Lời Tâm Tình Cuối Năm của mình các đây cũng nhiều năm rồi.
Cảm ơn Internet đã lưu trữ trong không gian rộng lớn mênh mông....
Bh
Lời tâm tình cuối năm
Bích Huyền
Mỗi lần năm cạn em mừng quá
Lại một xuân ra tuổi khác vào
Đó là những vần thơ của nữ thi sĩ Cao Mỵ Nhân thuở học trò trường nữ Trung học Trưng Vương Sài gòn, sau này bà là Sĩ quan cấp Tá thuộc Quân đội Việt Nam Cộng Hòa. “Năm cạn” là năm gần hết, như bây giờ đây, chúng ta đang ở vào thời gian cuối năm. Vậy thì, hãy cùng nhau tiễn đưa năm cũ và chuẩn bị tinh thần rất mới để đón mừng ngày Tết cổ truyền và 365 ngày sắp tới, các bạn nhé!
Lại một xuân ra tuổi khác vào
Đó là những vần thơ của nữ thi sĩ Cao Mỵ Nhân thuở học trò trường nữ Trung học Trưng Vương Sài gòn, sau này bà là Sĩ quan cấp Tá thuộc Quân đội Việt Nam Cộng Hòa. “Năm cạn” là năm gần hết, như bây giờ đây, chúng ta đang ở vào thời gian cuối năm. Vậy thì, hãy cùng nhau tiễn đưa năm cũ và chuẩn bị tinh thần rất mới để đón mừng ngày Tết cổ truyền và 365 ngày sắp tới, các bạn nhé!
Người Mỹ có thói quen, là vào mỗi dịp cuối năm lại đặt ra một nghị quyết mới. Nghe thì có vẻ quan trọng quá, nhưng thật ra, họ tự hứa với mình, sang năm mới sẽ tập cho mình một vài thói quen tốt và bỏ bớt những thói quen xấu đi. Rất dễ thương, phải không thưa các bạn? Riêng với người Việt Nam chúng ta, những ngày cuối năm hình như ai cũng có vẻ hối hả để làm những công việc còn đang dang dở…Không còn cái mơ mộng như thuở thanh xuân, của một thời miền Nam yên bình như trong Bài Thơ Quên Tuổi của Cao Mỵ Nhân:
Những con đường mộng rộng thênh
thang
Lá úa trôi theo với nắng vàng
Em bước đi tìm anh ở đấy
Anh ơi, chờ nhé đón em sang…
Trời xanh bát ngát mùa xuân đến
Hoa bướm thi nhau đuổi gót hồng
Có đợi em không thì nói nhỏ
Cho người nào đó khỏi nghe chung
Mùa về đầy ắp tâm tình nhỉ
Hồn bỗng thêu sao chiếu biển đời
Rộn rã em mong từng tứ mới
Cho bài thơ tuổi của em vui…
Vâng, tuổi xuân, tuổi trẻ, tuổi đời…, Bích Huyền ước mong các bạn trẻ của Bh hãy tận hưởng những ngày châu báu ngọc ngà, đừng để cho bụi đường vướng víu gót chân.
Lá úa trôi theo với nắng vàng
Em bước đi tìm anh ở đấy
Anh ơi, chờ nhé đón em sang…
Trời xanh bát ngát mùa xuân đến
Hoa bướm thi nhau đuổi gót hồng
Có đợi em không thì nói nhỏ
Cho người nào đó khỏi nghe chung
Mùa về đầy ắp tâm tình nhỉ
Hồn bỗng thêu sao chiếu biển đời
Rộn rã em mong từng tứ mới
Cho bài thơ tuổi của em vui…
Vâng, tuổi xuân, tuổi trẻ, tuổi đời…, Bích Huyền ước mong các bạn trẻ của Bh hãy tận hưởng những ngày châu báu ngọc ngà, đừng để cho bụi đường vướng víu gót chân.
Vào dịp cuối năm thay vì làm “nghị quyết” như người Mỹ, hứa hẹn sang năm sẽ làm gì, thì thiển nghĩ, chúng ta có thể thực hành ngay lập tức một điều, là sống ngay trong giây phút này đây, với những gì mình đang làm, những gì mình đang có, với những người sống chung quanh mình. Chia sẻ cùng nhau. Không biết các bạn có giống như Bích Huyền không, khi còn đi làm, nhìn vào tờ lịch, là chi chít những công việc, là những hẹn hò tham dự tiệc tùng, hàng tháng, hàng tuần trước. Nhưng đôi khi lại thờ ơ, không thật sự quý những giây phút ngồi ăn bữa cơm chiều với gia đình, những người thân gần gũi bên mình…Cho nên hãy chú ý đến từng hương vị, từng màu sắc, từng cử chỉ và khung cảnh diễn ra chung quanh. Như thế bữa ăn mới thật sự có giá trị, có ý nghĩa, nhất là cảm nhận được sự ấm áp bên người thân yêu. Ôi, cuộc sống ý nghĩa biết bao!
Hãy kể lại cho các con nghe những mẩu chuyện vui buồn của gia đình, những kỷ niệm về ông bà, cha mẹ, họ hàng…Rồi mai đây, các con bước vào đời, sẽ rất bận rộn, có thể chẳng bao giờ được nghe, được hưởng những giấy phút quý giá khi gia đình đoàn tụ bên nhau… Rồi với thời gian lặng lẽ trôi, nhưng tất cả những hình ảnh, tình cảm yêu thương sẽ đọng lại và trở thành kỷ niệm lung linh huyền ảo làm tươi mát tâm hồn mỗi khi nhớ đến…
Đời người giống như một chuyến xe lửa đường trường. Có lẽ nhiều hành khách trên đó, không chú ý đến chuyện họ đang đáp cùng một chuyến xe mà chỉ nghĩ tới nhà ga sắp tới. Qua khung cửa, họ nhìn ra bên ngoài xem phong cảnh bâng quơ, xem xe chạy đến đâu, đọc tên ga nhỏ, ga lớn nào đó, mà mắt không nhìn thấy hình dáng, gương mặt những người đang chung một toa tầu với mình…Qua nhà ga này, lại nghĩ tới nhà ga sắp đến. Họ là những kẻ lữ hành không biết thưởng ngoạn chuyến du lịch của cuộc đời mà lúc nào cũng chỉ vọng tưởng về những địa danh trong tương lai…Cuối cùng họ chỉ chờ đợi sống. Và cứ chờ đợi mãi nên quên hiện tại, quên không sống nữa. Thật uổng phí thời gian.
Trên thế giới cũng có nhiều chế độ chính trị (trong đó có Việt Nam ) cũng bắt dân chúng sống theo lối đó. Họ vẽ ra một chế độ hoang tưởng, họ luôn luôn hứa hẹn một tương lai đẹp đẽ, bắt mọi người mơ tưởng đến tương lai, cũng như bảng tên những nhà ga không bao giờ đến hay thấy, để người dân quên đi cảnh sống xô bồ, khó khăn, nghèo khổ hiện tại…Con người cứ phải sống giả, sống hão huyền mãi mãi mà trước mắt chỉ là những nghị quyết, những khẩu hiệu “kêu to như những chiếc thùng rỗng”…
Đến đây tôi chợt nghĩ đến một nhà văn trong nước mà tôi có dịp đọc khoảng mới đây thôi khi có nhiều thời gian nghỉ ngơi, bắt đầu chập chững lên không gian FaceBook. Tôi rất cảm phục ngòi bút của ông, viết ngắn nhưng súc tích. Văn chương tự nhiên, và ý tưởng trong mỗi bài viết thật tuyệt vời. Và vì yêu văn chương ông nên tôi đã tìm trên Net, trang nhà của ông.
Xin phép ông, được mời các bạn thưởng thức bài viết của Nhà văn ( đồng thời cũng là Họa sĩ Đông Ngàn Đỗ Đức:
Nghĩ Vào Ngày Nghỉ
1- Ngày bé mẹ cứ ầu ơ ru hời:
Cái cò cái vạc cái nông
Ba cái cùng béo vặt lông
cái nào
Vặt lông con cốc cho tao
Ta nấu ta nướng ta xào ta ăn.
Nghe mãi, nghe mãi thành thuộc từ thuở nằm nôi, lớn lên nhớ nằm lòng.
Sau đó mấy câu ca dao đến lượt
tôi ru em tôi. Thời gian trôi, tôi lớn lên xây dựng gia đình. Đến lượt “cái cò
cái vạc cái nông” lại lần nữa đem tặng vào giấc ngủ các con tôi…
Tôi đọc và thuộc như cháo, đọc
như một thói quen chơi chạy vòng tròn, như ăn bát cháo hoa thấy mát mẻ đồng quê
mà không bao giờ tìm cảm nhận về khí vị của cháo. Nào có bao giờ nghĩ đén chuyện
đi tìm cái lý trong câu ca dao đâu.
2- Một hôm nằm ngẫm lại từng câu bỗng phát hiện ra cái vô lí : Ba con cò- vạc – nông đều béo, được tính đến sẽ chọn một con vặt lông đánh chén. Ba đối tương này thì đối tượng nào sẽ bị đưa lên thớt?
Bất ngờ, và bất ngờ lớn nhất ở
câu cuối: Vặt lông con ”cốc”
cho tao! Ôi trời, cốc không hề xuất hiện trong dự án làm thịt nhưng
cuối cùng lại là kẻ hiến tế.
Tôi giật mình, giữ trong lòng nỗi
băn khoăn. Một lần về quê hỏi thì nghe mẹ bảo: Là ca dao nó nói thế, ai biết là
cái gì. Mẹ cũng nghe từ bé thế thì nhớ thế thôi…
Ờ, đều là loài kiếm ăn mặt nước nhưng câu ca dao lại phân loại khác nhau: cò- vạc-nông được gọi là cái, cái là mẹ, là bề thế. Còn nông là con, là nhỏ bé và phụ thuộc. Ba “cái” bỗng nhiên thoát cảnh vặt lông, còn “con” không được nhắc tới trong sự lựa chọn bỗng được lôi tuột ra để xử. Chuyện đời thật rắc rối. Vẫn chưa tìm ra ý nghĩa của cái cảnh tréo ngoe này.
3- Đang ngẫm ngợi câu chuyện cò vạc thì nhà tôi gọi lớn: Bố nó ơi, xem báo này:
Cái tít “ Đội quân chủ lực
đang ở thế yếu nhất là gì vậy?” Câu hỏi của nhà tôi như cốt ghi nhớ để tìm kiếm
tiếp. Bất chợt bung ra trong kí ức tôi về một bài hát thời xa xăm: “Nông dân là quân chủ lực đội quân
hùng hậu, không có nông dân thì kháng chiến ta không thể thành công…Nông dân đủ
nhân vật lực khả năng tiền tài, giai cấp nông dân nhờ có công nhân còn tiến
không ngừng…”
Tôi nhớ ra rồi. Đúng rồi “ Nông dân là quân chủ lực”, bài hát tập thể sau hòa bình lập lại 1955, cùng với bài “Kết Đoàn”.
Tôi kêu to: đây rồi… đây rồi, con cốc đây rồi…
Nhà nông đúng là con cốc đây rồi. Được mùa thì bị ép giá, đất thì nhường cho sân gôn, đất bị cướp giao cho dự án. “Cái cò cái vạc cái nông” là các ông chủ dự án, ai lại đem vặt lông!…
Đâu có ngờ thân phận nhà nông được dự báo ở câu ca dao tự bao giờ dưới bộ cánh con Cốc, giờ mới nghĩ ra, hu hu! (20/9/2011)
***
Thưa quý bạn,
Thông điệp của tình yêu thương phải là chân thật. Chúng ta có thể chia sẻ cho nhau mỗi ngày, đâu cần phải hứa hẹn tương lai. Chẳng có gì khó khăn hay xa vời cả, hãy biểu lộ bằng sự có mặt của mình bên cạnh người khác, bằng tương thân tương ái, chia sẻ với nhau. Biểu lộ tự nhiên thôi, qua nét mặt, ánh mắt, lời nói, dáng điệu, hành động thiết thực…Tất cả phải tự nhiên nhưng chân tình, trang trọng mà thiết tha…
Chúng ta sắp có 365 ngày mới với nhiều ước mơ và hy vọng. Hãy nghe, hãy hát với nhau những bản tình ca xuân thắm, cùng nâng Ly Rượu Mừng của Phạm Đình Chương để cùng nhau khép lại mọi nỗi buồn năm cũ, quên đi những xui xẻo của năm qua và cùng nhau bước tới một năm mới tươi vui, hạnh phúc, tràn ngập tin yêu, mộng ước và những mộng ước ấy sẽ trở thành sự thật…
Như thế, các bạn nhé!
Bích huyền
Những ngày giáp Tết 2012.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment