VIỆT NAM:
CON HỔ THÀNH MÈO SA LƯỚI NỢ NẦN
Việt-Long, RFA- theo Rob Cox, Newsweek.
2012-10-05
“Việt Nam cho thấy một trường hợp cổ điển của
một nước nhỏ gặp được vận hội vĩ đại úp chụp lên mình. Những người cai trị hoặc
không được chuẩn bị, hoặc kém khả năng điều hành để ứng phó với nguồn vốn khổng
lồ từ nước ngoài ào ạt tuôn vào trong thập niên qua.” theo kinh tế gia Hoa K ỳ
Ruchir Shama.
Hình mẫu của sự điều hành sai lạc
Mở đầu bài báo đăng trên tờ Newsweek, tác giả
Rob Cox viết:
Thống đốc Christine Gregoire phân phát khoai
tây chiên tại môt tiệm Gà Chiên Kentucky ở thành phố Hồ Chí Minh, vào hôm cách
nay gần đúng hai năm. Khoai tây chiên bằng sản phẩm trồng ở tiểu bang
Washington nơi bà làm thống đốc. Tháp tùng bà thống đốc là đại diện 50 công ty
Hoa K ỳ, đến Việt Nam để tìm cơ hội đầu tư kinh doanh ở nước cựu thù.
Sự kiện quan trọng nhất trong lịch trình làm
việc tại Việt Nam của bà Thống đốc Washington Christine Gregoire là lễ khánh
thành Cảng nước sâu Thị Vải-Cái Mép ở Bà Rịa Vũng Tàu.
Lúc đó mọi việc đều có vẻ đầy triển vọng.
Nhưng nay, vụ đầu tư đó cũng như nhiều mối đầu tư khác vào Việt Nam đều “nhiễm”
đầy những tai tiếng và nạn công quyền nhũng lạm. Điều đáng buồn: đó chẳng
phải chuyện hiếm hoi ở Việt Nam.
Xứ sở này có vẻ đã đi đúng hướng để chiếm vị
trí con hổ kinh tế châu Á, một mô thức nhỏ hơn của xứ láng giềng khổng lổ Trung
Qu ốc ở phía bắc.
Việt Nam tự hào với một dân số trẻ đông đảo,
một tỉ lệ cao những người biết chữ, dồi dào tài nguyên thiên nhiên, tự túc về
nông nghiệp, với một dải duyên hải vươn dài tranh đua cùng các bờ biển
California và Thái Lan, và một vị trí chiến lược trên con đường giao thương của
Thái Bình Dương.
Nhưng ngược lại, ngày nay Việt Nam càng ngày
càng giống như một trường hợp tuyệt vọng.- một trường hợp điển hình cho những
quốc gia mới nổi, giống như Miến Điện, đã không khai thác được cơ hội mở mang một
nền kinh tế.
Cảng nước sâu Cái Mép nằm ở cửa hai sông Thị
Vải-Cái Mép thuộc Bà Rịa-Vũng Tàu, khoảng 80 km từ thủ phủ kinh tế của Việt
Nam, thành phố Hồ Chí Minh. Cơ sở trông đầy lạc quan, và là một đề án
liên doanh giữa công ty Cảng Sài Gòn thuộc Tổ hợp chuyên chở đường biển
VINALINES của Việt Nam với công ty chuyên chở đường biển SSA Marine của
Seattle, thủ phủ tiểu bang Washington ở tây bắc nước Mỹ.
Sau 6 năm chuẩn bị của SSA, bến cảng
160 triệu đô la được Thống Đốc Gregoire khánh thành, hứa hẹn bổ khuyết chỗ thiếu
kém lớn lao của hạ tầng cơ sở tại Việt Nam. Tuy nhiên dự án gặp ngay hai lần
“xui xẻo” khá quen thuộc với các nhà đầu tư nước ngoài: kinh tế toàn cầu suy trầm
đi đôi với nạn tham nhũng ở địa phương.
Số lượng
tàu container cặp bến của liên doanh SSA-Cảng Sài Gòn cũng như bến của hai liên
doanh nước ngoài khác do VINALINES khai thác đã giảm mất một nửa trong quý 2,
giữa cuộc chiến giá cả nổ ra với những công ty khai thác bến cảng đang phải phấn
đấu mãnh liệt để giải quyết tình trạng ế bến, không có tàu hàng chiếu cố.
Và VINALINES ngập chìm dưới núi nợ nần và những
vụ tai tiếng tham nhũng, dẫn tới vụ bắt giam truy tố 6 nhân viên lãnh đạo công
ty. Cựu Chủ tịch Dương Chí Dũng cũng bị bắt ở nước ngoài và giải giao về Việt
Nam hồi tháng trước, sau cuộc truy lùng kéo dài 3 tháng của Interpol.
Tóm lại, Việt Nam đã từ vị trí được giới đầu
tư toàn cầu ưa chuộng, nay trở thành “hình mẫu” cho trường hợp điều hành
sai lạc. Quá nhiều tiền bạc đã chảy vào Việt Nam trong thập niên qua, nhất
là sau khi xứ nàyđược gia nhập Tổ chức Mậu Dịch Thế Giới hồi tháng giêng 2007.
Tổng trị giá các dự án đầu tư nước ngoài trong nâm ấy vượt qua tất cả những núi
đô la đổ vào Indonesia, Philippines, Thái Lan và những nước khác trong vùng cộng
lại, theo số liệu của Ngân hàng Thế Giới.
Tệ hơn nữa, cả núi tiền đã chảy vào những
doanh nghiệp nhà nước vô hiệu như Vinalines, vì những lãnh đạo đảng Cộng sản và
nhóm lợi ích có “quan hệ tốt” với hệ thống bại hoại của đảng.
Bài báo của Rob Cox đăng trên tờ Newsweek viết
tiếp: “những cơ sở Cộng Sản ọp ẹp của Việt Nam không thể thẩm nhập hết tất cả số
tiền từ các quỹ đầu tư , dẫn đến trường hợp từng được nói đến trong sách
vở kinh tế, mà các kinh tế gia gọi là “phân bổ nguồn vốn một cách sai lạc”.
“ Việt Nam cho thấy một trường hợp cổ điển của
một nước nhỏ gặp được vận hội vĩ đại úp chụp lên mình” theo Ruchir Shama,
tác giả quyền sách “Những quốc gia khởi phát” và là kinh tế trưởng của “Quỹ đầu
tư vào cổ phiếu tại các thị trường mởi nổi”, thuộc công ty tài chính Morgan
Stanley ở New York. Kinh tế gia Shama viết tiếp “Những người cai trị hoặc
không được chuẩn bị hoặc kém khả năng điều hành để ứng phó với nguồn vốn khổng
lồ từ nước ngoài ào ạt tuôn vào trong thập niên qua.”
Rót vốn sai lầm, rút ruột doanh nghiệp
Đầu tiên, nguồn tiền được trút vào công tác
xây dựng những công trình xem ra thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng hữu ích, như Cảng
Cái Mép, đường xá, những cây cầu bắc qua sông Hồng và sông Mekong, cùng những
xa lộ- mà nhiều thứ không mấy được tu bổ sau khi người Mỹ ra đi vào năm 1973.
Rồi thì nguồn vốn nước ngoài kia bắt đầu chảy sang những chung cư mới, cả những
căn hộ sang trọng, để rồi nhiều bin-đinh như vậy, nhất là quanh thành phố Hồ
Chí Minh, đứng trơ trơ, bỏ trống vì không có người thuê mua, hoặc bỏ dở dang
không hoàn tất.
Xong lại
đến lượt những “khu công nghiệp” để chứa tất cả những nhà sản xuất nước ngoài,
kiến trúc ở ven thành phố, chiếm chỗ những ruộng lúa và vườn tược của nông dân,
buộc họ phải di dời. Trên thực tế, chỉ riêng một tỉnh ở vùng Đồng bằng sông Cửu
Long đã có 20 khu công nghiệp như vậy, chiếm 3 ngàn 645 hectares đất canh tác.
Thế nhưng đến tháng 7 năm nay chỉ có 810 hectares trong diện tích đó cho thuê
được, theo tin chính thức của Việt Nam.
Sự đầu tư quá lố này tự nó đã là cơn bội thực
khó chịu cho chính sách sử dụng đầu tư. Nhưng khi cuộc khủng hoảng tài chính
toàn cầu gây sứt mẻ cho nền thương mại thế giới và làm chậm nguồn vốn đầu tư nước
ngoài từ 2008, các ngân hàng Việt Nam, bị chính phủ “thúc dáo” mạnh vào
lưng, đã vào cuộc để giữ cho luồng vốn lưu thông. Theo tính toán của công
ty tài chính HSBC, tiền cho vay đã tăng gấp bốn lần trong 6 năm qua. Tệ hơn nữa,
cả núi tiền đã chảy vào những doanh nghiệp nhà nước vô hiệu như Vinalines, vì
những lãnh đạo đảng Cộng sản và nhóm lợi ích có “quan hệ tốt” với hệ thống bại
hoại của đảng.
100 doanh nghiệp Nhà nước lớn nhất của Việt
Nam nay ngập nợ tới khoảng 50 tỉ đô la, tính ra là hơn 1/3 GDP toàn quốc, theo
tính toán của Reuters. Chỉ một số trong những tập đoàn này sụp đổ là sẽ châm
ngòi cho cuộc khủng hoảng ngân hàng vô cùng to lớn, mà sự sụp đổ như vậy xem ra
chẳng xa xôi gì mấy.
Vụ bắt giữ một trong những người doanh gia
giàu nhất nước, Nguyễn Đức Kiên, càng phơi bày rõ hơn hệ thống tài chính lung
lay của Việt Nam. (Ông) Kiên bị bắt vì cáo buộc lừa đảo, làm trái quy định của
Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, khởi nguồn từ những nỗ lực
của ông nhằm chống đỡ cho Ngân hàng Thương mại châu Á, hay ACB, do ông gây dựng.
Tin tức khiến nhiều khách hàng ký thác xếp hàng rút tiền khỏi ngân hàng, làm
giá chứng khoán lao xuống dốc, gây tăng vọt giá vàng, là món để dành truyền thống
của người Việt Nam.
Những khó khăn nghiêm trọng của hệ thống ngân
hàng Việt Nam không thể nào chỉ nằm trong ACB, mà mối quan hệ của người sáng lập
Nguyễn Đức Kiên với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gây nên tin đồn là đảng Cộng sản
đang tăng gấp đôi nỗ lực diệt trừ tham nhũng trong chính phủ. Thống đốc
Ngân hàng Trung ương Nguyễn Văn Bình làm cả nước giật nảy mình vào hồi tháng 7
khi cảnh báo rằng nợ xấu đã lên tới 9% tổng nợ- trái ngược hẳn với dữ liệu
chính thức mới mấy tháng trước nói rằng tỉ lệ đó chỉ có 4%. Đã vậy, giới ngân
hàng nước ngoài cho biết con số trên thực tế rất có thể cao hơn.
Vì vậy
ngân hàng cần được châm vốn. Uỷ ban kinh tế Quốc hội hôm mùng 4 tháng 9 cách
nay 1 tháng đã ước lượng 12 tỉ đô la vốn có thể giúp ích- nhưng đó mới chỉ là
bước đầu. Với dự trữ ngoại tệ chỉ khoảng 14 tỉ đô la , theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế,
việc này không phải dễ dàng. Chính phủ có thể in tiền, nhưng làm như vậy chỉ giết
đồng bạc Việt Nam, đổ dầu vào lửa lạm phát, là mối hoạ mà chính quyền đã nỗ lực
nhiều cách kềm chế được.
Một phương cách khác để cải tiến tình hình là
thu hút vốn nước ngoài trở lại Việt Nam. Nhưng những nhà đầu tư nước ngoài từng
tỏ ra nồng nhiệt nay đã phải e dè sau khi đã bị “trúng thương”.
Việt Nam chỉ sử dụng được mỗi một món nợ quốc
tế trong năm nay – món vay 250 triệu đô la cho VietinBank. Việc này
xảy ra hồi tháng 5 trước khi mọi việc trở nên tệ hại như trong lúc này; tuy vậy
Vietinbank cũng chỉ có được một nửa số tiền họ mong muốn dù phải trả 8% lãi suất.
Đó là cố gắng đầu tiên để kiếm vốn sau khi VINASHIN bị trễ hạn trả món nợ 600
triệu đô la.
Tất cả sự kiện này có thể được biện hộ là do
những nguyên tắc kinh tế căn bản thiếu vững chắc gây nên. Tuy nhiên giới đầu tư
nước ngoài nay cũng tỏ ra dè dặt khó đặt niềm tin vào chính phủ Việt Nam. Một
ví dụ là trong vụ phá sản của VINASHIN, Hà Nội đã không trả nợ đàng hoàng cho
món nợ của một công ty rõ rành rành là công ty Nhà nước, khiến các chủ nợ phải
khởi kiện, trong số đó có công ty đầu tư Quỹ đối xung Elliot Associates ở New
York.
Nhu cầu pháp trị
Và nếu đó chỉ là lời than phiền khó chịu của
một công ty Hoa K ỳ, thì cũng còn nhiều tình huống khác gây nên sự nghi ngại về
tinh thần pháp trị của Việt Nam. Có lần Công ty Dệt may quốc tế ITG của Mỹ phải
tranh đấu gay go với đối tác phía Việt Nam là công ty sản xuất sợi dệt Phong
Phú về một mối đầu tư liên doanh ở Đà Nẵng cách nay đã 6 năm. Phong Phú là công
ty con của Tập đoàn Dệt may Việt Nam VINATEX. Vụ tranh chấp về những cam kết
tài chính đáng lẽ phải được phân xử theo thể thức trọng tài tại Singapore,
nhưng phía chính phủ Việt Nam thân thiết với VINATEX đã gây áp lực với toà án
Việt Nam để toà này phán xử một số vấn đề giữa hai công ty. Hành động như vậy của
toà án Việt Nam đã đi ngược lại thoả hiệp giữa hai đối tác về việc đưa những
tranh chấp ra cơ quan trọng tài tại Singapore, không phải toà án Việt Nam.
Đã thiếu nguồn tài chính lại bị các nhà đầu
tư quốc tế gần như tẩy chay, Việt Nam chẳng còn gì nhiều để lựa chọn. Không thể
loại bỏ biện pháp sử dụng một “gói cứu trợ” về tài chính. Nhưng dù Trung
Qu ốc có vốn, khó lòng nghĩ tới việc Việt Nam phải giao nạp dù chỉ một tí ti chủ
quyền nào đó cho kẻ thù truyền kiếp.
Cải tổ sâu rộng, thi hành pháp trị: cả hai điểu
kiện này sẽ gây bực dọc cho tầng lớp cầm quyền cao sang, mà những chiếc
Porsches và Bentleys của họ thường sóng đôi với những chiếc xích lô đạp trên đường
phố Hà Nội cổ.
Vậy còn Hoa K ỳ? Hoa K ỳ thì giàu có và
đang cần ve vãn các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam để kết làm một khối chống
lại cường quyền khu vực là Trung Qu ốc; nhưng người Mỹ cũng có những vấn đề tài
chính của họ.
Dù vậy Washington vẫn có thể dễ dàng gom góp
một gói cứu trợ tài chính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF dành cho Việt Nam. Việc
này còn có thể giúp tàu hải quân Mỹ trở lại những hải cảng như cảng Cam Ranh của
Việt Nam.
Tác giả Rob
Cox kết luận: Bằng cách nào thì cái “cơn mộng tan rồi” tại Việt Nam ngày nay
cũng khiến những khoản tiền đến với Việt Nam phải đi kèm những điều kiện ràng
buộc. Công cuộc cải tổ sâu rộng kể cả việc tư hữu hoá các doanh nghiệp què lê
kéo dệt của nhà nước Việt Nam, đi đôi với cung cách hành xử gắn bó với tinh thần
pháp trị, là những điểu kiện phải đòi hỏi.
Cả hai điểu kiện này sẽ gây bực dọc cho tầng
lớp cầm quyền cao sang, mà những chiếc Porsches và Bentleys của họ thường sóng
đôi với những chiếc xích lô đạp trên những đường phố đầy trở ngại của khu Hà Nội
cổ.
Những người Việt Nam kiêu hãnh sẽ không muốn
nhường lại nhiều ảnh hưởng, nếu không phải là không nhường lại chút nào, cho
IMF. Nhưng nếu họ có thể tìm được cách thay đổi một cách thận trọng cho mọi việc
sáng sủa hơn, thì họ lại còn nêu được một tấm gương sáng cho Miến Điện và
những nền kinh tế mới nổi.
=================================================
TRIỆU TIẾNG
NÓI, MỘT TỬ HUYỆT
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN
PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 16.10.2012
Web: http://VietTUDAN.net
Ngày 14.10.2012, chúng tôi
viết bài MIẾNG CAO SU NHÂN QUYỀN LÙNG BÙNG nhân Phong trào kêu gọi Nhân Quyền
cho Việt Nam với khẩu hiệu TRIỆU CON TIM, MỘT TIẾNG NÓI. Ngày 15.10.2012, chúng
tôi phổ biến bài TỬ HUYỆT KINH TẾ VN để thấy rằng cái điểm mà chúng ta phải dồn
toàn lực để tấn công lúc này là vào cái TỬ HUYỆT KINH TẾ ấy chứ không phải là
vào MIẾNG CAO SU NHÂN QUYỀN LÙNG BÙNG. Hôm nay, ngày 16.10.2012, chúng tôi muốn
mãn phép đề nghị với giới Truyền Thông Hải ngoại hãy quy tụ TRIỆU TIẾNG NÓI của
mình vào cái TỬ HUYỆT KINH TẾ CSVN đang làm cho Kinh tế dân chúng Việt Nam tụt
giốc trầm trọng.
Hội Nghị Trung ương 6 của đảng CSVN đã không quan tâm gì đến sự bại hoại của
Kinh tế làm cho 90 triệu dân Việt nghèo cực, mà chỉ dàn xếp giữa chúng để cố thủ
giữ lấy quyền hành độc tài của đảng CSVN mà thôi.
Truyền Thông chúng ta phải làm thế nào để khối 90 dân Việt nghèo cực thấy rằng
đảng CSVN chỉ nghĩ đến cố thủ giữ quyền hành thống trị và ĂN CƯỚP kinh tế mặc
cho 90 triệu dân nghèo cực do chính chúng gây ra. Khi dân ý thức rõ rệt như vậy,
thì đó là động lực mạnh nhất để dân NỔI DẬY dứt bỏ cái quyền hành ĂN CƯỚP của đảng
CSVN. Đó là mục đích của Truyền Thông chúng ta: TRIỆU TIẾNG NÓI, MỘT TỬ HUYỆT
làm cho 90 triệu dân Việt quốc nội đứng lên tự cứu mình ra khỏi cảnh nghèo cực.
Trong ý hướng như vậy, chúng tôi mãn phép đề nghị các Cơ quyan Truyền Thông Hải
ngoại hãy phổ biến rộng rãi về trong nước những bài viết liên quan đến tụt giốc
Kinh tế Việt Nam mà cả đảng CSVN phải chịu trách nhiệm vì chính chúng đã hút hết
máu của nền Kinh tế. Chúng tôi đề nghị những bài liên hệ đến những Chủ đề sau
đây:
=>
Những Dự án xây dựng là nguồn để CSVN cắt xén, tham nhũng. Dự án càng lớn, thì
cắt xén, tham nhũng càng nhiều.
=>
Những Tập đoàn Kinh tế nhà nước toàn mua vật dụng, thiết bị, tầu bè, nhà máy
“second hand”, nhưng làm Hóa đơn như hàng mới để Nhà Nước lấy tiền thuế của dân
mà trả. Sự chênh lệch trả tiền mua hàng “second hand” như hàng mới được chúng
giữ lại tại nước ngoài. Đây là việc chuyển tiền tham nhũng một cách chính thức
do chính Nhà Nước làm.
=>
Những thua lỗ nhiều tỉ đo-la từ các Tập đoàn Kinh tế nhà nước như Vinashin,
Vinalines, PetroVietnam, Điện Lực VN… chỉ được đưa ra và CSVN nói đến trừng phạt
kỷ luật, thuyên chuyển chức vụ, nhưng đảng không bao giờ nói đến những món tiền
ăn cắp đó đang cất giữ ở đâu. Dân chúng Việt Nam nghèo cực chỉ cần quan tâm đến
những món tiền khổng lồ ấy nằm ở đâu và yêu cầu đòi lại cho dân, còn việc trừng
phạt kỷ luật, cách hay thuyên chuyển chức vụ…là việc riêng của đảng giữa những
tên ăn cướp đứa nào cũng giống đứa nấy.
=>
Hệ thống Ngân Hàng đang đi đến phá sản vì nợ xấu giữa chúng, nghĩa là Ngân Hàng
cho những Tập đoàn nhà nước vay. Ngân Hàng cũng thuộc Nhà nước hoặc thuộc những
con cháu của Nhà nước. Những Tập đoàn Kinh tế nhà nước vay vốn của Nhà nước. Mà
Nhà nước là đảng CSVN. Như vậy đảng cho đảng vay và bây giờ đảng không trả nợ
cho đảng. Vay mượn, nợ nần, quỵt nợ…cũng là trong nội bộ đảng. Nhưng cái tệ hại
hơn cả là chúng lại in tiền mới tung ra để mua nợ của đảng. Việc in tiền mới
này là việc ăn cướp tiết kiệm của dân khi đồng bạc phá giá.
=>
Ăn cướp trực tiếp chính nền Kinh tế bằng tham nhũng, cắt xén những Dự án, những
món nhập siêu; ăn cướp chính tiền tiết kiệm của dân bằng in tiền mới phá giá đồng
bạc Việt Nam rồi, nay chúng đang tìm đủ mọi cách chuyển những tiền ăn cướp được
ra nước ngoài để chúng tẩu thoát ra ngoại quốc sống vương gỉa mặc cho 90 triệu
dân Việt sống chết mặc bay với nền Kinh tế rỗng tuếch. Việc cấp bách là giải
quyết nền Kinh tế cho 90 triệu dân, nhưng Hội Nghị trung ương 6 của đảng không
làm, mà chỉ lo cố thủ dàn xếp giữ lấy quyền hành. Có thể đây là việc hõan binh
chi kế để chúng có thời giờ chuyển tài sản ăn cướp được ra nước ngoài.
Truyền Thông Hải ngoại quy
tụ TRIỆU TIẾNG NÓI vào những Chủ đề nêu ra trên đây để 90 triệu người Việt quốc
nội kịp thời NỔI DẬY tóm cổ những tên CSVN ăn cướp bất nhân kia:
*
PHẢI ĐỀN TỘI THAM NHŨNG PHÁ SẢN KINH TẾ ĐẤT NƯỚC
*
PHẢI HOÀN TRẢ NHỮNG CỦA CẢI CƯỚP GIỰT LẠI CHO DÂN
TRIỆU TIẾNG NÓI của Truyền
Thông Hải ngoại quy tụ đánh vào MỘT TỬ HUYỆT KINH TẾ CSVN vậy.
TỬ HUYỆT KINH TẾ VN
Bi kịch nền kinh tế Việt Nam
Chủ Nhật, 14/10/2012, 10:41. Theo
Trần Việt – ANTĐ
Có thể nói nền kinh tế Việt Nam
đang đứng trước bi kịch lớn.
Một thực trạng đáng lo
lắng
Viện trưởng Viện Kinh tế
Việt Nam Trần Đình Thiên, trong nghiên cứu của mình đã dẫn thống kê của Bộ Kế
hoạch Đầu tư: có tới 53.000 doanh nghiệp đóng cửa và phá sản trong năm 2011, và
35.500 doanh nghiệp lâm vào cảnh tương tự trong 8 tháng đầu năm 2012.
Con số này gần bằng một nửa con số
các doanh nghiệp đóng cửa và phá sản kể từ năm 1986 tới nay.
Đáng lo hơn hoạt động của
các doanh nghiệp đang tồn tại trên thị trường cũng không khá hơn. Thống kê cho
thấy hầu hết các doanh nghiệp đã giảm công suất hoạt động, thậm chí nhiều doanh
nghiệp chỉ còn tồn tại hình thức bởi không tiêu thụ được sản phẩm, lượng tồn
kho cao. Nếu tính trung bình các doanh nghiệp này giảm công suất 20% tương
đương với khoảng 150.000 doanh nghiệp nữa đóng cửa và phá sản. Số người thất
nghiệp do sự thu hẹp sản xuất lên đến hàng triệu người.
Còn một vấn đề đáng lo nữa
là số lượng sản phẩm tồn kho cao và sự giảm giá trị tài sản do giảm phát, hạ
giá do sức mua kém. Hàng triệu tỷ đồng vốn đang bị chôn trong hàng hóa tồn kho,
trong đó hàng tồn bất động sản lớn nhất. Trên thị trường bất động sản có tới
70.000 căn hộ đang bị ế chỉ ở hai thành phố lớn nhất nước. Ít nhất là có tới
140 nghìn tỷ đồng đang bị chôn, mà phải mất tới 7 năm sau may ra mới xử lý được.
Một báo cáo của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia ước tính, khu vực bất động sản
đã được các ngân hàng bơm gần 350 nghìn tỷ đồng, một số vốn khổng lồ.
Thêm một dẫn chứng bi kịch
về bất động sản. Ông Thiên tính toán có 69 công ty bất động sản niêm yết đang đối
mặt với vấn đề thanh khoản nghiêm trọng. Đến cuối năm 2011, các công ty này
gánh khoản nợ vay 67.000 tỉ đồng và chi phí lãi vay mỗi năm 13.400 tỉ đồng.
Đáng báo động là trong cơ cấu nợ vay, khoản vay ngắn hạn trong quý IV của năm
ngoái đã tăng lên 26.400 tỉ đồng. Nghĩa là các công ty này phải có 39.800 tỉ đồng
để trả nợ vay đến hạn và lãi vay trong năm 2012. Nhà kinh tế đặt câu hỏi hoài
nghi: “Với tình trạng hiện nay, họ có khả năng trả nợ không?”
Nhìn ra khu vực công, tình
hình cũng không sáng sủa hơn. Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết, năm 2011, tổng
số nợ vốn đầu tư của 63 tỉnh và thành phố là 91.273 tỷ đồng của 47.209 dự án;
trong đó, nợ vốn các công trình xây dựng cơ bản đã hoàn thành là 25.423 tỷ đồng,
nợ vốn của 20.921 dự án đang triển khai là 65.850 tỷ đồng, dãn tiến độ 41 dự án
với tổng số vốn là 38.320 tỷ đồng. Hệ quả của tình trạng trên, không gì khác là
số phận hẩm hiu của các doanh nghiệp và người làm công. Ông nói: “Đang có nhiều
doanh nghiệp “chết” hoặc “chờ chết” vì không thu được món nợ này”.
Doanh nghiệp Nhà nước nợ
khổng lồ
Sự suy giảm này trước hết
là do hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước mà đứng đầu là các tập đoàn và tổng
công ty nhà nước làm ăn không những kém hiệu quả mà còn để rơi vào tình trạng
phá sản.
Tiến sĩ Đinh Tuấn Minh tại
tài liệu phục vụ cho Diễn đàn Kinh tế mùa thu 2012 do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội,
Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp
tổ chức tại thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) đã chỉ rõ: “Doanh nghiệp
Nhà nước sử dụng vốn tín dụng chiếm tới khoảng 70% tổng số nợ xấu, trong đó các
tập đoàn kinh tế, tổng công ty chiếm 53% số nợ xấu”. Ngoài ra, theo ông Minh, nợ
xấu của khu vực tập đoàn, tổng công ty chiếm tới 30 – 35% tổng dư nợ của khối
này trong vay nợ từ hệ thống ngân hàng thương mại.
Tổng dư nợ đó của 12 tập
đoàn kinh tế Nhà nước lên tới gần 218.740 tỷ đồng, theo Đề án tái cấu trúc khu
vực doanh nghiệp Nhà nước của Bộ Tài chính năm 2012. Trong đó dư nợ lớn nhất
thuộc về Tập đoàn Dầu khí (PVN – 72.300 tỷ đồng), Điện lực (EVN-62.800 tỷ đồng),
Than và Khoáng sản (Vinacomin – 19.600 tỷ đồng).
Ngoài khu vực ngân hàng,
tiến sĩ Minh lưu ý nợ xấu của khu vực doanh nghiệp đang “rất lớn” ở Ngân hàng
Phát triển (VDB). Chẳng hạn, Vinashin vay ưu đãi VDB gần 300 tỷ đồng lãi suất bằng
0% để hỗ trợ trả lương và phụ cấp; EVN được vay hơn 5.000 tỷ đồng. Còn trong
các năm trước đó, Vinalines cũng vay VDB để phát triển tàu mới; Xi măng Đồng
bành vay 290 tỷ đồng…
Ông Nguyễn Quang Dũng, Tổng
giám đốc Ngân hàng Phát triển (VDB) cho biết: “Nợ của các tập đoàn, tổng công
ty… chiếm độ 75 – 80% tổng dư nợ của Ngân hàng Phát triển…” Các doanh nghiệp
Nhà nước mặc dù số lượng thấp hơn doanh nghiệp tư nhân nhưng nợ thuế cũng khổng
lồ, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Trần Văn Phu nhận xét: Nợ thuế chưa trả của
các DN Nhà nước chiếm khoảng 13% trên tổng số nợ thuế.
Khối các ngân hàng thương
mại cũng không khá hơn. Bởi lẽ, giữa năm 2012 NHNN công bố tỷ lệ nợ xấu của Việt
Nam là 8,6% tổng dư nợ nghĩa là vào khoảng 202 nghìn tỷ đồng, nhưng trên diễn
đàn Quốc hội, Thống đốc NHNN lại thông báo con số 10%, và dư luận lại đánh giá
có thể ở mức cao hơn 10%. Gánh nặng này thật sự đã đè gần bẹp khả năng phát triển
của nền kinh tế vì vốn là một trong những điều kiện tiên quyết của hoạt động
doanh nghiệp.
Những lối thoát cần được
tính đến
Ngày 6-10-2012 một cuộc hội
thảo quốc gia mang tên: “Kinh tế Việt Nam năm 2012: Tạo bước ngoặt để xoay chuyển
tình thế”, tập hợp đông đảo các nhà quản lý và nghiên cứu kinh tế đã được tổ chức.
Tại hôi thảo này đa số các đại biểu cho rằng những khó khăn của nền kinh tế
không thể giải quyết một sớm một chiều bằng một vài ba giải pháp nào đó. Những
chỉ tiêu lên xuống của nền kinh tế hiện nay hầu hết không phản ánh được thực tế
của nền kinh tế cũng như hiệu quả của những chính sách cụ thể. Đại biểu Quốc hội
Trần Du Lịch đồng tình: “Chính phủ cần xây dựng kế hoạch tổng thể cho cả ba năm
tới, thay vì làm kế hoạch cho từng năm như hiện nay. Kế hoạch đó là nhằm phục hồi
nền kinh tế sau khủng hoảng. Cả ba năm tới phải tập trung toàn bộ nguồn lực và
chủ trương cho kế hoạch này.”.
Những giải pháp đó là cơ cấu
lại nền kinh tế, đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp Nhà nước và xử lý nợ xấu. Ông Lịch
đề xuất, ngân hàng nào hệ số vốn chủ sở hữu so với tổng tài sản dưới 8%, nhưng
nợ xấu lên trên 10%, tức là đã mất hết vốn, thì Nhà nước cần quốc hữu hóa. Bên
cạnh đó, ông đề nghị khoanh nợ và cho vay mới với các doanh nghiệp sản xuất,
xây dựng, các dự án BOT, BT mà có khả năng sản xuất tiếp. Về tài khóa, ông Lịch
đề nghị từ nay đến 2015 tất cả các cơ quan của hệ thống chính trị không được
xây mới trụ sở, nếu nơi đó còn trường học bệnh xá là nhà tranh, vách lá. Trên
diễn đàn Quốc hội, ông cho biết sẽ đề nghị Quốc hội cắt chi thường xuyên năm
2013 đi 10% so 2012, ngoại trừ tiền lương và chi xã hội; và giảm thuế thu nhập
doanh nghiệp xuống 20% từ 25% hiện nay.
Song dư luận cho rằng bên
cạnh việc xử lý nợ xấu, hay tồn kho bất động sản, hay các giải pháp cơ cấu nền
kinh tế… cần tiếp tục cải cách bộ máy Nhà nước, tìm cơ chế để tìm ra người chịu
trách nhiệm khi có những sai phạm gây tác động xấu tới nền kinh tế… Đó cũng sẽ
là một việc quan trọng cho phục hồi và xây dựng nền kinh tế bền vững sau này.
Theo Trần Việt – ANTĐ
MIẾNG CAO SU NHÂN QUYỀN LÙNG BÙNG
NGUYỄN PHÚC LIÊN
Geneva, 14.10.2012
Mỗi lần tại Quê Hương,
CSVN để lộ ra TỬ HUYỆT để Quốc nội và Hải ngoại hiệp lực đánh thẳng vào TỬ HUYỆT
ấy, thì tại Hải ngoại lại cho phát động những Phong trào kêu gọi dồn lực đánh vào
KHOẢNG KHÔNG, đánh vào GIÓ, đánh vào miếng CAO SU lùng bùng mà CSVN không ngại
sợ !
Thực vậy, NHÂN QUYỀN là miếng
CAO SU lùng bùng. Từ thời TT.Clinton gióng lên mặt trận Nhân Quyền, Thế giới Tự
do miệng hô to NHÂN QUYỀN, nhưng giơ tay BẮT TAY với Trung quốc, với Việt Nam để
mong thủ lợi Kinh tế, Thương mại. Nhiều khi tôi có cảm tưởng người ta đánh đĩ
hai chữ NHÂN QUYỀN, sử dụng nó để nói rằng ta đấu tranh, nhưng bọc gói bên
trong những cấu kết thủ lợi vật chất với nhau. Nhiều khi tôi có cảm tưởng rằng
những người, những nhóm muốn xưng danh đấu tranh để có tiếng, nhưng không biết
đâu là mục đích thiết thực cho cuộc tranh đấu, nên vớ lấy hai chữ NHÂN QUYỀN mà
đấu tranh, rồi còn hãnh diện đó là hai tiếng TRÍ THỨC. Đấu tranh kiểu làm cảnh
này thì đến Tết Congo, CSVN mới đổ. Nó cứ để cho mình đấm bình bình vào miếng
CAO SU NHÂN QUYỀN, để mình ôm nhau ăn mừng tưởng rằng NHÂN QUYỀN sẽ phải đến, rồi
CSVN khúc khích với nhau cười vào mũi mình: “Sao tụi nó ngu thế ! Chỗ TỬ HUYỆT
của mình, chúng không đánh, mà chỉ dồn sức đấm lình bình vào miếng CAO SU NHÂN QUYỀN
! Thấy chúng đấu tranh như thế mà tội nghiệp! Thôi mình cũng cho chúng chút tiền
còm để mỗi lần mình nguy hiểm, chúng mở Phong trào đấu tranh lạc hướng dùm mình
vậy !”
Miếng CAO SU NHÂN QUYỀN
lùng bùng, cả Thế giới, qua Liên Hiệp Quốc, làm rùm beng lên về vụ VI PHẠM NHÂN
QUYỀN của Syrie tàn sát dân chúng trước mặt cả Thế giới, nhưng chỉ có Nga và Tầu
giơ tay lên làm khựng lại cả Thế giới, cả Liên Hiệp Quốc ! Việc VI PHẠM NHÂN
QUYỀN của Syrie là tỏ tường, nhưng Liên Hiệp Quốc bất lực. Huống chi lúc này,
người Việt Hải ngoại chỉ có một tờ giấy mang chữ ký lên trình Liên Hiệp Quốc để
tố cáo CSVN vi phạm Nhân Quyền, liệu Liên Hiệp có làm được gì cụ thể không, nhất
là khi Trung quốc, quan thầy của CSVN, giơ ngón tay lên cản, thì Liên Hiệp Quốc
lại im thin thít !
Nếu NHÂN QUYỀN là miếng
CAO SU mà CSVN không ngại sợ, thì KINH TẾ VIỆT NAM lụi bại lúc này do THAM
NHŨNG mới là cái TỬ HUYỆT mà đại hội trung ương đảng CSVN phải họp cấp bách để
giải quyết vì chúng sợ DÂN CHÚNG nghèo đói sẵn sàng NỔI DẬY để chôn vùi chúng
đi.
Tôi rất ngạc nhiên không hiểu
tại sao những Tổ chức, những Cơ quan Truyền thông lớn sau đây không nhận ra cái
TỬ HUYỆT của CSVN lúc này là KINH TẾ LỤI BẠI làm dân khổ mà không hô hào kêu gọi
người Việt trong và ngoài nước dồn lực đánh vào TỬ HUYỆT KINH TẾ ấy:
•*Human Rights For
VN PAC
•*Tổ Chức Dân Chủ
Nhân Dân
•*Đảng Việt Tân
•*Đài Truyền Hình
SBTN
•*Đài Truyền Hình
SET
•*Đài Truyền Hình
VHN
•*Trung Tâm Bang Nhạc
Asia
•*Đài Radio Bolsa /
Radio San Jose
•*Đài Radio Tiếng
Nước Tôi San Diego, Sacramento, Atlanta, Austin, Kansas City, Boston, Phoenix,
và tại Úc Đại Lợi TNT: Adelaide, Melbourne, Brisbane va Sydney
•*Báo Viet Times
Atlanta, Toronto
Những Tổ chức trên
đây gọi là đầu não của Truyền Thông lại hô hào đồng bào dồn sức đập lùng bùng
trên tấm CAO SU NHÂN QUYỀN. Nếu không biết TỬ HUYỆT lúc này của CSVN nằm ở lãnh
vực nào, thì thật là quá “tệ“ khi tự coi mình đứng ở đầu sóng ngọn gió của Truyền
Thông. Còn nếu biết rõ TỬ HUYỆT của CSVN lúc này là KINH TẾ LỤI BẠI, mà lại mở
Phong trào rầm rộ kêu gọi đồng bào dồn sức đánh lùng bùng trên miếng CAO SU
NHÂN QUYỀN, thì người ta có thể hiểu rằng đây là đòn “Hỏa mù“ mà CSVN ưa thích
và CSVN sẽ sai đám nằm vùng Nghị Quyết 36 thưởng cho những Cơ quan Truyền Thông
này mấy cái kẹo chanh để ngậm cho đỡ khản tiếng và có dài hơi kêu gọi đồng bào
đánh dài dài trên miếng CAO SU NHÂN QUYỀN !
NGUYỄN PHÚC LIÊN
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN
PHÚC LIÊN, Kinh tế
No comments:
Post a Comment