Popular Posts

Friday, May 24, 2019

VUA THẦN BÀ LA LA





VUA THẦN BÀ LA LA
 Toàn Không
     Một thời Đức Phật ngự tại vườn Hoàng Lộ, Bệ Lan Nhã, bấy giờ Vua Thần (Vua A Tu La) có tên là Bà La La và Thái Tử Thần tên Mâu Lê Già có tướng sắc uy nghi, ánh sáng chói lọi, vào lúc quá nửa đêm đến chỗ Đức Phật đảnh lễ rồi đứng một bên. Khi ấy, Đức Phật hỏi:
- Này Bà La La, có phải mọi Thần đều không bị suy thoái về tuổi thọ, hình sắc, vui vẻ, sức mạnh, cho nên các Thần thích sống trong biển lớn chăng?
     Vua Thần trả lời:
- Bạch Thế Tôn, các Thần chúng con ở trong biển lớn không có sự bất tiện nào về tuổi thọ, hình sắc, vui vẻ, sức mạnh, cho nên chúng con thích sống trong biển lớn.
     Đức Phật lại hỏi:
- Này Ba La La, trong biển lớn có những điều gì tốt đẹp đáng quý (vị tằng hữu), khiến các Thần thích sống ở trong ấy?
     Vua Thần trả lời:
- Trong biển lón của chúng con có 8 điều đặc biệt khiến chúng Thần thấy vậy nên thích sống trong ấy, những gì là tám? Bạch Thế Tôn, đó là:
Thứ nhất: Biển lớn của con từ đáy lên trên, chu vi dần dần lớn rộng ra, nghiêng nghiêng chênh chếch dần dần cho tới bờ biển. Lại nữa, nước luôn luôn đầy, do sự đặc biệt này, nên chúng con thích ở trong ấy.
Thứ Hai: Thủy triều trong ấy chưa từng sai thời, khiến chúng con thích ở trong ấy.
Thứ ba: Nước trong biển lớn của con rất sâu, rất rộng, nên chúng Thần thích ở.
Thứ tư: Nước trong biển lớn của con đều có một vị mặn, do đó chúng con thích ở trong ấy.
Thứ năm: Trong biển lớn của con có rất nhiều trân bảo, vô lượng thứ quý báu lạ chứa đầy trong ấy, gồm vàng bạc, thủy tinh, lưu ly, mani, trân châu, bích ngọc, bạch kha, san hô, hổ phách, mã não, độc mao, xích thạch v.v... Đó là lý do các Thần chúng con thích ở trong biển lớn.
Thứ sáu: Có nhiều vị Thần cư ngụ trong biển lớn của con. Đó là Đại Thần Kiền Thấp Bà, La Sát, Ngư Ma Kiệt, Quy Đà, Bà Ưu Nê, Đế Nghê Gia Na Đề, Đế Nghê Gia La.
     Lại nữa, trong biển lớn của con rất kỳ lạ đặc biệt là có những chúng sanh thân thể rất lớn sống ở trong nên chúng con thích ở biển lớn.
Thứ bảy: Trong biển lớn của con rất trong sạch không dung chứa tử thi, khi có người chết trong biển thì sóng gió đưa tử thi vào bờ. Khiến các Thần chúng con thích ở trong đó.
Thứ tám: Trong biển lớn của con có 5 sông lớn chảy vào, đó là sông Hằng Hà, sông Diêu Vưu Na, sông Xá Lao Phủ, sông A Di La Bà Đề, và sông Ma Xí biển lớn của con thâu nhận tất cả nước của 5 dòng sông chảy vào, khiến chúng con thích sống trong biển lớn ấy.
     Sau khi trình bày tám đặc thù đặc biệt của Biển lớn khiến các vị Thần thích ở trong ấy, Vua Thần hỏi Đức Phật:
- Bạch Thế Tôn, trong pháp luật của Ngài có những pháp gì đặc biệt khiến cho các Tỳ Kheo thích ở trong đó?
     Đức Phật trả lời:
- Này Bà La La, trong chính pháp luật của Ta cũng có 8 pháp đặc biệt khiến các đệ tử thấy được liền hân hoan thích ở trong đó, đó là:
Thứ nhất: Cũng giống như biển lớn chênh chếch lên khiến chu vi rộng lớn ra dần dần tới bờ và luôn luôn đầy nước. Trong chính pháp của Ta có sự giáo hóa dần dần, học dần, thực hành dần, đoạn trừ dần dần, ngày càng tiến bộ hơn; đây là cái đặc điểm thứ nhất trong chánh pháp của Ta khiến các đệ tử thấy rồi thích an trú ở trong đó tu hành.
Thứ hai: Cũng giống như thủy triều trong biển lớn chưa hề sai thời, trong pháp luật của Ta có những cấm giới cho Tỳ Kheo (Tăng), Tỳ Kheo Ni (Ni), Ưu Bà Tắc (Cư sĩ Nam), Ưu Bà Di (Cư sĩ Nữ). Dù cho đến khi qua đời, các thiện nam tử, thiện nữ nhân ấy vẫn giữ giới, đó là điểm đặc biệt thứ hai trong chính pháp của Ta khiến các đệ tử thấy rồi thích an trú ở trong ấy.
Thứ ba: Cũng giống như biển lớn rất sâu rộng, giáo pháp của Ta rất sâu rộng, khó lường. Đó là pháp vị đặc biệt thứ ba khiến cho các đệ tử thấy rồi rất thích an trú ở trong ấy tu hành.
Thứ tư: Cũng như biển lớn chỉ có một vị măn, chính pháp luật của Ta chỉ có một vị giải thoát, nó vô dục, tịch tĩnh, đó là pháp vị thứ tư trong chánh pháp của Ta khiến các đệ tử thấy rồi thích thú ở trong ấy.
Thứ năm: Cũng như biển lớn có nhiều trân bảo, có vô lượng thứ quý báu chứa trong ấy. Trong giáo pháp của Ta có Bốn Chính Cần, Bốn Như Ý Túc, Năm Căn, Năm Lực, Bảy Giác Chi, Tứ Niệm Xứ, Bát Chính Đạo v.v... Đó là những pháp vị đặc biệt thứ năm trong giáo pháp của Ta khiến các đệ tử thấy rồi thích an trú ở trong đó tu hành.
Thứ sáu: Cũng giống như trong biển lớn có các Đại Thần cư trú và các chúng sanh lớn ở trong ấy, trong chính pháp luật của Ta có Thánh chúng trú ở trong, đó là các bậc Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm, và A La Hán. Đó là pháp vị quý báu thứ sáu trong giáo pháp của Ta khiến các đệ tử thấy rồi thích an trú ở trong.
Thứ bảy: Cũng giống như biển lớn trong sạch không chứa tử thi, trong chánh pháp luật của Ta, tất cả các đệ tử đều thực hành phạm hạnh (khuôn phép), các Thánh chúng đều thanh tịnh. Nếu có đệ tử nào không tinh tấn sinh ra điều ác không phạm hạnh mà xưng là phạm hạnh, người ấy dù giống như người tu, dù người ấy ở trong Thánh chúng, nhưng cách Thánh chúng rất xa. Đó là pháp vị đặc biệt quý giá thứ bảy khiến cho các đệ tử thấy rồi thích an trú ở trong đó.
Thứ tám: Cũng giống biển lớn dung chưa nước của năm dòng sông lớn chảy vào, chính pháp luật của Ta tiếp nhận thiện nam thiện nữ của năm giai cấp trong xã hội. Đó là dòng Sát đế lợi, dòng Phạm chí Bà La Môn, dòng Dân giả, dòng Thợ thuyền, dòng thấp kém nhất trong xã hội. Tất cả đều cạo bỏ râu tóc, khoác áo Cà Sa, chí tín, rời bỏ gia đình, sống không gia đình, xuất gia học đạo, bỏ tên cũ có tên là Sa Môn. Đó là pháp vị đặc biệt thứ tám trong chính pháp của Ta khiến các đệ tử thấy rồi thích an trú ở trong đó tu hành.
     Này Bà La La, ý ông nghĩ thế nào? Trong chính pháp của Ta có 8 pháp vị như thế, trong biển lớn của Ông có 8 điều đặc biệt như thế, hai loại ấy, loại nào hơn, loại nào tối thắng, loại nào vi diệu, tối thượng?
     Vua Thần thưa:
- Bạch Thế Tôn, tám pháp vị trong biển lớn của con không thể so sánh với tám pháp vị quý báu của Thế Tôn, không bằng một phần nghìn, không bằng một phần vạn, không thể so sánh, không thể ví dụ, không thể tính kể; chỉ có tám chánh pháp luật của Thế Tôn là tối thắng, tối vi diệu, tối thượng.
     Vua Thần Ba La La nói tiếp:
- Hôm nay, con đem thân đến xin quy y Thế Tôn, quy y Pháp của Như Lai, quy y đại chúng Tỳ Kheo. Cúi xin Thế tôn chấp nhận cho con làm Ưu Bà Tắc từ nay đến trọn đời.
LỜI BÀN:
     Bài Kinh trên cho chúng ta biết Vua A Tu La trong biển Ấn Độ nối liền với Nam Băng Dương rộng lớn, điều này nói lên cõi Thần không chỉ ở lưng chừng núi Tu Di và lưng chừng hư không, mà còn ở cả trong các biển lớn như Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương nữa; và như vậy có nhiều Vua Thần, chứ không phải chỉ có một Vua Thần Bà La La.
     Bài Kinh trên Đức Phật giảng cho Vua Thần Bà La La và Thái Tử Mâu Lê Già nghe về tám điều đặc biệt trong giáo pháp của Ngài để so sánh với tám điểm của Vua Thần, nhưng cũng là bài giảng cho chúng sinh đời sau như chúng ta để học hỏi; chúng ta phân tích sơ qua những điểm Đức Phật đã nêu ở trên để tìm hiểu cùng học hỏi.
1) – Trước hết, Đức Phật nói: “Trong chính pháp của Ta có sự giáo hóa dần dần, học dần dần, thực hành dần dần, đoạn trừ dần dần, ngày càng tiến bộ hơn. Đây là cái đặc điểm thứ nhất trong chánh pháp của Ta khiến các đệ tử thấy rồi thích an trú ở trong đó tu hành.”
     Điều này nói rằng Đức Phật dạy từ dễ dần dần đến khó, dần dần học hỏi thực hành, làm cho các đệ tử không nản lòng mà thích theo đuổi cho đến mục đích cuối cùng.
2) – Thứ hai, Đức Phật nói: “Trong pháp luật của Ta có những cấm giới cho Tỳ Kheo (Tăng), Tỳ Kheo Ni (Ni), Ưu Bà Tắc (Cư sĩ Nam), Ưu Bà Di (Cư sĩ Nữ). Dù cho đến khi qua đời, các thiện nam tử, thiện nữ nhân ấy vẫn giữ giới. Đó là điểm đặc biệt thứ hai trong chính pháp của Ta khiến các đệ tử thấy rồi thích an trú ở trong ấy tu hành.”
     Đức Phật đã tùy theo mỗi loại người để thiết lập ra giới luật thích nghi, vì sự thích hợp ấy, cho nên tất cả bốn loại đệ tử của Phật đều cảm thấy có thể thực hành được, nên đều hoan hỷ thi hành cho tới khi chết cũng không bỏ.
3) – Thứ ba, Đức Phật nói: “Giáo pháp của Ta rất sâu rộng, không có đáy, không có bờ, khó lường. Đó là pháp vị đặc biệt thứ ba khiến cho các đệ tử thấy rồi rất thích an trú ở trong ấy tu hành.”
     Quả thật giáo pháp của Đức Phật vô cùng sâu rộng, chúng ta dù có học hết cả đời cũng chưa hết được, nhất là phần thực hành để đạt bậc Thánh lại càng khó khăn, nên các đệ tử đều cố gắng kiên trì học hỏi, hành trì để mong đạt mục đích tốt đẹp.
4) – Thứ tư, Đức Phật nói: “Chính pháp luật của Ta chỉ có một vị giải thoát, nó vô dục, tịch tĩnh; Đó là pháp vị thứ tư trong chánh pháp của Ta khiến các đệ tử thấy rồi thích thú ở trong ấy.”
     Nói đến giải thoát, giác ngộ, ra khỏi sinh tử khổ đau, được Niết Bàn, thì đệ tử nào của Phật mà không cầu mong, nên những người đã hiểu giáo lý rồi, không ai là không thích thú theo đuổi tới cùng.
5) – Thứ năm, Đức Phật nói:
(Còn tiếp)




__._,_.___

Posted by: Tien Do 

VUA THẦN BÀ LA LA

Toàn Không
(Tiếp theo)
5) – Thứ năm, Đức Phật nói:
Trong giáo pháp của Ta có Bốn Chính Cần, Bốn Như Ý Túc, Năm Căn, Năm Lực, Bảy Giác Chi, Tứ Niệm Xứ, Bát Chính Đạo v.v... Đó là những pháp vị đặc biệt thứ năm trong giáo pháp của Ta khiến các đệ tử thấy rồi thích an trú ở trong đó tu hành.”
     Đây là 37 Đạo Phẩm giúp cho người tu đạt giác ngộ giải thoát, những thứ nêu trên còn quý hơn trân bảo quý kim, tại sao? Vì trân bảo quý kim không thể làm cho chúng ta thành bậc Thánh được, những thứ nêu trên giúp chúng ta trở thành bậc Thánh được. Chỉ cần thực hành đúng đắn, kiên cố bền bỉ là chúng ta có thể đạt mục đích, chúng ta phân tích sơ qua về 37 Đạo Phẩm:
1. Thế nào là Bốn Chính Cần?
    Bốn chính cần là bốn việc chính, cần siêng năng cần cù làm cho được kết qủa tốt đẹp, làm cho tăng tiến mỹ mãn hơn lên, Bốn chính cần còn được gọi là Bốn chính đoạn; Bốn chính cần ngầm ý có sự quyết tâm, nhẫn nại, chịu đựng, dẻo dai, cố gắng, bền bỉ để:
1- Làm cho sự việc đang có xấu giảm đi dứt luôn.
2- Sự xấu chưa có không để sinh ra.
3- Sự tốt đẹp đang có tiếp tục phát triển hơn lên.
4- Sự tốt chưa có làm cho phát sinh ra.
2. Thế nào là Bốn Như Ý Túc?
     Là bốn điều được như ý muốn, bốn cách làm cho thiền định được kết qủa mỹ mãn đầy đủ, đó là: 1. Ý chí quyết tâm, 2. Tinh tấn, 3. Nhất tâm nhất ý, và 4. Quán sát. Đó là bốn nẻo đường dẫn tới thần thông, nên còn được gọi là “Bốn Thần Túc”. Để giúp cho người tu hành tiến tới đạo qủa, Đức Phật đã dạy “Bốn Như Ý Túc”, mà người tu hành cần phải học và hành khi thiền định để đi đến giải thoát; khi đạt được tới đích, sự thù thắng sẽ thành tựu.
3. Thế nào là Năm Căn?
    Năm Căn là năm vấn đề căn bản, năm cội gốc, năm nguồn căn bản cho việc tu hành, đó là: 1. Tín Căn, 2. Tinh Tấn Căn, 3. Niệm Căn (nhớ nghĩ), 4. Định Căn, và 5. Huệ Căn.
4. Thế nào là Năm Lực?
    Năm Lực là năm sức mạnh mẽ, là năm năng lực, năm sức lực, Năm Căn ví như năm ngón của bàn tay, còn Năm Lực ví như sức co ruỗi của các ngón tay để cầm, nắm, cấu véo, bóp, xoa. Năm Lực gồm có: 1. Tín Lực, 2. Tinh Tấn Lực, 3. Niệm Lực, 4. Định Lực, và 5. Huệ Lực.
5. Thế nào là Bảy Giác Chi?
    Giác chữ Phạn là Boddhi (Bồ Đề) là giác ngộ, Chi là nhánh, loại, phần, Bảy Giác Chi là bảy loại tu tuần tự sẽ đạt đến đạo qủa; Bảy Giác Chi còn gọi là “Bảy Giác Phần”, hay còn gọi là “Thất Bồ Đề”, bảy phương tiện thực hành sẽ đi đến giải thoát. Bảy giác chi gồm có: Niệm Giác Chi, Trạch Pháp Giác Chi (lựa chọn), Tinh Tấn Giác Chi, Hỷ Giác Chi, Khinh An Giác Chi, Định Giác Chi, và  Xả Giác Chi.
6. Thế nào là Tứ Niệm Xứ?
Niệm là nhớ, nghĩ, để ý, biết, chú ý, ý thức, chú tâm, tỉnh thức, quán sát.
Xứ là: nơi, chỗ, lĩnh vực, loại, hạng, phần.
Tứ Niệm Xứ là bốn lĩnh vực, bốn loại cần để ý chú tâm tỉnh táo quán sát tỉ mỉ.
    Đức Phật nói Kinh “Tứ Niệm Xứ” trong đó có bốn phần cần biết ghi nhớ thực hành, đó là “Niệm Thân, Niệm Thụ, Niệm Tâm, Niệm Pháp”. Đây là một Kinh căn bản quan trọng để tiêu diệt buồn khổ, phá chấp ngã, xa lià chấp pháp, và đạt tới cứu cánh giải thoát.
7. Thế nào là Bát Chính Đạo?
    Là Tám Chính Đạo còn được gọi là Bát Thánh Đạo là con đường giải thoát, gồm có tám nhánh là Chính kiến (nhìn biết như thật), Chính tư duy (suy nghĩ đúng như thật), Chính ngữ (nói năng đúng sự thật), Chính nghiệp (hành động phải đạo), Chính mệnh (nghề nghiệp chân chính), Chính tinh tấn (siêng năng cần mẫn), Chính niệm (nhớ nghĩ không quên), Chính định (thanh tịnh sáng suốt), thiếu một trong tám nhánh không thành Bát chính đạo.  
    Bát chính đạo là con đường dẫn đến Niết Bàn, nhưng cũng có ý nghĩa rằng Bát chính đạo là để giải thoát khỏi vô minh, để giác ngộ tính “không”.
6) - Thứ sáu, Đức Phật nói: “Trong chính pháp luật của Ta có Thánh chúng trú ở trong, đó là các bậc Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm, và A La Hán. Đó là pháp vị quý báu thứ sáu trong giáo pháp của Ta khiến các đệ tử thấy rồi thích an trú ở trong.
     Đây là bốn quả vị do tu hành đạt được theo giáo pháp của Phật, từ quả vị thấp nhất đến quả vị cao nhất của Tứ Thiền như sau:
1 - Người chứng quả vị thứ nhất gọi là Tu Đà Hoàn. Nếu chưa đạt được qủa vị thứ hai, sẽ còn phải tái sinh lại cõi người bảy lần nữa mới đạt tới quả Niết Bàn, nhưng các vị này đã tạo được tâm tin Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng) vững chắc, nên không còn bị tái sinh vào các cõi dữ nữa.
2 - Người đạt qủa vị thứ hai gọi là Tư Đà Hàm, chứng bậc thứ hai, các vị này nếu chưa chứng bậc thứ ba, sẽ tái sinh cõi người một lần rồi tu tiếp cho tới đạt Niết Bàn.
3 - Người đạt qủa vị thứ ba gọi là A Na Hàm. Nếu chưa đạt quả A La Hán trong đời hiện tại, các vị này sau khi mạng chung sẽ không còn tái sinh lại cõi người, cũng không tái sinh lên cõi trời Dục giới, mà sẽ tái sinh lên cõi trời Vô phiền ở Sắc giới; vị ấy sẽ tiếp tục tu ở đấy, và đắc qủa A La Hán rồi nhập Niết Bàn khi hết tuổi thọ.
4 - Người đạt quả vị thứ tư gọi là A La Hán. Vị A La Hán biết rõ ái dục đã sạch, vô minh đã tiêu diệt hoàn toàn, mọi ô nhiễm đều sạch hết, hành giả biết như thế, thấy như thế, tâm giải thoát dục lậu (ô uế), tâm giải thoát hữu lậu, tâm giải thoát vô minh lậu, giải thoát tri kiến. Vị ấy tự thấy rõ rằng: “Sự sinh của ta đã chấm dứt, phạm hạnh đã lập, các điều cần làm đã làm xong, tự biết chẳng còn thọ thân sau nữa”; bấy giờ, vị ấy chứng nghiệm hạnh phúc tối thượng.
7) - Thứ bảy, Đức Phật nói: “Trong chánh pháp luật của Ta, tất cả các đệ tử đều thực hành phạm hạnh (khuôn phép), các Thánh chúng đều thanh tịnh. Nếu có đệ tử nào không tinh tấn sinh ra điều ác không phạm hạnh mà xưng là phạm hạnh, người ấy dù giống như người tu, dù người ấy ở trong Thánh chúng, nhưng cách Thánh chúng rất xa. Đó là pháp vị đặc biệt quý giá thứ bảy khiến cho các đệ tử thấy rồi thích an trú ở trong đó.”
     Ý Đức Phật nói là một số người mặc áo tu nhưng không giữ giới nghiêm chỉnh, phạm giới, không tu hành đàng hoàng, người ấy chẳng thể hưởng quả vị nào cả, mà khi chết phải đọa địa ngục lâu dài, tai sao? Vì người ấy ăn của tín thí mà không tu, nên mắc nợ, xuống địa ngục phải đền trả là lẽ công bằng của luật nhân quả; người ấy, cho dù đời này mặc áo nhà tu, cho rằng là người tu hành, nhưng sự thực cách xa với người chân tu như trời với đất.
8) - Thứ tám, Đức Phật nói: “Trong chính pháp luật của Ta tiếp nhận thiện nam thiện nữ của năm giai cấp trong xã hội, đó là dòng Sát đế lợi, dòng Phạm chí Bà La Môn, dòng Dân giả, dòng Thợ thuyền. Tất cả đều cạo bỏ râu tóc, khoác áo Cà Sa, chí tín, rời bỏ gia đình, sống không gia đình, xuất gia học đạo, bỏ tên cũ có tên là Sa Môn. Đó là pháp vị đặc biệt thứ tám trong chính pháp của Ta khiến các đệ tử thấy rồi thích an trú ở trong đó tu hành.”
     Thật vậy, trong Tăng đoàn của Đức Phật có đủ các thành phần khác nhau trong các đẳng cấp của Ân Độ. Có đệ tử từ hàng vương giả đến, có đệ tử từ hàng quan đại thần vào, có đệ tử từ hàng Bà la môn nhập. Lại có đệ tử đã từng là người làm mướn, người hớt tóc, người hốt rác, gái giang hồ, con nông gia, con thợ lò rèn v.v… Lại có đệ tử từng là người hiền lương đạo đức, nhưng cũng có đệ tử tứng là kẻ trộm cắp, kẻ giết người v.v…, nghĩa là trong Tăng đoàn của Đức Phật có đủ các thành phần của xã hộị tốt xấu đủ cả. Thế nhưng, đẹp đẽ thay! Qúy hóa thay! Những người vừa kể trên đều nghiêm trì giới luật, vâng theo lời dạy bảo của Đức Phật, tinh tấn hành trì thiền định, và tất cả đều đã đắc qủa Thánh.
     Bởi vậy, Vua Thần đã ca ngợi giáo pháp của Phật là tối thắng, tối vi diệu, tối thượng, nghĩa là không có gì có thể so sánh, chẳng có gi bằng được, và cuối cùng Vua Thần xin quy y Tam Bảo cũng như chúng ta. Do đó, chúng ta nên biết rằng Phật pháp có ở cõi Người cõi Ma Qủy và cõi Trời, còn ở cõi Thần cũng biết Phật, cũng có vị Thần quy y Phật Pháp Tăng, cũng có vị học Phật pháp vậy.,.





__._,_.___

Posted by: Tien Do 

Nếu có thể đi về quá khứ, tôi sẽ thăm đất nước tôi


Một mặt trận hai kẻ thù 

Giặc cộng bán nước, tàu phù xâm lăng.




Nếu có thể đi về quá khứ, tôi sẽ thăm đất nước tôi

Trong hình ảnh có thể có: bầu trời và ngoài trời



Nếu có thể đi về quá khứ, tôi sẽ thăm đất nước tôi
 

Khi phỏng vấn vào chương trình Tuyển Sinh Y Khoa, có một câu hỏi từ giáo sư tuyển sinh làm tôi nhớ mãi
- Nếu em có thể đi về quá khứ để thăm một người hay đến một nơi nào đó, em sẽ đi đâu?
- Thưa thầy, em sẽ đi thăm đất nước của em: Việt Nam Cộng Hoà.

Khi tôi được sinh ra, VNCH đã không còn nữa.
Từ nhỏ, tôi nghe nói về VNCH từ ba tôi và những người bạn. Tôi chỉ hiểu rõ hơn về VNCH khi tôi lớn lên và qua Mỹ sau này. Càng tìm hiểu, tôi càng nhìn rõ hơn một thời bi thương oanh liệt của người miền Nam Việt Nam trong cuộc nội chiến nồi da xáo thịt, sự bất lực của những nước bé trong cuộc chiến tranh ý thức hệ giữa những cường quốc.
Tôi sẽ về lại Sài Gòn Hòn Ngọc Viễn Đông, nhảy lên một chiếc xích lô máy dạo phố. 

Tôi muốn nghe tiếng máy nổ phịt phịt giòn tan trộn mùi xăng pha nhớt trong buổi sáng tinh sương Đô Thành. Tôi sẽ ghé chợ Bến Thành ăn một tô phở gà, ngắm nhìn các cô thiếu nữ Sài Gòn mặc áo dài bó eo, đeo kính mắt to tròn đèo nhau trên chiếc xe Honda Cub ở bùng binh trước chợ. Ăn xong, tôi sẽ thả bộ dọc đường Duy Tân, ghé qua toà Đô Chánh và toà nhà Hạ Nghị Viện, phác lại vài nét kiến trúc bằng bút chì trước khi tản bộ ra sông Sài Gòn ngắm tượng Đức thánh Trần Hưng Đạo. Sau đó, tôi sẽ nhảy xe lên lambro về Nhà Bè nước chảy chia hai, ghé qua vườn trái cây Lái Thiêu bẻ măng cục, bóp nát vỏ xám đen lòi múi thịt trăng trắng ngọt lịm bỏ vào miệng.

Buổi tối, tôi sẽ ghé thăm phòng trà Tự Do nghe Khánh Ly hát. Có thể nói nhạc vàng (bolero) từ thời VNCH là dòng nhạc đẹp nhất của âm nhạc hiện đại Việt Nam. Đến nay, dòng Bolero tại Viêt Nam tuy ngày càng nở rộ nhưng những ca khúc hay nhất đều sáng tác thời VNCH.
Nhưng cái tôi muốn cảm nhận rõ nhất ở VNCH là tính nhân văn và tình người Việt Nam, có được do nền giáo dục đậm chất nhân bản. Thời VNCH, các trường ĐH tuy mới bắt đầu chậm chững nhưng đã để lại những nền tảng vững chắc cho các trường đại học lớn ở Việt Nam sau này. Ở đó, học trò được dạy về trên 3 nguyên tắc: nhân bản, dân tộc, và khai phóng.

Tôi sẽ ghé qua bộ giáo dục VNCH để thăm hỏi vì sao chỉ trong một vài năm đã thành lập một hệ thống giáo dục đại học tiến bộ gồm đại học quốc gia và đại học cộng đồng địa phương. Đại học thời VNCH hoàn toàn tự chủ về chuỵên môn, không chịu sự quản lý của bộ giáo dục. Ngân sách của trường ĐH do quốc hội chuẩn duyệt hàng năm, nhân viên và giáo sứ thuộc tổng uỷ công vụ.

Tôi sẽ ghé thăm Viện ĐH Sài Gòn (có 8 phân khoa Y, Dược, Nha, Sư Phạm, Khoa Học, Văn Khoa, Luật, và Kiến Trúc). Dĩ nhiên tôi chỉ thăm được đại học xá (ký túc xá) Minh Mạng dành cho nam vì đại học xá Trần Quý Cáp dành cho nữ. Nếu có thời gian, tôi sẽ ghé thăm Viện Đại Học Cần Thơ, nơi tôi đặc biêt thích chất miền Tây phóng khoáng trong từng sinh viên.
Thời Đệ Nhất Cộng Hoà, nền giáo dục nhân bản đã để lại cho bao thanh thiếu niên Việt Nam lòng yêu nước mãnh liệt, muốn góp tay xây dựng đất nước phú cường bằng trao dồi kiến thức học hành để mang đất nước ra tầm thế giới. Tôi vẫn còn cảm nhận được đều này khi gặp lại những thanh niên ngày ấy là những ông bà lão tại Mỹ sau này. Ba tôi, một sĩ quan VNCH, cùng là một trong những thanh niên ngày ấy.

Và dĩ nhiên, tôi sẽ gặp Tổng Thống Ngô Đình Diệm, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu để hiểu rõ về những gì xảy ra với đất nước vì những gì tôi đọc được và nghiên cứu từ nhiều phía vẫn chưa đủ để tôi trả lời câu hỏi vì sao một đất nước nhân văn, đề cao tính dân tộc, và phồn vinh như VNCH lại bị bức tử.

Ngày 30/4 hằng năm, tôi vẫn nhớ về 200,000 người Việt Nam đã bỏ mạng trên biển trên đường tìm tự do, hàng triệu người Việt đã chết trong cuộc chiến, vẫn nghĩ về sự ngạo mạn của kẻ chiến thắng, sự khốc liệt và dơ bẩn của chính trị. Tôi vẫn nhớ về VNCH phồn vinh, thịnh vượng, và nhìn lại đất nước Việt Nam ngày hôm nay mà không khỏi đắng lòng.



__._

__._,_.___

Posted by: Batkhuat nguyen 

Wednesday, May 22, 2019

LÁ CỜ XUI XẺO


Một mặt trận hai kẻ thù 

Giặc cộng bán nước, tàu phù xâm lăng.

 

Lá Cờ Xui Xẻo

 

Tưởng Năng Tiến

Nhưng phải nói lá cờ máu này xui thấy mẹ. Mang đi ủng hộ đội tuyển bóng đá, màu cờ đỏ ngập tràn sân vận động thì ta thua liểng xiểng. Vác cờ đỏ sao vàng đi biểu tình thì CA cứ thấy thằng mang cờ đỏ sao vàng là xông vào đánh tơi bời.
Chị Phương Anh (nhà xuất bản Quê Mẹ) và chị Trương Anh Thụy (nxb Cành Nam) cùng vài ông anh khác – Võ Thắng Tiết, Uyên Thao, Trần Phong Vũ, Huy Phương – đều đã có lúc khuyến khích tôi “ra” một cuốn sách, cho nó ... giống với mọi người. Tôi lắc đầu quầy quậy trước sự ân cần và tử tế của qúi anh/qúi chị vì sợ lỡ có tác phẩm, rồi bị trao giải Nobel (về văn học) là hư bột/hư đường ráo trọi.
Lập thân tối hạ thị văn chương! Tôi tin rằng mình có thừa khả năng để có thể “lập thân” trong rất nhiều lãnh vực khác, ngon lành và bảnh bao hơn nhiều! Ngoài việc tìm hiểu (để giải trí) Vũ Trụ Học và Thiên Văn Học, tôi dành hết đời mình để cặm cụi nghiên cứu về nguyên nhân nghèo đói của những nước ở Đông Nam Á. Tài liệu, nay, đã chất thành từng núi. Chỉ cần sắp xếp, ghi chép lại, rồi cho trình làng xong là tôi tin (chắc) rằng mình sẽ ẵm cái giải Nobel về kinh tế.
Niềm tin này – tiếc thay – vừa hơi bị lung lay, sau khi tôi (tình cờ) đọc được một cái stt trên FB của bạn Tư Sài Gòn:
“Trong một thời gian dài mình quan sát, mình thấy cứ nhà nào treo ảnh ông Hồ là nghèo mạt, mình cứ suy nghĩ hoài, ko hiểu sao lại như vậy, hay tại ổng ám quẻ ko thể làm ăn được(?!) Như VN mình cũng vậy, nghèo có số má trên thế giới, hay tại để cái lăng giữa thủ đô nó ám ?!”
Ah, đù! Thiệt là hậu sinh khả úy. Hoá ra cái “công trình nghiên cứu trọn đời” của tôi còn thiếu hẳn một cái “mảng” quan trọng là ... khoa phong thủy. Ai mà dè VN nhất định không chịu, hay không thể, phát triển chỉ  vì bị “cái lăng giữa thủ đô nó ám” như thế – hả Trời. Vậy mà suốt mấy chục năm ròng, tôi cứ cố đi tìm “nguyên nhân” ở mãi tận đâu đâu.
Về mặt này, mặt feng shui, tôi nhận là mình có khiếm khuyết nhưng về nhận xét khác của Tư Sài Gòn (“cứ nhà nào treo ảnh ông Hồ là nghèo mạt”) thì tôi hoàn toàn không đồng ý. Giữa năm 2016, báo chí quốc doanh đều đồng loạt loan tin: Chủ tịch nước Trần Đại Quang tặng ảnh Bác Hồ kính yêu cho các các thiếu nhi... Các em là đại diện trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn, trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng biên giới hải đảo và đạt thành tích cao trong học tập cũng như các lĩnh vực năng khiếu như âm nhạc, mỹ thuật…”
Cuối năm nay, vào ngày 5 tháng 11, trang mạng của Bộ Thông Tin & Truyền Thông lại hớn hở cho hay là một cậu học sinh nghèo vừa được Tổng Bí Thư kiêm Chủ Tịch Nước vinh danh và tặng ảnh Bác Hồ.” Thấy chưa? Rõ ràng: không phải “cứ nhà nào treo ảnh ông Hồ là nghèo mạt” mà vì “nhà nghèo mạt” nên mới hay có tấm ảnh (thổ tả) này thôi.
Thời Đại Thông Tin giúp nhiều người dân Việt biết được rằng (té ra) Chủ Tịch Hồ Chí Minh và tác giả Trần Dân Tiên là một. Từ đó, Bác mỗi lúc một thêm xuống (giá) nên không còn “trụ” được ở Thủ Đô hay ở thành phố – như xưa – nữa. Bỏ thì thương, vương thì tội, Nhà Nước bèn đem hình ảnh của Người làm quà tặng cho trẻ em và người già ở vùng xa (vùng sâu, vùng dân tộc thiểu số, vùng biên giới hải đảo) nơi mà ít ai có được cơ hội nhìn thấy cái phóng ảnh lá đơn xin vào học Trường Thuộc Địa của chàng trai Nguyễn Tất Thành.
Bác xuống thê thảm, đã đành; điều khó đành lòng hơn là ngay cả đến lá cờ đỏ mà chính tay Người mang về từ Phúc Kiến và ký sắc lệnh (vào ngày 5 tháng 9 năm 1945) để hoá nó thành quốc kỳ – rồi – cũng bị dè bỉu, chê bai hay chế riễu từ trong ra ngoài.
Ngày 16 tháng 12 năm 2016, người dân An Giang lớn tiếng phản đối việc CA tự tiện treo cờ đỏ trước nhà của họ rồi thản nhiên dùng dao cắt đứt dây cờ. Cùng vào thời điểm này, hội đồng thành phố Westminster và San Jose – hai địa phương có đông đảo người Việt ngụ cư trên đất Mỹ – đều đồng thuận (với tỉ số tuyệt đối) thông qua lệnh cấm treo lá cờ đỏ sao vàng của Cộng Sản Việt Nam, vì “lá cờ này trong quá khứ và đến nay vẫn tiếp tục là biểu tượng cho một nền độc tài chuyên chế.”
Nhà báo Mai Tú Ân  nhận xét là “lá cờ máu này xui thấy mẹ. Mang đi ủng hộ đội tuyển bóng đá, màu cờ đỏ ngập tràn sân vận động thì ta thua liểng xiểng. Vác cờ đỏ sao vàng đi biểu tình thì CA cứ thấy thằng mang cờ đỏ sao vàng là xông vào đánh tơi bời.”
Mà phải công nhận là lá cờ này xui thiệt, và xui lắm. Nó khiến cho VN chuyên “cầm cờ đỏ” trong mọi lãnh vực. Theo World's Worthless Fiat Currency List, xứ sở này là một trong mười quốc gia có đồng tiền trị giá thấp nhất thế giới. Còn theo Good Country Index (Chỉ Số Tử Tế Quốc Gia) năm 2017 thì VN bị xếp thứ 124 trên tổng số 125 quốc gia được điều traChỉ số này dựa trên khoảng 35 bộ dữ liệu, trong  7 lĩnh vực: khoa học công nghệ, văn hóa, hòa bình và an ninh thế giới, trật tự thế giới, bảo vệ môi trường hành tinh, sự phồn vinh và bình đẳng của thế giới, y tế sức khỏe.

Good Country Index

The Good Country Index is a composite statistic of 35 data points mostly generated by the United Nations. These ...


Ngược lại, theo NOW (Campaign For The Release of Prisoners of Conscience in Vietnam) Việt Nam là nước đứng thứ hai trong khu vực Đông Nam Á về số lượng người hoạt động bị giam cầm, chỉ sau Myanmar. Xứ sở này hiện đang giam giữ ít nhất 246 tù nhân lương tâm trong tù hoặc trong điều kiện tương tự, tăng hơn 80 người so với con số 165 vào tháng 11 năm 2017... Trong chín tháng đầu năm 2018, Việt Nam đã bắt giữ 24 người hoạt động nhân quyền, và kết án 33 người hoạt động với tổng cộng mức án 225.5 năm tù và 56 năm quản chế.

Nạn nhân sắp tới có thể sẽ là bà Huỳnh Thục Vy, điều phối viên của Hội Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam. Theo bản Kết luận điều tra số 46, ngày 16-10-2018 của công an thị xã Buôn Hồ – tỉnh Đắc Lắc – người phụ nữ bất đồng chính kiến này bị khép tội “xúc phạm quốc kỳ” tại Điều 276 (BLHS năm 1999) với hình phạt “phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.”

Theo tôi khung hình phạt này hơi bị nhẹ. Án tù nên tăng lên đến 30 năm để ai cũng  ý thức được rằng lá cờ đỏ sao vàng của ĐCSVN xui thiệt, và xui lắm, mọi người không nên đụng chạm hay dây dưa với nó làm gì. Bẩn tay!

__._,_.___

Posted by: Batkhuat nguyen 

Monday, May 13, 2019

MA NẠP OANH VŨ VÀ CON CHÓ TRẮNG


MA NẠP OANH VŨ
VÀ CON CHÓ TRẮNG
Toàn Không

     Một thời Đức Phật du hóa tại vườn Cấp Cô Độc nước Xá Vê, một hôm Đức Phật đi khất thực đến nhà kia, khi ấy người chủ nhà là Ma Nạp Oanh Vũ Đô Đề Tử đi vắng. Tại nhà ấy có con chó trắng đang ăn thức ăn trong chậu bằng vàng trên một cái giường lớn. Lúc con chó trông thấy Đức Phật từ xa đi tới, nó liền nhảy khỏi giường xuống sủa dữ dội, Đức Phật nói vớí con chó: “Ngươi không nên sủa như vậy, ngươi hết sủa lại gầm gừ liên tiếp, ngươi không nên làm như vậy”; chó trắng lại càng giận dữ hơn, rồi vừa sủa vừa chạy đến bụi cây, nằm gầm gừ rên rỉ.
     Một lúc sau, Ma Nạp Oanh Vũ Đô Đề Tử về nhà không thấy con chó liền hỏi người giúp việc, và được biết nó đang nằm rên thiểu não trong bụi cây không chịu ra. Người chủ hỏi về nguyên do tại sao con chó vào bụi cây nằm gầm gừ thiểu não không chịu ra, có ai làm gì nó không?
     Ông được người giúp việc cho biết là không thấy ai đánh đập chó, chỉ có một điều là lúc nó đang ăn có Sa Môn Cù Đàm đến khất thực, nó thấy Sa Môn đến liền nhảy xuống sủa dữ dội, không biết Sa Môn có làm gì nó hay không, nhưng nó sủa ầm ĩ, rồi chạy vào bụi cây nằm ở đó gầm gừ rên rỉ không chịu ra.
     Ma Nạp Oanh Vũ Đồ Đề Tử vừa nghe người giúp việc nói xong, liền nổi giận, muốn hủy báng Đức Phật, muốn vu khống Ngài, ông từ nhà tức tốc đến rừng Thắng lâm, vào vườn Cấp Cô Độc. Khi Đức Phật vừa trông thấy ông ta từ xa đang đi đến, Ngài bảo các Tỳ Kheo:
- Các Thầy thấy người kia đang tiến tới đây không?
     Mọi người nhìn ra đều thấy liền thưa:
- Bạch Thế Tôn, có thấy.
     Đức Phật bảo:
- Nếu người kia mà chết ngay bây giờ thì như co duỗi cánh tay, chỉ trong khoảnh khắc, người kia liền sinh vào Địa ngục, tại sao vậy? Vì người kia đang nổi cơn thịnh nộ đối với Như Lai. Nếu có người nào do bởi có tâm sân giận mà qua đời, tất đến cõi ác, sinh vào địa ngục.
     Đức Phật vừa nói xong giây lát, người ấy trong cơn giận dữ tiến vào, hướng Ngài mà nói:
- Hôm nay Sa Môn Cù Đàm có đến nhà tôi khất thực phải không?
     Đức Phật trả lời:
- Hôm nay Ta có đến nhà ông khất thực.
     Người ấy hằn học nói:
- Cù Đàm, ông đã làm gì con chó trắng của tôi khiến nó rất giận dữ từ trên giường nhảy xuống sủa dữ dội rồi chạy vào bụi cây gầm gừ rên rỉ, nằm thiểu não ở đó không chịu ra, tại sao thế?
     Đức Phật trả lời:
- Hôm nay vào lúc gần trưa, Ta vào thành Xá Vệ khất thực, lần lượt đến nhà ông, lúc ấy con chó trắng thấy Ta từ xa đến, nó từ trên giường liền nhảy xuống chỗ gần Ta sủa dữ dội. Ta liền nói với nó: “Ngươi không nên làm như vậy, ngươi hết sủa lại gầm gừ liên tiếp, ngươi không nên làm như vậy”, nó vẫn tiếp tục giận dữ sủa liên tiếp, sau nó vừa sủa vừa chạy vào bụi cây gầm gừ trong khi Ta rời khỏi nhà ông.
     Người ấy nói:
- Vô lý, Sa Môn Cù Đàm chẳng làm gì nó, tại sao nó đang mạnh khỏe, bỗng nhiên buồn rầu thiểu não như bị bệnh như thế?
     Đức Phật nói:
- Vì nó có liên quan đến ông.
     Người ấy hỏi:
- Con chó trắng có liên hệ gì với tôi?
     Đức Phật cản:
- Thôi Thôi, này Ma Nạp, tốt hơn đừng hỏi, ông nghe việc này rồi chắc chắn không vừa ý đâu.
     Ma Nạp Oanh Vũ Đồ Đề Tử nghe Ngài nói thế lại càng thắc mắc hỏi đến lần thứ hai rồi hỏi lần thứ ba như thế, Đức Phật vẫn trả lời như thế, khi hỏi tới lần thứ tư, Ngài mới bảo:
- Ông đã hỏi Ta ba lần rồi mà vẫn không chịu thôi.
     Này Ma Nạp, ông nên biết, con chó trắng ấy đời trước là cha của ông, tên là Đồ Đề.
     Ma Nạp Oanh Vũ vừa nghe xong tức thì nổi giận gấp bội, cho rằng mình bị xỉ nhục, liền vu khống Đức Phật, hủy báng Đức Phật, rồi nói:
- Cha tôi thực hành bố thí lớn lao cho người nghèo khổ, cúng tế vĩ đại, sau khi chết nhất định sanh lên cõi Trời Phạm Thiên, không thể tin được rằng cha tôi phải đọa vào loài chó hạ tiện; ông đã phỉ nhục tôi, ông là người nói bậy không bằng chứng, không thể nào tin được.
     Đức Phật bảo:
- Cha ông do bởi tăng thượng mạn nên vào loài chó.
     Rồi Đức Phật nói kệ:
Người nào tăng thượng mạn,
Chết rồi sinh sáu nơi,
Chó lợn gà và sói,
Lừa năm địa ngục sáu.
    Đức Phật nói tiếp:
- Này Ma Nạp, nếu ông không tin lời Ta, có thể trở về nhà nói với con chó trắng ấy: “Nếu đời trước là cha của tôi, chó trắng hãy lên giường lớn”, chó trắng tất sẽ nhảy lên giường lớn. Lại nói: “Chó trắng nếu đời trước là cha của tôi, hãy ăn thức ăn trong bát vàng”, chó trắng tất sẽ ăn thức ăn trong bát vàng như trước.
     Lại nữa, nói: “Chó trắng nếu đời trước là cha của tôi, hãy chỉ cho tôi kho tàng cất giấu vàng bạc, ngọc thạch, trân châu mà tôi không biết”, chó trắng sẽ chỉ cho nơi cất dấu kho tàng ấy.
     Ma Nạp Oanh Vũ nghe những lời Đức Phật nói trong lòng hoang mang, bán tín bán nghi, nhưng sự giận dữ đã giảm rất nhiều, nên nói:
- Thôi được, tôi sẽ về làm theo lời Sa Môn, nhưng nếu không đúng như thế, Cù Đàm sẽ chịu trách nhiệm về những lời nói này.
     Nói rồi Ma Nạp liền trở về,…
(Còn tiếp)


__._,_.___

Posted by: Tien Do

Featured Post

NHỮNG KHÔI HÀI VỀ . . . Chữ Nghĩa Việt Cộng.

  NHỮNG KHÔI HÀI VỀ . . . Chữ Nghĩa Việt Cộng. 1. - Ai cũng biết VC là vua chơi chữ, lúc chúng ...

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List