Khắp nươc Mỹ đều có loại " Black Bird " .
NHiều
nhất ở những tiểu bang mien nam
Nguời Việt
lớn tuổi trên 70 gọi là con Hét hoạc con Sáo .
Tui nhận
thấy ông Phúc là ngưòi ưa bẻ hành, bẻ tỏi ... để tỏ vẻ " kiến thức "
hơn là góp ý, xây dựng ?
Lẽ ra PHúc phài
trình bầy viới tường ĐH trên hoăc viết tham luận, nhận định vấn đề trên ở các
báo của trường ĐH hoạc tờ báo " văn nghệ " nào đó ở Anh .
Ông Phúc là
" Thằng Lệch " chuyện ngắn của Nguyễn Tam Xuân đã đăng trên Tuần Báo
Sài Gón NHỏ nhiều năm trước !
On Sunday, February 19, 2017 9:29 AM, "'Patrick Willay' [ChinhNghiaViet]"
<>
wrote:
Con
chim đen của chị tôi
Vĩnh Phúc
Chắc hẳn mọi người đều lấy làm lạ vì cái tựa của
bài này. Hình như trong ngôn ngữ bình dân của người Việt, cái tựa này gợi lên
một hình ảnh không thanh nhã? Ấy
thế mà nó lại nằm trong một phần của kỳ thi cuối năm thứ 2 chương trình Cử Nhân
Việt Ngữ của Phân khoa Đông Phương Và Phi Châu Học, Đại Học Luân Đôn ( School
of Oriental and African Studies, gọi tắt là SOAS – University of London). Nó là
phần dịch ngược của sinh viên năm thứ 2 Cử Nhân Việt, khoá thi năm 1988 tại
Luân Đôn, từ tiếng Anh sang tiếng Việt, cái tựa đề của truyện ngắn từng làm mủi
lòng mấy thế hệ người đọc Việt Nam của nhà văn Duyên Anh: “Con Sáo Của Em Tôi”.
Trường SOAS và các kỳ thi
Như cái tên của nó cho thấy, trường này dành cho
các sinh viên muốn theo học và nghiên cứu về ngôn ngữ và văn hoá những nước
Đông phương và Phi châu. Văn bằng đầu tiên (First Degree) là Cử Nhân (BA).
Trong chương trình giảng dạy có ngành Việt học.
Khoảng gần giữa thập niên 1980, giáo sư Patrick
Honey là truởng ngành Việt học, và ông mời tôi dạy cho các sinh viên năm thứ
nhất và thứ hai Ban Cử Nhân. Phần vì bận công việc ở ban Việt ngữ BBC, phần vì
đã chán cảnh đứng trước bảng đen và phải soạn bài, nên tôi từ chối. Rồi ông mời
tôi làm giám khảo (visiting examiner). Công việc này thì quá dễ, vì thực ra số
sinh viên mỗi năm chỉ có chừng mươi người. Tất cả đều là người Anh. Có hai, ba
người nước khác, chẳng hạn Đức hay Áo. Tôi cũng chẳng cần tìm hiểu xem thành
phần giảng huấn gồm có những ai. Nhưng chắc chắn giáo sư Honey có nhiệm vụ
chính.
Tôi không có gì phải phàn nàn vì nhiệm vụ quá
giản dị. Cuối mỗi niên học, đến kỳ thi, tôi nhận được một phong bì niêm kín gồm
các đề thi đã đánh máy, do thư ký trường đại học đưa tận tay cho tôi ở BBC, chứ
không gửi qua bưu điện. Giáo sư Honey muốn tôi đọc lại lần chót và cho biết có
đồng ý hay muốn sửa đổi chỗ nào không. Ngoài ra, tôi cũng cần kiểm soát lại xem
thư ký đánh máy có đúng không, vì họ là người Anh trong khi đề thi phần lớn là
tiếng Việt. Phần đưa ý kiến sửa đổi đề thi tôi không muốn dính tới, vì mình có
dạy đâu mà biết chương trình ra sao. Tất nhiên, tôi không khắt khe khi chấm
bài, vì biết rằng các sinh viên là người ngoại quốc học tiếng Việt, vốn là một
thứ ngôn ngữ khó học, nhất là phần văn phạm. Còn văn học của nước mình cũng có
những chỗ chưa được minh bạch vì mình chưa có một Hàn Lâm Viện để giải quyết
những nghi vấn ngôn ngữ và văn học. Giáo sư Honey là người thận trọng nên không
có vấn đề gì trong việc sọan đề thi. Sau khi duyệt qua các đề thi, tôi báo cho
thư ký đại học tới BBC lấy về.
Thay đổi trưỏng ngành Việt học
Tôi giúp giáo sư Honey trong việc chấm thi ở
SOAS được ba năm thì ông về hưu. Người thay thế là Jeremy Davidson, một người
trẻ mang học vị Tiến sĩ Khảo cổ và Đông phương học. Trái hẳn với Patrick Honey,
một người điềm đạm, nhã nhặn, thận trọng, anh chàng tiến sĩ này có vẻ kém khả
năng mà lại nhí nhố. Anh ta chưa bao giờ nói với tôi bằng tiếng Việt. Về văn
viết thì mỗi khi gửi thư cho tôi, anh chỉ mở đầu được hai chữ “Ông Phúc”, rồi
xuống hàng và quay sang tiếng Anh:
Chỉ có cái thiệp Giáng sinh là anh viết được trọn vẹn như thế này :
Có lẽ để tỏ ra mình uyên bác tiếng Việt lắm, anh
ta dám dịch và đem giảng dạy những bài thơ “mắng nhau” trao đổi giữa hai ông
Tôn Thọ Tường và Phan Văn Trị. Chẳng biết anh có nhờ ai giảng cho không mà dám
làm việc này. Dĩ nhiên là nhiều chỗ anh hiểu sai ý tác giả. Tiến sĩ Davidson
còn tỏ ra “điếc không sợ súng” hơn nữa, khi anh đem thơ của Hồ Xuân Hương ra
dạy cho sinh viên! Có thể nói rằng lắm người Việt còn không hiểu hết ý của thơ
Hồ Xuân Hương, huống chi người ngoại quốc, dù người đó là tiến sĩ Davidson. Nữ
sĩ Họ Hồ vốn nổi tiếng là người khéo dùng chữ một cách lắt léo với phương pháp
đảo ngược và lời thanh ý tục.
Có lần ông tiến sĩ này đem bài thơ “Bánh trôi” ra dịch và giảng
cho sinh viên.
Thân em thì trắng phận em tròn
Bẩy nổi ba chìm với nước non
Lớn nhỏ mặc dù tay kẻ nặn
Nhưng em vẫn giữ tấm lòng son.
Bẩy nổi ba chìm với nước non
Lớn nhỏ mặc dù tay kẻ nặn
Nhưng em vẫn giữ tấm lòng son.
Và ông Davidson đã hiểu câu thứ ba “Lớn nhỏ mặc
dù tay kẻ nặn” là “bàn tay nặn em dù lớn hay nhỏ cũng không sao (it doesn’t
matter if the hand that makes me big or small).
Và với cái đà dịch thơ, văn tiếng Việt sang
tiếng Anh như thế, ông Davidson đã trích một đoạn trong truyện ngắn “Con Sáo
Của Em Tôi” của Duyên Anh:
Em tôi thích chim. Tôi vụng về, không trèo cao
được. Tôi hẹn sẽ bắt tặng em tôi một con sáo khi mùa xuân sang.
Mùa xuân, hoa soan vườn nhà nở nhiều, mầu tím dịu mắt. Mẹ tôi nói hoa soan nở chỉ tổ đuổi muỗi mệt xác… ( 12 dòng tiếp theo )
Mùa xuân, hoa soan vườn nhà nở nhiều, mầu tím dịu mắt. Mẹ tôi nói hoa soan nở chỉ tổ đuổi muỗi mệt xác… ( 12 dòng tiếp theo )
Rồi ông dịch sang Anh văn:
My sister was very fond of birds, and I was not
good at climbing trees. I promised myself that I would catch a blackbird when
Spring came. In Spring, the Japanese lilacs in our garden would be in full
blossom with their handsome purplish flowers. My mother said that we would have
to work at chasing mosquitoes when the lilacs blossomed (dịch tiếp 12 dòng )
Trong khóa thi tháng 6 năm 1988 của sinh viên
năm thứ 2 Ban Cử Nhân, ông bắt sinh viên dịch đọan văn này sang tiếng Việt, coi
như một phần nhỏ trong việc dịch thuật.
“Em tôi nhìn những con sáo
đen, lông muôn muốt, viền mắt vàng vàng, ra chiều thèm ước.”– Duyên Anh,
Con Sáo của em tôi. Common blackbird (Turdus
merula) Eurasian blackbird hay thường gọi là sáo đen hay tên khoa học là (họ)
chim hoét. Nguồn: Wikipedia
Con sáo trong truyện của Duyên Anh, người Việt
nào khi đọc cũng hiểu là con chim sáo đen, khác với con sáo sậu lông lốm đốm
hoa. Sáo đen có bộ lông đen hoàn toàn, mỏ màu vàng. Trong tiếng Anh không có
tên cho loại chim này, nên nó được gọi là “black bird” (nguyên văn là chim đen
vì bộ lông). Khốn nỗi, trong ngôn ngữ bình dân của người Việt, “con chim” có
khi mang một ngụ ý không thanh nhã (ám chỉ bộ phận sinh dục của nam giới ). Và
“con chim đen” lại càng gợi hình và tăng thêm tính chất thô tục.
Ngoài ra, trong tiếng Anh, từ sister thường được
dùng để chỉ người chị hay em gái trong tiếng Việt. Chỉ khi nào muốn nói cho rõ
người ta mới thêm older hay younger để phân biệt chị hay em gái. Còn thường thì
người Anh hay Mỹ chỉ nói my sister. Cho nên cái tựa “Con Sáo Của Em Tôi “ bị
biến hóa một cách khôi hài và gần như mang tính thô tục thành ra “Con Chim Đen
Của Chị Tôi” qua cách dịch của sinh viên với vốn Việt văn còn kém.
Phải chi ông Davidson đừng bắt sinh viên dịch
ngược từ tiếng Anh sang tiếng Việt, mà chỉ dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh,
thì đã không ra nông nỗi. Cho nên đã có một thí sinh viết một bản “Khiếu nại”
kèm theo bài thi, than phiền rằng trong niên học họ không được dạy dịch ngược
từ Anh sang Việt mà nay bắt họ thi như vậy, và trong bài phải dịch có một số từ
ngữ mới lạ họ chưa được học. Như vậy là bất công.
Khi xem bài làm của các thí sinh, tôi vừa giận
vừa buồn cười. Giận vì nghĩ rằng Davidson cẩu thả vô trách nhiệm, và buồn cười
vì các sinh viên của SOAS đã biến cái tựa đẹp “Con Sáo Của Em Tôi” thành ra
“Con Chim Đen Của Chị Tôi” mang tính chất khôi hài.
Sau khóa thi này tôi bảo Davidson là dạy và thi
kiểu này tôi coi như sỉ nhục văn hóa Việt và tôi bỏ không chấm thi cho SOAS
nữa. Còn tiến sĩ Davidson thì khoảng hơn nửa năm sau bị tống về nhà đuổi gà cho
vợ.
DCVOnline:
1. Về giáo sư Patrick James Honey (16 December 1922 – 17 August 2005)
1949: Tốt nghiệp cổ điển học University College London
1949-1965: giảng viên tiếng Việt đầu tiên tại SOAS
1951-1960: nghiên cứu tại Việt Nam, hoàn tất Cử nhân Hán học
1964: Giáo sư thỉnh giảng tại Cornell
1865-1985: Reader in Vietnamese Studies tại Đại học London
1982-1985: Trưởng khoa Đông Nam Á và các Quần đảo TBD, ĐH London
1986: Nghỉ hưu
(Nguồn: https://en.wikipediaorg/wiki/P._J._Honey, www.genealogy.com/ftm/l/e/v/Frank-Levay-Ontario/WEBSITE…/UHP-0438.html)
2. Về Giáo sư tác giả Jeremy H C S Davidson ( hay Davidson, Jeremy Hugh Chauncy Shane), BA PhD. Fellow in Vietnamese 1968-71 tại SOAS, có 35 tác phẩm đăng trên 85 tạp chí, 999 bản lưu trữ ở thư viện khắp nơi.
(Nguồn: worldcat.org, SOAS)
1. Về giáo sư Patrick James Honey (16 December 1922 – 17 August 2005)
1949: Tốt nghiệp cổ điển học University College London
1949-1965: giảng viên tiếng Việt đầu tiên tại SOAS
1951-1960: nghiên cứu tại Việt Nam, hoàn tất Cử nhân Hán học
1964: Giáo sư thỉnh giảng tại Cornell
1865-1985: Reader in Vietnamese Studies tại Đại học London
1982-1985: Trưởng khoa Đông Nam Á và các Quần đảo TBD, ĐH London
1986: Nghỉ hưu
(Nguồn: https://en.wikipediaorg/wiki/P._J._Honey, www.genealogy.com/ftm/l/e/v/Frank-Levay-Ontario/WEBSITE…/UHP-0438.html)
2. Về Giáo sư tác giả Jeremy H C S Davidson ( hay Davidson, Jeremy Hugh Chauncy Shane), BA PhD. Fellow in Vietnamese 1968-71 tại SOAS, có 35 tác phẩm đăng trên 85 tạp chí, 999 bản lưu trữ ở thư viện khắp nơi.
(Nguồn: worldcat.org, SOAS)
__._,_.___
No comments:
Post a Comment