ĐỨC PHẬT A DI ĐÀ
Toàn Không
1). ĐỨC
PHẬT A DI ĐÀ LÀ PHẬT NÀO?
Đức Phật A
Di Đà, âm dịch từ chữ Amita, viết tắt của chữ Phạn (Sanskrit) là Amitabha (Vô
lượng Quang), và Amitayus (Vô lượng Thọ). Phật A Di Đà hiện đang là giáo chủ
cõi Phật ở Tây phương cực lạc. Trước khi thành Phật, Ngài đã có 48 nguyện rộng
lớn, trong đó điều thứ 19 nguyện rằng: “Khi tôi thành Phật, mười phương
chúng sinh phát Bồ Đề tâm tu các công đức, nguyện sinh đến cõi nước tôi khi lâm
chung, nếu tôi chẳng cùng đại chúng hiện thân trước ngươi đó, thì tôi không ở
ngôi Chính giác” . Hiện tại, cõi của Ngài có vô số Bồ Tát chia ra làm ba phẩm:
Thượng, Trung, Hạ, mỗi phẩm lại chia ra ba bậc nữa, vị chi có chín bậc.
2). ĐẶC
ĐIỂM CỦA PHẬT A DI ĐÀ:
Đặc
điểm để nhận ra Phật A Di Đà là hình hoặc tượng Ngài theo các nước Ấn Độ, Tây Tạng,
v.v…, hình tượng ngồi trên bệ hoa sen, phiá trước bệ có hai con công ngoảnh ra
hai bên. Thân Phật sơn màu đỏ
tượng trưng cho mặt trời lặn về phương Tây, hai tay bắt ấn thiền định, giữ bình bát dấu hiệu giáo chủ; những trái cây trong bình bát tượng trưng cho trí huệ phong phú, tòa sen tượng trưng cho thanh tịnh, hai con công biểu hiện sự giải thoát khỏi khổ.
tượng trưng cho mặt trời lặn về phương Tây, hai tay bắt ấn thiền định, giữ bình bát dấu hiệu giáo chủ; những trái cây trong bình bát tượng trưng cho trí huệ phong phú, tòa sen tượng trưng cho thanh tịnh, hai con công biểu hiện sự giải thoát khỏi khổ.
Nhưng ở các nước Á Đông lại thờ hình, tượng đứng trên tòa hoa sen, tay trái bắt
ấn “giáo hóa”, lòng bàn tay quay ra ngoài trước ngực, đầu ngón cái và ngón áp
út bắt ấn làm thành vòng tròn, các ngón khác thẳng lên. Tay phải duỗi thẳng
theo vai xuống, các ngón tay song song, lòng bàn tay quay ra ngoài.
Bàn tay
phải để như vậy là ở thế tiếp dẫn Thần thức chúng sinh theo tay Ngài mà đi khi
lâm chung, Ngài thường cùng Chư Bồ Tát và Thánh chúng đến mười phương thế giới
tiếp dẫn các chúng sanh muốn về cõi nước Ngài để tu hành.
3). SỰ
TÍCH ĐỨC PHẬT A DI ĐÀ:
Trong Kinh Bi
Hoa nói rằng: Vô lượng kiếp về trước, có đại kiếp gọi là “Thiện Trì”,
khi ấy tại Tản Đề Lam thế giới, có vua Chuyển Luân Thánh Vương tên Vô tránh Niệm
thống lãnh cả bốn phương thiên hạ rất nhân từ đức độ. Vua có nhiều con, và có một
Đại thần trông coi việc trị dân tên Bảo Hải. Vị Bảo Hải có một người con có 32
tướng tốt đẹp lạ thường tên Bảo Tạng, khi Bảo Tạng lớn lên thấy đời vô thường
nên xuất gia tu đạo, chẳng bao lâu thành Phật hiệu Bảo Tạng Như Lai có đủ thần
thông biến hóa, đạo pháp nhiệm mầu, và hóa độ chúng sanh vô số.
Một hôm,
vua Vô tránh Niệm nghe Đức Phật Bảo Tạng cùng đại chúng Tăng đến vườn Diêm Phù
gần chân thành, thì nghĩ: “Ta muốn đến chỗ Phật Bảo Tạng xem giảng giáo lý
gì mà nhiều người ca ngợi, theo như thế!”. Nghĩ rồi Vua truyền lệnh cùng
các Vương tử, Đại thần đến chỗ Phật, Vua thấy Phật Bảo Tạng ngồi khoanh chân
nghiêm trang có hào quang phát ra, đang thuyết nói giữa đại chúng đông đảo.
Vua và
mọi người lặng lẽ ngồi xuống một bên nghe pháp, Vua thấy mọi người từ người xuất
gia cho đến già cả trai gái đều im lặng chăm chú nghe. Vua nghe Phật Bảo Tạng
nói một lúc thì lòng mở rộng, liền qùy xuống thưa: “Nay tôi muốn bố thí cúng
dàng Ngài và đại chúng Tăng thức ăn và các thứ cần thiết trong ba tháng, xin
Ngài từ bi nhận cho”. Vua thấy Đức Phật im lặng nhận lời, liền vái lễ rồi
trở về cung truyền lệnh sắm sửa các thứ để cúng dường; Vua lại bảo các Vương tử
nên bắt chước mà cũng mở lòng bố thí, các Vương tử đều vâng làm cả.
Một
hôm đại thần Bảo Hải mơ thấy Vua bố thí lớn chỉ cầu phúc chứ không cầu qủa Bồ Đề,
nên đến thưa với Vua rằng: “Bố thí lớn mà chỉ cầu phước không bằng cầu qủa Bồ
Đề (Giải thoát) vì cầu phước chỉ được hưởng phước tái sinh cõi Trời hoặc cõi
Người, hết phước rồi lại bị đọa”. Vua nghe hiểu thì tâm tự nhiên mở rộng mà
đáp rằng: “Trẫm chẳng cầu phúc mà Khanh nói đâu, Trẫm làm sự bố thí hầu nghe
pháp mầu nhiệm, tu hạnh Bồ Tát cứu vớt chúng sinh, do nhân duyên ấy mà phát tâm
Bồ Đề vô thượng”.
Đại thần Bảo Hải thưa: “Bồ Đề là đạo rộng lớn cao sâu,…
(Còn tiếp)
__._,_.
Posted by: Tien Do
Posted by: Tien Do <___
ĐỨC
PHẬT A DI ĐÀ
Toàn Không
(Tiếp theo)
Đại
thần Bảo Hải nói:
Đại thần Bảo Hải thưa: “Bồ Đề là đạo rộng lớn cao sâu, là bố thí, trì giới sẽ
được yên ổn thanh tịnh, là hạnh nhẫn nhục sẽ được vô ngã, là hạnh tinh tấn sẽ
được bất thoái, là hạnh thiền định sẽ được vắng lặng, là hạnh bát nhã rộng lớn
sẽ được trí huệ sáng suốt”.
Vua đáp: “Mỗi người sống lâu nhiều nhất cũng chỉ tám vạn tuổi mà thôi. Còn
như đức Bảo Tạng Như Lai ra đời giáo hóa cho chúng sinh, có người được định, có
người được bậc Bồ Tát, có người được thụ ký thành Phật. Nhưng dù Ngài là phúc
điền của chúng sinh, song người không có căn lành, Ngài cũng không thể làm cho
họ dứt được khổ não. Nay Trẫm phát tâm Bồ Đề, tu hạnh Bồ Tát, chuyên làm Phật sự
mà giáo hóa chúng sinh; Trẫm muốn cầu khi thành đạo Bồ Tát tại thế giới trang
nghiêm thanh tịnh, chúng sinh không có một tí khổ não; nếu được như vậy, Trẫm sẽ
chứng đạo Vô Thượng”.
Vua nói
xong liền cùng đại thần Bảo Hải đến chỗ Phật Bảo Tạng, lúc ấy Đức Phật đang nhập
Đại định, phóng hào quang, hiện mười phương các cõi Phật cho đại chúng thấy. Đại
thần Bảo Hải thấy thế liền nói với Vua: “Đại Vương đã thấy các thế giới, vậy
Đại Vương phát Bồ Đề tâm, muốn cầu thế giới nào?”
Vua liền
chắp tay thưa với Phật Bảo Tạng: “Thưa Đức Thế Tôn, chẳng biết các vị Bồ Tát
tu hạnh gì mà người được cõi tốt, người được cõi xấu? Xin ngài chỉ dạy cho tôi
biết để tu học”, Đức Phật bảo Vua: “Vì các Bồ Tát có sức thệ nguyện muốn
ở cõi tốt hay cõi xấu, nên được toại nguyện, sẽ thành đạo ở cõi ấy”.
Vua Vô
tránh Niệm nghe Phật nói vậy, cảm tạ lễ Phật, rồi trở về cung suy nghĩ; suy nghĩ
xong, Vua bèn trở lại lễ Phật mà thưa rằng:
- “Thưa Đức Thế
Tôn, vì tôi muốn chứng đạo Bồ Đề, nên cúng dàng Ngài và đại chúng Tăng trong ba
tháng để cầu được cõi trang nghiêm”.
Thưa Đức
Thế Tôn, tôi nguyện được cõi nước như thế, từ nay về sau, đời đời kiếp kiếp tu
hạnh Bồ Tát, làm mọi sự tốt lành, tạo thành cõi tịnh độ mà thành “Chính Đẳng
Chính Giác” (Bậc giác ngộ không có bậc nào cao hơn).
Tôi
nguyện: Khi tôi thành Phật, được thân Kim cương bất hoại, mệnh sống vô lượng,
phóng hào quang soi khắp mười phương cõi Phật đều thấy và khen ngợi tôi.
Tôi
nguyện: Được cõi nước thanh tịnh trang nghiêm, toàn bằng vàng ròng, xích châu,
mã não. Đồ dùng cũng vậy toàn bằng vàng ròng, nhiều không thể đếm tính hết được.
Cảnh vật xinh đẹp, không có một tí nhiễm trược ô uế, hằng có hoa tốt hương
thơm.
Tôi
nguyện: Chúng sinh mười phương muốn sinh về cõi nước ấy, nếu được “nhất tâm”
khi niệm danh hiệu tôi từ một đến mười liền được sinh ra từ trong hoa sen, đều cùng
một loại giống nhau, không có tên đàn bà.
Tôi
nguyện: Người dân trong cõi nước ấy cùng có màu da vàng óng ánh đẹp đẽ, không
có người xấu, không có tên bất thiện, không có ba dường ác “Ngạ qủy, Súc
sinh, Địa ngục”.
Tôi
nguyện: Chúng sinh trong cõi nước ấy có đủ sáu phép thần thông, căn thân tốt đẹp,
chỉ trong khoảng một bữa ăn dạo chơi mười phương để cúng dàng chư Phật.
Tôi
nguyện: Người dân trong cõi nước ấy đều được mọi sự tự dụng tự nhiên, muốn ăn
thứ gì đều có ngay các thứ ngon vật lạ, muốn mặc thứ gì liền có thứ đó, được hưởng
mọi sự vui vẻ.
Tôi
nguyên: Khi thành Phật rồi, chúng sinh trong mười phương thế giới tu thiện căn
nghe danh tôi niệm hiệu tôi đến “nhất tâm bất loạn”, muốn sinh về cõi nước
ấy đều được toại nguyện, khi lâm chung được tôi cùng Thánh chúng đến đón về.
Tôi
nguyện: Khi tôi thành Phật, các người tu Bồ Tát nguyện đến cõi nước tôi đều được
ngôi Bổ Xứ, có Nhất Thiết Trí, đủ 32 tướng tốt, được biện tài, thấy mười phương
cõi Phật.
Thưa Đức
Thế Tôn, tôi nguyện được cõi nước như thế, tôi nguyện được như thế, chúng sinh
như thế, Bồ Tát như thế, thì tôi mới chịu thành Phật”.
Đức Phật
Bảo Tạng nghe vua Vô tránh Niệm nguyện những lời ấy rồi khen rằng:
- Hay thay! Hay
thay! Đại Vương phát nguyện rộng lớn muốn cõi thanh tịnh như vậy…
(Còn tiếp)
ĐỨC
PHẬT A DI ĐÀ
Toàn Không
(Tiếp theo)
Đức Phật
Bảo Tạng nghe vua Vô tránh Niệm nguyện những lời ấy rồi khen rằng:
- “Hay thay! Hay
thay! Đại Vương phát nguyện rộng lớn muốn cõi thanh tịnh như vậy, Đại Vương hãy
nhìn về phương Tây cách đây trăm nghìn muôn ức cõi Phật (Một cõi Phật là một
giải Ngân hà) có một thế giới tên là Tôn Thiện Vô Cấu, giáo chủ cõi ấy hiệu
Tôn Âm Vương Như Lai, hiện nay đương giáo hóa các bậc Bồ Tát; cõi ấy rất xứng hợp
với sự thệ nguyện của Đại Vương, nên nay Ta đổi hiệu Đại Vương là Vô Lượng
Thanh Tịnh.
Sau một
trung kiếp nữa
(1 trung kiếp = 20 kiếp = 16,800,000 năm X 20 = 336,000,000 năm), Đức Phật
Tôn Âm Vương sẽ nhập Niết Bàn, chính pháp được truyền thêm 10 kiếp. Khi diệt rồi,
trải qua 60 trung kiếp (4 trung kiếp = 1 đại kiếp), thì cõi Tôn Thiện đổi
tên thành cõi Di Lâu Quang Minh có Đức Phật hiệu Bất Khả Tư Nghì Đức Vương ra đời
giáo hóa cõi ấy; sau khi Phật ấy nhập diệt, thì cõi ấy đổi thành An Lạc.
Đến thời
này, Vô Lượng Thanh Tịnh, tức là Đại Vương đến đó chứng qủa thành Phật hiệu A
Di Đà, tiếp dẫn vô lượng chúng sanh trong các thế giới đến đó, rồi giáo hóa cho
thành Phật đạo cả”.
Vua Vô
tránh Niệm nghe Bảo Tạng Như Lai thụ ký rồi, liền thưa:
- “Bạch Đức Thế
Tôn, Nếu sự thệ nguyện của tôi được như lời thọ ký của Ngài thì tôi xin kính lễ
nhờ Ngài dùng phép thần thông làm cho Chư Phật mười phương cũng thọ ký cho tôi
như Ngài”.
Nói rồi cúi đầu thi lễ, đang lúc ấy mười phương thế giới đều vang động, Đức Phật
bảo: “Chư Phật mười phương đã thọ ký cho Đại Vương rồi”, Vua rất đỗi vui
mừng, liền cúi đầu lễ Phật.
Khi ấy
Đại Thần Bảo Hải cũng lễ Phật phát nguyện tu hạnh Bồ Tát ba đại A tăng kỳ kiếp
không ngưng nghỉ để đạt đạo qủa Bồ Đề tại cõi uế trược hầu giáo hóa cứu vớt
chúng sinh ra khỏi khổ não….sau này là Phật Thích Ca.
Từ đó về
sau, vua Vô tránh Niệm mạng chung, chuyển qua vô lượng các đời khác, kiếp nào
cũng giữ bản nguyện cứu giúp chúng sinh tu hạnh Bồ Tát.
Tới một
kiếp về sau, có Đức Đại Thông Trí Thắng Như Lai lúc còn ở ngôi Quốc Vương tại một
cõi nước kia, Vua có 16 người con, rồi bỏ ngai vàng xuất gia tu đạo thành Phật.
Sau mười sáu Vương tử đều theo xuất gia làm Sa môn, Sa di học đạo, các vị Vương
tử đều tinh tấn tu hành, nên đều đạt qủa hoặc sơ hoặc trung Bồ Tát. Vị Sa di thứ
chín bấy giờ về sau là Phật A Di Đà, vị Sa Di thứ mười sáu bấy giờ về sau là Phật
Thích Ca.
Về
sau vô lượng kiếp, có Thái tử tên Bất tư nghì Thắng công đức, năm 16 tuổi, Thái
tử nghe Kinh “Bản pháp Đà la ni” nơi Đức Phật Bảo Công Đức Tinh
Tú Kiếp Vương. Nghe xong, Thái tử tinh tấn tu hành trong bảy mươi nghìn năm
không ngưng nghỉ. Nhờ sức dũng mãnh ấy, Thái tử được gặp vô số chư Phật, bao
nhiêu sự truyền dạy của chư Phật, Thái tử đều thụ trì tu tập cả. Thái tử cũng
giáo hóa cho vô lượng chúng sinh trong khi tu Bồ Tát đạo, Thái tử đây là tiền
thân của Phật A Di Đà bây giờ.
Rồi tới một kiếp về
sau, vào lúc có Phật Tự Tại Vương ra đời giáo hóa chúng sanh, có một vị Vua được
nghe Đức Phật thuyết pháp, lòng rất vui thích, liền phát tâm Bồ Đề rời bỏ ngôi
Vua, xuất gia làm Sa Môn hiệu là Pháp Tạng. Đảnh lễ Đức Thế Tự Tại Vương, Sa
môn Pháp Tạng ca ngợi công đức của Phật và cầu Phật truyền công hạnh tu tập
cùng giáo hóa chúng sinh.
Sau khi
quán sát, biết Sa môn Pháp Tạng đã từng tu vô số kiếp, có chí nguyện sâu dầy, Đức
Phật Thế Tự Tại Vương giảng nói về vô lượng thế giới, và hiện cho thấy từ cõi
nghiêm trang cho tới cõi uế tạp đủ cả.
Khi thấy
các thế giới xong, Sa môn Pháp Tạng suy gẫm, chọn lấy cõi trang nghiêm thanh tịnh,
rồi lễ Phật mà cầu chứng cho phát 48 lời nguyện thù thắng vô thượng. Lúc Bồ Tát
Pháp Tạng thệ 48 đại nguyện xong, khắp cõi đất nước đều rúng động rung chuyển,
hoa báu rải rơi xuống như mưa, tiếng nhạc vang lừng trong hư không. (Xin xem
48 đại nguyện của Đức Phật A Di Đà).
Trải qua
bao nhiêu kiếp, Bồ Tát tu hành làm Phật sự, thực hiện hoàn toàn các điều thệ
nguyện, công viên qủa mãn, thành Chính Giác. Từ khi thành Phật đến nay đã mười
kiếp rồi.
Ngài
ở cõi Cực Lạc đang giảng dạy cho các vị Bồ Tát Bất thoái chuyển, và thường đến
mười phương đón chúng sinh muốn sinh về cõi ấy để tiếp tục tu hành.
Vậy những
ai muốn được sinh về Tây phương cực lạc, hãy kiên trì ngày đêm niệm “Nam mô
Tây phương cực lạc thế giới đại từ đại bi tiếp dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật”,
hoặc “Nam mô A Di Đà Phật”. Miệng niệm, tâm muốn thấy Phật A Di
Đà, nguyện sinh về Tây phương cực lạc.
Ngày
đêm siêng năng tu hành, không lười mỏi, khi niệm như thế sẽ sạch ba nghiệp, vì
khi niệm thân không làm hạnh tà, dứt thân nghiệp; khi miệng niệm Phật chẳng nói
lời tà, dứt khẩu nghiệp; khi niệm Phật, ý nghĩ cố gắng trong sạch, không nghĩ
tà vạy, dứt ý nghiệp.
Người
niệm Phật A Di Đà lấy niệm làm nấc thang, lấy tinh tấn làm cây thang, nguyện sinh
về cõi Phật. Siêng năng không ngưng nghỉ, tâm tính thuần thục duyên lành. Niệm
cho tới “nhất tâm bất loạn”, khi nhắm mắt qua đời, đã có chỗ quy
hướng là cõi Tây phương Cực Lạc của Phật A Di Đà. Sinh về đó rồi tiếp tục tu
hành, không mất hột giống lành, chờ ngày tu hành thành Phật.,.
__._,_.___
__._,_.___
Posted
by: Tien Do <
No comments:
Post a Comment