Thái Bình Dương Hết Thái Bình
(08/27/2012)
Tác giả : Vi Anh
Thái Bình Dương không còn thái bình nữa. Mỹ đã bày binh, bố trận, bao vây, chống TC về quân sự, kinh tế chánh trị ở Á châu và Mỹ châu Thái Bình Dương rồi.
Hai thời sự đáng lưu ý mới đây về Trung Cộng. Một là hiệp ước TPP do Mỹ chủ động đã thành hình, TC bị các nước Á châu, Mỹ châu Thái bình dương cho ra rìa. TPP là chữ tắt cùa Transpacific Partnership có thể dich ra tiếng Việt là Hiệp Định Đối Tác Kinh Tế Chiến Lược xuyên Thái Bình Dương. Chủ động trong cuộc vận động và thành lập hiệp định này là Mỹ. Tin mới nhứt Phó Đại diện Thương mại Mỹ, ông Demetrios Marantis, mới đây tại thủ đô Washington cho biết hiệp định đang thành hiện thực. Mỹ và các quốc gia thành viên khác đang đạt tiến bộ vượt bực trong việc ký kết một thỏa thuận thương mại toàn diện. TTP có mục đích hỗ trợ việc kiến tạo và duy trì công ăn việc làm trong các nước thuộc đối tác xuyên Thái Bình Dương, tăng cường quan hệ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, và cuối cùng tạo ra một khu vực tự do thương mại. Singapore, New Zealand, Chile, Brunei, Mỹ, Úc, Malaysia,Peru và Việt Nam đã hoàn thành thủ tục gia nhập. Mexico, Canada, Nhựt cũng được mời tham gia và sẽ sớm mở các cuộc thương thuyết về vấn đề này. Chỉ có Trung Cộng không có mặt, không được mời, bị cho ra rìa dù TQ là một đại siêu cường trên Á châu Thái bình Dương, hàng hoá made in China rẻ mạt, tràn ngập thế giới và chủ nợ của nhiều nước tây Phương trong đó có Mỹ.
Thời sự thứ hai đáng chú ý liên quan đến Mỹ và TC là Thượng Nghị Sĩ James Webb, một thượng nghị sĩ rất có thẫm quyền và rất am tường về Á châu Thái bình Dương kêu gọi chánh quyền Mỹ phải cương quyết hơn nữa với TC trước hành động mà Thượng Nghị sĩ lên án TC “xâm lấn” ở Biển Đông. Lời tuyên bố của Ông được Ông viết trên giấy trắng mực đen trong một bài đăng báo Wall Street Journal. TNS Webb thuộc Đảng Dân Chủ đại diện cho TB Virginia, là ủy viên của hai ủy ban ở Thượng Viện, Ủy Ban Quân Vụ và Ủy Ban Đối Ngoại. Ông từng tham chiến ở Việt Nam và từng giữ chức Bộ Trưởng Hải Quân dưới thời TT Ronald Reagan. Ông chỉ trích lập trường Mỹ không đứng về bên nào trong các vụ tranh chấp Biển Đông, là “mặc nhiên để cho Trung Quốc ngày càng có nhiều hành động xâm lăng.”
Qua hai thời sự trên và qua một số diễn biến của Mỹ dồn dập đến Á châu gần đây người ta thấy Mỹ gần như đã hòan thành chiến dịch hai mặt giáp công: bao vây quân sự và kinh tế đối với Trung Cộng.
Về bao vây quân sự đối với TC, Mỹ hầu như đã ý thức hệ cho quân binh, và đã bày binh, bố trận xong rồi. Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Panetta trong một buổi lễ long trọng 1099 sĩ quan hải quân tốt nghiệp ra trường Học Viện Hải Quân ở thành phố Annapolis, tiểu bang Maryland, đã cảnh giác các tân sĩ quan “Quân đội của TQ đang bành trướng và hiện đại hóa. Chúng ta phải đề cao cảnh giác. Chúng ta phải mạnh. Chúng ta phải sẵn sàng đối phó với mọi thách thức."
Ông kêu gọi các tân sĩ quan Hải Quân củng cố tình đồng minh đã có từ lâu nay với Nhật Bản, Nam Hàn, Úc và Philippines, trong khi xây dựng những mối quan hệ đối tác mạnh mẽ với các nước như Malaysia, Indonesia, Việt Nam, Singapore và Ấn Độ. Bộ Quốc Phòng và Tổng Tham Mưu Mỹ đã chuyển 60% hải lực sang Thái Bình Dương, tái phối trí quân Mỹ ở Okinawa, lầu đầu tiên đổ quân thường trú ở Úc, dàn xếp các căn cứ tiếp liệu thuận lợi hơn trong việc lập vòng vây ngăn chận sự bành trướng hải lực của TC.
TT/QP Mỹ đích thân đến thăm Vịnh Cam Ranh. Đó là một căn cứ hải quân trọng yếu trong thời Chiến Tranh VN, không phải cho quân lực Mỹ ở VN mà cho tòan vùng Đông Nam Á của Mỹ.
Tháng Tư năm 2012, Bộ Quốc Phòng Mỹ lập một cơ quan tình báo mới chuyên trách chánh yếu về Trung Cộng. Đó là cơ quan tình báo bí mật của quân đội Mỹ (Defense clandestine service, DCS). Cơ quan này kết hợp làm việc với CIA với nhiệm vụ như gián điệp.
Bộ Quốc Phòng và Tổng Tham Mưu Mỹ cũng đã tái phối trí Thủy Quân Lục Chiến ở Á châu để đáp ứng nhu cầu chiến lược, chiến thuật mới, mà mục tiêu là tấn công và phòng ngự TC. Điều 9000 Thủy Quân Lục Chiến từ Okinawa qua Guam 5000 người, qua Úc 2500 người và qua Hawai khỏang vài ngàn để làm lực lượng tiếp ứng, giữ lại tại Okinawa 10,000 người .
Mỗi nơi phụ trách một vùng chiến thuật ở Á châu Thái bình dương, xung quanh TC. Các đơn vị Thủy quân lục chiến đồn trú tại Okinawa sẽ phụ trách khu vực bán đảo Triều Tiên và biển Hoa Đông; lực lượng ở Guam, vùng Tây Thái Bình Dương; lực lượng ở Darwin, miền Bắc Úc khu vực Biển Đông và Ấn Độ Dương và Thủy quân lục chiến đặt ở Hawaii, trừ bị,tiếp ứng.
Ngoại trưởng Nhật Koichiro Gemba tuyên bố với báo chí rằng thỏa thuận này «là tất yếu phản ánh một thực tế trong khu vực trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng sức mạnh». Nhựt đóng góp khoảng 8,6 tỷ đôla để chia xẻ với Mỹ việc điều động này.
Trước khi điều động thủy quân lục chiến ở Okinawa, Mỹ có 11 hàng không mẫu hạm, Bộ Quốc phòng và Tổng Tham mưu đã điều về vùng Á châu Thái bình dương 6 chiếc, đa số được dùng vào lực lượng tấn công. Mỹ cũng đã được sự đồng ý của Úc cho phép hàng không mẫu hạm, các tàu lặn nguyên tử Mỹ ghé thành phố Perth phía tây của Úc để tiếp tế, nghỉ ngơi, như một căn cứ an tòan hải ngọai của Mỹ.
Úc cũng đồng ý cho Mỹ sữ dụng quần đảo Cocos, một nhóm đảo san hô của Úc nằm trong Ấn Độ Dương và ở phía tây bắc của Australia, làm nơi xuất phát cho các máy bay dọ thám không người lái của Mỹ. Theo tin của AFP, quần đảo Cocos của Úc sẽ thay thế cho căn cứ Diego Garcia của Mỹ tại Ấn Độ Dương. Chính Đại sứ Mỹ tại Úc Jeffrey Bleich nhận định là từ căn cứ Darwin ở miền Bắc nước Úc, có thể đi thẳng ra Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Biển Đông Timor và tất cả các tuyến đường thương mại xung quanh. Điều này tạo một lợi thế mạnh và lớn cho Mỹ trên Thái bình Dương. Mỹ có thể dễ dàng tung quân ra xa một cách nhanh chóng.
Mới dây Mỹ tăng cường thêm cho căn cứ ở đảo Guam thêm hai tiểm thủy đỉnh nguyên tử và lập không đoàn chiến đấu cơ chiến lược cố định và thường trực ở đảo Guam.
Về bao vây kinh tế TC, Mỹ dùng hiệp định TPP, Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương. TPP họp lần thứ 13 ở San Diego, thành phố cảng quân sự Á châu của Mỹ, đạt nhiều “tiến bộ quan trọng' trong các lãnh vực quan yếu: quan thuế, các dịch vụ xuyên biên giới, viễn thông, và chi tiêu của chính phủ. Nhiều nước Á châu và Mỹ châu Thái Bìng Dương gia nhập, nhưng TC bị cho ra rìa như thấy ở thời sự 1.
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã công khai và mạnh dạn tuyên bố rằng, hiệp định mậu dịch với các nước Thái Bình Dương là một ưu tiên của Hoa Kỳ.
Chuẩn bi chiến tranh là củng cố hoá bình, người ta không tin Trung Cộng dám tấn công Mỹ trên Thái Bình Dương vì làm thế là TC tự sát với thế lực quân sư của Mỹ phải tối thiểu hai mươi năm nữa TC hoạ may mới cân bằng với hiện tình của quân lực Mỹ.
Cũng như Mỹ không cần tấn công TC chi cho mang tiếng. Chỉ cần Nhựt và Phi luật tân có lý do chánh đáng tấn công trả đủa TC đã chiếm biền đảo, thì Mỹ có lý do để can dự rồi. Mỹ có nhiệm vụ bảo vệ Nhựt theo hiệp ước sau Thế chiến Hai. Phi có hiệp ước phòng thủ chung với Mỹ. Cái gì chớ Nhựt thì quá am tường, qua nhiều kinh nghiệm đối với chiến truờng TQ. Nếu có chiến tranh xảy ra giữa Nhựt mà đàng sau có Mỹ, thì dân chúng TQ sẽ có dịp nỗi lên chống CS, TQ trở thành không phải Tam Quốc và thành “liệt quốc” của thời Đông Chu Liệt Quốc gồm quá nhiều nước như sứ quân trong truyện Tàu.
No comments:
Post a Comment