Popular Posts

Tuesday, June 16, 2020

CHẤP NGÃ, QUÁN VÔ NGÃ

CHẤP NGÃ,
QUÁN VÔ NGÃ
Toàn Không
I). CHẤP NGÃ LÀ GÌ? 
    Ngã là cái “ta” là “mình”, người chấp ngã cho rằng có cái ta là thật là hiện 
hữu, là trường tồn bất biến của mỗi con người, sự chấp ngã liên hệ tới quan 
điểm cho rằng: “Con người từ khi sinh ra cho đến khi chết đi, mỗi người đều có 
một “Linh hồn”, Linh hồn này làm chủ ý nghĩ và hành động, không thay đổi, duy 
nhất, trường tồn”. 
    Đây là quan điểm đưa đến việc chấp ngã, coi bản thân mình là thật có, 
quan trọng, cần phải nâng niu chiều chuộng, không ai được quyền đụng 
chạm hay xỉ nhục mình. Vì sự chấp ngã mà mỗi người đều tìm đủ cách để 
giữ gìn củng cố bảo vệ mình một cách triệt để, bất chấp tốt xấu hay dở phải 
trái, không từ nan một hành động nào mà không làm. 
    Cũng vì chấp ngã qúa đáng mà trở thành người ngạo mạn điên đảo, cho cái 
ta là hay là tốt đẹp hơn cái ta khác không phải là ta, sẵn sàng bằng mọi giá chống 
lại những cái ta khác làm trái ý với ta v.v.. Do đó đã gây ra biết bao nhiêu buồn 
phiền, xương máu, nước mắt, khổ đau cho mình, người và chúng sinh. 
    Theo Phật giáo, quan điểm chấp “Ngã”, chấp có Linh hồn là sai, vì mỗi 
người sau khi chết Thần thức sẽ đi đầu thai, Thần thức là Nghiệp thức tức cái 
Thức có chứa cái nhân, Chủng tử của việc làm thiện hay làm ác để đi tái sinh. 
    Nếu là Linh hồn có quyền lựa chọn muốn đi đâu thì đi, như thế tại sao 
có người sinh vào chỗ cao sang giàu có quyền uy, có kẻ phải sinh vào chỗ 
nghèo khổ khốn cùng? Tại sao có người sinh ra vẹn toàn, có kẻ sinh ra mù, 
điếc, ngọng, câm, và thân thể bất toàn? Tại sao có người sống thọ, có kẻ 
chết yểu? v.v…
    Còn Nghiệp thức không có quyền lựa chọn mà bị Nghiệp dẫn dắt, làm 
thiện được lãnh Nghiệp qủa tốt, làm ác phải nhận Nghiệp báo xấu; đó là lý 
Nhân Qủa Nghiệp Báo rõ ràng, người không tin Nhân Qủa Nghiệp Báo là 
người có tà kiến mê mờ, cần phải học hỏi nhiều để hết tà kiến ngu si.
II). ĐỨC PHẬT DẠY PHÁ CHẤP NGÃ: 
   Trong Tạp A Hàm, quyển 1, Kinh số 43, trang 95, Đức Phật dạy về phá ngã 
chấp, chúng ta lược trích như sau: 

1). THẾ NÀO LÀ DO CHẤP THỦ
      SINH RA ĐẮM TRƯỚC? 
    Đối với “Sắc” (thân) thấy là ta, thấy khác ta, thấy ở trong nhau, thấy Sắc 
(vật chất) là cái của ta; nếu Sắc biến đổi tâm sẽ chuyển, tâm chuyển sinh ra 
chấp thủ, đắm trước, trì giữ, nên sinh tiếc, sợ hãi, loạn tâm. 
    Đối với Thọ (cảm giác), Tưởng (nhớ nghĩ), Hành (tác ý, khởi ý), Thức (so đo 
phân biệt), do chấp thủ thấy Thọ, Tưởng, Hành, Thức là ta, là khác, là ở trong 
nhau, là cái của ta; nếu Thọ, Tưởng, Hành, Thức biến đổi, sẽ sinh ra chấp thủ, 
trì giữ, nên sinh tiếc, sợ hãi, loạn tâm. 

2). THẾ NÀO LÀ KHÔNG CHẤP
THỦ NÊN KHÔNG ĐẮM TRƯỚC? 
    Đối với “Sắc” không chấp thủ nên không đắm trước, không thấy “Sắc” là 
ta, không thấy khác ta, không thấy ở trong nhau, không thấy là cái của ta. 
Vì không thấy như thế nên không chấp thủ Sắc, khi Sắc chuyển biến hoặc 
đổi khác, tâm không bị chuyển theo, không nuối tiếc, không trì giữ, nên 
không sinh sợ hãi được tâm an ổn. 
    Đối với Thọ, Tưởng, Hành, Thức cũng vậy, không chấp thủ thì không đắm 
trước, không thấy Thọ, Tưởng, Hành, Thức là ta, không thấy khác ta, không 
thấy ở trong nhau, không thấy là cái của ta; khi Thọ, Tưởng, Hành, Thức biến 
chuyển, đổi khác, tâm không bị chuyển theo nên không sinh ra nhớ tiếc, không 
cố trì giữ, nên không sinh ra sợ mất. 
III). PHÂN TÍCH VÔ NGÃ: 
   Để tránh những sự hiểu lầm gây tai hại trong việc cư xử hàng ngày của mọi 
người, và để các Phật tử dễ dàng trong việc tu hành, Đức Phật đã giảng dạy 
phương pháp tìm hiểu phân tích quán sát xem con người có cái ta không? tức 
là có Linh hồn không? bằng cách chia chẻ phân tích, có hai cách:  Ngũ uẩn, và 
18 giới phân biệt như sau: 
A). PHÂN TÍCH NĂM UẨN (NĂM ẤM):    
(Còn tiếp)


CHẤP NGÃ,
QUÁN VÔ NGÃ
Toàn Không
(Tiếp theo)
A). PHÂN TÍCH NĂM UẨN (NĂM ẤM):    
     Đứng trên phương diện cấu tạo con người, toàn bộ thân tâm có năm thứ 
gọi là “Ngũ uẩn” gồm Sắc thuộc vật chất, và Tâm thuộc tinh thần. Chúng ta 
thử phân tích xem có cái nào là ta, cái của ta, hay Tự ngã của ta không? 
1). VỀ SẮC:
    Thân người do Tứ đại “Đất, Nước, Gió, Lửa” hòa hợp mà thành. Đất 
cứng mềm là thể chất; Nước ướt có đặc tính dính liền vật chất với nhau; 
Gió di động là thành phần trong vật chất tạo sự chuyển động và tạo sự 
dẫn nhiệt; Lửa ấm là thành phần nóng lạnh trong vật chất, Lửa tạo sinh 
lực cho vật chất, mỗi thứ có tính cách riêng của nó; Đất là của Đất, sao 
bảo nó là của ta được? Nước, Gió, Lửa cũng thế, không thể bảo cái nào 
là của ta được; vả lại Bốn đại là thể chất không tri gác, làm sao có thể là 
ta được; nếu bảo bốn thứ hòa hợp nên là ta, cũng không đúng, vì tuy chúng 
hòa hợp nhưng luôn luôn chuyển biến thay đổi, nên không trường tồn bất 
biến, do đó Sắc không phải là Tự ngã của ta. 
2). VỀ TÂM: Gồm: Thụ, Tưởng, Hành, Thức. 
1. Thụ (Thọ) có phải là ta không?
   Thụ là cảm giác do Căn tiếp xúc với Trần mà có Thọ khổ, Thọ vui, Thọ 
không khổ không vui. Nếu Căn không tiếp xúc Trần sẽ không có Thụ, khi 
tiếp xúc có Thụ mới có ta, còn khi không tiếp xúc, không có Thụ, nên không 
có ta. Vậy lúc có ta, lúc không có ta hay sao? Cái Ngã là bất biến trường 
tồn, không thể nói rằng lúc có Ngã lúc không có Ngã được, vì thế biết rõ 
ràng không có ta; Thụ là của Xúc chứ không phải là của ta, từ Xúc sinh ra 
Thọ khổ, Thọ vui, Thọ không khổ không vui, chẳng phải trường tồn bất biến, 
nên chẳng phải Tự ngã của ta. 
2. Tưởng có phải là ta không?
   Tưởng là tưởng tượng nhớ nghĩ, là tri giác, là hình dung ngoại cảnh, 
không nhớ nghĩ sẽ không có Tưởng; khi nhớ nghĩ có Tưởng có ta, khi 
không nhớ nghĩ không có Tưởng không có ta; như vậy lúc có ta lúc 
không có ta, nếu bảo Tưởng là ta thì không đúng, vì cái ta thường hằng 
lúc nào cũng phải có mới đúng. Thực ra Tưởng là của nhớ nghĩ của tri 
giác chứ không phải của ta; lại nữa, Tưởng về qúa khứ, hiện tại, tương 
lai, không trường tồn bất biến, nên không phải Tự ngã của ta. 
3. Hành có phải là ta không?
   Hành là những hoạt động có tác ý, có ý muốn, do niệm sinh, do ý muốn 
mà có Hành, không suy nghĩ, không niệm không muốn sẽ không có Hành. 
Nếu bảo Hành là ta, khi niệm diệt Hành diệt, ta cũng diệt, như vậy không 
đúng với cái ta bất biến, lúc nào cũng phải hiện diện; lại nữa, Hành có 
Hành thiện Hành ác, không cố định thuần nhất, nên không phải Tự ngã 
của ta, vì Tự ngã luôn luôn trường tồn bất biến. 
4. Thức có phải là ta không?
   Thức do sự nhận biết phân biệt khi Căn tiếp xúc với Trần mà có. Khi 
Căn và Trần không tiếp xúc sẽ không có sự nhận thức phân biệt của 
Thức. Nếu bảo Thức là ta, khi không có Căn Trần tiếp xúc, tức không có 
nhận biết phân biệt của Thức thì cái ta ở đâu? Thế nên, Thức không phải 
ta, hơn nữa, Thức có thủ (gìn giữ như thấy đẹp sinh ra yêu), có xả (gạt bỏ 
đi như thấy xấu không ưa), không trường tồn bất biến, như thế, nên cũng 
chẳng phải Tự ngã của ta. 
   Tóm lại, tất cả Thân Tâm, chẳng thấy cái nào là ta cái của ta hay Tự ngã 
của ta được cả; cái Thân luôn biến đổi vì bốn thành phần cấu tạo nên thân 
là “Đất, Nước, Gió, Lửa” luôn luôn thay đổi; cái Tâm thay đổi vì bốn thành 
phần tạo nên tâm là “Thụ, Tưởng, Hành, Thức” thay đổi. Tâm thay đổi ví 
như một dòng sông lớn luôn luôn tiếp nhận những thành phần mới của 
sáu nhánh suối sông từ thượng lưu của sáu giác quan Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, 
Thân, Ý cung cấp những sự kiện mới của đời sống hàng ngày. 
     Nhưng những hạng phàm phu lầm nhận sự liên tục giả tạo bên ngoài như 
cái gì bền vững vĩnh viễn không thay đổi, họ còn đi xa hơn nữa đưa ra một 
Linh hồn trường tồn bất biến thay cho cái Tâm luôn luôn biến đổi như thế; vậy 
cái gọi là Linh hồn, cái ta ấy nó ở vào chỗ nào? Đây gọi là “Vô ngã”, Phật giáo 
công nhận sự hiện hữu của một cá tính, nhưng phủ nhận có một chúng sinh 
bất biến trường tồn; cái cá tính này biến đổi không ngừng theo sự hiện diện 
của vật chất và tâm thức do Nghiệp lực dẫn dắt và điều khiển. Nó bắt nguồn 
từ qúa khứ xa xưa mà ta không thể quan niệm được về thời gian, nên gọi là 
từ “Vô thủy”, và nó sẽ còn liên tục diễn tiến trong tương lai vô hạn định nên 
gọi là “Vô chung”; ngoại trừ người tu sạch hết “Vô minh” mới hết nghiệp và 
ra khỏi sinh tử luân hồi. 
   Nghiệp báo tái sinh không phải là sự chuyển của Linh hồn từ xác thân 
này sang xác thân khác. Nghiệp báo tái sinh cũng giống như châm lửa từ 
ngọn đèn này sang ngọn đèn khác; không có ngọn đèn thứ nhất sẽ không 
có ngọn đèn thứ hai, nhưng ngọn đèn thứ hai không phải là ngọn đèn thứ 
nhất. Nó cũng giống như qủa bi da trắng đụng qủa bi da xanh làm cho qủa 
bi da xanh lăn đi. Chính sức đụng của qủa bi da trắng làm cho qủa bi da 
xanh lăn, ví như Nghiệp lực làm cho có đời sống tiếp nối vậy, chứ không 
phải là Linh hồn bất biến trường tồn mà nhiều người không hiểu cho là có 
Linh hồn. Do đó, chúng ta thấy rõ quan điểm chấp Ngã là không chính xác, 
chấp con người có Linh hồn là sai. 
B). PHÂN TÍCH 18 GIỚI PHÂN BIỆT.
 (Còn tiếp)



CHẤP NGÃ,
QUÁN VÔ NGÃ
Toàn Không
(Tiếp theo)
B). PHÂN TÍCH 18 GIỚI PHÂN BIỆT. 
   Giới có nghĩa là giới hạn, phân biệt là phân chia phần này với phần kia, 
bộ phận này với bộ phận khác, như trong con người có mắt, tai, mũi v.v…, 
ngoại cảnh có màu sắc cảnh vật, tiếng động lời nói, mùi thơm, vị ngon, nóng 
lạnh v.v…., đây là những giới riêng biệt. 
   Dùng trí tuệ quán sát phân tích nhận định từng phạm vi lãnh vực riêng 
rẽ xem có một linh hồn hay một cái ngã trường tồn bất biến duy nhất hay 
không. Để quán sát được đầy đủ chi tiết, Đức Phật chỉ ra ba loại là “căn, 
trần, và thức”, mỗi loại lại có sáu thứ khác nhau, thành ra 18 thứ, gọi là 
18 giới phân biệt khác nhau, chi tiết tỉ mỉ hơn, chúng ta thử phân tích từng 
loạị từng giới một như sau: 
1). SÁU CĂN: 
   Căn là gì? Căn là chỗ làm gốc nương tựa cho những cái khác phát triển 
nẩy nở phát sinh. Sáu căn là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. 
1. Nhãn căn:
    Là hai con mắt, bộ phận làm chỗ nương tựa cho sự thấy khi tiếp với 
cảnh vật chung quanh. 
2. Nhĩ căn:
    Là hai lỗ tai, nơi nhận sự nghe của người được rõ ràng khi tiếp nhận làn 
sóng âm thanh hay tiếng động xung quanh. 
3. Tỵ căn:
    Là hai lỗ mũi, chỗ nương tựa cho sự thở ngửi biết được xác thực khi tiếp 
nhận các mùi hôi thối, khét thơm v.v… trong không khí. 
4. Thiệt căn:
     Là cái lưỡi trong miệng, bộ phận tiếp xúc với vật thực nước uống biết 
được vị mặn nhạt, chua cay, đắng ngọt v.v… . 
5. Thân căn:
    Là thân do da bao bọc xương thịt, nơi biết các cảm giác nóng lạnh, cứng 
mềm, trơn nhám v.v… khi tiếp xúc với không khí và các vật chung quanh. 
   Năm căn này là năm bộ phận thấy được, chúng phơi bày ra ngoài, chúng 
phối hợp với các bộ phận bên trong thân để phụ trách các phần vụ chuyên 
môn của chúng. Theo duy thức học, năm căn thuộc về “phù trần căn”, tức 
là “căn” về phần thô hiện bên ngoài để tiếp xúc với “trần” bên ngoài, nên 
thấy rõ ràng như con mắt, lỗ tai, lỗ mũi, v.v… Còn các bộ phận bên trong 
thuộc về phần “tế”, nhìn bên ngoài không thấy được, duy thức học gọi là 
tịnh sắc căn” chỉ phần ẩn phục của các căn ở bên trong như “võng mạc”, 
“giác mô”, “dây thần kinh”, v.v… Nếu hai phần ngoài và trong rời nhau hay 
một phần bị hư thành vô dụng. 
6. Ý căn:
    Ý căn là nơi nương tựa của Ý thức (Thức thứ sáu). Ý căn chính là nơi 
phát sinh ra sự phân biệt, đắn đo, nghi ngờ là nguồn gốc của chấp Ngã 
và chấp Pháp, nó chính là Thức thứ bảy, thuộc tinh thần nên không thấy 
(có thể nó nằm trong bộ óc). 
2). SÁU TRẦN: 
Trần là gì? Trần nghĩa là bụi, trần luôn luôn dời đổi, trần có nghĩa bóng là vật 
chất, cảnh vật; Sáu trần gồm “sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp”, chúng ta 
lần lượt phân tích từng công dụng của mỗi thứ. 
1. Sắc trần:
    Là màu sắc, hình dáng, tức là những gì mắt nhìn thấy được gọi là sắc, 
như con chim, đám mây, v.v… 
2. Thanh trần:
    Là tiếng động mà tai nghe thấy, như tiếng hát, tiếng chuông, v.v… 
3. Hương trần:
    Là mùi mà mũi ngửi thấỵ như mùi thơm, mùi hôi, mùi khét, v.v… 
4. Vị trần:
    Là chất vị do lưỡi cảm nhận khi tiếp xúc với thức ăn thức uống, như mặn 
nhạt, chua cay, v.v… 
5. Xúc trần:
    Là những thứ thân da tiếp xúc cảm nhận, như nóng lạnh, cứng mềm, 
trơn nhám v.v…khi tiếp xúc. 
6. Pháp trần:
    Là những hình ảnh, tiếng, mùi, vị, cảm giác của Năm căn tiếp xúc Năm 
trần ghi lại lưu lại sau khi duyên với Ý căn. Các hình ảnh, tiếng, mùi, vị, 
cảm giác ở đây không phải là vật chất của ngoại cảnh mà chỉ là những 
hình bóng âm vang của ngoại cảnh sau khi lọc qua năm giác quan và 
đồng thời được duyên bởi Ý căn. 
   Chúng ta lấy thí dụ cho dễ hiểu:
-        Cảnh vật bên ngoài là Sắc trần,
-        Máy chụp ảnh hay máy quay phim là Nhãn căn,
-        Hình ảnh thu được là Pháp trần,
-        Người xem ảnh hay xem phim là Ý căn.
   Hoặc thí dụ khác:
-        Thanh trần ví như tiếng hát của ca sĩ,
-        Nhĩ căn ví như cái máy ghi âm,
-        Pháp trần ví như cuốn băng đã ghi âm,
-        Ý căn ví như người đang nghe hát do máy phát ra. 
3). SÁU THỨC: 
(Còn tiếp)



CHẤP NGÃ,
QUÁN VÔ NGÃ
Toàn Không
(Tiếp theo)
3). SÁU THỨC: 
   Thức là gì? Thức là sự nhận biết phân biệt, Thức vô hình không thấy được, gồm: 
1. Nhãn thức:
    Là thấy biết hình sắc do Nhãn căn tiếp xúc với Sắc trần. 
2. Nhĩ thức:
    Là nghe biết khi Nhĩ căn đón nhận Thanh trần. 
3. Tỵ thức:
    Là biết mùi khi Tỵ căn đón nhận Hương trần. 
4. Thiệt thức:
    Là biết vị khi Thiệt căn tiếp xúc Vị trần.
5. Thân thức:
    Là biết cảm giác do Thân căn tiếp Xúc trần. 
   Năm thức này có nhiệm vụ ghi nhận khi Năm căn tiếp xúc với Năm trần. 
6. Ý thức:
    Là thức có nhiệm vụ tiếp xúc với Pháp trần, Pháp trần là tất cả những gì mà 
Năm thức trên ghi nhận được, Ý thức duyên với Năm thức trên để nhận diện, 
phán đoán, phân biệt cho rõ ràng. 
   Ý thức ví như người điều hành công việc, như vị chỉ huy linh hoạt tài giỏi; nếu 
không có Ý thức phụ vào, tuy có thấy, có nghe, v.v…nhưng không minh bạch 
rõ ràng, nên người xưa có câu: “Tâm bất tại diện thị nhi bất kiến, thinh nhi bất văn”, 
nghĩa là nếu không để tâm ý, dù xem cũng chẳng thấy, nghe cũng chẳng hiểu. Khi 
có Ý thức thì thấy nghe nhận biết v.v… đều được rõ ràng. 
   Khi chỉ có một mình Ý thức mà không có Năm thức trên, nghĩa là lúc không có 
Năm trần, lúc ấy Ý thức một mình suy nghĩ tưởng nhớ đủ điều, vẫn có đủ các cảnh 
của Năm trần, không thiếu chi cả, nghĩ đến cảnh nào là có ngay cảnh ấy, nhớ đến 
âm thanh nào là có ngay âm thanh ấy v.v… Đây là Ý thức nương Ý căn, nhận lãnh 
suy nghĩ tính toán phân biệt từ thiện tới ác, đảm đang mọi chuyện, nhanh lẹ chu 
toàn hơn các thức khác, nên duy thức học gọi nó là: “Công vi thủ, tội vi khôi”, nghĩa 
là công của nó đứng thứ nhất, còn tội của nó cũng đứng hàng đầu. 
   Thức thứ sáu, Ý thức này hoạt động ngày đêm không nghỉ ngơi, không biết mệt 
mỏi, như con khỉ chuyền hết cành này qua cành khác, như con ngựa chạy qua 
chạy lại liên tiếp, nên cổ nhân nói: “tâm viên ý mã”, tâm ý như khỉ ngựa lăng xăng 
loạn động; Ý thức chỉ ngừng nghỉ khi ngủ say, bị chụp thuốc mê, chết giấc, hay nhập 
thiền“Vô tưởng định” mà thôi. 
Một thí dụ để diễn tả Sáu thức nêu trên như sau: 
   Một Hội đồng giám khảo thi Hoa hậu phải biết ca hát nữ công hội họa gia chánh 
(nấu ăn), hội đồng này gồm có sáu người, một ông Chủ tịch và năm Hội viên chuyên 
môn về năm ngành khác nhau; một chuyên môn về sắc đẹp, một chuyên về tiếng 
ca, một chuyên về mùi, một chuyên về vị, một chuyên về phẩm chất. 
   Năm hội viên sau khi lấy khả năng chuyên môn của mình để quan sát, phân tích, 
rồi trình bày chi tiết tỉ mỉ với ông Chủ tịch; ông Chủ tịch thâu góp tất cả các tường 
trình của hội viên và đưa ra ý kiến nhận xét của mình và tuyên bố kết qủa cuộc thi, 
ông Chủ tịch đây chính là Ý thức hay Thức thứ sáu vậy. 
IV). CÓ CÁI NGÃ, CÓ LINH HỒN KHÔNG? 
   Ở trên chúng ta đã phân tích công năng của từng giới một cách đầy đủ, đến đây 
chúng ta cần phân tích về sự liên hệ giữa các Căn, Trần và Thức, cũng như quán sát 
xem cái ta hay Linh hồn nó nằm ở đâu? 
1). LIÊN HỆ CĂN TRẦN THỨC RA SAO?                                         
   Căn là nội sắc nội vi, Trần là ngoại sắc ngoại vật, hai thứ riêng biệt, nhưng chúng 
quan hệ mật thiết với nhau. Căn là phần chủ động, Căn có khả năng duyên với Trần. 
Nhờ có Căn gồm có phần phù trần bên ngoài là mắt, tai, v.v…và phần tịnh sắc là hệ 
thần kinh v.v…. mà con người có thể nhận biết các ngoại cảnh chung quanh. Nếu 
không có Căn, Trần, Thức, con người chỉ là vật vô tri vô giác. Ba thứ Căn, Trần, 
Thức duyên nhau ảnh hưởng lẫn nhau, cần có nhau, thiếu một thứ sẽ không hoạt 
động được nữa, con người giống như cây đèn dầu phải có bấc tim đèn, dầu, và 
lửa, thiếu một thứ đèn không thể cháy sáng được. Nếu chỉ có dầu và tim đèn mà 
không có lửa, đèn không thể cháy được, nếu chỉ có tim đèn và lửa mà không có 
dầu, đèn cũng không cháy lâu được, nếu chỉ có dầu và lửa mà không đèn, cũng 
không thể sử dụng được. Đối với con người cũng thế, nếu chỉ có Căn và Trần mà 
không có Thức sẽ không thể biết được cảnh, nếu chỉ có Căn và Thức mà không có 
Trần sẽ không thấy gì cả, nếu chỉ có Trần và Thức mà không có Căn sẽ thành ra 
vô dụng như người mù, người điếc không thấy không nghe v.v… 
   Bởi vậy không một cái gì đứng riêng rẽ mà hữu dụng được cả, Thức là phần 
vô hình chủ chốt như thế ấy mà không thể đứng riêng biệt được, thì bấy lâu 
nay quan niệm cho rằng Linh hồn, cái ngã, hay cái ta độc lập, trường tồn, bất 
biến, tự nó là chủ nhân ông điều khiển tất cả các cơ quan bộ phận của con 
người là không đúng, không đứng vững. 
2). LINH HỒN, CÁI NGÃ, CÁI TA NẰM Ở ĐÂU? 
 (Còn tiếp)

__._,_.___

Posted by: Tien Do 

__.
CHẤP NGÃ,
QUÁN VÔ NGÃ
Toàn Không
(Tiếp theo)
VI). CÂU CHUYỆN VÔ NGÃ: 
      Một thời Đức Phật du hóa tại vườn Ca Lan Đà thuộc thành Vương Xá, 
có một vị Tỳ Kheo tên Ưu Ba Tiên Na trú tại một cửa hang đá dưới núi Xà 
Đầu. Lúc ấy, Tôn giả Ưu Ba Tiên Na một mình ngồi thiền nơi đó, một con 
rắn cực độc dài khoảng một thước từ trên phiến đá rơi xuống thân Tôn giả 
và cắn Ngài rồi bò đi. Tôn giả Ưu Ba Tiên Na gọi các Tỳ Kheo và nói:
- Có con rắn cực độc rơi trên mình tôi, chất độc ngấm vào thân tôi rồi; Chư 
Tôn giả hãy đến nhanh lên, đỡ giùm thân tôi đem ra ngoài, chớ để lâu thân 
này sẽ rã ra như một đống cám tại đây. 
   Khi ấy, Tôn giả Xá Lợi Phất đang ngồi bên một gốc cây gần đó nghe tiếng 
nói ấy, vội vã đến ngay và nói:
- Tôi xem tướng mạo sắc thái của Hiền giả, các căn không khác với bình 
thường, mà nói là trúng độc rắn, nhờ khiêng ra, chớ để lâu thân sẽ tan rã 
ra như một đống cám, như vậy là thế nào? 
   Tôn giả Ưu Ba Tiên Na nói:
- Nếu có người chấp mắt là tôi là của tôi, chấp tai là tôi là của tôi, chấp mũi, 
lưỡi, thân, ý là tôi là của tôi. Đối với sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp chấp 
là tôi là của tôi; đối với các thứ cấu tạo nên thân thể là đất, nước, gió, lửa, 
không, thức chấp chặt cho là tôi là của tôi. Lại nữa, đối với sắc, thọ, tưởng, 
hành, thức chấp cho là tôi là của tôi, thì các căn, sắc mặt mới có biến đổi. 
Còn nay tôi không như thế, Sáu căn chẳng phải là tôi chẳng phải là của tôi, 
Sáu trần chẳng phải là tôi chẳng phải của tôi, Sáu giới chẳng phải là tôi 
chẳng phải của tôi, Năm ấm chẳng phải là tôi, chẳng phải của tôi; vì thế 
]cho nên, tôi không đau đớn, không sợ hãi, sắc mặt không thay đổi. 
   Tôn giả Xá Lợi Phất nói:
- Như thế, Hiền giả đã nhớ xa lià ngã, ngã sở, ngã mạn, xa lià dính mắc trói 
buộc, khiến đoạn dứt cội gốc ấy, thì đối với đời vị lai trọn không trở lại thế gian 
này nữa. Như thế làm sao sắc mặt và các căn biến đổi được. 
   Nói xong, Tôn giả Xá Lợi Phất đi vòng đến đỡ thân của Tôn giả Ưu Ba 
Tiên Na đưa ra ngoài hang. Thân của Tôn giả Ưu Ba Tiên Na bị trúng độc 
được đưa ra ngoài hang không bao lâu, liền rã ra như một đống cám. 
   Sau khi cúng dàng thi thể Tôn giả Ưu Ba Tiên Na xong, Tôn giả Xá Lợi 
Phất đi đến chỗ Đức Phật thưa trình sự việc Tôn giả Ưu Ba Tiên Na bị rắn 
độc cắn cùng sự việc diễn tiến xảy ra. Bấy giờ Đức Phật bảo Tôn giả Xá Lợi 
Phất rằng: “Nếu Tỳ Kheo Ưu Ba Tiên Na đọc bài kệ và câu chú thì sự việc 
]đã không xảy ra như thế”. Rồi Đức Phật nói kệ:
Thường thương xót loài kia,
Kiên cố Lai-trà-la,
Từ Y-la-bạt-na,
Y-bà-phất-đà-la,
Khâm-bà-la thượng mã,
Cũng từ Ca-câu-tra.
Và hắc Cù-đàm kia,
Nan-đà, Bạt-nan-đà,
Thương xót loài không chân,
Và cả loài hai chân,
Bốn chân cùng nhiều chân,
Cũng khởi lòng Từ bi.
Từ bi đối loài rồng,
Loài ở đất và nước,
Thương tất cả chúng sinh,
Đếm được không đếm được.
An vui với tất cả,
Cũng xa lià phiền não,
Muốn cho tất cả hiền,
Tất cả đừng sinh ác,
Thường ở núi Xà đầu,
Cái ác không nhóm lại,
Rắn hung độc ác hại,
Hay hại mệnh chúng sinh,
Như lời chắc thật này,
Vô thượng Đạo Sư thuyết.
Nay ta tụng kệ này,
Lời Đạo Sư chân thật,
Tất cả các ác độc,
Không thể hại thân ta,
Tham dục sân nhuế si,
Ba độc của thế gian,
Như ba thứ độc này,
Trừ dứt gọi Phật bảo.
Pháp bảo trừ ác độc,
Tăng bảo cũng không khác,
Phá hoại độc hung ác,
Nhiếp thọ những người lành,
Phật phá tất cả độc,
Nên nói chú thuật này.
     Tiếp theo nói Kệ, Đức Phật nói Chú như sau: 
Ô-đam-bà-lệ, Đam-bà-lệ, Đam-lục, Bà-bà-đam-lục, Nại-tể-túc, Nại-tể, 
Chỉ-bạt-tể, Văn-na-di, Tam-ma-di, Đàn-để, Ni-la-chỉ-thí, Ba-la, Câu-hạ-ô-lệ, 
Ô-ngu-lệ-tất-bà-ha”. 
   Sau khi nghe Đức Phật nói Kệ và đọc Chú xong, Tôn giả Xá Lợi Phất thưa 
với Đức Phật là Tôn giả Ưu Ba Tiên Na chưa được nghe Kệ và câu Chú này; 
Kệ và Chú này sẽ giúp cho mọi người và đời sau.
   Vậy chúng ta nên biết và học thuộc câu Chú trên phòng khi hữu sự cần đến.,.



__._,_.___

Posted by: Tien Do_,_.___
__._,_.___

Posted by: Tien Do

__._,_.___

Posted by: Tien Do 

No comments:

Post a Comment

Featured Post

NHỮNG KHÔI HÀI VỀ . . . Chữ Nghĩa Việt Cộng.

  NHỮNG KHÔI HÀI VỀ . . . Chữ Nghĩa Việt Cộng. 1. - Ai cũng biết VC là vua chơi chữ, lúc chúng ...

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List