( Bài sưu tầm
văn học rất sâu sắc và phong phú quá hay .
Xin ngả mũ chào ! )
Sắc
«Vũ vô kiềm tỏa năng lưu khách»
(Thượng thư Đàm Huy Thận)
«Sắc bất ba đào dị nịch nhân»
(Trạng nguyên (làng Me) Nguyễn Giản Thanh)
(Mưa không xiềng xích mà cầm chân khách,
Sắc chẳng phải sóng cũng đắm lòng người)
Điều đó ai cũng biết.Cho nên:
«Thửa trời đất nổi cơn gíó bụi,
Khách má hồng nhiều nỗi truân chiên»
(Chinh phụ ngâm:Đặng Trần Côn & Đòan thị Điểm)
chỉ dành cho «nhi nữ thường tình»
chứ với các trang «quốc sắc, thiên hương» thì lại khác. Họ đã dùng lợi điểm:
«Chìm đáy nước cá lờ đờ lặn,
Lửng
lưng trời nhạn
ngẩn ngơ sa.
Hương
trời đắm nguyệt
say hoa»
(Cung
oán ngâm khúc: Nguyễn Gia Thiều,
thế kỷ
18) để xoay chuyển vận mệnh quốc gia, thay cho binh
hùng, tướng mạnh.
-Với Trung Hoa:
° Thời Xuân Thu (thế kỷ thứ 7- 6 trước CN), Tây Thi, chỉ với «khoé thu ba gợn sóng khuynh thành», mà giúp Câu Tiễn giành lại được cơ
đồ từ tay Ngô Phù Sai.
°Thời Tam Quốc (220-280 trước CN), Điêu Thuyền với nhan sắc Hằng Nga tái thế, đã diệt
được Đổng Trác, người mà Viên Thiệu với 18 bộ chư hầu không thắng nổi, đã làm điên đảo
Lữ Bố, người mà cả ba anh em Lưu Quan Trương cùng bó tay.
°Thời Tây Hán (thế kỷ 1 trước CN),Chiêu Quân (40 trước CN), với nhan sắc «người trong mộng của vua Hán», với tiếng đàn tuyệt diệu:
«Quá quan này khúc
Chiêu Quân,
Nửa phần luyến chúa, nửa phần tư gia»
(Kiều-Nguyễn Du)
đã giữ được 60 năm hòa bình giữa Tây Hán và Hung Nô.
Với Việt Nam:
Năm 1306, thời Trần, cuộc hôn nhân của Huyền Trân công chúa đã mở rộng bờ cõi:
«Hai châu Ô Lý
vuông ngàn dặm.
Một gái Huyền Trân của mấy mươi».
°°°°°°°
Nhưng ngược lại, có những người đẹp bị lụy bởi chính cái đẹp của mình:
«Tinh anh phát tiết ra ngòai,
Ngàn thu bạc mệnh một đời tài hoa»
(Nguyễn Du): đó là cô Kiều.
Ngoài ra, có những mỹ nhân không chỉ vắn số mà còn kéo theo nước mất, nhà tan, trăm họ
điêu linh, nhân dân ta
thán.
«Sắc tài chi lắm cho trời đất ghen?»
Dương Qúy Phi (26-6-719)(15-7-756)
Marie Antoinette
(2-11-1755) (16-10-1793)
Điển hình là Dương Quý phi và Marie Antoinette
Hai người tuy cách nhau về không gian: Á (Trung Hoa), Âu (Pháp), và thời gian (719-756)- (1755- 1793), nhưng họ có rất nhiều điểm tương đồng:
1- Đẹp lộng lẫy, khêu gợi, như đóa hải đường:
«Hải đường lả ngọn đông lân,
Giọt sương trĩu nặng, cành xuân la đà»
(Kiều-Nguyễn Du)
2- Được sủng ái quá mức nên bị họa:
° Nguồn gốc tết trung thu bắt đầu từ Đường Minh Hoàng, để ngắm trăng đẹp, thưởng thức tài múa hát của Dương Qúy Phi.
°
Trong điện Versailles, có «Petit
Trianon» để gợi không khí trang trại
cho Marie Antoinette.
3- Bị bức tử:
- Dương Quý phi bị ép thắt cổ tại Mã Ngôi (14-7-756).
- Marie Antoinette bị lên đọan đầu đài (16-10- 1793),(do cuộc cách mạng khởi đầu ngày 14-7-1789)
4- Chết ở tuổi 38.
«Mỹ nhân tự cổ như danh tướng,
bất hứa nhân gian kiến bạch đầu»
(Triệu Yến ( Diễm) Tuyết, đời Khang Hy, nhà Thanh)
Dương Quý phi (26-6-719) – (15-7-756)
Marie Antoinette (2-11-1755) (16-10- 1793)
5- Chấm dứt triều đại huy hoàng:
Đường Minh Hoàng (8-9-685)- (3-5- 762), là vị vua thứ sáu của nhà Đường, và có thời gian trị
vì lâu nhất: 44 năm. (712-756).Dưới triều ông,
văn hoá và quyền lực đạt đến tột đỉnh với thơ
Đường, với Lý Bạch và Cao lực sĩ. Thế nhưng vì qúa sủng ái Dương Quý phi,ông trao toàn
binh quyền cho Dương Quốc Trung (anh họ quý phi), nên sinh mầm loạn, và bị An Lộc Sơn làm phản đến mất ngôi.
- Louis 16 (23-8-1754) (21-1-1793),
(mất năm 39 tuổi), ông có những chấn chỉnh quan trọng về nhân quyền, nhưng do nợ nần
quá đáng, sưu cao, thuế nặng, và do ảnh
hưởng những tư tưởng khai phóng của thời đại, nên dân Pháp nổi dậy, chấm dứt đế chế.
6- Thiệt hại về binh đao qúa lớn:
- Quách Tử Nghi dẹp được lọan nhưng máu chẩy thành sông, xương chất thành núi, (20 ngàn người chết), nên người ta nghĩ tới chuyện
cầu siêu, do đó bắt đầu chuyện cầu siêu trong Phật giáo.
- Cách mạng 1789 , sau đó lại chấn chỉnh, kéo dài tới 1799 : biết bao xương máu !!!
°°°°°°°°
Sắc gây sóng gíó, sắc tạo cuồng phong, thế nhưng sắc lại qúa mong manh, sớm nở tối
tàn, như đóa phù dung, Bằng cớ xác thực với hai tuyệt thế giai nhân của thời đại (Brigìtte Bardot của Pháp, và TTH của Việt Nam).
Hơn nữa, cuộc đời lại hư ảo (Dương quý Phi,
Marie Antoinette).
Không biết các người đẹp có «ngộ» ra điều đó không?, nhưng có một người ở tột đỉnh của danh vọng, đã lìa ngôi,
sau khi trì vì 15 năm
(1278-1293), mà đi tìm đạo, vì ngài biết rằng:
«Đạo không là thuyền, nhưng đưa người thoát vòng sinh tử»
«Con thuyền Bát Nhã độ người Trầm Luân»
và tạo nên Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử cuả Phật giáo Việt Nam.
«Cuộc đời đó có ra chi mà đắm chìm?»
Đó là Trần Nhân Tôn (1258-1308), vị vua anh minh nhất trong lịch sử Việt Nam. Khi còn tại vị, ngài đã dùng Nhân ái (compassion, not war), để trị vì:
“Đem Đại nghĩa để thắng hung tàn,
lấy trí Nhân mà thay cường bạo”
(Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi)
do đó, ngài đã hứa gả công chúa Huyền Trân cho Chế Mân, sau chín tháng công du tại Chiêm Quốc,vì vậy, sau này Trần Anh Tôn
(1276-1320), vì chữ Tín phải gả em và chịu tiếng thị phi.
“Tiếc thay cây quế châu Thường,
để cho thằng Mán, thằng Mường nó leo”
“Con vua lấy thằng
bán than
Nó đưa
lên ngàn cũng phải đi
theo”
Rồi
sau này, xót em bơ
vơ, góa bụa
nơi xứ
lạ, đã phái Trần
Khắc Chung tìm cách cướp
em về.
Công
chúa khi trở lại
quê cũ, đã theo di huấn
của phụ
hòang, mà đi tu, cũng như
trước đó,
vì
chữ hiếu,
lấy chồng
xa:
“Tu là cõi phúc, tình
là dây oan»
Đó là những tấm gương sáng về Đạo và Đời.
Người xưa như vậy, người nay ra sao ???
Thiềm Cung
__._,_.___
No comments:
Post a Comment