SỰ
TÍCH CÁC VỊ BỒ TÁT
Toàn Không
Rất nhiều
người tới chùa lễ Phật chỉ biết Đức Phật Thích Ca là Giáo chủ cõi Ta Bà ngồi
trên tòa Hoa sen, Đức Di Lặc béo mập, sẽ thành Phật ở cõi Ta Bà này, và Đức Phật
A Di Đà hiện đang là Giáo chủ cõi Cực Lạc ở Tây phương. Còn các vị Bồ Tát
nhiều người không hiểu rõ, vì mỗi chùa thờ một khác, có chùa thờ Phật Thích Ca ở
giữa, hai bên là Phật A Di Đà, Quán Thế Âm Bồ Tát, phía trước là Đức Di Lặc.
Có chùa
thờ Đức Phật A Di Đà đứng giữa, hai bên là Quán Thế Âm, Đại Thế Chí Bồ Tát, ở
phiá trước là Phật Thích Ca, Có chùa thờ Phật Thích Ca ở giữa, hai bên là Văn
Thù Sư Lợi, Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát, phiá trước là Tổ thứ 28 Bồ Đề Đạt Ma bên
Tây Trúc và là Sơ Tổ Thiền Tông bên Trung Hoa, v.v…Vì vậy một số Phật tử tại
gia lâu lâu mới tới chùa một lần không hiểu các vị Bồ Tát được thờ là những vị
nào nên thường thắc mắc.
Sự thờ
khác biệt giữa chùa này và chùa kia, là do “pháp môn tu hành” của vị trụ trì đầu
tiên khi lập chùa mà ra. Như chùa theo Tịnh Độ Tông (Pháp Môn niệm Phật A Di
Đà) thờ Phật A Di Đà, Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát; chùa tu
theo Thiền Tông thờ Phật Thích Ca Mâu Ni, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, và Đại Hạnh Phổ
Hiền Bồ Tát; để khỏi bỡ ngỡ xa lạ, thử tìm hiểu đặc điểm và sự tích của một số
Bồ Tát thường được thờ trong các chùa và chúng ta cũng thường niệm trong các buổi
lễ.
BỒ TÁT
QUÁN THẾ ÂM
Toàn Không
I).
QUÁN THẾ ÂM LÀ BỒ TÁT NÀO?
Quán Thế
Âm tiếng Phạn là Avalokitesvara nghĩa là quán sát chúng sinh, Ngài là bậc Đẳng
Giác, có hạnh nguyện đại từ đại bi cứu khổ chúng sinh. Hiện tại là Bồ Tát Thượng
thủ của Đức Phật A Di Đà, Ngài thường cùng Đức Phật A Di Đà, Bồ Tát Đại Thế Chí
và Thánh chúng đến các thế giới tiếp dẫn chúng sinh về cõi Cực Lạc.
Ngài được
gọi là Đại Bi Quán Thế Âm, vì Ngài thường Quán sát sự khổ của chúng sanh, và
nghe chúng sinh trong mười phương kêu cầu Ngài cứu khổ, thì Ngài hiện thân cứu
nạn cho được yên vui tai qua nạn khỏi v.v…
Ngài thường
phân thân, sinh vào các loài để giáo hóa và cứu khổ cho các loài.
Bồ Tát
Quán Thế Âm, còn được gọi là Quán Tự Tại Bồ Tát như trong Bát Nhã Tâm Kinh. Cách
tu chứng của Ngài trong Kinh Lăng Nghiêm, và Kinh Phổ Môn, Đức Phật Thích Ca
nói với Bồ Tát Vô Tận Ý và chúng Bồ Tát về hạnh rộng lớn cứu khổ chúng sanh của
Bồ Tát Quán Thế Âm; vì Ngài rất quan trọng đối với chúng sinh nên đã được Đức Phật
Thích Ca nói trong ba Kinh khác nhau.
II). ĐẶC ĐIỂM CỦA BỒ
TÁT QUÁN THẾ ÂM:
Đặc điểm
của hình hay tượng Ngài thường là đi trên đám mây, hay đi trên hoa sen giữa biển
sóng gió, biểu tượng đang đi cứu khổ cứu nạn. Tay phải cầm cành dương liễu (tượng
trưng hạnh nhẫn nhục), tay trái cầm lọ bình nước cam lộ (tượng trưng hạnh từ
bi), dùng để rẩy nước cam lộ rập tắt phiền não cho chúng sinh.
Hình tượng
thờ Ngài đứng bên tay trái của Đức Phật A Di Đà. Có người thấy mặt đẹp và dáng
Ngài xa xa, các giải mũ, tà áo bay theo chiều gió lả lướt tựa thể Tiên nữ, nên
đã cho rằng Ngài là đàn bà. Sự thật chẳng phải vậy, vì khi tu đã tới bậc “Đẳng
Giác Bồ Tát” như Ngài, nghĩa là chỉ còn một bậc nữa là thành Phật. Ngài
có đủ thứ thần thông biến hóa, đâu còn tham dục của người tục tử như chúng ta nữa.
Ngài đâu còn có tính của một người đàn ông hay đàn bà phàm tục nữa, nghĩa là
Ngài đã ra ngoài vòng “ái dục”, và chỉ có một mục tiêu làm việc Phật, cứu độ chúng
sinh. Nếu chúng ta theo trần tục mà gán ghép cho Ngài là Nam hay là Nữ, chắc
Ngài phải tức cười về “những người mù rờ voi” không biết sự thật, và thương xót
chúng sinh mê muội mãi trầm luân trong biển khổ!
Nhưng
cũng có thể giải thích rằng: “Vì Ngài có tâm Đại Bi, thương xót chúng sinh
vô bờ bến, cứu khổ cứu nạn khi chúng sinh kêu cứu. Nên chúng ta ví Ngài như một
người Mẹ luôn luôn thương các con không quản nhọc nhằn, chăm sóc các con khi
các con cần đến. Do đó chúng ta gọi Ngài là Mẹ, vậy thôi”.
III).
SỰ TÍCH QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT:
(Còn
tiếp)
BỒ
TÁT QUÁN THẾ ÂM
Toàn
Không
(Tiếp
theo)
III).
SỰ TÍCH QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT:
1).
KHI CHƯA TU HÀNH:
Có một
kiếp Ngài là con trưởng của vua Vô tránh Niệm (tức tiền thân Phật A Di Đà), tên
Bất Huyến. Trong thời ấy có Phật Bảo Tạng ra đời, Vua thấy nhân dân ca ngợi sự
giáo hóa của Phật, nên Vua nghĩ: “Nếu Phật Bảo Tạng không chân chính, làm sao
nhiều người sùng mộ như thế”. Nên Vua mới cùng với các Vương tử, Đại thần đến
chiêm bái, thì qủa các lời giảng của Phật Bảo Tạng thật qúy báu chưa hề được
nghe. Vua Nghe rồi phát tâm bố thí cúng dàng Phật và đại chúng Tăng trong ba
tháng, cung cấp đầy đủ từ thức ăn uống cho đến quần áo, vật dụng cần thiết.
Vua còn khuyên các Vương tử, Đại thần làm theo như vậy.
Khi ấy,
Thái tử Bất Huyến vâng lời phụ Vương, hết lòng kính tin, cúng dường Phật và đại
chúng Tăng đủ thứ trong ba tháng. Thái tử cũng được đại thần Bảo Hải là thân phụ
của Phật Bảo Tạng, nhắc nhở về việc bố thí không nên cầu phước mà nên cầu đạo
vô thượng, vì cầu phước chỉ được qủa báo cõi Trời hay cõi Người, hưởng hết phước
rồi lại bị đọa vào đường dữ. Còn cầu đạo vô thượng sẽ không hư không mất, đời đời
hưởng an vui vô tận, và cứu độ chúng sinh ra khỏi biển khổ sông mê.
Thái tử
Bất Huyến nghe đại thần Bảo Hải khuyên, bèn đáp rằng: “Tôi xem xét cả thảy đều
cấu nhiễm, vì thế mà tạo tội phải đọa vào ba đường ác”. Nói xong, Thái tử
suy nghĩ: “Phần nhiều mọi người không gặp được người dạy bảo lẽ phải làm
lành tránh dữ, chỉ gặp những kẻ ác độc tiểu nhân kết làm bạn bè thường xúi dục
làm những điều bất thiện, không biết đạo đức là gì, nên phải chịu nỗi đày đọa
khổ cực”.
Thái tử
nghĩ một lúc rồi đi đến thưa với Phật Bảo Tạng: “Nay tôi xin tỏ lời trước
Ngài và Đại chúng: Tôi nguyện đem tất cả công đức cúng dàng mà tôi có để hồi hướng
cầu đạo vô thượng Bồ Đề. Tôi nguyện trong khi tu hạnh Bồ Tát, tôi làm những việc
lợi ích cho chúng sinh. Chúng sinh bị khốn khổ không biết nương tựa vào đâu để
thoát khổ nếu chí tâm niệm danh hiệu tôi, tức thì tôi dùng thiên nhĩ để nghe,
dùng thần thông để tới cứu người ấy khỏi tai ách, khỏi khổ được vui; nếu không
được vậy tôi không thành Phật.
Khi phụ
Vương tôi thành Phật, tôi nguyện làm phật sự, tu hạnh Bồ Tát, cứu giúp chúng
sinh, và sau khi phụ Vương tôi nhập diệt đến khi chính pháp diệt thì tôi chứng
đạo qủa Bồ đề để giáo hóa chúng sinh”.
Đức Phật
Bảo Tạng nghe rồi liền thọ ký cho Thái tử Bất Huyến: “Ông Phát nguyện Đại bi
muốn đoạn trừ hết khổ não cho chúng sanh được an vui, nên ta đặt hiệu là Quán
Thế Âm, trong khi tu hạnh Bồ Tát làm vô lượng công đức giáo hóa chúng sanh cho
thoát khỏi khổ não.
Sau
khi Phật A Di Đà nhập diệt, cõi Cực Lạc đổi tên thành “Nhất Thiết Chân Bảo Sở
Thành Tựu”, tốt đẹp hơn nữa. Khi đó ông ngồi đài Kim Cương mà chứng ngôi Chính
Giác hiệu “Biến Xuất Nhất Thiết Quang Minh Công Đức Sinh Vương Như Lai” có phước
huệ tròn đủ, đạo pháp cao siêu, thần thông rộng lớn không ai sánh bằng; lại sống
dài lâu, khi nhập diệt chính pháp truyền lại lâu dài”.
Thái tử
Bất Huyến liền cúi lễ và thưa: “Nếu thệ nguyện của tôi được như lời Ngài
nói, xin Ngài làm thế nào các Đức Phật hiện ở mười phương cũng đều thọ ký cho
tôi”.
Lúc ấy
mười phương chấn động, Đức Phật Bảo Tạng nói: “Chư Phật mười phương thọ ký cho
ông như Ta đã thọ ký”.
Khi ấy,
Thái tử Bất Huyến vui mừng vô kể; về sau mạng chung, thụ sinh nhiều đời nhiều
kiếp, Ngài đều giữ bản nguyện gắng công tu hành đạo Bồ Tát cứu giúp chúng sinh
không khi nào quên đại bi nguyện.
2).
KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA:
Phẩm Phổ Môn nói về sức thị hiện thần thông của “tự tính”. Bồ Tát Vô Tận
Ý hỏi Phật: “Quán Thế Âm Bồ Tát vì nhân duyên gì tên là Quán Thế Âm?”
Phật
bảo: “Nếu có vô lượng chúng sinh bị các khổ não, nhất tâm niệm (chỉ một
lòng, không nghĩ chuyện khác) danh hiệu Quán Thế Âm, thì sức dụng tự tính (tánh)
Quán Thế Âm hiện ra, tất cả khổ nạn đều được giải thoát, nên gọi là Quán Thế
Âm; cũng gọi là “tự tính tự độ””.
Về
phương tiện tu hành, có năm thứ quán:
1.- Chân quán: Là lập “chân” phá
“vọng”, trước tiên phải xoay cái nghe về “tự tính”, thoát lià âm thanh; chỗ
nghe (Sở nghe) đã tiêu, thì sự nghe (Năng nghe) cũng hết. Nên hai cái “động, tịnh”
chẳng có chẳng sinh, do đó sự dụng các căn (sáu căn: Mắt, tai, mũi, lỡi, thân,
ý) dung thông lẫn nhau, gọi là nhĩ căn viên thông, cũng gọi là “Phản văn
văn tự tính”.
2. Thanh tịnh quán: Là dùng sự thanh tịnh
để đối trị sự nhiễm ô của sự nghe và nơi phát xuất ra tiếng (đối trị năng sở),
sự nghe và nơi phát ra tiếng không còn (năng sở hết) cũng chẳng trụ nơi hết,
luôn cả sự biết về sự chẳng trụ cũng không.
3.
Từ Quán: Là độ cho chúng sinh được vui mà
chẳng có “sức làm độ” (năng độ), gọi là “Vô Duyên Từ”.
4.
Bi Quán: Là độ cho chúng sanh lià khổ mà
chẳng có
nơi
độ, chẳng có người được độ (sở độ), gọi là “Đồng
thể
Bi”
Khi Từ Bi thể hiện thì “ngã chấp”(chấp ta) sạch, tình
thương
phát huy đến cùng tột. Cũng như ánh sáng chiếu
khắp
đến mọi chúng sinh, chẳng thiếu sót. Như vậy được
“Hòa
Quang Đồng Một”(nhiều đèn cùng hòa chung một
ánh
sáng), nên chỗ nghe và sự nghe (năng sở) đều hết.
5.
Quảng đại trí huệ quán: Là trí huệ chiếu
khắp pháp
giới
(vũ trụ), quảng đại siêu việt số lượng. Tất cả năng sở
tiêu
diệt thì tịch diệt hiện tiền. Đây là diệu dụng của tự
tính
tự độ.
3)
KINH THỦ LĂNG NGHIÊM: (Còn tiếp)
BỒ TÁT QUÁN
THẾ ÂM
Toàn Không
(Tiếp theo)
3) KINH
THỦ LĂNG NGHIÊM:
Phật dạy một giác quan mở được thì cả sáu giác quan đều thông, nhưng Tôn giả A
Nan không biết mở giác quan nào dễ nhất, nên cầu Phật dạy. Đức Phật liền bảo
hàng Bồ Tát và hàng A La Hán nói ra kinh nghiệm của mỗi người, sau khi 20 vị đại
đệ tử A la hán, và bốn vị Bồ Tát nói cách viên thông của mình xong, Bồ Tát Quán
Thế Âm nói: “Con nhớ khi xưa từ vô số hằng sa kiếp về trước, lúc đó có Phật
Quán Thế Âm ra đời, con phát tâm Bồ Đề nơi Phật ấy. Phật dạy con từ nơi Nghe
(Văn) Nghĩ (Tư), Tu để nhập Chính Định (Tam ma đề). Con đã thực hành chẳng chạy
theo âm thanh, chẳng để ý nơi xuất phát của âm thanh, xoay cái nghe vào bên
trong, dần dần được thanh tịnh, hai tướng động tịnh chẳng sinh, v.v…(Xin coi
Kinh Lăng Nghiêm) Tất cả con đã thực hành đầy đủ và nhập Chính Định ngay trong
hội ấy, được Phật khen ngợi, và thụ ký cho con hiệu là Quán Thế Âm, và con được
hai thứ thù thắng:
1- Trên khế
hợp với giác tâm của Chư Phật, đồng một từ lực với Như Lai.
2- Dưới khế
hợp với mười phương chúng sinh các loài, với tất cả chúng sanh đồng một lòng
thương xót.
Thưa Thế Tôn, do con cúng dàng Phật Quán Thế Âm, Ngài dạy con tánh nghe như huyển,
huân tu Kim Cương Tam Muội; vì đồng một từ lực với Chư Phật, nên con được thành
tựu 32 ứng thân nhiệm mầu vào các loài (Quốc độ) cứu độ chúng sinh.
Thưa Thế Tôn, do con dùng “vô tác diệu lực” của sự huân tu Kim Cương Tam Muội
này, cùng với chúng sanh lục đạo (sáu cõi) trong mười phương đồng một lòng
thương xót, nên khiến các chúng sanh hiện nơi thân tâm con được 14 thứ công đức
vô úy. (Xem Kinh Lăng Nghiêm)
Thưa Thế Tôn, do con được Nhĩ căn viên thông, phát ra diệu dụng, nên thân tâm
vi diệu, cùng khắp pháp giới (vũ trụ), khiến người trì danh hiệu con, với người
trì danh hiệu của 62 hằng sa Pháp vương tử, hai người được phúc đức bằng nhau.
Thưa Thế Tôn, con do tu chứng vô thượng đạo, được căn Nghe viên thông, nên khéo
được bốn thứ diệu đức, không làm gì cả (vô tác) được bốn thứ khó nghĩ bàn (xin xem
Kinh Lăng Nghiêm).
Thế Tôn hỏi về viên thông, con thấy dùng Nhĩ căn viên thông là hơn cả”.
Lúc đó Đức Phật Thích Ca từ toàn thân phóng hào quang chiếu tới đỉnh đầu của mười
phương chư Phật. Mười phương chư Phật cũng phóng hào quang tới đỉnh đầu Phật
Thích Ca. Tất cả đều biến thành bảy mầu rực rỡ, từ núi đồi, cây cỏ, đến biển hồ
v.v… Rồi Đức Phật bảo Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi : “Nay Ta muốn khiến A Nan khai
ngộ, ông hãy xem 25 vị vô học, lối tu của họ thật chẳng hơn kém sai biệt, xem lối
nào thích hợp để A Nan và chúng sinh đời sau tu hành dễ được thành tựu?”
Khi ấy Bồ Tát Văn Thù dùng Kệ phân tích tất cả các lối chứng đắc của 25 vị Bồ
Tát và Đại Thanh Văn, rồi đưa ra kết luận rằng tu Nhĩ căn của Bồ Tát Quán Thế
Âm là viên thông bậc nhất Tôn giả A Nan và chúng sinh đời sau nên tu hành theo.
Tóm lại, hiện tại, Bồ Tát Quán Thế Âm là bậc Đẳng Giác, ở cõi Cực Lạc làm Bồ
Tát Thượng thủ, phụ với Đức Phật A Di Đà tiếp dẫn chúng sinh từ mười phương về
cõi ấy để giáo hóa tu hành, và hằng cứu khổ cứu nạn chúng sinh mười phương kêu
cầu cứu. Vậy những ai thường tụng niệm danh hiệu Ngài “Nam mô đại từ đại bi
cứu khổ cứu nạn linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát” hoặc “Nam mô Quán Thế Âm Bồ
Tát” và tu hành đúng như Ngài, sẽ được sự lợi lạc không thể nói hết được.,.
BỒ TÁT ĐẠI THẾ
CHÍ
(Còn tiếp)
__._,_.___
Posted
by: Tien Do <
__._,_.___
__._,_.___
No comments:
Post a Comment