Miền Tây Nay Còn Đâu
Nghiên cứu về văn minh của Loài Người nhận thấy nơi nào có dòng sông lớn thường phát sinh một nền văn minh. Sông Hoàng Hà với nền văn minh Trung Hoa; Sông Gange (Hằng Hà), sông Indus văn minh Ấn độ; sông Euphrate, Tigris văn minh Lưỡng Hà châu, với Ba Tư, xứ của Một Ngàn Lẽ Một Đêm chuyện kể không hết, và sông Nile văn minh Ai cập với các mộ tháp đã từng ngạo nghễ soi bóng trên sông Nile khi Đức Chúa Jesus Christ chưa sanh ra đời.
Miền Tây cũng có thể nói là cái nôi của văn minh Miệt Vườn với Sông Tiền, Sông Hậu, hai nhánh của Sông Cửu Long. Con người và cuộc sống có một lối sống thật là dễ dàng, êm đềm và giản dị như người nông dân sau bữa cơm trưa ngoài đồng, gồm cá rau mát ruột, nằm dưới bóng cây mé vườn, gió hiu hiu “làm một giấc” vô cùng sung sướng. Nhớ xưa ”Ta sống một đời“ dễ dàng, ăn thiệt chỉ làm chơi / Như dòng sông Hậu trôi mơ mộng/ Như đất Miền Tây rộng thành thơi”. Nhưng bây giờ Đồng Bằng Sông Cửu Long hay Miền Tây của văn minh Miệt Vườn, món quà của hai sông Tiền, sông Hậu – ôi nay còn đâu. Đọc phóng sự và xem hình của Anh Nam Nguyên trên Đài Á châu Tự do ngày 27-07- 2012 mà buồn áo não cho Miền Tây, cho đồng bào Miền Tây Nam Việt.
Những con số nhói tim, những lời đứt ruột. Phóng sự viết người dân Miền Tây “tư bề khốn khó [chữ dùng của câu chủ đề của phóng sự] bần cùng trên vựa lúa của cả nước. Mồ hôi của nông dân, bàn tay bàn chưn chay của nông dân tạo nên tên tuổi cho Việt Nam nước xuất cảng gạo hạng nhì trên thế giới, mà dân Miền Tây đâu có được hưởng gì.
Nông dân Miền Tây có làm mà chẳng có ăn. “Khu vực ĐBSCL dân số gần 18 triệu nơi cung cấp 90% lượng gạo và 60% lượng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam.” Nhưng cuộc sống vô cùng khó khổ.
Chính “báo đài” của Đảng Nhà Nước và cuộc hội nghị do Đảng Nhà Nước tổ chức ở Cantho [thời Pháp và Việt Nam Cộng Hoà được xem là Tây đô], nói; chớ không phải do báo chí hải ngoại của người Việt hải ngoại mà CS Hà nội thường chụp mũ là “lực lượng thù địch” nói nhé.
Phóng sự của RFA viết “Báo điện tử Quân Đội Nhân Dân đưa tin sau 5 năm gia nhập WTO thu nhập bình quân đầu người ở đồng bằng sông Cửu Long từ mức 627.000 ngàn đồng một tháng vào năm 2006 đã tăng lên 1,2 triệu đồng/ tháng vào năm 2010. Như vậy thu nhập bình quân đầu người ở 13 tỉnh thành miền Tây Nam bộ đạt khoảng gần 2 USD/ngày so với mức 3,5 USD/ngày tức 1.300 USD/năm của cả nước. Những con số đó chỉ mang tính cách thống kê, trên thực tế thu nhập bình quân giữa nông thôn và thành thị ở Việt Nam cũng như ở đồng bằng sông Cửu Long cách biệt đến mức đáng báo động. Theo phân tích của Việt Nam Net đưa lên mạng ngày 13/7/2011 thì nhiều nông dân đồng bằng sông Cửu Long thu nhập chỉ khoảng 0,3 USD/ngày tức chưa tới 7.000đ/ngày.”
Trời ơi, 7000$ một ngày, không đủ tiền mua gạo cho mình ăn để “tái tạo sức lao động”, chớ đừng nói nuôi gia đình, cho con cháu ăn học.
Sự khốn khó của ĐBSCL được báo Saigon Giải Phóng Online ghi nhận “đầu tư quốc gia vào vùng ĐBSCL chỉ chiếm 13,6% tổng đầu tư quốc gia. Vốn tín dụng thấp, tổng dư nợ chỉ đạt 9% so với cả nước. “TP.Cần Thơ có 9.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa nhưng 600 doanh nghiệp ngừng hoạt động, 150 doanh nghiệp khác đã đóng mã số thuế.” Chính “Ông Trần Thanh Mẫn bí thư Tỉnh ủy Cần Thơ báo cáo thực trạng bi đát cả sản xuất lẫn tiêu thụ, theo đó “dù lãi suất giảm nhưng doanh nghiệp ngại đi vay, vì vay không biết để làm gì, sản xuất hàng hóa không biết bán cho ai. Các tỉnh khác như Cà Mau, Bến Tre nêu ra sự thiệt hại lớn lao khi chính phủ nửa chừng ra lệnh ngừng thi công các dự án trọng điểm về hạ tầng cơ sở.”
Một người gốc gác Miền Tây là Ô. Võ văn Kiệt lên làm thủ tướng rất lâu. Một người khác cũng gốc gác Miền Tây là Ô. Nguyễn tấn Dũng lên làm Thủ Tướng năm sáu năm trời, trở thành người giàu có và mạnh thế nhứt Đảng Nhà Nước VNCS mà chẳng ngó ngàn gì đến việc tăng gia kinh tế, xã hội cho “Miền Tây gốc gác, quê quán” của Ông dù Miền Tây là đất Kinh Châu giúp cho sự nghiệp chánh trị của Ông phát lên. Điều đó cho thấy người dân Miền Tây có lý khi nói người CS là người của đảng, vì đảng nên vong bản.
Ôi Miền Tây nay còn đâu. Miền Tây bị tàn phá môi sinh! Dân Miền Tây nghèo nàn, thất học!.
Nào trên thượng nguồn, tin thông tấn xã Pháp AFP,đập của TC làm cạn nguồn nước, nguồn cá, đồng ruộng nhiễm mặn, lừng phèn.Hàng mấy chục đập thủy điện của Trung Cộng làm cho TC hay làm cho các nước thượng nguồn vay vốn TC trả dần gây tác hại môi sinh, cạn kiệt nguồn sống của Miền Tây.Trên thượng nguồn các nước - chánh yếu là TC - đã xây 11 đập thủy điện. Chưa đủ TC còn cho vay vốn xây thêm 78 đập trên các con sông nhánh nữa.Mỗi năm mất 1 triệu tấn cá nước ngọt tươi là nguồn protein cần thiết và chánh yếu của hai phần ba số dân số trong vùng.
Ngân Hàng Phát Triển Á châu ADB cho biết “lưu lượng sông không đủ và các phương thức tưới tiêu tại vùng châu thổ này đang đe dọa trầm trọng tới vựa lúa của Đông Nam Á... Việt Nam, nước xuất khẩu gạo lớn thứ nhì trên thế giới, bị đe dọa bởi tình trạng ngập mặn ở vùng châu thổ sông Mê Kông do việc tận dụng con sông này quá mức ở thượng nguồn.”
Dân Miền Tây có làm mà chẳng có ăn, càng làm càng nghèo, con em càng thất học, đất canh tác ngày càng teo lại vì cán bộ đảng viên lấy làm khu kỹ nghệ (danh từ CS gọi là Khu Công Nghiệp).
Thê thảm cho trẻ em Miền Tây. Theo báo Lao Động trong nước ngày thứ Hai 5-3-2012 cho biết trình độ học vấn trung bình ở Miền Tây thấp hơn vùng khác, tỷ lệ trẻ em bỏ trường cao nhứt nước, tỷ lệ trẻ em chết đuối vì đi cầu khỉ qua sông rạch cao nhứt nước. Số dân chưa tốt nghiệp tiểu học của Miền Tây tức Đồng Bằng Sông Cửu Long là 32,8%, cao nhất nước kể cả vùng sơn cước ở Miền Bắc. Miền Tây Thiệt Thòi Giáo Dục.
Theo thống kê về dân chúng trong vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBDCL), những người thiệt thòi nhất về phương diện giaó dục. Hơn 1/4 dân số chưa tốt nghiệp tiểu học. Tỉ lệ học sinh THCS ở ĐBSCL cũng thấp nhất nước.
“Có một thực trạng đáng buồn là nhiều gia đình ở nông thôn ĐBSCL cho con em học chỉ đến lớp 2-3, cao lắm chỉ lớp 5...”
Nếu ở đồng bằng sông Hồng, cứ khoảng 327.000 người dân là có một trường ĐH (bình quân cả nước khoảng 900.000 người) thì ở ĐBSCL, con số này lên tới 3,37 triệu. Tỉ lệ tiến sĩ, giáo sư, thạc sĩ... của ĐBSCL cũng còn quá thấp…
Trẻ thì thiệt thòi như vậy, lớn thì bị bọn “cướp ngày là quan” gồm cán bộ đảng viên mọi ngành nghề cấu kết với bọn tài phiệt ngoại bang “thi đua” lợi dụng chính sách qui họach của Đảng Nhà Nước lấy đất của dân đền bù rẻ mạt và bán lại giá cao gấp 40 lần là chuyện cơm bữa ở Miền Tây.
Các “quan” cán bô đảng viên lấy đất để làm dự án, đặc biệt là Khu Công Nghiệp (KCN) nhiều khó tưởng tượng được. Đất trồng trọt vì thế ngày càng giảm đáng sợ. Có nhiều khu kỹ nghệ lấy rồi bỏ trống để coi chơi vì không có ngọai quốc đầu tư. Trong khi đó nông dân mất đất không có đất để làm ruộng rẫy.
Con số báo Lao Động nêu lên thấy mà hết hồn. Tại TP Cần Thơ ngày xưa người Việt thường gọi là Tây Đô [xin nói rõ thành phố Cantho tức nội ô và vùng phụ cận của thành phố Cantho chớ không phải tỉnh Phong Dinh thời VNCH và Hậu Giang thời CS], với một thành phố không có bao nhiêu đất ruộng rẫy như thế mà từ năm 2006 đến 2010 các quan chức đã nuốt hết 6.000 mẩu tây đất trồng lúa (1 mẩu tây là 10.000 mét vuông, 10 công ruộng chớ không phải ít ỏi gì ). Bao nhiêu gia đình phải dời nhà cửa, mồ mả tổ tiên, bao nhiêu nông dân phải thất nghiệp, vợ con nheo nhóc, mất cửa mất nhà, bỏ học bỏ hành.
Chưa đủ trong cuộc họp mới đây, Hội Đồng Thành Phố gồm những cán bộ đảng viên CS được đảng cử dân bầu gọi là thay mặt cho dân quyết định giảm thêm 1.800 ha đất nông nghiệp nữa, trong đó có 1.100 ha đất lúa.
Tiếng là vựa lúa của cả nước, mà nhà cầm quyền 13 tỉnh Miền Tây thi đua nhau làm ra khu công nghiệp dù rất nhiều khu đất để trồng. Theo một khảo sát mới đây của VCCI Cần Thơ, ĐBSCL hiện có 20 KCN với tổng diện tích 3.645 ha nhưng mới chỉ cho thuê được hơn 810 ha (tỉ lệ hơn 22%).
Nông dân lâm vào thế lưỡng đầu thọ địch của bọn cướp ngày là quan. Quan quốc doanh mua gạo xuất cảng (danh từ CS gọi là xuất khẩu) ép gía lúa gạo để lời nhiều. Quan quốc doanh độc quyền nhập cảng và độc quyền cho giá phân bón, thuốc trừ sâu.
Với tình hình bi thảm như trên hỏi Miền Tây của văn minh Miệt Vườn làm sao còn, dân Miền Tây làm sao sống?
__._,_.___
No comments:
Post a Comment