( Cảm ơn tác giả Vũ
văn Quý , đã chuyển .
Tuy nhiên xin góp ý :
Nếu mang vàng đến biếu nhà Chùa , thì cũng nên
cẩn thận
vì nơi Chùa " quốc doanh" ngày nay ,
toàn là sư " hổ mang "(!)
nên không khéo thì lại làm việc " nối
giáo cho giặc " , nuôi dưỡng
phường bất nhân ! .
Thiếu gì cách làm việc thiện cho
đúng nghĩa và thiết thực . )
----- Forwarded
Message -----
From: Damien Vu
Sent: Sunday, January 19, 2020, 06:04:39 PM CST
Subject: Tên trộm đêm ba mươi.
TÊN TRỘM ĐÊM BA MƯƠI
VŨ VĂN QUÝ
Năm ấy là năm Canh Tý. Những trận bão lớn làm trốc gốc những cây đa cổ thụ lâu đời cả hàng trăm năm, nhà cửa đổ nát, đê điều bị phá thủng, nước dâng lai láng, đường xá lầy lội, cầu cống băng hoại. Quang cảnh ruộng vườn chìm đắm trong biển nước mênh mông chỉ còn xơ xác tả tơi vài cụm tre già nhô lên giữa cảnh màn trời chiếu đất, bao nhiêu dân lành cần mẫn chất phác quê mùa chịu cảnh tang thương.
Trời đã về chiều, nắng chỉ hừng lên đủ xua tan cái khí lạnh của ngày giáp tết. Những cánh diều hâu chập chờn là là săn mồi trên cánh đồng loáng nước đang từ từ thoát dốc ra sông.
Sau mấy ngày ngoi ngóp, lặn lội đi thăm viếng bạn bè và những người thân trong dịp tất niên, ông đồ Sáu vẫn ráng sức đi lên thôn Bắc, xuống xóm Nam, đi sang làng Đoài trên tay vỏn vẹn một chiếc dù đã cũ kỹ đủ che mưa đọt nắng. Ông năm nay trạc lục tuần, dáng người mảnh mai. Ông không chỉ làm nghề dạy học mà còn làm lang thuốc gia truyền lại tinh thông về bói dịch và tướng số. Ông là người giầu lòng trắc ẩn và sống cho tha nhân, vợ mất sớm, con cái đều đã thành gia thất. Ông sống cùng mẹ già ở thôn Đông.
Sau trận bão lớn, dù đường xá còn nhiều đoạn lầy lội, giao thông ngưng trệ nhưng ông vẫn đi thăm hỏi giúp đỡ và chữa bệnh cho các nạn nhân. Nhân thể ông cũng phải đi một chuyến cuối cùng thăm bạn bè tri kỷ vì ông nghĩ rằng ngày cuối đời của mình sẽ không còn bao lâu nữa. Ông điềm tĩnh cúi đầu đón nhận sự an bài của số mệnh và không dám cưỡng lại số trời.
Hôm nay đã là ba mươi tết, trên đường về ngang qua một con sông, ông chợt nhớ lại mấy ngày trước đây, cũng ở chỗ này ông đã
cứu một người đàn bà trầm mình tự vận giữa cảnh thiên tai còn ngổn ngang trước mắt. Người đàn bà bất hạnh được ông cứu sống cho biết bà không muốn sống nữa vì người chồng rất hung tợn mà lại đam mê cờ bạc. Nhà cửa ruộng vườn đã bán sạch, nợ nần như chúa chổm, con cái nheo nhóc đói rách và bà không còn đủ can đảm kham nổi những trận đòn vũ phu quá ư tàn nhẫn của chồng mỗi khi tra khảo tiền bạc. Nghe bà kể lể, ông đồ Sáu mủi lòng moi hết tiền bạc còn lại cho bà và khuyên bà nên
nhẫn nhục sống để nuôi con rồi dần dà tìm cách làm cho chồng tỉnh ngộ quay về đường ngay nẻo chính.
Ông tiếp tục sắn quần móng lợn xách dù đi lên thôn Bắc để về nhà. Xuyên qua một cánh rừng thưa, băng ngang con suối có những đống đất mới tinh vừa đắp chưa có dấu chân người còn đỏ như son. Ông lấy tay che mặt trời nhìn xuống một khu đất bỏ hoang. Khu đất này xưa kia là một ngôi biệt thự nguy nga đồ sộ của một gia đình rất giầu có của một viên quan án sát. Sau khi ông án qua đời , gia đình này bị tán gia bại sản, con cháu nghèo rớt mùng tơi, thậm chí phải cạy từng phiến đá lót đường, gỡ từng viên ngói viên gạch đem bán cầm hơi, sau đó bỏ xứ mà đi. Ngôi biệt thự này trở thành khu đất bỏ hoang. Một quang cảnh rùng rợn hiện ra trước mắt ông. Một xác người nằm chết con queo, da
dẻ thâm tím bên cạnh một chiếc chiếu manh còn bày biện những thức ăn ngon và một hũ rượu lưng lưng. Chung quanh
một bầy chim chóc cũng chết lăn quay có lẽ vì ăn phải thức ăn có tẩm thuốc độc. Cách xa chừng mươi bước, lại một xác chết nữa dưới hầm chông, nằm ưỡn thây lên vì trúng phải cọc nhọn, máu tụ thành vũng và dưới đó là một hũ vàng còn nguyên. Là người từng trải sự đời nhìn quang cảnh trước mắt, ông đoán được chuyện gì đã xảy ra. Thở dài suy nghĩ, ông lấy một thanh tre viết lên hàng chữ " Nhân
tham tài chi tử. Điểu tham thực chi vong " rồi đem cắm tại hiện trường. Đoạn ông về nhà mà lòng
miên man bao nghịch cảnh. Ông thầm nghĩ quanh mình còn bao cái chết dữ, chết đường chết chợ, chết trợn mắt, chết không nhắm mắt, chết không kịp ngáp, chẳng cái chết nào giống cái nào, sinh sao tử vậy, sống hung thì chết bạo, quả báo nhãn tiền. Vàng bạc châu báu khi
xuôi tay nào ai mang theo được.
Đêm thao thức trong căn nhà cũ bao đời, ông thuật lại những câu chuyện vừa xảy ra trong ngày cuối năm cho mẹ già nghe, đặc biệt là câu chuyện rùng rợn ở khu nhà hoang. Hai cái xác chết ông nhận diện được liền, đó chính là hai tên bất lương, đạo đức giả, khét tiếng trong vùng mà nhiều người khiếp sợ. Thuở hàn vi chúng cấu kết với nhau đi trộm cướp rồi trở nên giầu có nứt đố đổ vách, của chìm của nổi hằng hà sa số. Chúng làm giầu bằng mồ hôi nước mắt của người khác. Khi của cải dư thừa, có miếng mà chưa có tiếng thì chúng bèn nghĩ đến cách mua danh,
mua hương, mua hội để nở mày nở mặt, tạo thế lực lừa bịp dân làng. Chúng vung tiền mua chuộc tất cả các viên chức có quyền thế trong huyện, từ những tên tuần tráng, mõ làng, mõ
tổng, đến các hương chức nho lại, nay mổ trâu, mai mổ lợn, rềnh rang hội hè đình đám. Phú quý sinh lễ nghĩa là như vậy. Thiên tai bão lụt, chúng kêu gọi đồng bào quyên góp tham gia công tác xã hội từ thiện. Những ngày cận tết, chúng xung phong
làm công tác công cộng, bảo nhau chuẩn bị mai cuốc, dao rựa, dây lạt, cơm nước đi đến suối ông Án để đắp đường và sửa cầu. Đến khu đất của ngôi biệt thự bỏ hoang, chúng đào được một hũ vàng rồi vì lòng tham không đáy, hai tên này đã tính kế sát hại lẫn nhau để đoạt của. Một tên ra chợ mua đồ, lấy cớ để ăn mừng gặp được của trời cho, trộn thuốc bả chuột vào một nửa thức ăn để giết tên kia, còn tên kia thì lại chặt tre chéo vát móng lợn cắm xuống hố, đợi tên nọ đi chợ về thì sẽ ra tay xô xuống hố chông. Thế là tên nào
cũng nghĩ rằng chiếc hũ vàng sẽ về trọn tay mình. Rút cuộc cả hai tên cùng bị chết thảm như đã diễn ra. Quang cảnh hiện trường còn đó với chiếc thanh tre
mang hàng chữ "Nhân tham tài chi tử. Điểu tham thực chi
vong". Những kẻ tham vàng bỏ ngãi chết phơi thây còn đó, từng đàn chim chóc tham ăn chết quay lơ cũng còn đó. Chiếc hũ vàng vô chủ là tang chứng còn nguyên đó với nhãn hiệu Kim Long khắc trên mỗi thỏi có lẽ đã có thừ thời Tam Hoàng Ngũ Đế nào đó.
Miên man kể chuyện cho mẹ già nghe, ông đồ vô tình có biết đâu một tên trộm đã rình rập nhà ông từ mấy hôm rồi. Nghe được câu chuyện kể, hắn vội vã phóng thẳng đến khu đất bỏ hoang tại suối ông Án và thấy ngay cái cảnh ông đồ Sáu đã kể mà hắn tình cờ nghe được. Mừng thầm phen này sẽ được giầu có, lên xe xuống ngựa, mũ cao áo rộng. Hắn tụt mình lọt xuống được hố chông, hắn phải nhổ từng chiếc cọc nhọn xung quanh xác chết mới bê được chiếc hũ vàng lên. Khi mở nắp hũ ra thì tên trộm hoảng hốt vội bịt lại. Vàng chẳng thấy đâu chỉ thấy rắn hổ mang cất đầu lên sáng chóe như muốn cắn chết hắn. Lòng ngập đầy tức giận, hắn nhủ thầm sẽ khuân hũ rắn về nhét vào nhà ông đồ Sáu mới hả giận.
*
* *
Đêm đen kịt, ngoài trời không một ánh sao. Chỉ nghe gió thoảng vi vu luồn qua khe cửa. Ông cảm thấy như tiếng của tiền nhân từ cõi hư vô của thế giới bên kia gọi về. Ông tự trách mình sao lại không dám tiết lộ cho mẹ biết cái giờ phút tận số của đời mình cho mẹ nghe. Ông nghĩ đến cái ngày khi ông không còn sống trên đời nữa thì ai sẽ là người chăm sóc mẹ già trong những chuỗi ngày còn lại. Đang miên man suy nghĩ thì có tiếng gọi từ ngoài cổng. Tiếng người đàn bà lanh lảnh : " Thầy đồ Sáu ơi! Con lạy thầy. Xin thầy mở cửa cho con gặp".
Ông thắc mắc tại sao giờ này lại có tiếng đàn bà nào đó gọi ông giữa đêm khuya thanh vắng? Ông không dám mở cửa. Lại có tiếng gọi tiếp như van vỉ : " Con
lạy thầy. Con là người mà thầy đã cứu sống con mấy ngày trước và ban phước cho con. Đêm nay con dắt chồng con tới để tạ ơn thầy đã cứu mạng con. Con lạy thầy, thầy mở cửa cho chúng con được gặp và chúc tết thầy. Xin thầy đừng từ chối chúng con."
Ông đồ Sáu không thể khước từ lời van vỉ của người đàn bà bất hạnh đã được chính ông cứu sống. Vừa bước khỏi chiếc giường gỗ để mở cửa, bỗng nhiên bức tường đã mục ruỗng từ lâu đè sập lên chiếc gường mà ông đồ vẫn làm chỗ ngủ. Tất cả mọi người đều hoảng sợ. Ông đồ Sáu bình tĩnh khuyên nhủ vợ chồng người khách không mời mà tới. Ông nói về đức năng thắng số và về nhân nghĩa ở đời. Và ông kết luận : "Chính
chị là người đã cứu sống tôi đêm nay. Chị mới là người tôi mang ơn". Hai vợ chồng khách ra về mà lòng đầy thơ thới hân hoan.
Cảnh đêm khuya trở lại với vẻ u tịch của đêm ba mươi. Trở lại chuyện tên trộm, hắn thu mình như con bạch tuộc lùa qua lỗ chó với chiếc hũ. Hắn tự nhủ trong chiếc hũ đầy rắn độc này sẽ tủa ra khắp nhà cắn chết hai mẹ con ông đồ cho bõ ghét vì không phải chính ông nói là vàng đó sao? Hắn vội mở nắp hũ rắn độc tung vào nhà rồi cao bay xa chạy.
Khi thức giấc vào sáng ngày mồng một tết, nỗi hân hoan của ông đồ không phải là thoát được sự an bài của số mệnh mà chính là khi nhìn lại hũ vàng chiều qua ở khu đất bỏ hoang tại suối ông Án. Chiếc hũ vàng định mệnh không có chân mà lại biết đi.
Nhìn những thỏi vàng khắc hình những con Kim Long
quấn quít với nhau, chồng chất lên nhau từ miệng hũ tuôn ra, ông xem đó là việc tất nhiên và ông tin vào điều cổ nhân thường nói : "Thiên
bất dung gian". Ông hiểu ra cái nguyên nhân đêm qua khi nghe
tiếng sột soạt sau hè đã xảy ra thật nhịp nhàng khi vợ chồng người đàn bà bất hạnh tìm đến tạ ơn ông. Ông thầm nghĩ vạn sự do Trời. Luật trời cũng có điều khoản ngoại lệ cho những ai có lòng nhân, nhờ vậy mà ông đã được sống sót. Ông bình tĩnh cúi xuống lượm những thỏi vàng lên đem nhét vào hủ mà lòng thầm nhủ đây không phải là của mồ hôi nước mắt của mình thì không được lấy. Ít ra thì ông cũng là chứng nhân của hai người đã tuyệt mạng vì chiếc hũ vàng này. Cất giữ làm chi cho mang
họa. Đây chính là ý trời sai khiến ông cái sứ mạng cứu giúp tha nhân. Sáng mồng một Tết, ông đồ Sáu thuê người khiêng cáng mẹ già lên chùa cùng đi dâng cúng hũ vàng này cho chùa để làm công tác từ thiện cứu giúp các nạn nhân thiên tai, bão lụt trong trận bão Canh Tý.
Trên cõi đời ô trọc này, sự việc gì xảy ra cũng đều có nguyên nhân. Có nhân thì có quả. Có gieo thì có gặt. Có làm phước thì mới được phước. Tiền của bằng mồ hôi nước mắt mới là tiền thật, có tích trữ mới được lâu bền. Lấy của người trước sau trời bắt trả, không hôm nay thì ngày mai, nếu không thì sẽ chuốc lấy tai ương, tật nguyền, bệnh hoạn truyền đời cho con cháu. Những người chính trực quang minh lúc nào cũng được ơn trời phù hộ. Còn những kẻ gian ác sớm muộn cũng bị trừng trị theo luật đời và luật trời.
Truyên xưa tích cũ, người viết không dám đem ra để răn đời, chỉ chân thành ghi lại để bạn hữu xa gần đọc trong dịp Xuân về.
VŨ VĂN QUÝ
__._,_.___
No comments:
Post a Comment