đối với các loài sâu bọ, côn trùng đang phá hoại mùa màng xanh tươi của đồng
bào MNVN! Vậy những kẻ nhẫn tâm đã sát hại tàn nhẫn hai anh em Cố TT NĐDiệm
và những kẻ đã ra lệnh dẹp bỏ, đạp phá Ấp Chiến Lược. Họ là ai?
Lâu ngày rồi cũng
quen và tôi đã quen với cái không khí yên tĩnh của chốn núi rừng thanh vắng;
Tôi quen với tiêu chuẩn đói khổ của ‘cách mạng’ dành cho tù binh với khẩu hiệu không
được kêu ca: “Đó là sắn khô, khoai khô nấu thành cơm hay sắn tươi mài nấu
thành cơm, vài ba lễ lớn trong năm thì mới có gạo nấu cơm; đồ ăn toàn là nước
muối chấm rau tàu bay luộc, củ chuối luộc.hay Môn Thục (môn rừng) nấu canh với
muối.v...v.Tiêu chuẩn ngày hai bữa ăn, mỗi bữa chỉ hơn một chén sắn hay
khoai hoặc cơm!” Vì hoàn cảnh khó khăn của cach mạng! Tôi vui với hoa cỏ bốn
mùa, chim chóc, bướm và những đàn kiến thông minh là những người bạn thân yêu hằng
ngày của tôi, sau những giờ lao động hay ngày nghỉ. Nhưng lòng tôi luôn luôn vô
cùng lo sợ vì những đợt máy bay B52 trải thảm ghê rợn, tàn phá núi rừng và gây
tử thương cho VC vô số và không biết khi nào đến phiên mình!
Đó là chưa kể đến
những trận mưa bão của chất độc màu da cam; đó là một loại bột trắng để khai
quang rừng xanh, nghe nói rằng đây là chất hóa học rất độc hại cho sức khỏe con
người, nhưng đối với tôi nào có ngại ngùng chi, vì bụng luôn luôn quá đói, nên
mỗi khi lượm hay mót được củ khoai, củ sắn là vội lấy áo lau lau thật nhanh gọi
là giữ vệ sinh và bỏ ngay vào miệng để không cho cán bộ thấy, vì nếu bị phát hiện,
tôi sẽ bị phạt “cắt cơm,” Hai chữ nghe thật đơn giản, nhưng đối với
tôi vô cùng thê thảm trong hoàn cảnh nầy! Thế là xong đời củ khoai, củ sắn và
lòng hả hê “phấn khởi” vì có một ngày vui! Hạnh phúc hằng ngày của tôi thật là
đơn giản “chỉ cần thêm một củ khoai.”
Thỉnh thoảng Trại
có nhiều đơn vị đi công tác xa độ 2, 3, 4 tháng mới trở về. Sau mỗi lần trở về,
thường có rất nhiều cán bộ và bộ đội bị thương vong, không khí trong Trại trông
thật buồn thảm với nhiều gương mặt đưa đám ma! Mỗi lần như thế là CB Hiệu và CB
Ngọ lại gọi tôi lên lớp học tập chính trị để kể tội ác của Mỹ Ngụy và bắt tôi
phải liên hệ bản thân và phải khai báo những tội lỗi của minh qua những
chiến công trước đây. Ban đầu tôi chỉ khai báo tượng trưng cho qua chuyện, nên
bị phê bình vô cùng gay gắt: "Cách mạng và nhân dân nhiều khi đã hy
sinh mạng sống của mình để đội mưa bom bão đạn mà đi tải gạo từ đồng bằng lên
đây, để nuôi anh học tập cải tạo; Thế mà anh không thành khẩn liên hệ khai báo
qua học tập. Đây cũng là một tội ác! Vì nếu anh không gây nhiều nợ
máu, thì làm sao anh làm ĐĐT được."
Nghe lời kết tội mà rùng
mình, ớn lạnh. Rồi bọn họ nhìn tôi bằng đôi mắt hình viên đạn canon 20 ly, họ
muốn cơ thể tôi cũng phải banh xác như các đồng chí của họ đã bị chết thảm trên
chiến trường!...Những lần như thế, thì ngay chiều hôm đó, tôi bị "cắt
cơm" chỉ còn lại một chén sắn hay khoai, mất đi 1/4! Bị phạt lâu mau,
tùy theo mức độ khai báo thiếu thành thật. Đối với họ, vấn đề tư tưởng chính trị
là tối quan trọng. Tôi đã phải trải qua những tháng ngày sống trong cô đơn đầy
ác mộng bởi những hăm doạ, khống chế tư tưởng và bị những cơn đói hành hạ triền
miên, cọng thêm những lo sợ vì B52!
Chính vì sự căng
thẳng nầy nên có nhìều đêm tôi mơ thấy mình trốn trại, đã đi được nhiều ngày với
một đoạn đường khá xa, đang bị bộ đội đuổi theo tìm kiếm và bị bắn trọng
thương; Sau khi bị bắt lại, một tên CB nói: “Vết thương thằng nầy quá nặng, cho
nó một phát là xong đời.”...Bỗng tai tôi nghe một tiếng đùng, làm tôi tỉnh giấc,
lòng vô cùng hồi hộp, tim đạp mạnh liên hồi vì hoang mang lo sợ ngỡ mình đã chết
rồi. Tôi lấy tay sờ đầu, sờ ngực rồi sờ bụng vẫn còn cảm giác, như vậy mình vẫn
còn sống! Tôi ngồi bất dậy, chấp hai tay tạ ơn Trời Phật liên hồi. Sáng mai,
trước khi đi lao động, tôi tìm xem tiếng động đêm qua là cái gì? mộng hay thật?
Thì ra, một cành cây khô nằm ngang trên mái lán, nhà tôi ở.
Có một buổi chiều
trời mưa buồn và gió lạnh, tôi đứng tựa cửa hầm chống B52 nhìn trời mưa đầy u
ám và đếm những giọt mưa, miệng lâm râm bài "Giọt mưa trên lá"
với ca sĩ Lệ Thu để giết thời gian và giải sầu qua những kỷ niệm của một thời
xa xưa...Tinh cờ tôi trông thấy ở đồi bên kia, một người ở trần, mặc quần đùi
đang vác một bó củi đã chặt, di chuyển về hướng nhà bếp, để giao cho anh nuôi,
giống như tôi thường làm. Giao củi xong, anh ta trở về lại bên kia đồi, tôi thấy
anh dáng người cao trên 1.80 m, nước da trắng, thân hình gầy guộc, tóc dài quá
ót, có râu mép và rau quai nón, tôi đoán đây là Tù Binh Mỹ. Đây là lần đầu cũng
là lần cuối trông thấy anh, trong gần 2 năm bị giam cầm tại đây. Tự nhiên mình
cảm thấy ấm lòng như mình đang có bạn.
Trung tuần tháng
5, một đoàn cán bộ gái gồm khoảng 25, 30 cô, miệng nói cười oang oang từ dưới
suối tiến lên BCH Tr/Đ, cùng lúc các anh Cán bộ và Bộ đội từ trên đồi chạy
xuống vui tươi chào hỏi và có khi họ ôm chầm lấy nhau như đã quen biết hay đã hẹn
hò từ trước. Kể từ hôm đó, những gương mặt nghiêm nghị, có khi đằng đằng sắt
khí của cán bộ và bộ đội, cùng bầu không khí yên tĩnh của trại đã nhường chỗ cho
những lời ca tiếng hát và những gương mặt rạng rỡ, hớn hở như mọi người đang chờ
đón những niềm hạnh phúc bất tận sắp đến. Ngày sang đêm 16, 17, 18 tháng 5 vẫn
tràn đầy những bữa tiệc khao quân và ca hát. Qua những đêm ngày, tôi thấy cán bộ
và bộ đội thường đi cặp kè với các cán bộ nữ từng đôi một, nhứt là những buổi
sáng, người nam dẫn người nữ đi vệ sinh rất tình tứ, mặc dầu trông họ rất thểu
não, bơ phờ mệt mỏi, đi thì nghiêng qua nghiêng về như muốn té. Đường đi từ BCH
TrĐ ra các cầu tiêu, tất cả mọi người đều phải đi ngang qua lán của tôi ở, nằm
thụt xuống dưới chân đường đi gần 1 mét, nên tôi trong thấy đầy đủ và nhận xét
rất rõ ràng....
Đêm 19.05.1967, kỷ
niệm sinh nhật HCMinh, sau khi tàn tiệc mọi người ôm nhau ngủ ngon lành để nằm
mơ thấy bác, vì suốt đêm qua họ cứ hát đi, hát lại “như có bác hồ trong ngày
vui đại thắng”, “bác cùng chúng cháu hành quân” hay “hôm qua em mơ gặp bác hồ”.v...v....Cảnh
tịch mịch đã trở lại với núi rừng, xa xa một vài tiếng chim kêu vượn hú, tôi nằm
co ro trong hầm chống B52 và tự cố gắng dỗ giấc ngủ, nhưng không làm sao ngủ được
vì bao ý nghĩ bông lung đang nối tiếp theo sau hay lòng mình đang linh cảm một
điều gì không may...Cuối cùng vì quá mệt, tôi đã thiếp đi lúc nào mà không hay.
Hú...hú...hú...hú...hú...rầm...rầm...rầm...rầm...rầm.
đó là âm thanh ghê rợn của
những tiếng rít từ trên trời cao lao xuống và những tiếng nổ kinh hoàng của hằng
trăm, hằng trăm và hằng trăm trái bom từ các máy bay B52 đang trải thảm xuống đầu
chúng tôi. Ngay khi phát hiện âm thanh ghê rợn đầu tiên, tôi liền chuyển qua thế
nằm chống bom B52, người co quắp lại, toàn thân người nằm tựa trên hai chân và
hai tay, đầu kê trên hai bàn tay chồng lên nhau và hai tay ôm lấy đầu, dùng hai
chân và hai tay như một cái lò xo để giảm độ chấn động của bom B52. Bỗng một,
hai rồi ba trái bom nổ kinh hoàng rất gần chỗ tôi ở, hình như một, hai trái bom
trúng phía dưới Suối hay nhà bếp hoặc ở bên kia đồi có người tù binh Mỹ.
Vì sức
ép quá mạnh, làm người tôi văng dựng lên cao, rồi rớt xuống nhiêu lần làm hai
cùi tay, hai cùi chân và lồng ngực đau nhói, đầu choáng váng đau và miệng tôi
chảy nước rít rít có lẽ là máu, nhưng chưa rõ từ đâu vì trời vẫn con tối, độ
3,4 giờ sáng. Không khí trại giam ở trên đồi cao BCH/TrĐ và chỗ tôi ở vẫn
tiếp tục im lìm, ngoại trừ những tiếng gọi nhau xôn xao, có khi lớn tiếng
từ hướng nhà bếp, dưới bờ suối và phía bên kia đồi. Tôi đoán không lầm, có từ 3
đến 4 chiếc B52 đã rải bom trong phi vụ nầy, vì có đến 4 lần tiếng bom bị gián
đoạn, cách nhau khoảng 3, 4 phút; Giữa những lần tiếng bom B52 gián đoạn, tôi mới
nghe được những tiếng kêu cứu kinh hoàng, tiếng hú thất thanh thảm thương của
những bầy khỉ, thú rừng và chim chóc đang bị thương vong réo gọi nhau, nghe thật
thương tâm! Tôi vẫn nằm yên lắng tai nghe ngóng để chờ sáng. Trong đêm khuya
thanh vắng, tôi chợt nghe những tiếng khóc với giọng nữ và tiếng của nhiều bộ đội
trao đổi với nhau một cách cấp bách, tôi thầm đoán đã có nhiều người bị thương
vong...
Trời vừa hừng
sáng, cán bộ Mưu đứng trước hầm chống bom B52 của tôi và nói lớn: “Anh
Phước khỏe chứ? --“báo cáo cán bộ tôi bị tức ngực và chảy máu miệng, u đầu,
chóng mặt!” Cb Mưu nói tiếp: “Cố gắng khắc phục, nhiều người còn thảm hại hơn
anh. Trại chúng ta đã bị địch phát hiện. Anh có 30 phút chuẩn bị tư trang để
chuyển trại. Khẩn trương, khẩn trương”....Tôi vùng dậy gom tư trang gồm 2 bộ áo
quần Nam Định lọai phế thải, kể cả bộ đang mặc, một cái mùng rách dùng làm mền,
một lon gô đựng canh, một bình đông đựng nước, một rá nhỏ vừa đựng cơm, vừa
đùng làm chén ăn cơm và muỗng đủa làm bằng tre nứa.
Đúng giờ, tiếng
CB Mưu từ dưới suối vọng lên:”Anh Phước xong chưa, xuống tập trung để cùng đi.”
–“Vâng, tôi xuống ngay”. Khi tôi đến bờ suối thì toán bộ đội cảnh vệ gồm 10 người
đã sẵn sàng và CB Mưu nói: “Chúng ta sẽ dời qua trại mới, đường đi sẽ mất một
ngày, nhưng hôm nay chúng ta sẽ đi lâu hơn vì Đế Quốc Mỹ vừa đánh bom sáng nay,
nên phải đi khẩn trương mới kịp trước khi trời tối. Bắt đầu xuất phát.” Trên đường
đi, toán bộ đội thay nhau chặt cây, mở đường đi, nhìn cảnh cây cối ngã nghiêng
và núi rừng bị tàn phá bởi những hố bom to bằng những thửa ruộng, sâu cả chục
mét mà lòng thầy rùng mình ớn lạnh trước sức công phá của những quả bom B52 mà
cộng quân thường gọi là những con ma B52 vì chỉ thấy những hố bom, tàn phá và
chết chóc mà không nghe tiếng và không thấy máy bay. Trên đường đi, nhìn đâu
đâu cũng thấy toàn những cảnh cây cối ngã nghiêng, núi rừng bị tàn phá vô cùng
khốc liệt với những hố bom rất rộng và sâu cùng vô số xác thú rừng như những điệp
khúc bất tận của một bản nhạc đau thương đầy điêu tàn và chết chóc, hòa lẫn với
nỗi lo sợ cho thân phận mình, ngày mai ra sao vì dịp may không đến hai lần, làm
sao tôi thoát khỏi cảnh hãi hùng nầy!.....Chúng tôi đến trại mới lúc hơn 7 giờ
chiều, vì là mùa hè và trại ở hướng tây nên trời vẫn còn sáng.
Đây là lán trại
cũ của một đơn vị CSBV đã bị tổn thất nặng nề gần như tan rã, đã bị điều đi nơi
khác để tái bổ sung quân số và huấn luyện bổ túc, nên trại nầy đang bị bỏ trống.
Tôi được “bố trí” vào một lán nhỏ 2x3 mét đã có sẵn hầm chống B52. Tôi sống ở
đây, ban ngày thì đi lao động, chiều về nghe đài giải phóng, rất ít khi học tập
chính trị như trước. Sau một thời gian khá lâu, vào một buổi sáng, CB Mưu xuống
lán tôi báo cho biết: “Anh chuẩn bị mặc áo quần chỉnh tề xuống hội trường làm
việc với các Cán bộ cấp cao, khi có lệnh gọi” rồi CB Mưu chỉ hướng đi về hội
trường vì đây là trại mới. Tôi định hỏi CB Mưu vài điều nhưng không kịp vì anh
đã bước đi. Tôi vội thay áo quần mà lòng vừa bồn chồn và lo lắng, không rõ điều
lành hay chuyện dữ. Miệng tôi lâm râm niệm danh hiệu Phật để giữ tâm hồn được
bình tĩnh.
Độ 10 giờ sáng
ngày 02. 09. 1967, tôi được CB Mưu hướng dẫn lên hội trường. Bước vào hội trường
tôi vô cùng ngạc nhiên về sự trang hoàng và sắp xếp bàn ghế rất uy nghi có vẻ rờn
rợn. Chính giữa hội trường là bàn thờ Tổ Quốc trải khăn màu đỏ, có hình HCMinh
to tướng, trông rất dễ sợ vì ông nầy mà cả dân tộc phải điêu linh! Có hai bình
Hoa bằng ống nứa với hoa lá rừng và hai cây đuốc bằng ống nứa đang cháy lập lòe
và cặp sát hai bên bàn thờ. Từ ngoài nhìn vào bàn thờ, bên trái là một bàn dài
gồm 4, 5 ghế, bên phải là một cái bệ cho người điều khiển chương trình. CB Mưu
chỉ cho tôi đứng vào một góc đầu hội trường chờ lệnh. Một lát sau, một Thượng
úy đi đầu tiếp theo sau là một tiểu đội CSBV với súng đạn đầy đủ, kế đến là 4
CB cấp cao gồm một Đại tá (lạ), Tr tá Hiệu Thủ trưởng, Tr tá (lạ) và Th tá Ngọ,
Bí thư. Sau khi ổn định vị trí. CB Ngọ điều khiển chương trình đọc lớn: “Yêu cầu
anh Phan Văn Phước tiến lên trước bàn thờ Tổ Quốc” CB Mưu hướng dẫn tôi từ cuối
phòng đi lên trước bàn thờ rồi Cb Mưu lui ra. Kể từ giờ phút nầy tôi được chụp
hình quay phim làm cho tôi vô cùng hoang mang lo sợ không biết chuyện gì đây!?
Sau phần nghi thức chào cờ, CB Ngọ nói: “Kính thưa đồng chí cấp cao, Đại Diện
Thiếu Tướng Tư Lệnh các Lực Lượng Võ Trang Giải Phóng Khu Trị Thiên Huế, hôm
nay Trại làm lễ trả tự do cho anh Phan Văn Phước, nguyên Thiếu úy Đại Đội Trưởng
ĐĐ 956/ĐPQ thuộc TK Thừa Thiên kiêm Trưởng đồn Lương Mai, đã bị quân đội cách mạng
khu Trị Thiên Huế bắt làm tù binh ngày 20.12.1965, sau thời gian 2 năm học tập
cải tạo anh PVPhước đã tiến bộ về mọi mặt lao động cũng như học tập chính tri,
rất xứng đáng được hưởng lượng khoan hồng của Cách Mạng. Nay Mặt Trận khu Trị
Thiên Huế quyết định trả tự do cho anh PVPhước để anh về cùng đồng bào tiếp tục
công cuộc đấu tranh chống Đế Quốc Mỹ Xâm Lược, lật đổ chế độ Thiệu Kỳ giải
phóng đất nước xây dựng XHCN, Yêu cầu anh PVPhước quỳ xuống.” CB Mưu tiến lên
hướng dẫn tôi cách quỳ xuống một chân phải, chân trái chống lên, hai bàn tay chồng
lên nhau và để trên đầu gối trái, thân mình thẳng đứng. Tôi quỳ xong, CB Mưu
lui ra và CB Ngọ nói: “Anh PVPhước hãy làm theo sự hướng dẫn của tôi, sau mỗi
câu tôi hô cương quyết, thì anh Phước phải hô lớn theo cương quyết 3 lần, đồng
thời bàn tay phải nắm lại và đưa mạnh lên cao....Lễ tuyên thệ bắt đầu.”
Thứ nhất: Cương quyết không cầm súng đánh thuê cho
Đế Quốc Mỹ xâm lược và trở về cùng nhân dân chống Mỹ cứu nước; lật đổ chế độ
Thiệu Kỳ. Cương quyết...CQ...CQ.
Thứ hai: Cương quyết hợp lực cùng sinh viên học
sinh, cùng đồng bào, cùng các vị lãnh đạo tôn giáo và quân đội ly khai đòi quân
đội Mỹ cút về nước và lật đổ chế độ Thiệu Kỳ. Cương quyết...CQ...CQ.
Thứ ba: Cương quyết chấp hành và chu toàn mọi
công tác do Cách mạng, Măt trận giao phó. Cương quyết
...CQ...CQ.
Lễ trả tự do và
tuyên thệ chấm dứt, yêu cầu anh PVPhước đứng dậy. Kế đến CB Ngọ trao cho tôi
chiếc ví mà trại đã lưu giữ kể từ khi tôi bị bắt và bảo tôi kiểm soát tiền bạc.
Sau khi kiểm soát, tôi xác nhận: “Báo cáo CB số tiền 250 đồng VNCH đầy đủ” Anh
Đại tá Chủ tọa ngồi giữa, liền đưa ngón tay trỏ chỉ thẳng vào người tôi và nói
với giọng Hải Phòng: “Anh vừa mới tuyên thệ đó, chưa đầy vài phút
mà anh đã lói Việt Lam Cộng Hòa rồi. Tai sao anh không lói 250 đồng Ngụy?"
Tôi sợ quá nên trả lời: "Tôi xin nhận khuyết điểm và hứa từ nay sẽ chú ý
hơn.’’ Cũng anh CB Chủ tọa mặt nghiêm nghị, cũng lấy ngón tay trỏ nhịp nhịp chỉ
về phía tôi nói lớn: “Nhớ đấy, nần sau nưu ý đừng tái phạm, nhớ đấy.” Trở
lại chuyện tư trang tôi nói: “Báo cáo CB còn thiếu tấm hình của cháu Minh Ái,
con gái đầu lòng của chúng tôi." CB Ngọ tiến về phía tôi, hai tay cầm tấm
hình cháu Minh Ái xé dọc làm hai mảnh và nói: “Chúng tôi sẽ giữ một nửa tấm
hình và trao cho anh một nửa tấm hình còn lại, đây là dấu hiệu chúng ta nhận nhau.”
Tôi vô cùng bàng hoàng ngạc nhiên hỏi: “dấu hiệu nhận nhau nghĩa là sao thưa
CB?” CB Ngọ trả lời: “Theo lời tuyên thệ thứ ba, CM hay MT sẽ cử người đến gặp
anh và trao nhiệm vụ cho anh, anh phải chấp hành cho tốt, nhân dân đang ở bên
anh, theo dõi anh, họ là tai mắt của CM.
Nửa tấm hình nầy là dấu hiệu nhận nhau,
để xác nhận chúng ta là người của MTGPMN”. Ối trời ơi! Ngày đêm tôi mong chờ
mau chóng được trả tự do, hôm nay thật sự trả tự do theo kiểu nầy, chẳng khác
nào tôi bị tù treo của cả hai chế độ Quốc Gia và Cộng Sản! Nhưng trong hoàn cảnh
nầy, tôi nào biết làm sao hơn! Từ chỗ lo âu, tôi liền hít vào thở ra nhẹ nhàng,
không để cho họ thấy và để lấy lại sự bình tĩnh. CB Ngọ cấp phát “Giấy Trả Tự
Do” cho tôi và yêu cầu tôi phát biểu cảm tưởng trong ngày vui trọng đại nầy, có
CB cấp cao đến chủ tọa. Tôi nói lời cảm ơn và phát biểu qua loa cho qua chuyện,
vì trong lòng tôi đang ngổn ngang chất đầy những ưu tư lo lắng cho tương lai
sau nầy, không biết trôi về đâu! Buổi lễ như tạm chấm dứt, đến phần ăn liên hoan
với nồi cháo vịt.
Trong lúc chuẩn bị
bàn ghế và thức ăn, anh Đại tá Chủ tọa gọi tôi đến ngồi bên cạnh và thân mật dặn
dò: “Khi về đến thành, anh có hai nhiệm vụ trước mắt. Một nà phải phổ biến
sâu rộng càng nhiều càng tốt, đến các bạn bè dân sự cũng như trong ngụy quân,
ngụy quyền, tại những lơi công cộng đông người như bến xe, bến tàu v..v. về
tánh khoan hồng và nhân đạo của CM và của MTGPML đã đối xử tử tế, không đánh đập
hay tra tấn. Đặc biệt anh phải lói cho càng nhiều nính Ngụy càng tốt: “hàng thì
sống, chống thì chết.” Hai nà anh phải tham gia đấu tranh cùng toàn dân, cùng học
sinh, sinh viên, Phật tử, cùng các vị nãnh đạo tôn giáo, cùng các đơn vị ngụy
quân ny khai như anh Tướng Nguyễn Chánh Thi Trưởng QĐ I đã ý thức Cách Mạng đòi
nập Miền Trung Tự Trị, đòi Mỹ cút về nước, đòi nật đổ chế độ Thiệu Kỳ.v...v.
Anh nghe rõ chứ?” Nghe xong lòng tôi ngao ngán! Thì ra bấy lâu nay mọi cuộc
xuống đường đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Phật Giáo, Công Giáo cùng sự tham
gia đông đảo của đồng bào, học sinh, sinh viên, Phật tử cũng như các đơn vị
quân đội ly khai như Sư Đoàn 1, Quân Đoàn I đều do VC và MTGPMN tổ chức và lãnh
đạo! Còn gì đau đớn nào bằng, khi các chiến sĩ QLVNCH ngày đêm phải hy sinh mạng
sống với VC trên chiến trường và chính bản thân mình phải chịu cảnh tù binh khốn
cùng để bảo vệ hậu phương ổn định cho đồng bào mình sống trong ấm no, tự do hạnh
phúc; bảo vệ quý Thầy mình sống trong an nhiên tự tại để tu học và cứu độ chúng
sanh, để cho ông TrT NCThi của mình mau lên lon từ Đại Tá lên Trung Tướng, mau
lên chức từ tư lệnh SĐ1 lên TL QĐI, chỉ 2, 3 năm (1963-1965). Thì tại hậu
phương đồng bào mình, quý Thầy mình, TrT NCThi của mình và các chiến hữu mình lại
cùng nhau đâm sau lưng chiến si không thương tiếc!Theo như lời xác nhận của
CB cấp cao của VC, như vậy mọi cuộc biểu tình, tuyệt thực, tự thiêu, đốt
công sở, phá thư viện Hoa Kỳ, chống tham nhũng, đảo chánh giết TT Ngô Đình Diệm,
chỉnh lý, đem bàn thờ Phật xuống đường, để gây chia rẽ trong lòng dân, làm náo
loạn hậu phương là thành quả của CM và MTGPMN, một thành quả không có tiếng
súng, không hao tốn sinh mạng. Bất chiến tự nhiên thành! Quý Thầy
mình, đồng bào mình, TrT NCThi của mình và các chiến hữu ly khai của mình có
hay biết điều nầy hay không!? Nực cười thay cho những người nhân danh trí thức,
tu sĩ, chánh khách, dân biểu, nghị sĩ thuộc thành phần thứ ba luôn chống đối
hai chế độ VNCH, sau ngày 30.04.75, họ được trọng dụng trong một thời
gian ngắn của buổi giao thời, rồi sau đó họ bị vắt chanh bỏ vỏ, họ lại ba chân
bốn cẳng, bán sống bán chết tìm đường vượt biên, họ hiện đang sống khắp các nước
trên thế giới và họ vẫn tiếp tục chê bai, kết tội, nhục mạ hai chế độ tốt đẹp
VNCH qua những lời ngụy biện của những kẻ trí thức với những ngôn từ hoa mỹ để
bào chữa hay che đậy những việc làm sai lầm tội lỗi của họ trong quá khứ. Câu
hỏi đặt ra là tại sao những kẻ vong ân bội nghĩa, ăn cơm Quốc Gia thờ ma CS nầy
không ở lại quê nhà để xây dựng thành công chế độ XHCN mà một thời họ đã
tích cực hy sinh và mơ ước?
Mọi thứ đã ổn định,
thịt vịt thì chặt bằng 2 lóng tay, tôi ăn được hai chén rưỡi với ba, bốn miếng
thịt, sao mà ngon lạ lùng, ngon hết biết, vì đây là lần đầu tiên sau 2 năm
không gà chẳng vịt, nên quên cả ưu tư phỉền muộn! Nhưng sau khi ăn cháo xong,
tôi nhớ lại mọi diễn tiến, cử động lớn nhỏ trong buổi lễ, đều được quay phim và
chụp hình đầy đủ. Lòng tôi lại vô cùng nghi ngờ, hoang mang và lo ngại, vì nếu
bị phát thanh, phát hình và chính phủ VNCH hay được thì đời mình sẽ ra sao với
những hình ảnh tuyên thệ nầy? Niềm vui chưa trọn thì nỗi buồn lo lại đến! Ở tù
thì sợ bị mất xác vì B52! Được trả tự do tưởng vui mừng, nay thì sợ VC móc nối
giao nhiệm vụ! Nhiệm vụ không thi hành thì bị ám sát hay thủ tiêu!
Đứng trước những
tình huống xẩy ra quá đột ngột và bất ngờ, ngoài sức tưởng tượng đã làm cho tôi
vô cùng hoang mang lo sợ, mất bình tĩnh, thiếu sáng suốt và suy nghĩ lung tung.
Sau nhiều đêm ngày suy nghĩ, tôi thấy chính phủ VNCH có luật pháp và QLVNCH có
quân pháp, có tình và có lý, nên tôi tin tưởng sẽ chứng minh "mình vô tội."
Vì đây là âm mưu của CSVN giàn dựng, ngoài sự hiểu biết của tôi, để chính phủ
và QĐ hiểu lầm nghi ngờ là tôi đã theo VC, đồng thời sẽ áp dụng kỷ luật QĐ để
hành hạ tôi, làm cho tôi đau khổ rồi bất mãn, chán ghét chế độ, sau đó tìm đường
lên núi trốn theo VC, đúng như lời chúng đã dụ dỗ tôi. Với một tấm lòng trung
thành sắt đá với chính thể VNCH, tôi sẽ dùng mọi lời lẽ của trí óc và con tim
mình để trình bày tất cả sự thật về âm mưu thâm độc nầy của VC. Từ đó tôi
thường tự nhủ: "Hãy bình tĩnh sống.”
Sau đó tôi được
nghỉ dưỡng sức gần một tháng để chuẩn bị di chuyển một lộ trình dài. Trong thời
gian nầy, CB Mưu bắt tôi phải tập thể dục mỗi sáng 2 giờ để rèn luyện cơ
thể và đặc biệt là hai chân, vì tôi đang bị phù thủng nặng, sợ tôi đi dường
không nổi. Đến ngày ấn định, chúng tôi từ gỉã trại mới và lên đường về miền
xuôi tức vùng đồng bằng, đối với tôi tức là đoàn tụ với gia đình, lòng vui mừng
vô kể. Đoàn chúng tôi đi gồm có 12 người, CB Mưu và 10 BĐ trang bị đầy đủ
vũ khí kể cả B40. Chính 10 người nầy đã mang lương thực gồm gạo, muối và
bột ngọt cùng dao, rựa, riù để khai quang!. Còn riêng tôi chỉ mang tư trang cá
nhân như đã kể trên mà thôi, vì lý do an ninh! Trên đường đi chúng tôi nghỉ đêm
qua nhiều đơn vị CSBV, nhiều trạm giao liên, nhiều điểm tiếp liệu và nhiều bản
làng người Lào. Đồng thời, tôi cũng thấy nhiều đơn vị bộ đội quân số đông và
nhiều đoàn nhân công nam nữ xuôi ngược lên về. Tôi cũng thấy hằng chục, hằng chục,
hằng trăm bộ đội làm đường, sửa đường mòn HCM bằng những cây cổ thụ với sức người,
không có cơ giới. Đặc biệt tôi cũng thấy nhiều Bộ đội bị thương tật hay bệnh hoạn
mặt mày xanh xao, gầy yếu phải tự cùi gạo để ăn, chống gậy mà đi, gặp CB Mưu đi
ngược chiều hỏi đường đến bệnh viện hay đường về Miền Bắc! Lòng tôi vô cùng
thương hại và tự hỏi: “Làm sao những người ốm o, gây mòn với tấm thân gầy guột
xanh xao như thế nây có thể tìm đường đi đến nơi đến chốn? Thương thay cho một
kiếp người Bộ đội”. Vào một buổi chiều, chúng tôi đến Ngã Ba Chiến Lược nằm
trên đường mòn HCM. Ngủ đêm tại đây, sáng hôm sau chúng tôi đổi hướng về Nam và
ngủ lại nhà dân.
Đêm đó chúng tôi bị đánh bom B52, những trái bom nổ cách chúng
tôi độ 300, 500 mét. Trời hừng sáng, CB Mưu đã đứng trước hầm chống B52 của tôi
để hỏi thăm và cho biết đêm qua có 4 BĐ bi thương vì tức ngực và bị thương nhẹ ở
đầu. Lo săn sóc các vết thương cho 4 BĐ nên đến gần trưa, chúng tôi bắt đầu đi
về hướng Khe Tre và tiếp tục đi thêm 7, 8 ngày nữa, chúng tôi đến Nam
Đông. Sau dó phải vượt qua những con suối lớn, dốc đá rất cao. Trong lúc
đôi dép Bình Trị Thiên tôi mang là đôi dép râu cũ nên rất dễ sút quai, do đó
khi leo lên gần đến đỉnh thì tôi bị trượt chân và rơi trở lại suối một đọan khá
xa và bị thương nặng ở tay, nhẹ ở đầu. CB Mưu liền cùng hai Bộ đội trèo
xuống suối băng bó vết thương và dùng dây cột kéo và đỡ tôi lên. Lên đến đỉnh,
tôi nằm nghỉ một hồi khá lâu rồi tiếp tục điSau đó chúng tôi gặp sông Ô Lâu
là thượng nguồn của giòng sông Hương.
Chúng tôi đi cặp
theo sông Ô Lâu có nhiều thung lũng, đường đất bằng dễ di. CB Mưu thường đi cặp
kè bên tôi để trò chuyện cho tôi quên đau đớn, trong lúc đường còn xa. Xuyên
qua những hành động, cử chỉ, lời nói của CB Mưu từ lúc còn ở các Trại cũng như
trên đường đi đã làm cho tôi vô cùng ngạc nhiên và có cảm tình vì tôi là người
đa cảm. Tự nhiên tôi liên tưởng đến cuốn phim La Chaine, do tài tử Tony
Curtis và Sydney Poitier đóng, đoạt 5 giải Oscar. Câu chuyện về hai tù
nhân vượt ngục, một da đen Sydney Poitier và một da trắng Tony Curtis, họ bị
dính liền nhau bởi cái còng số 8. Ban đầu họ rất căm ghét nhau vì tinh thần
kỳ thị chủng tộc đã ăn sâu trong máu! Nhưng họ lại luôn bị dính liền với
nhau bởi một cái còng số 8 là sợi dây oan nghiệt! Một sợi dây đã gây bao trở ngại
khó khăn qua bao ngày tháng vất vả, khổ cực đầy nguy hiểm vì đói khổ, trong
lúc họ cùng tìm đường thoát thân trước sự săn đuổi bởi nhiều Cảnh Sát và đàn
chó săn. Họ đã cùng nhau hợp lực đấu tranh để cùng tìm cái sống trong cái chết.
Có một lần người tù da đen đã cố gắng hết sức mình đến quên cả mạng sống để cứu
mạng anh tù da trắng đang bị ngập chìm trong vũng sình lầy dày đặc, càng vùng vẫy
anh cáng lún sâu, thật khó lòng sống sót! đó là tình người đã được biểu
hiện một cách rõ rệt nhất. Từ đó họ mang ơn nhau, có sự cảm thông và thương
nhau như anh em ruột thịt. Sau đó họ phá được còng số 8 và chia tay nhau.Trước
khi chia tay, anh tù da đen dặn dò anh tù da trắng: "Nhớ đi đường cẩn
thận, lần nầy cậu sập hầm không còn ai cứu cậu đâu nhé." Họ cười trong
ngấn lệ và chào chia tay, mỗi người đi mỗi ngả.
Hoàn cảnh của
chúng tôi cũng tương tự như thế, trước đây chúng tôi ở hai chiến tuyến, thề sống
chết trên chiến trường và căm thù nhau vì ý thức hệ Tự Do và CS. Nhưng
qua những tháng ngày cùng chia nhau bao hiểm nguy, gian khổ, trong từng giờ từng
phút, đêm cũng như ngày! Chúng tôi cùng tìm cái sống trong cái chết, dưới mưa
bom bảo đạn vô tình, không phân biệt bạn thù. Cộng với những sự quan
tâm, an ủi chân tình mà CB Mưu đã dành cho tôi, đôi khi tôi không còn có cảm
giác ngăn cách giữa một Cán bộ quản giáo và một người tù binh nữa. Chúng tôi
không bị dính liền nhau bởi cái còng số 8 vô tri, mà chúng tôi bị liên hệ với
nhau bằng sự lo lắng và quan tâm đến sự an nguy của nhau, sau những giây phút
kinh hoàng. Chúng tôi dính liền nhau bằng một sợi dây vô hình, nhưng rất gần
gũi, đó là Tình Người, Tình Người Việt Nam.
Rồi cuối cùng
chúng tôi đã về đến một làng nhỏ của người VN sống bằng nghề đốt than. Chúng
tôi sống ở đây một thời gian khá dài để chờ Toán Giao Liên số 1 từ đồng
bằng lên dẫn đường cho chúng tôi về đồng bằng trong an toàn. Trong thời gian nầy
chúng tôi có dư thì giờ nên thường cùng ngồi trò chuyện với nhau, có nước lá rừng
nóng và kẹo đậu phụng tự chế do tôi ứng tiền để mua đường, đậu. Một hôm,
CB Mưu ngồi lấy mấy ngón tay bấm bấm, tính tính gì đó rồi nói; "Như vậy
chúng ta đã đi 38 ngày đường". Luôn tiện tôi hỏi: “Tại sao trên
đường đi, tôi không thấy bóng dáng một người đàn ông hay thanh niên, thiếu nữ
nào, mà chỉ thấy toàn là ông già, bà lão, đàn bà và trẻ em mà thôi?” CB Mưu trả
lời: “Tất cả thanh niên, thiếu nữ đều đã tình nguyện đi Bộ đội hết cả rồi, vì
đi BĐ họ được CM lo cho đầy đủ.” Cuộc trò chuyện đến phần cởi mở, tôi hỏi CB
Mưu: "Lâu ngày rồi sao tôi không thấy CB Sinh và 6 anh nuôi?". CB Mưu
Trả lời: "Buồn lắm, 7 chiến sĩ đó đã hy sinh vì bom trúng ngay nhà bếp,
kéo theo 3 cô bạn gái của họ." CB Mưu im lặng một lúc vì xúc động nói
tiếp; "Ở đồi bên kia, lán trại cũng bị san bằng và nhiều chiến sĩ hy
sinh, trong đó có cả tù binh" Như vậy CB Sinh cộng 6 anh nuôi chia
cơm cho tôi mỗi ngày và người tù binh Mỹ với bộ râu quai nón dài mà tôi gặp hôm
trước, giờ đây đã yên nghỉ, với họ như vậy là sung sướng, nhưng lòng tôi vẫn thấy
thương hại và tội nghiệp cho họ vì khi sống thì đói khổ, không nhà, chết thi không
mồ, không áo quan! Thành thật chia buồn cùng các anh.
Chiều nay toán
giao liên số 1 vừa đến gặp CB Mưu và họ họp bàn đến khuya, trong một lán nhỏ
sau vườn. Sáng hôm sau, chúng tôi lên đường lúc 10 giờ sáng, xuất phát từ nhà
dân sát chân núi dãy Trường Sơn. Chúng tôi di chuyển trên thế đất bằng dễ đi,
có rừng cây bao phủ rất dễ ngụy trang. Đến 6 giờ chiều, chúng tôi dừng lại
trong một khu rừng cây để chờ toán giao liên số 2 từ sông Mỹ Chánh đến
đón nhận, để đưa chúng tôi băng qua quốc lộ số 1. Đến 8 giờ tối, toán giao liên
số 2 vẫn chưa đến và có lệnh rút lui vì có đơn vị thiết giáp Mỹ vừa đến phục
kích trên lộ chiều nay! Thế là đoàn chúng tôi ba chân bốn cẳng tháo chạy về lại
hướng nhà dân, trên đường về tôi thấy có thêm nhiều đoàn nhân công nằm ở phía
sau chúng tôi, hồi nào không rõ. “Chạy khẩn trương, khẩn trương” lời CB Mưu
thúc hối, trên đường chạy, thỉnh thoảng chúng tôi nghe nhiều tiếng đạn pháo
binh bắn bay vèo vèo trên đầu. Chúng tôi về đến nhà dân lúc 3 giờ sáng. Mặc
dầu mới ngủ lúc 3, 4 giờ sáng, nhưng sáng hôm sau, CB Mưu đã đánh thức chúng
tôi lúc 7 giờ sáng để lo chuẩn bị cơm nước rồi xuất phát lúc 10 giờ, giống như
ngày hôm qua. Hôm nay là ngày thứ 2, rồi ngày thứ 3, thứ 4, thứ 5, thứ 6 tất cả
mọi diễn tiến đều giống như ngày đầu tiên; nên mọi người đều quá mệt mỏi vì ngủ,
nghỉ thì ít mà vừa đi vừa chạy vừa tránh đạn pháo binh thì nhiều, ai nấy
cũng kêu ca vì đuối sức! Rồi đến ngàỳ thứ 7, thứ 8, thứ 9, thứ10 tất cả vẫn đi
đi về về như cũ, không có gì thay đổi, vì đơn vị thiết giáp Mỹ vẫn còn phục
kích trên lộ! Sức chịu đựng của cơ thể con người cũng có hạn, với tôi chỉ còn
là cái xác không hồn, cơ thể rã rời, không còn ham muốn gì cả, chỉ muốn đựơc chết
một cái êm ái. Nằm nghỉ trong nhà dân, thấy hai bác chủ nhà cắm hoa rừng và
quét dọn bàn thờ. Tôi hỏi: “Hôm này lễ gì vậy, thưa Bác?” bác chủ nhà trả lời:
“Hôm nay là ngày 14 ta, cúng vong linh đó con.” Tôi sực nhớ, tôi có một
Bà Dì tên TTTúy Anh chết “bất đắc kỳ tử” rất linh thiêng mà tôi thường thắp
nhang khấn nguyện vào mỗi tối 14 hay 30 âm lịch mỗi tháng, khi còn ở nhà. Thế
là từ giờ phút đó tôi luôn réo gọi tên Dì tôi: “Xin Dì mau mau đến cứu con.
Con
nay quá kiệt sức, không còn đi được nữa. Xin Dì linh thiêng gia hộ cho con qua
lộ được đêm nay vì Ba Má con, vợ con con đang mong chờ con. Nếu không được, xin
Dì cho con trúng vài ba quả đạn pháo binh thật chính xác để kết liễu cuộc đời đầy
bất hạnh của con một cách êm ái. Nếu được một trong hai lời cầu xin trên, con
xin cúi đầu trăm lạy, ngàn lạy.” Suốt ngày hôm đó, ngoài giờ ăn cơm sáng, thời
gian còn lại kể luôn cả thời gian đi đường hôm nay, tôi luôn luôn réo gọi tên
Dì tôi và tự nhiên tôi cảm thấy an tâm và tự tin hơn vì lòng tràn đầy hy vọng.
Tuy trong người đã kiệt sức, nhưng tôi vẫn theo kịp đoàn người đi, một sức mạnh
vô hình đã đẩy tôi đi, thật khó giải thích. Đến khu rừng rậm quen thuộc trong
10 ngày qua, chúng tôi nghỉ chân để chờ toán giao liên số 2 từ Mỹ Chánh lên. Độ
8 giờ tối, chúng tôi bắt tay được toán giao liên và được biết lộ trình đã được
khai thông, mọi người reo mừng nhưng đã bị hãm lại vì sự an toàn của mọi người.
Đêm nay 14 âm lịch, trăng gần tròn, to, gần lại và sáng, trên trời lấp lánh đầy
sao như đang nhảy múa hòa lẫn với nỗi vui mừng hạnh phúc bất tận đang nhảy múa
trong lòng tôi. Càng vui mừng, tôi càng réo gọi tên Dì tôi với bao lời tạ ơn và
hai tay xá xá lạy lạy!
Chúng tôi theo
toán giao liên băng qua quốc lộ số 1 rồi đi dọc theo sông Mỹ Chánh về đến
làng Lương Mai, dân làng đốt đèn xôn xao vui mừng để đón chồng, con, cháu vừa
đi dân công lâu ngày trở về được bình an vô sự. Làng nầy trước đây do ĐĐ 956/ĐP
và Căn Cứ Lương Mai do tôi chỉ huy để giữ anh ninh. Nay đã bị VC chiếm đóng như
một vùng giải phóng. Tôi đựợc bố trí ngủ qua đêm tại nhà dân. Qua một đêm ngủ
ngon lành, sau bao ngày mất ngủ, sáng mai thức dậy, tôi thấy trên bàn một mâm
cơm đã dọn sẵn gồm cá kho và canh rau muống. Hai bác chủ nhà ân cần mời tôi ăn
cơm, tôi xin phép đợi CB Mưu và các anh BĐ, nhưng hai bác bảo tôi cứ ăn một
mình để bù lại những ngày thiếu thốn vì CB Mưu đã ăn ở chỗ khác rồi! Tôi ăn liền
3 chén cơm một cách ngon lành, như chưa bao giờ ngon bằng sáng nay. Đến hơn 8
giờ sáng, CB Mưu đến dẫn tôi đi ra chợ Lương Mai. Vừa đến chợ, tôi thấy đồng
bào tập trung rất đông chung quanh một sân khấu kê bằng những tấm ván dài. CB
Mưu dẫn tôi đứng cạnh sân khấu và báo cho tôi biết khi có yêu cầu, tôi phải lên
phát biểu cảm tưởng về việc CM khoan hồng tha tội cho tôi và cảm ơn đồng bào đã
cùi gạo lên núi nuôi tôi ăn, học tập tiến bộ để có ngày hôm nay! Theo đúng
chương trình của buổi lễ, tôi đã làm đúng theo lời yêu cầu và hướng dẫn của CB
Mưu, nên tôi được vỗ tay liên hồi và bị chụp hình lia lịa! Sau cùng, một anh CB
địa phương cao nhứt trong đám đã phát cho tôi hai bộ áo quần bà ba màu trắng,
loại vải quyến được nhúng hồ rất cứng, có hai túi, cổ tròn, một nón lá, một cái
bị lác đựng áo quần. Buổi lễ chấm dứt, một CB bảo tôi lui phía sau sân khấu
lột bỏ bộ áo quần cải tạo và mặc gấp bộ aó quần bà ba mới.
Vài ba CB địa
phương cùng CB Mưu và các anh BĐ đã đưa tôi đi một đoạn đường dài hướng về bờ
sômg Mỹ Chánh, một chiếc đò đã đậu sẵn. Tại đây là điểm chia tay, trước khi tôi
chào bước xuống đò thì CB Mưu tiến lên trao cho tôi một gói Trầm độ một
ký lô, CB Mưu nói: “Đây là quà tặng của đồng chỉ thủ trưởng Hiệu, vì biết
anh là người theo đạo Phật và thường hay đọc kinh mỗi đêm, nên đồng chí tặng
anh để về cúng Phật và ông bà để ấm tình CM.” Tôi đón nhận gói trầm thì CB
Mưu tiến đến ôm chầm lấy tôi và tôi ôm lấy CB Mưu. CB Mưu thì thầm: “Đi đường cẩn
thận, nhớ giữ gìn sức khỏe.” Cầm gói Trầm trong tay mà lòng bùi ngùi một hồi
lâu, rồi quay mặt bước xuống đò. Đò rời bến, ra giữa sông mà CB Mưu và các anh
BĐ vẫn còn đứng vẫy tay chào...Đò cập bến, tôi bước lên bờ với những bước chân
nặng nề trong tấm thân tiều tụy vì đang mang bệnh phù thủng nặng và một mụt nhọt
ở thời kỳ cuối, to gần bằng cái chén ở dưới mông, đi cặp sông Mỹ Chánh theo con
đường làng vắng người mà lòng bâng khuâng bồn chồn khó tả. Đôi khi tôi tự nhủ
cuộc đời như giấc mộng Nam Kha “Kê Vàng” hay đúng hơn là một diễn viên trên sân
khấu của một câu chuyện buồn! “Mới ngày nào mình là một Thiếu Úy ĐĐT, mặc quần
áo trận, đầu đội nón sắt, chân mang botte de chaud (shoe), tay cầm súng Colt 45
chỉ huy rất oai phong! Rồi bị bắt làm tù binh, mặc áo quần bộ đội loại phế thải,
chân đi dép râu, đầu đội nón lá rách, tay khi cầm cây cuốc đào đất trồng khoai
sắn, khi cầm cái rựa để đốn cây hay chẻ củi, ăn bữa đói, bữa no nhờ có
thêm một củ khoai, trông thật đau lòng! Rồi được trả tự do thành bác nông
dân trong bộ áo quần bà ba trắng toát, đầu đội nón lá, chân đi dép râu, tay
xách bị lác, trông thật không giống ai!...
Ham mơ mộng nghĩ
sự đời, tôi đến gần đồn Nghĩa Quân giữ an ninh cầu Mỹ Chánh lúc nào mà không
hay. Các anh Nghĩa Quân chận lại và nhìn tôi với ánh mắt hiếu kỳ và hỏi: “Anh
là ai mà dám đến gần đồn, có chuyện chi?” Tôi liền nói: “Tôi là Th/úy PVPhước
ĐĐT ĐĐ956/ĐP Trưởng Đồn Lương Mai bị VC bắt làm tù binh, nay được trả tự do;
yêu cầu báo cho BCH/TK/TT biết, bây giờ tôi phải làm thế nào? Sau đó được
lệnh bảo tôi phải đón xe đò tự túc về trình diện BCH/TK/TT. Vì nếu TK đem xe ra
đón, khi trở về thì Trời đã tối, đường không an ninh. Thế là tôi đón xe đò tự
túc về đến An Hòa thì trời đã chiều, đến giờ tan sở, nên tôi đã đón xe cyclo về
nhà tại Kim Long bên cạnh khuôn Kim An vào lúc 5, 6 giờ chiều.
Đứng trước cổng
nhà, tôi tần ngần quan sát một hồi rồi bước qua hai trụ cao lớn và đi giữa hai
hàng giậu chè tàu cao ngang hông, khi đến hòn non bộ ngay chính giữa sân nhà,
cách thềm nhà vài thước thì tôi dừng lại, tay phải cầm nón lá nghiêng nghiêng
che mặt. Một người đàn bà tay bồng em bé, đang đứng tựa cửa nhìn tôi chăm
chú lấy làm ngạc nhiên và hỏi: “Xin lỗi ông tìm ai?” tôi vẫn đứng lặng
yên. Trong khung cảnh buổi hoàng hôn vắng lặng, vào mùa đông của xứ Huế có mưa
bay lất phất, người đàn bà cô đơn có vẻ lo sợ nên đã gằn giọng và lớn tiếng hỏi
tôi như lần trước. Tôi không thể cầm lòng để đùa lâu được, nên đã hạ nón lá xuống,
bước tới hai ba bước và nói: “Anh nầy Em”. Một âm thanh quen thuộc đã xa
vắng từ lâu ngày, nay bỗng lại trở về đã làm cho nhà tôi quá đỗi vui mừng, nên
đã để mạnh tay em bé xuống nền nhà và lao mình xuống từ trên thềm nhà cao,
không kể nguy hiểm, tôi bước lên vội đỡ và đón lấy nhà tôi. Hai chúng tôi ôm
nhau một hồi lâu với bao nỗi hạnh phúc sung sướng, nửa mừng nửa tủi đến nghẹn
ngào không nói được nên lời. Bỗng những tiếng khóc oa oa của con tôi trên thềm
cao đã đưa chúng tôi về cảnh thật. Lời nói đầu tiên nhà tôi hỏi: “Anh có khỏe
không?” và tôi cũng hỏi lại như thế. Chúng tôi cùng quay mặt lại, cùng tiến
lên để bồng con tôi đang khóc, thì mạ tôi dưới nhà chạy lên la lớn: “Tụi bây
làm chi để em khóc dữ rứa?” Cùng lúc đó nhà tôi nói: “Má ơi, Anh Phước đã về.”
Sau một hồi nhìn nhìn, ngó ngó thằng con trai đang bị phù thủng, mặt to “bằng
cái thúng”, mạ tôi mới nhận ra tôi và òa lên khóc: “Ôi trời ơi, con của
Mạ!” với ánh mắt vừa thương hại vừa vui mừng. cháu Minh Ái con gái đầu lòng
ở nhà sau cũng chạy lên mừng Ba mới về. Thế là 5 Má con, Bà cháu ôm nhau khóc
trong nỗi vui mừng đoàn viên, ngay dưới ngưỡng cửa nhà, trước bàn thờ Phật.
Mạ tôi kéo tay tôi vô nhà và bảo tôi ngồi nghỉ một lát, rồi đi tắm rửa, nghỉ
ngơi cho khỏe. Mạ tôi không quên dặn dò: “Con ở trong rừng sâu nước độc
lâu ngày, có nhiều sơn lâm chướng khí đã tích tụ trong người rất nhiều chất độc.
Nên con phải chờ mạ nấu Chè Môn ăn xổ độc, rồi con mới được gần vợ con.
Nghe chưa? -- Dạ dạ, con xin cảm ơn Má.
Đêm nay, chúng
tôi có một bữa cơm đoàn tụ sau bao ngày xa cách, một bữa cơm mà tôi hằng mơ ước
trong những ngày ở tù, nay đã trở thành sự thật. Có xa cách mới thấy trân quý
những giờ phút gần gũi. Ôi còn gì vui sướng hạnh phúc nào bằng! Mọi người
ai ai cũng lộ vẻ hân hoan vui mừng khó tả. Trước khi bắt đầu vào bữa, Ba tôi
yêu cầu mọi người cúi đầu tạ ơn Chư Phật, Chư Vị Bồ Tát và ông bà Tổ Tiên đã
gia hộ cho chúng tôi có được buổi đoàn viên hôm nay. Tôi tiếp lời, ngoài ra con
xin cả nhà cũng nên cảm ơn Dì Tâm, vì Dì đã cứu con vượt qua lộ trong giờ phút
hiểm nghèo! Mọi người cùng làm theo sự hướng dẫn của Ba tôi. Bữa cơm tuy đơn sơ
vì không kịp chuẩn bị trước, nhưng rất ngon vì tràn đầy tiếng cười và trong
lòng mọi người đều thể hiện nỗi vui mừng khó tả. Riêng tôi là người hạnh phúc
nhất trần gian vì ngoài việc gặp lại Ba Má và 5 em, tôi còn được gặp vợ, cháu
Minh Ái con gái đầu lòng với tấm hình bị xé làm đôi và cháu Quốc Phong con trai
đầu lòng của tôi, khi nó vừa tròn 1 tháng tuổi thì tôi bị bắt làm tù binh. Cơm
nước xong, đến phần gia đình hàn huyên tâm sự, mọi người đều đóng góp vào câu
chuyện nên không khí khi thì tiếu lâm vui nhộn, lúc thì cảm động bùi ngùi không
cầm được nước mắt vì vui mừng và hạnh phúc! Má tôi là người mở đầu câu chuyện: “Vợ
con đi tìm xác chồng, sau khi được tin Đồn Lương Mai do tôi chỉ huy bị thất
thủ và mất liên lạc, không biết sống chết ra sao và sau đó, BCH/TK/Thừa Thiên
cùng TrĐ 3 /SĐ1 đang hành quân phối hợp để tái chiếm. Binh sĩ bị thương vong được
trực thăng tải thương đưa về bệnh viện Nguyễn Tri Phương nằm trong khuôn viên
BTL/SĐ1.
Thế là vợ con từ sáng sớm đã đi xuống BV NTPhương để tìm xác chồng, bất
cứ chiếc trực thăng tải thương nào đáp xuống là vợ con ba chân bốn cẳng chạy lại
để quan sát từng anh thương binh một và hỏi thăm về số phận của con và mở từng
chiếc Poncho xem mặt để nhận diện tìm xác chồng, vì trong số những người bị
thương đều không phải là con. Những gia đình nhận được xác chồng cha thi họ đi
lo hậu sự; còn vợ tôi môt mình chờ đến chiều mới trở về nhà. Một ngày, hai ngày
rồi ba ngày, vợ con đều đi và về như thế, mỗi lần về đến nhà là khóc với than: Ông
Trời ơi là Ông Trời, sao mà quá bất công, mọi người ai cũng nhận được xác chồng,
còn con thì không! Như vậy chồng con bị cọp beo thú rừng ăn mất xác rồi con chi
nữa. Ông Trời ơi là Ông Trời.” Vừa nghe xong câu nói quá ngây thơ, đầy tình
nghĩa vợ chồng của một ngưới đàn bà 19 tuổi có một con và đang bụng mang
dạ chửa, trong những lúc quá đau khổ đến điên lọan vì không tìm được xác chồng.
Tất cả đều im lặng như đang lắng nghe những giọt lệ nóng đang lăn tròn trên
gương mặt mọi người với lòng yêu thương, quý mến và trân trọng. Đến đây tôi
choàng tay ôm chặt vợ tôi vào lòng, hôn nhẹ và nói đùa: “Anh cảm ơn em, nhưng
mà hồi đó em nhận được xác anh thì bây giờ chúng ta đâu có ngồi bên nhau như thế
nầy.” Mọi người đều cười, em gái tôi tiếp lời: “Chị Nguyệt may phước lắm
đó, nếu chị nhận được xác anh Phước thì bây giờ chị trở thành Bà Quả Phụ Phước
rồi.”
Má tôi tiếp tục
câu chuyện: “Câu than khóc trên như là điệp khúc được vợ con lập đi lập lại nhiều
lần, ngày cũng như đêm, đến nỗi không ai can ngăn được! Mãi đến khi có một chú
thương binh cụt mất cánh tay trái, vết thương vẫn chưa lành, đến báo tin: “Con
tên là Vy lính của ĐĐ 956/ĐP là một trong 11 người bị VC bắt làm tù binh. Chính
Th/úy Phước đã xin VC thả con về nhà để chữa trị vết thương vì quá nặng, máu ra
quá nhiều, không có thuốc cầm máu, chỉ băng tạm bằng miếng vải mùng nên rất khó
sống! Thêm vào đó Th/úy còn nói con chỉ là binh nhất mới đi lính chỉ một năm
không biết gì, Nếu VC cần gì Th/úy là ĐĐT sẽ khai báo đầy đủ. Sau đó VC
nhờ dân đưa con về một y trạm nằm trong lãnh thổ tỉnh Quảng Trị” Kế đến chú Vy
trao cho vợ con một mảnh giấy nhỏ: Anh vẫn còn sống và bị bắt làm tù binh.
Thương nhớ Em ráng nuôi con. Thương nhớ Ba Má và các em nhiều. Con, anh Phước,
và kể từ đó, vợ tôi mới yên trí không còn khóc than nữa.”...Sau đó độ 9 tháng,
vợ tôi nhận được giấy mời qua ĐĐ Hành Chánh Tiếp Vận/TKTT để nhận tiền tử tuất
là tiền lương 12 tháng dành cho những người bị chết hay bị mất tích trên 9
tháng.
Kế đến Ba tôi đứng
dậy, đi mở tủ lớn lấy ra ba hộp bánh Biscuit Lu để lên bàn và nói: “Đây là số
tiền tử tuất của con, gồm một trăm mười bốn ngàn đồng($114,000.00) mà vợ con đã
trao cho Ba Má giữ kể từ ngày nhận nó.Tại sao Ba Má lại giữ số tiền nầy?...Sau
khi vợ con đi nhận được số tiền trên, cùng chiều ngày hôm đó, cũng trong một bữa
cơm gia đình như hôm nay, vợ con tay cầm số bạc vừa nhận được, lễ phép thưa với
Ba Má và gia đình:“Đây là số tiền tử tuất của anh Phước con, Ba Má là người
có công sinh thành dưỡng dục chồng con và lâu nay Ba Má lại thương yêu và lo lắng
cho con như con ruột thịt, cho mẹ con chúng con cùng ở chung một mái nhà dưới sự
đùm bọc của Ba Má và các em. Con cảm thấy quá hạnh phúc, nên con không cần đến
số tiền lớn lao như thế này. Con xin gởi lại Ba Má để chi dùng trong gia đình.”
Ba Má tôi nhứt mực khước từ: “Đây là tiền xương máu của chồng con và là
cha của các cháu, con nên giữ số tiền nầy để làm vốn nuôi con và phòng thân sau
nầy” Nhưng vợ con cũng nhất quyết không nhận. Cuối cùng Mẹ con đề nghị: “Thôi
được, nếu con đã nhất quyết không nhận thì Ba Má đành phải nhận dùm và cất giữ ở
đây, chờ thằng Phước trở về, Ba Má sẽ giao trả lại cho các con.” Quả là một
ý kiến hay giải quyết êm đẹp mọi bề, thế là Ba tôi đã để tiền vào 3 hộp bánh
Biscuit Lu và cất giữ cho đến hôm nay và trao lại cho vợ chồng chúng tôi: “Bây
giờ hai con hãy nhận lấy số tiền nầy để làm vốn xây dựng cuộc đời tương lai.”
Hai vợ chồng chúng tôi đưa tay đón nhận và tôi đáp lời: “Trước tiên chúng con
xin chân thành cảm ơn Ba Má và các em đã thương yêu lo lắng an ủi vợ con con
trong thời gian con bị họan nạn. Chính nhờ tấm chân tình và lòng thương yêu thiết
tha đó đã giúp cho vợ con có tinh thần và nghị lực để chờ đợi con. Con xin lạy
hai lạy gọi là tạ ơn Ba Má và một lạy để cảm ơn các em.”...Bữa cơm đoàn viên
sum họp để chào đón người về từ cõi chết đã kết thúc một cách nhẹ nhàng cách
đây 50 năm, nhưng những hình ảnh, những tình cảm diễn biến theo từng câu chuyện
đầy tình nghĩa của Cha Mẹ đối với dâu con, lòng chung thủy trong tình nghĩa vợ
chồng và lòng hiếu thảo của đạo dâu con như những tâm hồn cao thượng đã khắc
sâu trong lòng chúng tôi mỗi khi nhắc đến như vừa mới xẩy ra ngày hôm qua.
Sáng nay tôi đi
trình diện BCH/TK/TT, sau khi Phòng 2/TK lấy tin tức về tình hình địch mà tôi
biết được trên đường đi 49 ngày, họ chuyển tôi qua Ty An Ninh Quân Đội Tỉnh TT.
Tôi ngồi đợi trong một phòng thẩm vấn rộng, hơi lành lạnh, tường sơn màu lam đậm
có ghi một hàng chữ thật lớn màu đỏ “Ở đây tai vách, mặt rừng” làm cho
tôi phải cẩn trọng trong từng lời khai. Một ông Đại Úy trẻ đẹp trai với một
xấp hồ sơ dày cợm trên tay bước vào và để hồ sơ trên bàn, rồi giới thiệu ông là
Đ/u Hướng. Sau khi thăm hỏi xả giao và bắt đầu thẩm vấn tôi: “Thiếu úy
được VC phóng thích kể từ ngày 02.09.1967, hôm nay là ngày 21.12.1967, Th/u mới
đi trình diện. Như vậy trong thời gian gần 4 tháng qua Th/u ở đâu, làm gì và tiếp
xúc với những ai?” Tôi trả lời: “Trong 4 tháng qua, tôi vừa ở tù vừa đi bộ
vượt Trường Sơn với 11 bộ đội VC.” Đ/u Hướng có vẻ không tin và gắt giọng hỏi:
“Làm sao Th/u lại ở tù, khi VC đã phóng thích Th/u với đầy đủ hình ảnh và truyền
đơn như thế nầy?” Đ/u Hướng đưa ra rất nhiều hình ảnh của buổi lễ phóng thích
và tuyên thệ cùng với quyết định trả tự do kể từ 2.9.1967 mà các lực lượng hành
quân của Sư Đoàn 1, Tiểu Khu TT và các xã ấp đều nhận được. Tôi trả lời:
“ Vâng đúng như thế, VC phóng thích tôi ngày 2.9.1967, nhưng chúng lại lưu giữ
tôi hơn 2 tháng trên đất Lào và bắt tôi đi bộ 49 ngày vượt núi, trèo đèo, băng
suối dưới mưa bom bão đạn của QĐVNCH và Đồng Minh, nên tôi mới vừa về đến nhà
chiều hôm qua.” Đ/u Hướng như muốn điên lên và đứng dậy tiến về phía tôi và nói
giận dữ: “Th/u đùa với tôi à, không bao giờ có trường hợp nầy xẩy ra. VC đâu có
dư cơm, dư gạo, dư người để nuôi ăn 2 tháng và dẫn Th/u đi vòng vòng chơi 49
ngày? Tôi vẫn bình tĩnh trả lời lịch sự: “Xin Đ/u bớt nóng giận, tất cả mọi điều
tôi khai đều là sự thật.” Đ/u Hướng mở to mắt hỏi: “Th/u lấy gì làm bằng chứng
là sự thật?
Ở tù chung với ai? Trại tù của Th/u có bao nhiêu người?
Có ai cùng được thả về như Th/u không?” Cũng cách trả lời như trước: “Tôi
không có bằng chứng nào. Tôi là người tù độc nhất vô nhị trong trại tù nầy. Chỉ
một mình tôi được thả, ngoài ra tôi không biết một ai.” Đ/u Hướng thở ra lắc
đầu lia lịa, hai tay gãi đầu và rời khỏi phòng, bước xuống sân đi đi lại lại
suy nghĩ một hồi lâu, sau cùng Đ/u Hướng trở lại, nhẹ nhàng hỏi tôi: “Ngoài ra
Th/u còn có gì để trình báo với cơ quan an ninh không?” Tôi xin tường trình: “Sau
khi làm lễ phóng thích và tuyên thệ, VC có lấy một tấm hình con gái của tôi và
xé dọc làm hai mảnh. Họ trao cho tôi một mảnh 1/2 tấm hình và họ giữ 1/2 tấm
hình. Họ nói hai nửa tấm hình nầy là dấu hiệu nhận nhau, mỗi khi có người của
MTGPMN đến giao công tác cho tôi.” Đ/u Hướng vô cùng ngạc nhiên, đứng dậy
và hỏi gằn giọng: “VC sẽ giao công tác cho anh? Thế thì anh hứa với họ thế
nào?” Tôi thong thả lấy 1/2 tấm hình ra và trả lời: “Đúng thế, trong lúc làm lễ
phóng thích tôi, VC nói sau nầy, họ sẽ tìm đến tôi và giao công tác cho tôi.
Riêng tôi không hứa hẹn gì cả. Đó là tất cả sự thật và đây là 1/2 tấm hình là dấu
hiệu nhận nhau với VC. Tôi xin giao nạp cho quý cơ quan tùy nghi.” Gương mặt
Đ/u Hướng tươi lên và mắt sáng ra, đầu gật gù nói: “Thôi được, hôm nay Th/u nhắn
gia đình mang cơm và tư trang để ở lại Ty ANQĐ chờ lệnh.” Chiều hôm đó Má tôi,
vợ con tôi bới cơm, mang áo quần vào thăm tôi tại nhà tạm giam của Ty ANQĐ. Má
tôi hỏi tôi: “Tại sao họ lại giữ con lại đây, trong lúc con đang bị phù thủng
nặng, lại thêm có một mụt nhọt lớn bằng cái chén ở mông, không thể ngồi thẳng
được?” Tôi trấn an Má và vợ tôi: “Không sao đâu Má, có lẽ cơ quan An Ninh cần
thêm một vài tin tức, nên vài ba ngày rồi con sẽ về với Má, với em. Xin Má và
em yên tâm vì mình là người Quốc Gia mà, có gì đâu mà lo sợ.” Sau ba ngày làm
việc và 3 đêm ngủ tại nhà tạm giam của Ty ANQĐ, tôi nhận được Sự Vụ Lệnh vào
trình diện Cục ANQD tại số 8 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Sàigòn.
Sáng hôm đó, một
buổi sáng mùa đông giá lạnh, có mưa bay lất phất và gió nhẹ, Má tôi cùng vợ và
hai con tôi tiễn đưa tôi tại phi trường Phú Bài. Đến giờ máy bay sắp cất cánh,
Má tôi nắm tay cháu gái, đứng bên cạnh vợ tôi tay bồng cậu con trai vẫy tay, vẫy
tay chào để tiễn đưa một người chồng bất hạnh, sau bao tháng ngày xa cách, vừa
được trả tự do, thì lại bị cách ly 3 ngày 3 đêm tại nhà tạm giam của Ty ANQĐ và
giờ đây, lại một lần nữa phải chia ly! Còn gì đau buồn và tủi thân cho bằng
thân phận của một người vợ lính có chồng bị làm tù binh của VC! Tôi ngồi trong
lòng chiếc C123 của Không Lực Hoa Kỳ bắt đầu cất cánh, đầu tôi choáng váng và
người thì ngột ngạt vì những tiếng động cơ rầm rầm chát chúa và quá, quá lớn gần
giống như những âm thamh ghê rợn quen thuộc của hôm nào! Sau khi máy bay bình
phi, tôi nhắm mắt và lòng thầm nghĩ: “Thế là lại thêm một đoạn đường chiến binh
đầy chông gai, với bao chướng ngại vật, lắm hố sâu tường cao và nhiều dây tử thần
đang mở ra trước mắt đón chờ tôi...Nhưng không sao, vì tôi đã tự nhủ với lòng
mình “Hãy bình tĩnh sống!” vì "Đời buồn thì chim đã không kêu,
Hoa nở tức là Trời không dữ."
Phan Văn Phước.
Khóa 13 SQTBTĐ
Thanh Long. KBC 4005
__._,_.___
No comments:
Post a Comment