Bệnh Ung Thư, Một Căn Bệnh Ngặt Nghèo…
Trong
chuyến đi về thăm Canada vừa qua, chúng tôi có rất nhiều niềm vui và sự ấm cúng
được gặp lại bạn bè và người thân nhưng đồng thời chúng tôi cũng đã sống qua
những giây phút chạnh lòng. Đã có những người bạn thân của chúng tôi ra đi vĩnh
viễn gần đây vì bệnh ung thư. Và chúng ta đều biết bệnh này là một trong những
căn bệnh ngặt nghèo nhất trong thời đại chúng ta đang sống.
Vừa qua, tôi nhận được tạp chí Science et Vie, một tạp chí có giá trị xuất bản ở Pháp, số đặc biệt nói về bệnh ung thư. Và tôi đã để thì giờ đọc và tóm tắt những chi tiết quan trọng dưới đây.
Hiện nay theo thống kê của bộ y tế Pháp, một trên hai người đàn ông Pháp và một trên ba ngưòi đàn bà Pháp trước sau cũng phải bị con bệnh ung thư đến viếng trong cuộc đời của họ. Bệnh này đã được nhà y sĩ kiêm hiền triết Hippocrate khám phá ra từ thế kỷ thứ tư trước công nguyên và bệnh ung thư đã trở thành nguyên nhân đầu tiên trong các bệnh gây tử vong ở Pháp năm 2004.
Các phương pháp chữa bệnh ung thư ngày nay cũng rất tiến bộ, nhờ vào những nghiên cứu trong ngành y khoa gần đây. Bên cạnh những cuộc giải phẫu và phương pháp dùng tia phóng xạ và dùng thuốc hoá học cực mạnh, hiện nay các nhà nghiên cứu đang phát triển một phương pháp dùng những tế bào đặc biệt mà họ có thể tiêm vào máu để “tiêu diệt” thẳng những tế bào ung thư.
Trước khi nói thêm về những phương pháp chữa bệnh ung thư của y khoa Âu Mỹ, tôi xin ôn lại những cấu trúc của căn bệnh trầm kha này.
Vừa qua, tôi nhận được tạp chí Science et Vie, một tạp chí có giá trị xuất bản ở Pháp, số đặc biệt nói về bệnh ung thư. Và tôi đã để thì giờ đọc và tóm tắt những chi tiết quan trọng dưới đây.
Hiện nay theo thống kê của bộ y tế Pháp, một trên hai người đàn ông Pháp và một trên ba ngưòi đàn bà Pháp trước sau cũng phải bị con bệnh ung thư đến viếng trong cuộc đời của họ. Bệnh này đã được nhà y sĩ kiêm hiền triết Hippocrate khám phá ra từ thế kỷ thứ tư trước công nguyên và bệnh ung thư đã trở thành nguyên nhân đầu tiên trong các bệnh gây tử vong ở Pháp năm 2004.
Các phương pháp chữa bệnh ung thư ngày nay cũng rất tiến bộ, nhờ vào những nghiên cứu trong ngành y khoa gần đây. Bên cạnh những cuộc giải phẫu và phương pháp dùng tia phóng xạ và dùng thuốc hoá học cực mạnh, hiện nay các nhà nghiên cứu đang phát triển một phương pháp dùng những tế bào đặc biệt mà họ có thể tiêm vào máu để “tiêu diệt” thẳng những tế bào ung thư.
Trước khi nói thêm về những phương pháp chữa bệnh ung thư của y khoa Âu Mỹ, tôi xin ôn lại những cấu trúc của căn bệnh trầm kha này.
Hiểu bệnh
Trong cơ thể chúng ta có khoảng 200 loại tế bào khác nhau. Tế bào gan, tế bào máu, da, và những nơ ron của óc v.v…; mỗi loại tế bào có công năng và cấu trúc riêng rẽ. Trong tất cả những tế bào này, chỉ có khoảng 10% là trường thọ (nghĩa là sống rất lâu, nhiều sách dùng chữ bất tử (cellules immortelles)), còn lại đều theo một chu kỳ tự hủy hoại và tự làm mới không ngừng. Mỗi ngày, trung bình có khoảng một ngàn tỉ tế bào trong cơ thể chúng ta tự hủy diệt và cùng lúc có cả ngàn tỉ tế bào mới được sinh ra. Khi sự hủy diệt và sự sinh sản của các tế bào nằm trên thế quân bình (nghĩa là số lượng hai bên bằng nhau), mọi việc êm đẹp, sức khoẻ chúng ta được gìn giữ. Khi thế quân bình ấy lung lay, bệnh ung thư gõ cửa đặt chân vào nhà.
Theo sự giải thích đơn giản nhất của các bác sĩ chuyên môn, bệnh ung thư nhen nhúm khi có một số tế bào thoát khỏi cấu trúc của sự hủy hoại tự nhiên và trở thành bất tử. Những tế bào này thoát khỏi mọi kiểm soát của cơ thể và tiếp tục tự sinh sôi nẩy nở và khi chúng trở thành đông đảo, chúng tụ họp lại thành một cái bướu (tumeur). Cái bướu này không ngồi yên mà tiếp tục hoạt động và tự tạo ra những mạch dẫn máu riêng biệt và dùng những mạch máu này đưa những tế bào mới (hung hăng, hay còn gọi là có ác tính) đi vào những bộ phận khác của cơ thể và dần dà tạo thành những ốc đảo (bướu) mới. Lúc đó các nhà chuyên môn gọi tình trạng này là ung thư toàn diện (cancer généralisé hay métastases).
Tất cả cấu trúc của sự sinh sản ra tế bào ung thư, theo những lý thuyết căn bản hiện thời, nằm trong các gien (gènes) của chúng ta (còn được gọi tắt là ADN hay DNA). Mỗi tế bào của con người chứa khoảng 30,000 gien. Những gien này được trao truyền lại từ cha mẹ (và tổ tiên) chúng ta. Chúng có mặt và có công năng giúp các tế bào mới được sinh sản đúng theo gien mà chúng ta đã được trao truyền. Phần lớn các nhà chuyên môn nghiên cứu về bệnh ung thư ngày nay (trừ hai bác sĩ ở Boston, xin xem chú thích cuối bài này (*)), đều xác nhận là trong quá trình sinh sản những tế bào mới, đôi khi công thức ADN (DNA) bị sai lệch và không được theo đúng. Ở mỗi đầu dây ADN, có một một nhóm nhỏ được gọi là đồng hồ chẩn y (télomères) ngày đêm canh gác và săn sóc những tế bào mới sinh. Khi sự chẩn y này không chạy hay bị trục trặc, việc sinh sản những tế bào mới không theo đúng công thức ADN bình thường và những tế bào mới này đơn phương hoạt động và biến đổi dưới những dạng ADN khác nhau. Các nhà nghiên cứu tìm thấy 33,000 bộ mặt ADN mới trong các bướu ác tính ở da và khoảng 23,000 trong những bướu ung thư ở phổi. Gần đây nhất, các nhà nghiên cứu tìm ra thêm là những gien mới có khả năng biến những tế bào bình thường thành tế bào khác thường (có ác tính) và phương thức biến hoá này rất phức tạp và biến đổi liên tục. Và chính vì sự phức tạp và tính cách biến đổi nhanh chóng này mà ngành y khoa hiện nay chưa tìm ra được thuốc chữa phổ quát (universel). Tuy thế các nhà chuyên khoa hy vọng sẽ tìm được thuốc chữa cho từng loại ung thư khác nhau. Sau đây là tóm tắt các loại ung thư đang được nghiên cứu (vì sự hiểu biết về từ ngữ y khoa của người viết bài này yếu kém nên xin được mạn phép “mượn” những từ y-khoa Pháp):
• Adénocarcinome và carcinome: chiếm đa số (85%) những bệnh ung thư của các bộ phận như vú, gan, bao tử, phổi v.v…
• Sarcome: 2%, xương, gân cốt, mạch dẫn máu và các ống quản…
• Lymphome: 5-7%, tuyến, lá lách, đường tiêu hoá, bộ phận sinh dục…
• Leucémie và myélome: 4%, máu, tủy…
Việc đầu tiên đập vào mắt tôi là thống kê về ung thư trên toàn cầu. Có một sự khác biệt rõ rệt về số người chết vì ung thư giữa bắc và nam bán cầu (không tính Úc Châu). Ở Nam Mỹ và Phi Châu số người chết về ung thư rất ít. Tôi tò mò đọc thêm thì người viết bài có chú thích thêm là ở những nước nghèo ở nam bán cầu, người ta chết vì những bệnh truyền nhiễm trước khi khám phá ra họ có bệnh ung thư. Và thống kê về bệnh ung thư rất hiếm hoi. Ngay chỗ tôi ở hiện nay (Yaoundé, Cameroun), không ai nói tới bệnh ung thư cả. Phương tiện chẩn bệnh và chữa bệnh ung thư ở đây hầu như không có, thì làm gì mà nói đến thống kê. Những bệnh gây tử vong lớn nhất ở đây là bệnh sốt rét rừng (malaria hay paludisme), bệnh HIV và bệnh lao, sau đó chiếm hạng tư là những người chết bởi tai nạn lưu thông. Và theo thống kê của những nước Âu Mỹ, tỷ lệ người bệnh được cứu sống sống sau khi ung thư được phát hiện sớm ngày nay cao hơn so với cách đây 10 năm trước nhờ vào những thuốc chữa mới. Và dưới đây là thống kê của bộ y tế Pháp:
• Ung thư tiền liệt tuyến (prostate, đàn ông), tỷ lệ cứu sống sau khi ung thư phát hiện: 80%
• Vú (phụ nữ), 85%
• Ruột, 56%
• Phổi, 14%
• Cổ họng và mồm, 95%
• Máu, 55%
• Thận, 62%
• Bọng đái, 58%
Những nguyên nhân đưa đến bệnh
Theo tổ chức quốc tế về sức khoẻ (OMS), hiện nay, tùy nơi chốn chúng ta sống, người dân của rất nhiều quốc gia trên thế giới, vì nhu cầu mở mang kinh tế và mưu sinh, không còn sống gần thiên nhiên như tổ tiên họ. Con người, với sức khám phá và cuộc thi đua kinh tế cũng như quân sự, đã bào chế hơn 100,000 chất hoá học. Đa số những chất này được dùng trong hầu hết những kỹ nghệ canh tác nông nghiệp, chăn nuôi, thực phẩm, dược phẩm và những kỹ nghệ bào chế xe hơi, máy bay, tàu thủy cho đến tất cả những máy móc dùng trong nhà chúng ta hằng ngày. Những độc tố gây ra bởi sự tranh đua này hiện nay được tìm thấy trong nước uống, trong không khí chúng ta thở và trong thức ăn chúng ta dùng mỗi ngày. Hiện nay ở những nước Âu Mỹ, đã có những phong trào ăn uống dùng thức ăn được biến chế hoặc trồng trọt từ những nông trại không dùng thuốc hoá học và các thuốc trừ sâu. Thực phẩm mang tên “bio” (bên Pháp) hoặc mang tên “organique” (Bắc Mỹ) có thể được tìm thấy dễ dàng hầu hết trong các siêu thị. Và tương lai, nếu số người dùng những thức ăn này tăng lên, giá hàng sẽ rẻ đi (hiện nay thì khá đắt nếu quý vị muốn hoàn toàn ăn theo kiểu bio (dịch tiếng Việt là dưỡng sinh được không? ở trong nước họ dùng chữ “sinh thái” để dịch cho chữ écologique).
Môi trường thiên nhiên có nhiều độc tố, thêm vào đó, cũng theo tạp chí Science et Vie, cách sống và mưu sinh của con người trong những xã hội tân tiến làm tinh thần họ luôn căng thẳng (stress). Một số bác sĩ tin rằng có sự liên hệ mật thiết giữa tâm thần (mental) và bệnh ung thư, mặc dù họ chưa hiểu rõ sự liên hệ này. Tôi có một anh bạn sau khi ung thư phát hiện, bác sĩ nói anh chỉ sống thêm khoảng 6 tháng là nhiều. Anh đi học tu theo đạo Phật và sống theo phương pháp thiền của đạo Phật và anh đã sống thêm được gần 10 năm. Ngày nay bên Mỹ, ở vùng Boston, có ông bác sĩ tên là Jon Kabat-Zin đã mở một trung tâm chữa bệnh tâm thần bất an và bệnh ung thư bằng phương pháp sống có chánh niệm của đạo Phật (phương pháp ông được gọi là mindfulness based stress-reduction technique). Ông này đào tạo được rất nhiều chuyên viên về ngành y tế và những người này khi về lại thành phố họ, đã tiếp tục đóng góp cho cộng đồng của họ qua những dịch vụ y tế dùng phương pháp của ông Kabat-Zin.
Ngừa bệnh
Theo tạp chí Science et Vie thì cách ngừa bệnh hay nhất là chúng ta phải có một đời sống thật đơn giản, một cách sống kỷ cương và có ý thức, nhất là ăn uống cẩn thận và có chừng mực, tránh xử dụng những chất có nhiều độc tố, và phải luôn hoạt động thể dục cơ thể cũng như tạo cho mình những niềm vui lành mạnh. Đã có rất nhiều sách viết về cách ăn uống để ngừa bệnh ung thư. Còn vấn đề giảm bớt những phiền não và lo âu trong cuộc sống thường nhật đầy bươn chải và nhiễu nhương thì tạp chí chỉ nói là mỗi chúng ta phải tự tìm ra những phương pháp riêng và thích hợp cho mình. Cộng đồng VN chúng ta ở hải ngoại đã có những hội đoàn tổ chức các buổi tập thể dục dưỡng sinh như khí công, yoga, tài chí v.v… và những khoá tu thiền theo những pháp môn khác nhau của đạo Phật và đạo Chúa. Có một số người xả stress bằng cách đánh bóng bàn mỗi tối sau khi ăn hoặc đi bộ cả mấy tiếng đồng hồ trên chiếc tapis có máy quay (thread mills), hoặc đi bơi; có người thì thích học và tập nhảy theo những điệu nhảy latino rất kích động gọi là zumba v.v… Bất cứ loại thể dục nào nếu chịu khó làm đều đặn đều tốt cả. Và dĩ nhiên một đời sống gia đình êm ấm đoàn tụ cũng là một yếu tố quan trọng khác.
Chẩn bệnh
Ở các nước tân tiến, điều kiện chăm sóc về y tế và sức khoẻ người dân tương đối khá đầy đủ. Việc chẩn bệnh sớm nhờ vào máy móc tối tân cũng giúp và cứu được rất nhiều người cho những bệnh ung thư về vú, ruột, tử cung, tiền liệt tuyến và da. Phương pháp chẩn bệnh khác nhau tùy từng loại ung thư. Về ung thư vú thì bác sĩ khuyên các phụ nữ trên 50 tuổi nên có rọi kiếng (hay chụp hình, radiographie) mỗi hai năm. Những hình này cho thấy rất sớm những tế bào ung thư chưa kịp làm thành bướu. Về ung thư ruột thì việc chẩn bệnh rất đơn giản: chỉ cần dùng thuốc Hemoccult II (và chính bạn cũng có thể tự làm) để tìm ra những vết máu trong phân. Về ung thư tử cung thì việc chẩn bệnh cũng dễ dàng: bác sĩ dùng dụng cụ mềm để xoa và lấy một phần da trên mặt tử cung và đem đi xem bằng kính hiển vi (microscope) sau đó. Về ung thư tiền liệt tuyến thì ngoài việc khám tại phòng bác sĩ để xem độ lớn của tiền liệt tuyến, họ còn thử cường độ PSA trong máu. Và cuối cùng là ung thư da: bác sĩ dùng kính đặc biệt để xem thẳng những vùng da trên người bạn bằng mắt thường.
Những cách chữa bệnh theo khoa học tân tiến Âu Mỹ
Giải phẫu: cách thông thường hiện nay là phương pháp cắt bỏ vùng có tế bào ung thư hoành hành. Bác sĩ William Stewart Halsted là người đầu tiên dùng phương pháp này trên vú (mastectomie) bên Mỹ năm 1890. Ngày nay nhờ vào tiến bộ kỹ thuật, những phương pháp mổ này tinh vi và nghệ thuật hơn.
Cách dùng hormone (hormonothérapie): phương pháp này dùng một số hormones để chận sự tăng trưởng của một số bệnh ung thư như ung thư vú và tiền liệt tuyến, được phát hiện từ năm 1896.
Xử dụng tia phóng xạ X: nhờ vào những khám phá của bà Marie Curie, ngày nay việc dùng quang tuyến X trở thành chuyện dễ dàng, từ việc dùng tia này để tiêu hủy những tế bào ung thư cho đến việc chụp hình những vùng bị tế bào ung thư xâm chiếm (scintigraphie, Petscan…).
Dùng máy chụp và xoi cực bé (endoscope): với kỹ thuật dùng những dây thật bé (làm bằng fibre de verre) và mềm mỏng, các bác sĩ có thể nhìn và cắt đi những bướu ung thư mọc trong những vùng hóc hiểm xa xôi của cơ thể mà không cần phải mổ bệnh nhân.
Dùng thuốc hoá học cực mạnh (chimiothérapie): năm 1943, một tai nạn xảy ra ở hải cảng Naples trên một tàu chiến của Hoa Kỳ. Một cái bình chứa hơi moutarde (mustard) bị vỡ và một số thủy thủ hít phải hơi độc. Bác sĩ Alfred Gilman theo dõi bệnh tình của mấy bệnh nhân này và nhận xét là số bạch huyết cầu (globules blancs) trong máu họ giảm đi rất nhiều. Từ đó các bác sĩ nghĩ ra cách làm thuốc hoá học để tiêu diệt những bạch huyết cầu ác tính trong những bệnh ung thư máu. Từ đây, phương pháp dùng những chất hoá học cực mạnh (méthotrexate, actinomycine, caryolysine…) ra đời.
Dùng tia phóng xạ gamma, từ trường và tia positron: Bác sĩ Mỹ Hal Anger được xem là người đầu tiên (1957) dùng máy ảnh chụp hình những vùng có bệnh trên cơ thể nhờ vào những tia phóng xạ gamma từ những bộ phận cơ thể có tế bào ung thư phát ra. Những tia gamma này phát ra từ một dung dịch được bơm vào vùng có bệnh dưới dạng chất lỏng (tỉ dụ như chất iode 123 dùng trong việc chẩn bệnh yết hầu) trước khi chụp. Và còn nhiều phương pháp dùng tia phóng xạ hay từ trường ngày càng tối tân như IRM (hay MRI, imagerie par résonance magnétique) hay TEP (topographie par émissions de positrons)…
Dùng những thực vật thiên nhiên như cây IF (một loại thông): lá và vỏ cây IF có chất taxol có tác dụng ngăn ngừa sự sinh sản của tế bào ung thư và được dùng để chữa một vài ung thư như tiền liệt tuyến, phổi và vú.
Chữa bệnh bằng thuốc chỉ nhắm vào tế bào ung thư (thérapies ciblées): phương pháp này được áp dụng từ năm 2000 và ngày càng tiến bộ. Nguyên tắc của cách chữa này là nhắm vào tế bào ung thư và tránh tối đa không động đến những tế bào lành mạnh. Hai nhà nghiên cứu người Mỹ về sinh học, ông Harold Varmus và ông Michael Bishop, là những người đầu tiên khám phá ra những gien biến đổi của gien bình thường (1976). Cho mãi đến năm 2001 mới bắt đầu có thuốc chỉ nhắm vào những gien ung thư được bào chế. Gần đây nhất có thuốc Avastin được dùng để bóp nghẹt những bướu ung thư. Người ta tiên đoán từ nay đến năm 2015 sẽ xuất hiện rất nhiều thuốc mới càng ngày càng hiệu quả hơn.
Nguyễn Duy Vinh
(cựu học sinh trung học Nguyễn Trãi Sài Gòn)
(*) hai giáo sư chuyên về ung thư, ông Carlos Sonnenschein và bà Ana Soto của đại học Tufts (Boston, USA) nghĩ rằng bệnh ung thư là do sự xáo trộn của những tế bào được gây ra bởi sự truyền thông giữa các tế bào bị gián đoạn.
No comments:
Post a Comment