Popular Posts

Monday, June 15, 2020

MƯỜI HAI NHÂN DUYÊN


MƯỜI HAI NHÂN DUYÊN
Toàn Không
Quán 12 Nhân Duyên trừ si mê 
I). NHÂN DUYÊN LÀ GÌ? 
Nhân là nguyên nhân trực tiếp sinh ra một vật khác, như hạt 
lúa là nhân sinh ra cây lúa. 
Duyên là trợ giúp trực tiếp hay gián tiếp cho một vật khác được 
thành, như đất nước ánh sáng không khí nhân công v.v… là trợ 
duyên cho hạt lúa thành cây lúa.
     Vậy nhân duyên là chỉ các sự việc làm nhân và cũng là trợ lực 
trợ duyên cho nó được thành. Mọi sự vật trong vũ trụ không thể 
đứng riêng một mình mà có được, mà phải nương vào nhau, từ 
vật nhỏ đến vật lớn, từ vật hữu hình đến vô hình, đều do nhân 
duyên mà có (chư pháp tùng duyên sinh). 
   Nhân duyên còn chỉ các vật đều là nhân, các nhân đó duyên 
với nhau mà thành ra vật khác, như gạch ngói xi măng gỗ nhân 
công v.v… là nhân, các nhân này duyên với nhau mà thành cái 
nhà chẳng hạn. Các pháp (các vật) trùng điệp làm nhân duyên 
cho nhau mà thành vật khác, như xi măng là do người ta làm 
bột vôi trộn với bột đất sét v.v… mà thành, vôi là do người ta 
nung đá mà thành v.v…Vạn pháp (vạn vật) trong vũ trụ trùng 
trùng điệp điệp làm nhân làm duyên cho nhau mà thành ra 
vật nọ vật kia như thế (vạn pháp trùng trùng duyên khởi). 
Con người cũng là một vật trong vũ trụ, nên cũng không ra 
ngoài nguyên tắc ấy. 
   Tóm lại, pháp duyên khởi là đây có nên kia có, đây khởi nên 
kia khởi, như duyên Vô Minh có Hành, duyên Hành có Thức, 
duyên Thức có Danh Sắc, duyên Danh Sắc có Lục Nhập, duyên 
Lục Nhập có Xúc, duyên Xúc có Thụ, duyên Thụ có Ái, duyên 
Ái có Thủ, duyên Thủ có Hữu, duyên Hữu có Sinh, duyên 
Sinh có Già Chết. 
II). SỰ CHUYỂN BIẾN CỦA CON NGƯỜI: 
   Muốn biết con người chuyển biến như thế nào, Phật Giáo có 
thuyết “Mười Hai Nhân Duyên” Để hiểu vấn đề chuyển biến luân 
hồi sinh tử, chúng ta phân tích lần lượt: 
01). VÔ MINH:
      Vô Minh là gì? Có nhiều nghĩa giải thích cho nhân duyên “Vô 
Minh”.
- Vô Minh là không biết như thật, không tỏ ngộ chân tâm, không 
thấy Phật tánh của mình. 
- Vô Minh là không biết chân thật về mọi sự việc, thật cho là giả, 
giả cho là thật, phân biệt chấp mình, chấp người, chấp mọi sự 
trên đời. 
- Vô Minh là tối tăm, mê mờ, ngu si, không biết nghiệp báo lành 
ác, nên khởi tham lam, sân hận, do đó phiền não khổ đau sinh ra. 
Vô Minh là không biết Khổ, không biết nguyên nhân gây ra khổ, 
không biết diệt khổ, không biết Đạo. 
02). HÀNH: 
     Là làm, tạo tác. Vì Vô minh, con người suy nghĩ, nói năng, 
hành động lành dữ gọi là “Hành”. Khi con người suy nghĩ, nói 
năng, hành động thiện ác là đã tạo ra cái nghiệp tương ưng 
tốt xấu. Cái nghiệp tương ưng ấy huân tập vào Thức thứ tám 
gọi là A Lại Đa Thức của mỗi người thành “Nghiệp thức” phải 
mang. 
03). THỨC: 
     Là tám thức: Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỵ thức, Thiệt thức, Thân 
thức, Ý thức, Mạt Na thức, và A Lại Đa thức. Năm thức đầu tiếp 
nhận sự kiện khi Căn tiếp xúc Trần. Ý thức phân biệt rõ ràng 
muôn sự muôn vật, biết suy nghĩ, biết mình biết người v.v… 
Mạt Na là thức mang các sự kiện thu thập bởi 6 thức trên vào 
và truyền tải ra từ A Lại Đa Thức. 
     A Lại Đa ghi nhận cất giữ tất cả các dữ kiện lành ác do 
Mạt Na thức mang vào, gọi là Thần thức, thức thiện ác hay 
Nghiệp thức thuộc tinh thần. Khi chết, Thần thức đi lãnh qủa 
báo khổ hay vui ở đời sau, nghĩa là sẽ đi huân tập nhập vào 
nguồn sống mới, tức là vào trong bụng mẹ để bắt đầu một 
cuộc sống khác gọi là Tâm thức.
04). DANH SẮC: 
     Tại môi trường sống mới, Tâm thức (không có hình tướng) 
cùng tinh huyết nhục thể gọi là “Sắc” (vật chất) hòa hợp nên có 
“Danh Sắc”, Danh là tên gọi của Tâm thức gồm “Thụ, Tưởng, 
Hành, Thức”, Sắc là nhục thể mới gồm bốn đại “Đất, Nước, 
Gió, Lửa”, hai thứ tinh thần và thể chất hòa hợp với nhau là 
Danh Sắc.  
                                                                                                                        05). LỤC NHẬP (Lục xứ): 
     Gọi là sáu chỗ vào. Từ Danh Sắc dần dần thành thân thể 
có sáu nội nhập xứ “Sáu căn” (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý), là 
chỗ đến của “Sáu trần” (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) nên 
gọi là chỗ “Sáu nhập”. Ở trong bụng mẹ phát triển đầy đủ tất cả 
bộ phận. 
06). XÚC: 
     Là tiếp xúc. Khi đủ ngày tháng ra khỏi bụng mẹ, lớn dần lên, 
Sáu căn tiếp xúc Sáu trần, như mắt thấy cảnh, tai nghe tiếng, mũi 
ngửi mùi, lưỡi nếm vị, thân tiếp xúc bên ngoài, ý tiếp xúc pháp 
trần ( pháp trần là các sự kiện đã được năm căn trên tiếp nhận). 
07). THỤ: 
     Là lãnh thọ. Có ba loại thụ  là Thụ khổ, Thụ vui, Thụ không 
khổ không vui. Khi lớn dần lên tiếp xúc Sáu trần sinh ra phân 
biệt, đó là “cảm thọ” mắt thấy cảnh đẹp xấu, tai nghe tiếng thấy 
hay dở, mũi ngửi mùi thấy thơm thối tanh hôi, lưỡi nếm vị thấy 
mặn nhạt, ngọt bùi, đắng cay, thân tiếp xúc thấy nóng lạnh, êm 
nhám cứng mềm, ý nghĩ muôn vật khác biệt. Khi tiếp xúc rồi 
sẽ lãnh thọ những cảnh vui buồn, sướng khổ hay bình thường 
không vui buồn không sướng khổ.                                                                                                                                                                                            08). ÁI:
 (Còn tiếp)

MƯỜI HAI NHÂN DUYÊN
Toàn Không
(Tiếp theo)
Quán 12 Nhân Duyên trừ si mê 
08). ÁI: 
     Là yêu thích. Có Dục ái, Sắc ái, và Vô sắc ái. Lúc cảm thọ, sinh ra ưa 
thích hay không thích, đó là “Ái Ố”, yêu ghét. Khi thọ vui sướng ưa thích, 
sinh tham muốn làm sao cho được, khi thọ buồn khổ ghét chê sinh giận 
hờn, tìm cách gạt bỏ. Đây là động cơ thúc đẩy “Ý, Khẩu, Thân” tạo Nghiệp. 
09). THỦ: 
     Là giữ lấy. Vì tham ái nên tìm cầu nắm lấy giữ lấy cái ưa thích, chấp 
đắm ghi nhớ mãi không quên gọi là “Thủ”, và ghét bỏ nhớ mãi cái không 
ưa cũng gọi là Thủ. Mục đích của Thủ là cố tìm phương này kế nọ để 
thỏa mãn cho bản ngã yêu ghét của mình, do đó mà tạo ra Nghiệp. Có 
bốn loại Thủ là Dục thủ, Kiến (thấy) thủ, Giới thủ, và Ngã (chấp ta) thủ. 
10). HỮU: 
     Là Có. Nghiệp sẽ chiêu cảm qủa báo sau này nên gọi là “Hữu”, tức là 
“Có” cái nhân lành dữ cho kiếp sau, gồm ba loại Hữu là Dục hữu, Sắc hữụ, 
Vô sắc hữu. 
11). SINH: 
     Là sinh ra. Đã có “Hữu” là cái hạt mầm, hết đời này thế nào cũng “Sinh” 
ra ở kiếp sau, tùy theo nghiệp lành ác mà được sinh đến một trong sáu 
cõi: Trời, Thần, Người, Ngạ Qủy, Súc Sinh, Địa Ngục để lãnh qủa báo lành 
hay dữ. Như vậy nếu mỗi chúng sanh có một thân, các loài trải qua sự 
hòa hợp sinh ra được Ấm (Sắc, Thụ, Tưởng, Hành, Thức), được Giới (gồm 
Tứ Đại là Đất, Nước, Gió, Lửa, và Không, Kiến), được Nhập Xứ (Mắt và 
Trần, Tai và Thinh, Mũi và Hương, Lưỡi và Vị, Thân và Xúc, Ý và Pháp), 
được Mệnh (có sự sống). 
12). GIÀ CHẾT: 
     Mọi người khi già tóc bạc, răng rụng, khí lực hao mòn, các căn rã rời, 
tay chân yếu kém, lẩm cẩm, lú lẫn, làm việc gì cũng khó khăn mệt mỏi, đó 
là Già. Khi một hơi thở ra không thở vào nữa thì mạng sống chấm dứt, 
hơi ấm không còn, thân hư hoại, đó là Chết. Khi đã “Sinh” phải “Già Chết”, 
dù ở cõi nào cũng vậy. 
     Tóm lại, có cái này thì có cái kia. Không có cái này thì không có cái kia, 
nếu Vô Minh diệt thì Hành diệt, Hành diệt thì Thức diệt, Thức diệt thì 
Danh Sắc diệt, Danh Sắc diệt thì Lục Nhập diệt, Lục Nhập diệt thì Xúc 
diệt, Xúc diệt thì Thụ diệt, Thụ diệt thì Ái diệt, Ái diệt thì Thủ diệt, Thủ diệt 
thì Hữu diệt, Hữu diệt thì Sinh diệt, Sinh diệt thì Già Chết diệt.  
Trong 12 Nhân Duyên chia ra như sau:
- Hai Nhân Duyên “Vô Minh và Hành” thuộc về đời qúa khứ vì mê lầm 
mà tạo Nghiệp nhân.
- Năm Nhân Duyên “Thức, Danh Sắc, Lục Nhập, Xúc, Thọ” là năm Qủa 
hiện tại nhận lãnh do nhân qúa khứ gây ra.
- Ba Nhân Duyên “Ái, Thủ và Hữu” là nhân đời hiện tại tạo Nghiệp cho Qủa 
ở kiếp sau, đó là  hai Nhân Duyên “Sinh và Già Chết”.
     Như thế, từ nhân đời qúa khứ (Vô Minh, Hành) sang qủa đời hiện tạ
i (Thức, Danh Sắc, Lục Nhập, Xúc, Thụ), trong khi gặt qủa đời hiện tại lại 
tạo nhân (Ái, Thủ, Hữu) cho qủa đời tương lai (Sinh, Già Chết). Ba đời cứ 
thế nối tiếp mãi không ngừng, như một bánh xe quay tròn mãi mãi. 
Nhưng việc luân hồi không phải chỉ ở cõi Người mà tùy theo Nghiệp thức 
dẫn dắt, nếu làm lành được hưởng sinh trở lại cõi Người, cõi Trời hay 
cõi Thần, nếu làm ác, bị Nghiệp kéo xuống Địa Ngục, Ngạ Qủy hay Súc Sinh. 
     Vô Minh thuộc về mê “Hoặc” (hoặc là  nghi ngờ, lừa dối, mê loạn). 
Hành thuộc về tạo “Nghiệp” (thiện, ác). Thức, Danh Sắc, Lục Nhập, 
Xúc, Thụ thuộc về qủa “Khổ”. Ái thuộc về mê “Hoặc”. Thủ, Hữu thuộc 
về tạo “Nghiệp”. Sinh, Già Chết thuộc về qủa “Khổ”. 
     Nếu người nào đối với Pháp (Pháp là tướng, hiện tượng vật chất sai 
khác, có hình dạng màu sắc khác biệt, mỗi dạng vật chất gọi là một Pháp; 
Pháp còn là nhận thức khái niệm của ý như vui buồn, thiện ác, trí tuệ, 
vô minh v.v....): Không biết như thật về Pháp, không biết nguyên nhân như 
thật về sự sinh khởi ra Pháp (Pháp tập), không biết như thật về cách diệt 
Pháp (Pháp diệt), không biết con đường Đạo dẫn đến diệt Pháp. Người ấy 
chẳng thể tự thấy Pháp, chẳng tự biết như thật đối với sự Già Chết, cách 
diệt Già Chết, con đường Đạo để ra khỏi Già Chết. 
     Cũng như vậy người ấy không biết như thật đối với “Sinh, Hữu, Thủ, 
Ái, Thụ, Xúc, Sáu Nhập, Danh Sắc, Thức, Hành, Vô Minh”. 
III). LÀM SAO CHẤM DỨT SINH TỬ?        
 (Còn tiếp)
MƯỜI HAI NHÂN DUYÊN
Toàn Không
(Tiếp theo)
Quán 12 Nhân Duyên trừ si mê 
III). LÀM SAO CHẤM DỨT SINH TỬ?                             
     Muốn chấm dứt Sinh Tử Luân Hồi, phải diệt trừ “Vô Minh” bằng cách quán sát 
và thực hành, chúng ta phân tích các phương pháp lần lượt từ dễ đến khó dưới đây: 
1). DIỆT VÔ MINH CÀNH NGỌN (chi mạt vô minh):
   Có 2 cách về “Sự” và về “Lý” 
1. VỀ SỰ (Sự việc làm):
     Hành giả diệt tham Ái, không còn Ái sẽ không có Thủ, không còn Thủ sẽ không 
có Hữu, không còn Hữu sẽ không có Sinh Già Chết nữa. Kinh ghi: “Hữu ái sinh ưu, 
hữu ái sinh úy, vô sở ái nhạo hà ưu hà ưng?” Tức là có tham yêu nên mới lo mới sợ, 
không tham yêu lo sợ nỗi gì? Vì khi đối cảnh sinh tâm tham muốn (Ái), nên chọn lựa 
giữ lấy (Thủ), nên mới tạo Nghiệp (Hữu), do đó phải chịu Sinh Tử Luân Hồi. Nếu không 
tham muốn (không Ái) sẽ chẳng lựa chọn chấp giữ (không Thủ), vì không chấp thủ 
nên không tìm cầu tạo Nghiệp (không Hữu), không còn tạo Nghiệp nên không còn 
Sinh Tử Luân Hồi. 
     Trong Tạp A Hàm, quyển 3, Kinh số 984 trang 482 ghi: Đức Phật ngự tại vườn 
Cấp Cô Độc, khi ấy Ngài dạy về “Ái” và nói như sau: “Hôm nay ta nói Ái là lưới, là 
chất keo, là dòng suối, là rễ sen; những thứ này hay chướng ngại, che lấp, dính 
chặt, giữ chặt, che phủ, đóng kín, bế tắc, tối tăm, như cỏ rối, như chỉ rối, từ đời này 
sang đời khác, lưu chuyển qua lại, không lúc nào ngừng. 
     Tại sao Ái là lưới, là chất keo . . . không lúc nào ngưng chuyển qua lại? Vì có Ái 
nên có ngã có ta, tham muốn ta, ta như vậy, có ta, không ta, giống ta, hợp với ta, 
yêu ta, thuận ta, ham muốn ta, chẳng hợp với ta, khác ta, chống lại ta, ghét ta, hoặc 
ta như vậy, hoặc khác, hoặc đúng, hoặc sai. Như thế 18 Ái hành bên trong phát khởi, 
cho đến 18 Ái hành từ bên ngoài khởi lên, cộng lại là 36 Ái hành. Lại nói qúa khứ khởi, 
tương lai khởi, hiện tại khởi, như thế công lại thành 108 Ái hành. Thế nên ái gọi là lưới, 
là chất keo, . . . cần phải dứt, phải lià, phải đoạn, để được tâm giải thoát, tuệ giải thoát”. 
     Tóm lại, hết mê Hoặc (hết Ái) Nghiệp chẳng còn (hết Thủ, Hữu), Nghiệp chẳng còn
Khổ cũng hết (hết Sinh, Già Chết).
 
     Tu là từ Xúc Thọ phải để ý giữ gìn, ít tiếp xúc, khi Thọ không phân biệt chấp trước 
này nọ, không để sự yêu ghét của Ngũ Dục (Sắc đẹp, Thanh hay, Hương thơm, Vị ngon, 
Xúc cảm khoái), Bát Phong (Tám thứ gió là được mất, hơn thua, vinh nhục, khen chê, 
vui buồn) làm chủ tâm mình. Nghĩa là không còn vướng mắc tham, sân (giận thù), tật 
đố (ganh tị), không còn chấp Ngã (cái ta) Nhân (người này khác người kia) Chúng 
sinh (đối xử với các loài khác nhau) Thọ giả (cho đời sống có thật, lâu dài), không 
còn bị năm Uẩn là Sắc (do bốn đại đất nước gió lửa làm thành), Thụ hay Thọ (là 
cảm giác), Tưởng (là nghĩ, nhớ), Hành (là ý muốn), và Thức (Thức của sáu giác 
quan là Nhãn thức, Nhĩ thức, Tị thức, Thiệt thức, Thân thức và Ý thức) chi phối 
tâm mình, tức là không để Ái hoành hành nữa. Ái đã không có thì Thủ cũng không, 
Thủ đã không thì không có Hữu, đã không Hữu làm gì còn mầm để Sinh, tức là ra 
khỏi sinh tử luân hồi vậy. 
   Đức Phật còn chỉ cách để biết như thật của mỗi chi phần trong Mười Hai Nhân 
Duyên. Đó là biết như thật rằng có Sinh nên có Già Chết, không có Sinh làm gì có 
Già Chết. Đạo để đưa đến hết Già Chết là “Tám Chính Đạo”. Già Chết diệt thì Vô 
Minh diệt, Vô Minh diệt thì Hành diệt, Hành diệt thì Thức diệt, Thức diệt thì Danh 
Sắc diệt, Danh Sắc diệt thì Lục Nhập diệt, Lục nhập diệt thì Xúc diệt, Xúc diệt thì 
Thụ diệt, Thụ diệt thì Ái diệt, Ái diệt thì Thủ diệt, Thủ diệt thì Hữu diệt, Hữu diệt thì 
Sinh diệt, Sinh diệt thì Già Chết diệt. Như thế ra khỏi sáu cõi nhập Niết Bàn. 
2. VỀ LÝ (nghĩa Lý):
     Dùng lý lẽ, thấy các sự vật chỉ do nhân duyên hòa hợp mà có chứ không phải thật 
mà là  giả (không Hữu). Vì các vật không thật nên không chấp giữ chặt lấy (không 
Thủ). Đã không chấp Thủ, không còn ham muốn (không Ái). Nếu ba cái “Ái, Thủ, Hữu“
 đều không cả, thì cái qủa “Sinh, Già Chết” cũng chẳng có nữa. Như vậy chẳng phải ra 
ngoài vòng sinh tử luân hồi sao? Cách quán và thực hành về Lý này cao hơn và khó 
thực hành hơn cách quán và thực hành về Sự ở trên. 
2). DIỆT CĂN BẢN VÔ MINH   (căn bản vô minh): 
   Là diệt tận gốc rễ của sinh tử, có hai cách: 
1. Bậc Thượng Căn dùng trí Bát Nhã phá trừ Vô Minh để trở về với bản thể Chân 
Tâm, như Bát Nhã Tâm Kinh Phật nói: “Ngài Quán Tự Tại Bồ Tát sau khi đi sâu 
vào trí huệ Bát Nhã soi thấy năm Uẩn đều không liền qua tất cả khổ nạn”. Bậc 
Bồ Tát thấy rõ do Vô Minh mê mờ vọng động mà có thế giới vũ trụ, chúng sinh ngã 
pháp, nên các ngài dùng trí Bát Nhã phá trừ “Sinh Tướng Vô Minh” để trở về với 
bản thể Chân Tâm. Khi đã ngộ được Chân Tâm rồi thì Sinh Tử Luân Hồi phải diệt. 
Cách này chỉ Bậc Thượng Căn mới làm được. 
2. Cũng có thể tu Thiền Định lần hồi tiến tới địa vị Đẳng giác Bồ Tát, dùng Kim 
cương trí mới phá trừ được “Sinh Tướng Vô Minh”, chứng qủa Diệu giác (qủa Phật). 
Cách này cũng khó thực hiện vô cùng, và phải trải qua nhiều đời nhiều kiếp lâu dài. 
IV). 12 NHÂN DUYÊN LÀ DIỆU PHÁP:
(Còn tiếp)
MƯỜI HAI NHÂN DUYÊN
Toàn Không
(Tiếp theo)
Quán 12 Nhân Duyên trừ si mê 
IV). 12 NHÂN DUYÊN LÀ DIỆU PHÁP: 
   Đức Phật dạy về diệu pháp thù thắng như sau:
   Người thế gian thường điên đảo nương vào hai bên hoặc “Có” hoặc “Không”. 
Họ bám lấy các cảnh giới, tâm liền dính mắc với cảnh giới. Nếu không dính mắc 
tức không thọ, không ái, không thủ, không chấp nơi ngã, không chấp nơi ta, lúc 
cái khổ này sinh là khổ sinh, lúc cái khổ này diệt là khổ diệt, chứ đâu có dính líu 
gì. Đối với điều này không nghi không mê lầm, không do người khác mà tự mình 
biết được. Đây gọi là Chính kiến. Vì sao? Vì người nào hay quán sát như thật về 
thế gian về nguyên nhân của thế gian (thế gian tập), thì không sinh kiến chấp cho 
thế gian là “Không”. Ai hay quán sát thế gian không trường tồn (thế gian diệt), thì 
không sinh kiến chấp cho thế gian là “Có”. 
     Nếu xa lià hai bên (nhị biên) “Có, Không”, tức là nói Trung đạo, nghiã là: Cái này 
Có nên cái kia Có, cái này Sinh nên cái kia Sinh. Nghiã là do duyên Vô Minh nên có 
Hành, do duyên Hành nên có Thức, do duyên Thức nên có Danh Sắc, do duyên 
Danh Sắc nên có Sáu Xứ (lục nhập), do duyên Sáu Xứ nên có Xúc, do duyên Xúc 
nên có Thụ, do duyên Thụ nên có Ái, do duyên Ái nên có Thủ, do duyên Thủ nên có 
Hữu, do duyên Hữu nên có Sinh, do duyên Sinh nên có Già Chết. Nói là cái này 
Không nên cái kia Không, cái này Diệt nên cái kia Diệt. Nghiã là Vô Minh diệt nên 
Hành diệt, Hành diệt nên Thức diệt, Thức diệt cho đến Sinh, Già Chết diệt. 
   Nếu hỏi: “Ai Già Chết? Già Chết thuộc về ai?” Nếu có người trả lời: “Ta Già Chết, 
Già Chết thuộc về ta, Già Chết là ta”, và rằng: “Mệnh tức là Thân, hoặc nói Mệnh 
khác Thân khác”. Đó chỉ là một nghiã mà nói có các thứ, thì phạm hạnh (khuôn mẫu 
tu hành) kia không có. Đối với hai bên, tâm chẳng theo, chính hướng Trung đạo, 
bậc Hiền Thánh Chính kiến như thật chẳng điên đảo. 
   Nếu lại hỏi: “Cái gì là Hành? Hành thuộc về ai?” Nếu có người trả lời: “Hành là ta, 
Hành là cái của ta, ta là người Hành”. Như thế, Mệnh tức là Thân, hoặc nói Mệnh 
khác Thân khác. Kẻ thấy Mệnh tức là Thân, thì phạm hạnh (khuôn mẫu) không có. 
Kẻ thấy Mênh khác Thân khác, phạm hạnh cũng không có luôn. Lià hai bên, chính 
hướng Trung đạo, bậc Hiền Thánh thấy như thật Chính kiến chẳng điên đảo, đó 
gọi là Vô Minh duyên Hành. Nếu lià Ái dục, lià Vô Minh rồi thì “Minh” sinh, còn ai 
Già Chết? Già Chết thuộc về ai? Già Chết đã dứt, làm gì còn đời vị lai nữa? Đó 
gọi là “Đại Không Pháp”. 
V). KẾT LUẬN VỀ 12 NHÂN DUYÊN: 
     Nếu người nào quán sát Mười Hai Nhân Duyên và thực hành tới đích sẽ 
thành Đức Duyên Giác. Thời không có Phật hay không có ảnh hưởng giáo hóa 
của Phật, người tự tu hành Mười Hai Nhân Duyên được ngộ đạo, những vị ấy 
thường được gọi là bậc “Độc Giác”, nghĩa là tự nghiên cứu tu mà Giác Ngộ. 
     Qủa vị Duyên Giác và qủa vị A La Hán như nhau, nhưng về trí huệ và thần 
thông, qủa Duyên Giác cao hơn qủa A La Hán, nhưng qủa vị Duyên Giác kém 
qủa vị Phật. 
     Theo Bộ Trường A Hàm, quyển 1 trang 471 viết: Có một lần, tại xứ Kiếp Ma 
Sa thuộc nước Câu Lưu Sa, Đức Phật giảng thuyết Mười Hai Nhân Duyên cho 
đại chúng nghe, sau khi nghe xong, Tôn giả A Nan, Thị giả của Đức Phật từ chỗ 
ngồi đứng lên vái Phật rồi thưa:
- Đức Thế Tôn vì đại chúng nói pháp Nhân Duyên sâu xa, nhưng con thấy không 
có nghĩa sâu xa gì cả. 
   Đức Phật bảo:
-Thôi, thôi, A Nan! Chớ khởi nghĩ như vậy, vì sao? Pháp Mười Hai Nhân Duyên rất 
sâu xa, khó thấy khó biết, cho đến hàng chư Thiên, Thiên Ma, Phạm Thiên, Sa Môn, 
Bà La Môn. Những người chưa thấy pháp Nhân Duyên mà muốn suy lường phân 
biệt nghĩa lý của nó đều bị hoang mang, không thể thấy nổi. Cũng không phải chỗ 
hiểu của người thường được. 
   Này A Nan, duyên Thụ mà có Ái nghĩa là thế nào? Là giả dụ chúng sinh không có 
Thọ vui, Thọ khổ, Thọ không vui không khổ thì có Ái không?
- Thưa không.
- A Nan nên biết, nhân Ái có mong cầu, nhân mong cầu có lợi dục, nhân lợi dục có 
đắm trước, nhân đắm trước có tật đố, nhân tật đố mà có Thủ. Ta nói nhân Ái có Thủ. 
Nghĩa ta nói sâu xa là ở đó. . .

   Chúng sInh không hiểu pháp Mười Hai Nhân Duyên, bị lưu chuyển trong sinh tử 
không có ngày ra khỏi, thảy đều mê lầm. Không biết từ đời này qua đời sau, từ đời 
sau qua đời sau nữa, vĩnh viễn ở trong phiền não, muốn ra rất khó. Ta ban đầu 
mới thành đạo, suy nghĩ về “Mười Hai Nhân Duyên”, hàng phục Ma quân và quyến 
thuộc của Ma. Do trừ “Vô Minh” mà được “Tuệ Minh”, vĩnh viễn diệt trừ các tối 
tăm, không còn trần cấu, lậu tận.

   A Nan! Khi ta ba phen chuyển, nói pháp Mười Hai Nhân Duyên này, nhiều người 
liền được thành đạo Vô Thượng. Do phương tiện này nên biết pháp “Mười Hai Nhân 
Duyên rất sâu xa, không phải người thường có thể tuyên nói được”. Bởi thế nên nhớ 
phụng trì pháp Mười Hai Nhân Duyên này.,.


__._,_.___

Posted by: Tien Do 
__._,_.___

Posted by: Tien Do 
__._,_.___

Posted by: Tien Do <
__._,_.___

Posted by: Tien Do 

No comments:

Post a Comment

Featured Post

NHỮNG KHÔI HÀI VỀ . . . Chữ Nghĩa Việt Cộng.

  NHỮNG KHÔI HÀI VỀ . . . Chữ Nghĩa Việt Cộng. 1. - Ai cũng biết VC là vua chơi chữ, lúc chúng ...

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List