The power Words Sức mạnh của lời nói | |||
|
Popular Posts
-
From: Phong Tran Subject: Con chó quá khôn Sao lại có con chó quá khôn như vậy ? Thành thạo công việc còn hơn cả con ng...
-
Lấy vợ Mễ Nhiều người trong chúng ta khi mới đến Hoa Kỳ không phân biệt được người Mỹ trắng và người Mễ. Thấy họ kh...
-
A Abe, Kōbō [2] Adams, Richard [1] Ahern, Cecelia [1] Ái Khanh [1] Akutagawa, Ryunosuke [1] ...
-
Người Điên Thơ Mộng (05/27/2012) Tác giả : Hạnh Chi Cư dân cùng xóm, khi đi dạo trên lối mòn quanh co ven dòng suối, thường dừng...
-
The Amazing Monkey Orchid Nature doesn’t need an audience. These wonderful orchids come from the south-eastern Ecuadorian and Peruv...
-
http://vietmessenger.com/books/?author=list Kho tàng sách Việt ngữ - đọc mệt nghỉ! cả đời chưa hết! Các truyện hay VN, Trung Hoa,Enghish etc...
-
Audio Book: THIÊN HỒI KÝ THÉP ĐEN CỦA ĐẶNG CHÍ BÌNH HỒI KÝ TÔI PHẢI SỐNG CỦA LINH MỤC NGUYỄN HỮU LỄ HỒI KÝ TÔI PHẢI ...
-
08/31/12 Nếu sắp tới đây nó bị ám sát chết thì mới đúng là thanh trừng , loại bỏ . Cò...
-
TÌM HIỂU CHÚ ĐẠI BI trần minh hiền orlando ngày 25 tháng 5 năm 2012 CHÚ ĐẠI BI - Võ Tá Hân phổ nhạc http://www.youtube.com/w...
Tuesday, August 27, 2013
Sức mạnh của lời nói
Friday, August 23, 2013
Tính ưa cãi cọ, chửi bới của người Việt
Bị chửi thì khóc, nghe thiên hạ chửu nhau thì cười, nghe nhiều
nhàm tai.
Thân chuyển để đọc, chớ học làm chi lở miệng!
JB/HTT
Tính ưa cãi cọ, chửi bới của người Việt
Nếu
chúng ta vô ý đi bộ đụng phải người Mỹ, người ta không cần chúng ta xin lỗi, họ
xin lỗi trước: “I am sorry”, sự việc coi như được giải quyết một cách lịch sự,
nhẹ nhàng.
Nhưng nếu chẳng may đụng phải người Việt, sẽ có một cuộc cãi cọ kéo
dài không biết bao lâu. Đôi khi hai người đi xe đạp đụng vào nhau, xe không hư,
người không hề hấn gì nhưng lại kẻ bể đầu người sứt tai sau một hồi gây lộn.
Đứa con khóc thay vì dỗ cho nó nín, chồng trách vợ, vợ trách chồng thành ra cãi
nhau.
Từ chuyện nhỏ nhặt ấy hai người lôi những chuyện từ ngày xửa ngày xưa ra
kể, ra trách, phân trần hàng tiếng đồng hồ mới chấm dứt.
Đó
là chuyện nhỏ, những việc lớn hơn người ta bỏ ra cả ngày cả buổi, có khi cả
tháng để chửi bới mắng nhiếc đi đến thù hận nhau suốt đời. Chúng ta sống bằng
tình cảm quá nhiều, quá nặng chủ quan nên sự phân biệt phải trái không rõ ràng,
hễ người nào nói nhiều, chửi, mắng nhiều, nói được nhiều lời cay độc được coi
là người giỏi, người thắng.
Thắng không căn cứ trên sự đúng, sai làm người ta
không cần lý lẽ, cứ nói bừa, nói ngang, nói thế nào cũng được. Do đó tục ngữ có
câu: “Một người nói ngang cả làng không lại.”
Xa hơn nữa, có khi đem nhau ra
trước cửa quan vì một chuyện không đâu.
Sống
ở ngoại quốc, chúng ta thấy người ta đối xử với nhau lịch sự, rộng lượng và
khôn ngoan hơn chúng ta. Lỡ va chạm nhau, cả hai bên cùng nói “sorry” (xin
lỗi), việc không đáng gì vả lại đó là sự sơ suất; trong cơ quan nếu chúng ta vô
ý làm hư hỏng đồ vật hay làm sai, người ta nói “don’t worry” (đừng bận tâm) rồi
người ta phụ với mình sửa chữa hay chỉ bảo điều sai sót vì việc đã xảy ra rồi
có mắng mỏ hay cằn nhằn cũng không lại được, chỉ thêm mất thì giờ và làm buồn
người khác.
Hàng
xóm có điều không vừa lòng, người ta bán nhà đi ở chỗ khác, cãi nhau mất thì
giờ và thêm bực mình. Tôi biết một gia đình người Việt sang đây (Mỹ) nhưng quen
lối sống ở Việt Nam, không biết tôn trọng hàng xóm, mở băng Video và DVD cho
phát ra hai cái loa cả ngàn oát (watt) bất kể ngày đêm làm cho cái nhà sát bên
cạnh 1 năm đổi chủ ba, bốn lần.
Trường hợp này ở bên nhà chắc chắn sẽ chửi bới
nhau, có khi thưa kiện hay đánh đấm nhau nữa không chừng.
Vấn
đề chửi bới của người Việt, đã có nhiều người nói tới như nhà văn Nguyễn công
Hoan hay học giả Lê văn Siêu.
Mới đây đồng tác giả Nguyễn thị Tuyết
Ngân và Trần ngọc Thêm trong bài “Người Việt Chửi” đăng trên tờ báo Pháp Luật ở
Sài Gòn số Xuân Canh Thìn 2000 và đăng lại trong cuốn “Tìm Về Bản Sắc Văn Hoá
VN” cho rằng lối chửi của Việt Nam đã bước vào hàng “nghệ thuật” và góp phần
làm kho tàng văn hóa VN cổ truyền thêm phong phú (Trần ngọc Thêm TVBSVHVN trang
293, Nhà xuất bản Tổng Hợp TPHCM in lần thứ 4).
Dù
đứng ở phía nào hay qua góc độ nào thì chửi bới không thể xếp vào hàng nghệ
thuật vì nghệ thuật luôn luôn hướng về cái Thật, cái Tốt, cái Đẹp (Chân – Thiện
– Mỹ).
Chửi bới là dùng những lời nói cay độc để nguyền rủa, trù ẻo, mạt sát
người khác sao gọi là tốt, đẹp được? Chửi bới là qua lời nói muốn đào mồ cuốc
mả nhà người ta, bắt ông bà tổ tiên nhà người ta ăn những thứ dơ dáy, ô uế.
Muốn
băm vằm, xé nát người ta mà nói rằng góp phần làm phong phú nền văn hóa cổ
truyền trong khi Văn Hóa mang tính Nhân Bản: thân ái, độ lượng, khoan dung, hòa
hợp.
Tóm
lại chửi bới là hành động xấu, vô văn hóa đã có từ lâu (nay đã giảm rất nhiều)
nên qua thời gian được gọt rũa thành bài bản, có vần điệu, nhịp nhàng đối xứng.
Các dân tộc khác không có lối chửi tàn tệ, thâm độc, dằn vặt (người ta
chửi nặng nhất là “đồ con vật (heo, bò, ngựa) hay đồ què, mù, thối tha…”) và
cũng không chửi hết ngày này sang ngày khác như chúng ta.
Quê
tôi bên bờ sông Hồng, phía trong đê là đồng cấy lúa, ngoài đê gần bờ sông là
trang trại hàng năm vào khoảng tháng 6, tháng 7 âm lịch nước lụt dâng lên, mỗi
nhà ở trên nền đất đắp cao trông như một hòn đảo.
Tôi nhớ hồi còn bé có hai bà
hàng xóm mới làm thông gia với nhau được ít lâu đã xảy ra xích mích vì bà bênh
con bà, tôi bênh con tôi (vợ chồng trẻ nào mà không có trách móc, cãi cọ vặt).
Lúc đầu chỉ trao đổi qua những tiếng bóng gió của bà mẹ vợ sau biến thành
chửi nhau công khai.
Hai nhà ở cách nhau qua một khu vườn độ 50 mét (150 feet)
đang bị nước lụt dâng cao làm giới tuyến ngăn cách, mỗi bà ở một bên chửi chõ
sang nhà nhau mấy ngày mới dứt. Giờ ăn, giờ ngủ là những cuộc tạm đình
chiến:
-
Bà chửi mày bẩn cả miệng, để bà xúc miệng xong bà sẽ đào mồ, đào mả nhà mày
lên.
-
Quân chết tiệt, đói thì về nốc đi, lấy sức mà nghe tao lôi ông bà, ông vải nhà
mày ra tao dạy.
Những
lời chửi bới thô lỗ, cay độc nhưng lại có vần, có điệu. Đại khái:
Mả cha mày dưới đất
Tao hất lên trời
Tao phơi ngoài lộ
Cho quạ nó mổ
Cho chó nó tha
Cho ông đi qua
Cho bà đi lại
Vén đá…ị…lên đầu
Nhục ơi…là nhục.
Tao hất lên trời
Tao phơi ngoài lộ
Cho quạ nó mổ
Cho chó nó tha
Cho ông đi qua
Cho bà đi lại
Vén đá…ị…lên đầu
Nhục ơi…là nhục.
Bà
kia không kém:
Thứ quân chua ngoa
Thằng cha mày dại
Tứ đại mày ngu
Tao kẹp vào khu
Tao kẹp vào háng
Tao đánh, tao mắng
Mặt cứ trơ trơ…
Thằng cha mày dại
Tứ đại mày ngu
Tao kẹp vào khu
Tao kẹp vào háng
Tao đánh, tao mắng
Mặt cứ trơ trơ…
Chúng
ta vốn kính trọng tổ tiên không hiểu sao người ta cứ thích đem ông bà nhau ra
chửi. Mình không trọng Ông bà, cha mẹ người thì người không trọng ông bà, cha
mẹ mình.
Sau
đây là “bài chửi” mất trộm gà do học giả Lê văn Siêu ghi lại kèm theo lời bình
luận:
“-
A…con gà của tao nó ở nhà tao thì nó là con gà, nó vào nhà mày thì nó thành con
cú, con cáo, thành thần nanh đỏ mỏ nó mổ vào đầu nhà mày. Mày trả con gà của
tao thì thôi, mày ăn con gà của tao thì mày xưng cổ nổ hầu, mày chết trẻ đẻ
ngược. Mày đi sông đắm đò, mày đi đường chết chợ.
Tao chửi cho đến ông tam đại
nhà mày trở xuống, cho đến mục mả nhà mày ra mới thôi…” (Lê văn Siêu, Văn Minh
VN trang 224).
Sau
đây là lời bình của nhà học giả: “Chửi cho đến đầu rau phải múa, chúa đất phải
cười.
Chửi cứ như là hát hay. Chửi sôi lên sùng sục, đục lên lờ lờ. Chửi mà
thành vần, thành điệu lên bổng xuống trầm.” (Lê văn Siêu, VMVN trang 225 ).
Việc
chửi bới trên gần như mai một nhưng việc hay cãi cọ vẫn tồn tại ở trong gia
đình cũng như ngoài xã hội.
Chúng ta hay chấp nhất những chuyện nhỏ nhặt và
không có tinh thần bao dung.
Wednesday, August 14, 2013
NI CÔ VIỆT NAM "THAY NÂU SỒNG MẶC QUÂN PHỤC"
From: KHÁNG CỘNG CỨU NƯỚC
<
Date: 2013/8/14
Subject: NI CÔ VIỆT NAM "THAY NÂU SỒNG MẶC QUÂN PHỤC"
To:
Date: 2013/8/14
Subject: NI CÔ VIỆT NAM "THAY NÂU SỒNG MẶC QUÂN PHỤC"
To:
NI CÔ VIỆT NAM "THAY NÂU SỒNG MẶC QUÂN PHỤC"
Theo Tin Của BBC Việt Ngữ
Dư luận trong nước
đang ồn ào về một buổi văn nghệ ở huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh, trong đó
các ni cô xuất hiện trong trang phục bộ đội và cầm súng.
Trên mạng xã hội Việt
Nam đang lan truyền hình ảnh các ni cô mặc trang phục đời thường trình diễn văn
nghệ trên sân khấu mà nhiều người cho là ‘phản cảm’ và ‘báng bổ Phật giáo’.
Tuy
nhiên, một vị ni trưởng có liên quan lại nói rằng chương trình này diễn ra
‘hoàn toàn theo ý của chính quyền’ và các ni cô đã trình diễn ‘một cách vô tư’
mà không nghĩ gì đến hậu quả.
Sự việc xảy ra hôm thứ
Sáu ngày 9/8 tại chùa Pháp Hải, huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh, chỉ vài ngày
trước khi chư tăng ni ở Việt Nam chấm dứt ba tháng cấm túc tu tập kéo dài từ
tháng Tư đến tháng Bảy âm lịch vốn được gọi là An cư kiết hạ.
‘Ngày
hội nữ tu’
Theo giới luật nhà
Phật, trong ba tháng mùa hạ, chư tăng ni phải tập trung tu tập và hành thiền để
tinh tấn về cả giáo pháp và đạo hạnh, hạn chế đi ra ngoài để tránh giẫm đạp
sinh linh cũng như tiếp xúc với bên ngoài.
Chùa Pháp Hải là một
điểm an cư cho các ni cô và ni sinh trên địa bàn huyện Bình Chánh.
Sự việc đã thu hút sự
chú ý của dư luận sau khi trang mạng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, vốn
thường được gọi là ‘giáo hội nhà nước’, đăng tải phóng sự ảnh về ‘Ngày hội nữ
tu’.
Những bức ảnh được
đăng tải cho thấy các ni cô không còn vận nâu sồng mà thay vào đó là áo tứ
thân, áo dài khăn đóng và những trang phục cách điệu sặc sỡ đang múa hát.
"Phật tử bình
luận: “Xưa chỉ có người diễn vai tu sỹ để tỏ lòng ca ngợi chánh pháp, đạo lý.
Sao giờ lại có chuyện người tu hành cởi áo cà sa, giả trang trần tục để diễn
vai chiến tranh"
Người ký tên Phật tử
trên trang nhà của Giáo hội
Thậm
chí, trong một tiết mục, các vị nữ tu này còn vận vào trang phục bộ đội thời
chiến, đội mũ tai bèo và cầm súng giả lên sân khấu.
Hiện giờ bức ảnh gây
tranh cãi này đã được dỡ ra khỏi phóng sự ảnh.
Phông
nền của sân khấu ghi rõ đây là sự kiện do ‘Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Bình
Chánh’ chủ trì.
Trang
mạng của Giáo hội còn cho biết đây là sự kiện này được tổ chức nhân ‘kỷ niệm 65
ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi thi đua ái quốc’ nhằm ‘đẩy mạnh phong trào rèn luyện
của nữ tu’ nhưng không thấy đề cập buổi trình diễn này có liên quan gì đến đợt
an cư kiết hạ hay không.
Theo
phóng sự ảnh này thì đây là ‘lần đầu tiên’ Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Bình
Chánh tổ chức trình diễn văn nghệ nhân dịp kết thúc ba tháng mùa hạ.
Thượng tọa Thích Huệ
Minh, phó Ban trị sự Phật giáo huyện Bình Chánh, được dẫn lời nói đây là ‘mô
hình thật hay.. .cần phải mở rộng trong mùa An cư kiết hạ những năm sau’.
Tuy
nhiên, nhiều người không có cùng suy nghĩ với Thượng tọa Thích Huệ Minh.
Cũng
chính trên trang nhà của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, phóng sự ảnh này đã nhận
nhiều lời chỉ trích.
Một
người ký tên là Phật tử bình luận: “Xưa chỉ có người diễn vai tu sỹ để tỏ lòng
ca ngợi chánh pháp, đạo lý. Sao giờ lại có chuyện người tu hành cởi áo cà sa,
giả trang trần tục để diễn vai chiến tranh?”
“Ngày
nay tu giống đời thường quá. Buổi văn nghệ không khác chi ngày hội tòng quân.
Chả trách đạo đức thời nay xuống cấp trầm trọng,” một người tên Kiên viết.
Một người khác ký tên
là Hoàng Khôi bức xúc: “Đạo Phật mong cầu thoát khỏi thất tình lục dục. Thi thố
ăn thua, đàn ca hát xướng, cởi áo nầu sồng khoác áo lính. Các vị có thuộc các
giới mà Phật đã dạy cho ni chúng không?”
‘Rất
phiền lòng’
Cũng trong phóng sự
ảnh này, Ni trưởng Thích Nữ Huệ Ngọc, viện chủ Chùa Pháp Hải, được mô tả là ‘vô
cùng hoan hỷ’ về ngày ‘Ngày hội nữ tu’ này.
Đây là hoạt động vào
cuối mùa An cư kiết hạ khi các ni cô chuẩn bị trở về tu viện của mình
Tuy
nhiên, trao đổi với BBC, Ni trưởng Huệ Ngọc nói bà cảm thấy ‘rất phiền’ khi sự
việc để lại dư luận không tốt như thế.
Bà cho biết đây là sự
kiện do hội phụ nữ chứ không phải nhà chùa đứng ra tổ chức.
“Họ
đề xuất mình có năng khiếu sáng tạo gì nhân ngày 60 năm Bác Hồ kêu gọi,” bà
nói, “Nhà chùa chỉ là nơi mượn địa điểm để tổ chức”.
“Bên phụ nữ yêu cầu
chủ để ca ngợi đất nước và người phụ nữ nên làm như vậy thôi”.
“Họ
nói là chủ đề 60 năm lời kêu gọi của Bác Hồ gì đó. Tôi không rành đâu, tự vì
mình tu mình cũng hổng rành các việc đó,” bà nói.
Khi
được hỏi các tiết mục trình diễn có liên quan gì đến Phật giáo không, ni trưởng
trả lời ‘họ (chính quyền) chỉ yêu cầu cái đó thôi’.
Bà
cũng giải thích là các hành giả an cư ‘chỉ vô tình’ nhưng để xảy ra hậu quả như
thế là ‘ngoài ý muốn’.
“Họ
không nghĩ gì hết (khi tham gia trình diễn),” bà nói.
“Đúng
là ra người xuất gia không làm như vậy, không bận những đồ thế (thế gian) như
vậy,” ni trưởng phân trần, “Nhưng chỉ còn hai ngày nữa là ra hạ, là ngày chư Phật
hoan hỷ nên các vị bên Ban trị sự muốn có một ngày chia tay cho các hành giả
nên mới đồng ý.”
Bà cho biết sau khi sự việc xảy ra các hành giả có nói lại cho
bà biết những phản ứng của dư luận là ‘rất nặng’ và các vị ni cô ‘cảm thấy rất
buồn’.
Sunday, August 11, 2013
Chú Chó Trung Thành
From: ngocdtran
Date: Mon, 1 Jul 2013 12:10:20 -0700
Subject: Chú Chó Trung Th ành
Date: Mon, 1 Jul 2013 12:10:20 -0700
Subject: Chú Chó Trung Th ành
Văn Hóa Sống Trên Đời
*
Bút Xuân TRẦN ĐÌNH NGỌC
LTS: Phải đặt mình vào các cụ ta xưa khi còn sống ở Động đình
Hồ, Cao bằng, Lạng Sơn, Ba Vì, Việt trì
Tuyên Quang,
Phú thọ…đời sống còn quá thô sơ chân chất, quanh năm chi có tôm cá bắt được ở
các sông ngòi, hồ ao, rau hái trong rừng hoặc vườn sau nhà, gà vịt, lợn, trâu
bò còn rất ít không dám giết thịt, vả nghèo thì tiền đâu mà giết gà vịt, lợn
bò? Chó nuôi giữ nhà nhưng lúc cần phải dùng nó cho bữa tiệc của con người thì
cũng phải đành, chứ ai không thuơng nó. Mời bạn đọc đi sâu vào truyện ngắn sau
đây của Nhà văn Bút Xuân TĐN để hiểu được vì sao chúng ta lại có Văn hóa Sống
trên đời. Trân trọng.
Trước
hết, Văn hóa thường được định nghĩa như một tập hợp tòan thể các họat
động nói chung của con người trên một lục địa, một miền, trong một dân tộc, một
bộ tộc v.v...Thí dụ ở thời cổ có Văn hóa Ai Cập, Văn hóa Trung Hoa, Văn hóa Ấn
Độ, Văn hóa Mesopotamia, Văn hóa Âu châu, Văn hóa Hi lạp v.v...Ngày nay có Văn
hóa Tây phương, Văn hóa Đông phương, Văn hóa châu Mỹ Latinh v.v...
Ăn
là một nét đặc thù của Văn hóa vì ăn đứng đầu và quan trọng nhất trong sinh họat
của con người. Ngày Tết bàn về các món ăn là điều rất hợp vì cổ nhân ta
thường nói:
Làm như ngày dưng ăn sao cho hết
Ăn như ngày Tết lấy gì mà ăn.
Món
ăn ngày Tết thì nhiều, rất nhiều, nhớ không xuể kể không hết, nhưng vì là năm
con Chó, chúng ta chỉ giới hạn một món cờ tây, món sống trên đời,
thức ăn khoái khẩu bổ dưỡng đã từng được ca tụng hết mình do nhiều văn nhân,
thi sĩ trong văn chương bình dân.
Sống trên đời ăn miếng dồi chó
Chết xuống âm phủ biết có hay
không?
Chết
là bỏ lại tất cả mà vẫn còn nhớ nhỏm cái món thích khẩu ấy, đủ biết nó phải
ngon như thế nào!
Tuy
nhiên, vì người Việt hiện nay di tản đi khắp cùng thế giới nhập nhiễm nhiều nền
Văn hóa địa phương nên khi nói về “Văn hóa Sống trên đời” hay “Văn hóa cờ tây”,
chúng ta phải giao hẹn với nhau thế này. Trước nhất phải dùng cái tâm thức thuần
túy Việt Nam để cùng bàn bạc vì món cờ tây là một món ăn đặc thù không món ăn
Việt hoặc ngọai quốc nào tương tự. Nếu nói chuyện hạ cờ tây với lớp người trẻ
Việt đã sinh ra hoặc sinh sống nhiều năm tại Hoa kỳ, Âu châu ... đã nhiễm tư tưởng
học thuật Tây phương; các bạn trẻ này sẽ không thể hiểu được vì sao người ta
dám...giết chó và ăn thịt chó.
Thứ
hai, nếu bạn đã từng thưởng thức món “hương nhục” ở Việt Nam và nhận biết nó
ngon không thua một thứ thịt gì, hoặc có phần trội hơn, thì câu chuyện đang kể
bạn nghe đây mới lí thú, bằng không nó chỉ là những dòng chữ chóan cho đầy
trang báo mà thôi.
Để
cho có đầu đuôi, chúng ta nên ngược dòng từ nguồn gốc. Quí bạn đọc cũng dư biết
Bắc Việt chính là cái nôi của nước Việt Nam ta. Nông thôn Bắc Việt, một năm mới
có một lần Tết, có nhiều người, một năm mới được ăn thịt một lần vào dịp Tết,
thế thì Tết chẳng đáng cho người ta mong chờ, quan trọng hóa và hồi hộp khi trống
mõ làng báo tin Giao thừa sao?
Chẳng nói đâu xa, chỉ ngay trong thời Pháp thuộc,
vật trâu vật bò là chuyện đại sự của làng, của tổng, của huyện; mổ heo khi có
đình đám lớn của làng hay tư nhân khá giả. Còn một, hai gia đình, khi có lễ lạc,
mừng rỡ chỉ dám hạ cờ tây là cùng vì tiền đâu mà mua heo, mua bò? Cờ tây tiện ở
chỗ vừa túi tiền, nó rẻ hơn heo, bò. Bốn gia đình đánh đụng một con tức mỗi phần
một đùi là đủ cho một dịp lễ lạc, vợ chồng, con cái no nê hạnh phúc.
Cờ tây lại
cũng ngon không thua bất cứ thứ thịt gì ngòai chợ, nó lại được tiếng là bổ dưỡng,
kiện tì, tráng thận, ích tim. Bằng ấy lí do xác thực, người nông dân Bắc Việt
đa số tay làm hàm nhai khi xưa chẳng ăn cờ tây thì ăn cái gì cho có chút thịt
thà ngày lễ, ngày tết? Một điều nữa, gia vị cho heo, bò thì tốn chứ gia vị cho
cờ tây chỉ kiếm trong vườn. Con cháu gái cứ xách rổ ra vườn đào vài mậm riềng,
xắn vài củ chuối non, hái một ít xương xông, mìn tưới, ngò gai, húng quế, húng
lủi và nhất là lá mơ tam thể đang leo từng bụi lớn, chọn lá ngon mà hái.
Thế là
xong! Đỗ xanh và vừng, nhà nào không trữ? Vài đồng bánh đa đem nướng lên. Vài cút
rượu đâu mua từ cô hàng rượu bán rong sáng nào không nhởn nhơ khắp giong, khắp
xóm trêu nguơi mấy anh bợm nhậu?
Còn trời, còn nước, con non
Còn cô bán rượu anh còn say sưa!
(Ca dao)
Dễ
dàng vậy và giản dị vậy, lại rất bình dân học vụ, chẳng nhắm vào cờ tây thì còn
nhắm cái gì?
Chúng
ta cũng cần ghi nhận một điều tối quan trọng. Thịt chó ta khác thịt chó Mỹ, chó
bẹc-dê xa lắc xa lơ, một trời một vực về phẩm chất vì chó ta xưa nay chỉ ăn
cơm, ăn cám heo, mút mát miếng xương miếng xẩu của chủ thải ra nên chó ta
thịt thơm, dòn cũng ví như thịt gà thả rẫy, gà đi bộ chứ không phải lọai gà nhốt
trong chuồng, nuôi thúc cho béo, thịt mủn mùn.
Của đáng tội, dù không thanh lắm
cũng phải thêm rằng, thỉnh thỏang ban đêm thằng cu Tèo hay cái Đĩ nhớn, Đĩ bé có
yếu bụng, mẹ nó chẳng cần phải gọi bố nó nằm chình ình bên cạnh mà cứ việc mắt
nhắm mắt mở cầm hai cẳng chân đứa con giơ ra. Vàng, Vện hay Mực đã túc trực từ
bao giờ, tự động lo liệu sạch sẽ như lau như li. Xong việc, hai mẹ con lại trùm
mền ôm nhau ngủ tiếp không phí đến mươi giây đồng hồ trong khi “bố nó” vẫn cứ
ngáy đều như cái bễ lò rèn. Thật là tiện lợi!
Trở
lại những năm tôi còn đi dạy học ở Sàigòn, quen biết cũng khá nhiều, dân ở
thành cũng đông mà dân miền quê ỏ các tỉnh phụ cận cũng lắm, một số là phụ
huynh học sinh có con học tôi tại Sàigòn.
Một
bữa thứ bảy mát trời, ba ông bạn đến rủ đi chơi. Hai ông và hai bà ngồi
chung chiếc xe Jeep dân sự với tôi và nhà tôi; còn một ông chở bà xã trên chiếc
xe Vespa lái theo sau vì xe của tôi đã quá chật.
Lái
xe ra xa lộ Biên hòa, chưa biết có nên đi Lái Thiêu mua ít sầu riêng, măng cụt
và soài cát, thì chợt ông bạn ngồi phía sau - Được - nói:
“Ði Hố Nai kiếm thịt cầy ăn đi cậu! Tớ thấy nhớ thịt cầy rồi.”
Vì
chẳng có định kiến, nghe đề nghị, tôi đáp:
“Ừ thì Hố Nai!”
Xa
lộ do nhà thầu Hoa Kỳ RMK làm, phẳng phiu láng bóng như mặt kiếng, chẳng bao
lâu chúng tôi đã tới Hố Nai. Hai chiếc xe ngừng trước một ngôi nhà khang trang,
sân gạch, tường xây, mái tôn. Hai con chó nhỏ xồ ra sủa inh ỏi làm ông chủ nhà
đã có tuổi bước ra:
“Ủa thầy giáo Vũ! Sao lạ lùng vậy?”
“Chào bác. Chúng tôi đến thăm hai bác đây. Hai bác và gia đình có khỏe không?”
Ông
chủ nhà mời chúng tôi vào phòng khách, bảo đứa con gái nhỏ nấu nước pha trà.
Ông là hàng xóm của tôi năm xưa khi tôi có căn nhà ở khu Chợ Quán, hơn nữa,
mấy đứa con ông đã học tôi mấy năm. Sau đó gia đình ông dọn về khu Hố Nai hố bò
này nhưng thỉnh thỏang lên Sàigòn ông vẫn ghé thăm chúng tôi.
“Mời thầy cô giáo và các ông các bà mời nước.”
Sau
khi uống xong được một tuần trà, bác Hạng - tức ông chủ nhà - hỏi tôi:
“Thầy giáo Vũ đến thăm chúng tôi hôm nay còn có việc gì không?”
Tôi
đặt cái tách Nhật xuống khay:
“Anh em muốn bác cho thưởng thức một bữa nai đồng quê. Tiệm tùng không thiếu nhưng
thấy không ngon và sạch sẽ bằng ở nhà làm.”
“Quá dễ. Để tôi bảo cháu Long lo liệu.”
Tôi
móc túi lấy xấp giấy bạc trao vào tay bác Hạng:
“Bác trao cho anh Long để trả tiền con cầy và mua gia vị.”
Bác
Hạng giẫy nẩy:
“Ấy không, thầy cô giáo với các ông các bà xuống thăm gia đình tôi là quí lắm rồi.
Thường ngày cha con tôi cũng mua về giết hòai. Chúng tôi đãi thầy cô giáo và
các ông các bà một bữa không được sao?”
“Được vẫn là được, chỗ bác với chúng tôi mà. Nhưng xin bác cứ cầm cho chúng tôi
vui lòng. Lần sau chúng tôi mới dám đến quấy rầy bác nữa.”
Bác
Hạng vẫn không cầm nhưng tôi nhất định không nghe, cứ dúi tiền vào tay bác,
đóan chừng số tiền ấy cũng đủ để làm bũa tiệc.
Anh
Long, con lớn bác Hạng nghe bố dặn dò ở dưới bếp xong lên chào chúng tôi rồi ra
đề xe Lam ba bánh chạy đi. Bác Hạng bảo với chúng tôi, tuyến đường xe Lam đưa
khách hôm nay người kia chạy, Long được nghỉ.
Chẳng
bao lâu, tôi thấy Long về, khệ nệ vác một cái bao tải. Anh ném ịch cái bao xuống
sân gạch và lôi ra cho chúng tôi coi một con chó vàng to trung bình, lông ngắn,
tai nhỏ mới khỏang hơn năm, giống chó ta hòan tòan.
“Nhất
bạch, nhì hòang, tam khoang, tứ đốm.” Được lắm đây. Nhưng các thầy lang ta lại cho
điểm Mực cùng với bạch đứng đầu sổ:”Nhất bạch, mực, nhì hòang, tam khoang, tứ đốm”vì
các cụ nói cái mật con chó mực chữa được nhiều bệnh lắm. Để chiều các cụ “lương
y như từ mẫu”, thôi cũng cứ được đi.
Con
chó đã bị trói bốn chân và mõm không cựa quậy được, đôi mắt của nó trông thật
buồn rầu. Sau khi cho coi, Long đưa chó ra vườn sau, ở đó có bác Hạng gái, vợ
Long và mấy đứa em phụ việc mổ chó và nấu nướng. Để cho chúng tôi được tự
nhiên, bác Hạng cũng rút về phía nhà bếp.
Cũng
như mọi lần đã đến đây ăn, tôi không nghe một tiếng chó kêu vì Long nói, để nó
bớt đau đớn, Long đã cho nó một cái vồ vào giữa ót xong mới cắt tiết.
Chỉ
hơn tiếng sau, khi chúng tôi đang đánh chắn ở phòng khách giết thì giờ thì chợt
nghe mùi chả nướng thơm tưng thơm lừng theo khói từ ngòai sân bay vào. Vợ anh
Long và vài cháu gái khác lên bày bàn ăn. Khỏang nửa tiếng sau, bác Hạng mời bọn
tôi nhập tiệc. Tôi hỏi bác Hạng:
“Hôm nay anh chị Long làm có vẻ nhanh dữ. Chỉ mới ba tiếng từ lúc đi bắt chó mà
bây giờ đã được ăn?”
‘Hôm nay quả nhanh thực vì con chó này tôi đã mua xong và trả tiền cho chủ, Long
cứ đến là trói đem về. Còn nếu lại phải đi hỏi dăm, ba nhà mới mua được thì mất
thời gian thêm. Việc nấu nướng cũng đã qui họach từ trước. Ai việc nào cứ việc ấy,
từ người pha thịt đến người đâm riềng, nhặt rau thơm nên bớt việc mà lại nhanh.
Ấy vợ chồng Long nó tính nếu mệt về cái xe ba bánh này thì chúng cho mướn, xong
ở nhà mở một quán cầy tơ, ngày giết một con cũng đủ sống. Cái quán ở đầu xa lộ
đường vào Biên hòa nghe nói ngày tiêu thụ ba con cơ đấy. Nào mời thầy cô và các
ông các bà.”
“Mời hai bác cùng ngồi ăn cho vui.” Tôi nói.
“Vâng, tôi xin ngồi tiếp thầy cô và các ông các bà một lát thôi. Tôi ngồi lâu mỏi
lưng không chịu được.”
Chúng
tôi đã mang theo một chai rượu thuốc của chú Năm ngã ba Tân Vạn vì có mồi
ngon mà thiếu chén rượu “bồ đào mĩ tửu dạ quang bôi” này thì mồi ngon cũng hỏng.
Lại có thêm bia 33 và bia-lây, ai không hạp rượu thì uống bia, các bà không uống
bia thì uống bia-lây. Nhưng quả thực tuy không nói ra, ăn thịt cầy mà uống nước
ngọt thì cũng y như mặc áo gấm đi đêm ba mươi, nó phí cả thịt cả áo đi. Thịt cầy
chỉ đế, uống đến la-de đã là bết rồi.
Tôi
phải xuống bếp cố chèo kéo bằng được Long lên bàn ăn. Long là học trò cũ của
tôi những năm lớp 10 và lớp 11, sau đó đi khóa Hạ sĩ quan Đồng đế, bị thương
đang khi huấn luyện, được tạm thời về chờ ngày ra Hội đồng Miễn dịch quyết định
thương tật.
“Mời thầy cứ tự nhiên. Con còn bận tay lắm. Con phải coi nồi xáo này để lát quí
vị ăn bún.”
“Cứ để đó cho chị ấy coi giùm. Lên uống với thầy một li đã.”
Long
bất đắc dĩ phải để cho vợ coi và lên bàn ngồi, nhưng chỉ uống hết một li la-de
là đã cáo lỗi trở xuống bếp.
Một
cái bàn lớn đầy những đĩa, những bát. Đầu tiên, theo thông lệ, chúng tôi ăn tiết
canh. Những lát gan thái mỏng đặt kín trên mặt đĩa tiết canh đông cứng đã để tủ
lạnh một lúc, trên đó là đậu phọng rang đâm nhỏ và lưa thưa mấy lá ngò gai,
húng quế. Chúng tôi nâng những cái chén nhỏ đặc biệt để uống rượu rắn hổ, to
hơn chén mắt trâu một chút. Uống kiểu này không có uống từ từ mà cứ mỗi chén chỉ
tợp một cái ực. Thế mới ngon. Thế mới đã. Vắt chút chanh vào miếng tiết canh, ngắt
vài cái lá húng quế, ngò gai, ngò ôm bỏ lên trên, rồi từ từ và vào miệng.
Ôi chao sao nó ngon, nó bùi!
Nhất là miếng tiết canh đang ăn lại trúng ngay cái
cổ họng con cầy nhai sần sật trong miệng. Miệng nhai nhưng tay vẫn bẻ miếng
bánh đa vừa nướng dòn tan, thơm phức ăn kèm. Món tiết canh này nghe đâu đã có từ
thời Hồng Bàng vì các cụ ta quí máu huyết lắm. Trâu, bò, lợn, gà, vịt...khi giết
các cụ không bỏ huyết đi bao giờ. Quí cũng phải vì máu huyết trong mỗi sinh vật
chính là sự sống còn của sinh vật đó. Thiếu huyết, cạn huyết, sinh vật lăn quay
ra ngay. Tuy nhiên, về cái “sự cố”đánh tiết canh, chúng ta còn thua người
Lào và người Lào-Hmong một bậc. Chúng ta chỉ ăn tiết canh vịt chứ không ăn tiết
canh gà nhưng các người Lào và Lào Hmong lại hãm tiết gà đánh tiết canh thưởng
thức cũng y như vịt vậy. Và họ khen rất ngon.
Xong
tiết canh thì đến các thứ khác như chả nướng trên bếp than, có rắc mè lên trên.
Những miếng thịt vàng ươm vì có ướp bột nghệ, hành, riềng, mẻ, nước mắm đem nướng
trên than, khi mỡ sôi xèo xèo trên mỗi miếng thịt và thịt săn lại, ngả mầu nâu
nhạt ấy là chả đã chín. Một hớp rượu, một miếng chả, mảnh bánh đa, mảnh riềng mỏng,
vài cọng húng, lá mơ. Đời quả là đáng sống, các cụ ạ!
Chắc Lưu Linh, bợm rượu
và hai ông Lưu Thần, Nguyễn Triệu lạc vào động Thiên thai xưa kia được tiên
cung phụng cũng chỉ ăn ngon đến thế! Ghiền thịt cầy nhà sư giả dạng Lỗ trí Thâm
trong chuyện Thủy Hử hay 108 Anh hùng Lương sơn Bạc làm gì có chả nướng, rựa mận
mà ăn. Đùi chó luộc, ông cứ bỏ vào tay nải, hễ ngon ngót bụng lại moi ra ngọam,
chấm chút muối. Riềng, lá mơ chẳng có, bánh đa thì không, may ra có được vò đế
nhưng ăn mộc tồn kiểu đó sao bằng chúng tôi đang thưởng thức với đầy đủ gia vị,
rượu ngon ở nhà bác Hạng đây. Yến lão đã là nhất nhưng không hơn bữa hạ cờ tây
này được.
Sách
kể rằng có mấy nhà sư chân tu có vẻ khi dể chế diễu ông Lỗ khi ông uống rượu và
ăn thịt chó tì tì:
Đi tu Phật đã dạy rằng:
Chớ ăn thịt chó, chớ năng liếc đào!
Ông
Lỗ giận lắm, một lần, hai lần rồi ba lần, không nhịn nổi nữa, ông không nói
không rằng xô tới dằn ngửa nhà sư kia ra ở ngay sân chùa, thồn đùi chó vào miệng,
bắt ăn bằng được, gây ra một cuộc vật lộn thi đấu quyền cước công phu dữ dội,
đá cát bay mù mịt làm anh hùng hảo hớn trong giới võ lâm cười vỡ bụng.
Sau
tiết canh và chả là đến rựa mận. Cờ tây bảy món mà. Miếng thịt do lửa riu riu
quánh lại với nhau thấm đủ các thứ gia vị như riềng, mẻ, xương sông, lá mơ,
thơm mùi thơm đặc biệt không thứ thức ăn nào có. Thịt nấu rựa mận còn cả da, vừa
nạc vừa mỡ, tuy nhiên chó ta hong hong con - với phụ nữ gọi là mình dây - mỡ ít
mà thịt nhiều. Khi ăn ta thong thả vừa nhai vừa ngẫm nghĩ cái bùi béo, thơm
tho, mảnh da dòn sần sật và phải chịu rằng các thứ gia vị đã tạo cho miếng thịt
cầy một ý vị đằm thắm, một hợp chất hài hòa đến không thể nào làm hơn. Cũng có
những người lại thích ăn rựa mận với chút bún trắng tươi, lấy làm vô cùng mãn
nguyện.
Lại
đến cái món dồi. Đúng là Sống trên đời. Ruột chó được “ken” có ngghĩa là rửa thật
sạch bằng những chất khử mùi hôi nhu chanh, lá khế, muối để những chất lờn, chất
dơ theo nước rửa đi ra hết chỉ còn lại bộ ruột dài thòng, mỏng, dai, sạch sẽ từ
trên xuống dưới. Nhân bên trong dồi là thịt, mỡ vụn, tiết đọng, là mơ, ngò gai,
húng quế và cả đỗ xanh, tất cả đã cà, đã đâm nhỏ trộn với riềng mẻ, mắm tôm, nước
mắm... Sau đó, nhân được nhồi vào trong ruột cho đầy, cho chắc. Bịt hai đầu lại,
lấy kim châm một ít lỗ thông hơi trên khúc dồi xong cho vào nồi nước luộc đang
sôi.
Sau
khi luộc xong, Long còn đem cả khúc dồi quấn vào một thanh tre đem hơ trên bếp
than cho đến khi mầu da vàng hực, miếng dồi chắc và khô. Dồi thái ra đặt chung
với tim, gan và khi ăn, ăn nó với thịt luộc cùng một lúc. Dồi và luộc thì
phải chấm mắm tôm chanh, đánh cho thật nổi lên, thêm chút đường cho dịu. Cùng là
những thứ nhà quê nhà mùa với nhau, mắm tôm chanh sao lại ăn ý hết mình với thịt
cầy như thế. Còn nếu ai không quen với mắm tôm thì cứ muối tiêu chanh cũng chẳng
sao.
Thịt
chó ngon như thế không hổ là thịt chó Việt và các tiền nhân ta, các người đã
ăn, đã mê nó không phải là vô lí. Danh bất hư truyền.Chứ cái giống chó bẹc-giê,
chó Mỹ, sống để làm cảnh, chết chôn chứ ai dám động vào một miếng thịt hôi rình
và nhẽo nhèo nhèo của nó?
Khi
chúng tôi đã thấy gần no rồi, sắp sửa buông chén buông đũa thì chị Long khệ nệ
bưng lên một thố thịt hầm củ chuối để ăn với bún. Dù là món cuối, bao tử không
tiếp nhận được mấy nữa nhưng món hầm ăn với bún này thật ngon, mỗi người cũng phải
một tô nhỏ vơi vơi.
Chúng
tôi ra khỏi nhà bác Hạng thì trời đã ngả chiều. Trên đường về, các bà còn đòi
cho ghé mấy quán bên đường mua bưởi Biên Hòa, thứ bưởi tôi nghĩ ngon nhất thế giới,
cũng như khóm Long An.
Sau
ngày 30-4-1975, di tản sang nước Mỹ, tôi có cái may mắn là được ở cùng một
thành phố miền Đông Nam cùng với một số quân nhân Hạ sĩ quan và binh sĩ trước
kia dưới quyền tôi trong một đơn vị. Kể cả gia đình tôi là bảy, chúng tôi cùng
được một nhà thờ Tin Lành bảo trợ từ Guam sang và nhà thờ mướn cho chúng tôi mỗi
gia đình một căn trong chúng cư thuộc một khu trung bình không quá giầu cũng
không quá nghèo trong thành phố mà mùa Đông tuyết rơi ngập đường đi lên cả
foot.
Có
gia đình và bạn bè thật đấy nhưng sao những ngày đầu đến đây, chúng tôi vẫn buồn
nẫu ruột. Hầu như ai cũng còn cha già mẹ héo, anh chị em, cháu chắt bỏ lại nơi
quê hương. Chúng tôi nao lòng khi nghĩ đến đại đơn vị và các cấp chỉ huy, các bạn
cũ sau khi sẩy đàn tan nghé, những bạn bè nào còn sống, những ai đã nằm
xuống và quê hương yêu dấu khi xưa giờ chỉ còn là một nơi tan hoang, điêu tàn,
đau khổ cho những người còn đang phải đối diện với những thực tế chua chát não
lòng.
Càng
đau khổ, chúng tôi càng tựa vào nhau, bám víu vào nhau để tìm lẽ sống bởi xung
quanh chỉ tòan là xa lạ, hờ hững, lạnh lùng. Thực ra, giáo dân của giáo xứ bảo
trợ đã hết lòng giúp đỡ chúng tôi: tặng giường, nệm, bàn ghế, nồi niêu bát đĩa,
tuy đã dùng nhưng thảy đều còn tốt, còn đẹp. Ngòai những buổi lễ chủ nhật chở
chúng tôi đến làm việc phụng vụ tại nhà thờ, họ cũng thay phiên chở chúng tôi
đi chợ mua thêm thức ăn, đi bưu điện, đi bác sĩ và cả đi làm.
Sau
hơn tháng, chúng tôi được chở đi thi lấy bằng lái xe nhưng chỉ có tôi và một
người nữa đậu vì 100 câu hỏi được đặt vào những chiếc máy computer, thi abc
khoanh nhưng phải hiểu câu hỏi rồi mới bấm vào câu trả lời trên màn hình. Bữa
thi, khi tôi còn đang tiếp tục làm bài thì bỗng cái máy reo lên một hồi chuông
dài. Cô thư kí đến bảo tôi đậu rồi vì tôi đã đáp trúng 75 câu. Nếu làm xong 100
câu mà không trúng được 75 thì kể như hỏng. Tôi vui nhưng thấy năm bạn rớt nên
cũng ái ngại cho các bạn. Họ là những tài xế rất giỏi trong đơn vị nhưng khổ
cái chưa học tiếng Anh bao giờ. Để có đủ trình độ làm bài thi này, tôi không
nghĩ chỉ học sáu tháng. Nếu được thi bằng tiếng Việt thì quả là may mắn.
Tôi
không hiểu nếu cả bảy người trong nhóm chúng tôi đều đậu thì giáo xứ có đủ xe
cũ phát cho anh em chúng tôi mỗi người một chiếc không nhưng một tuần sau
khi Sở Lộ Vận thành phố gửi bằng lái xe cho tôi và Mười thì đồng thời ông chủ tịch
Hội đồng giáo xứ cũng giao cho tôi và Mười mỗi người một chiếc xe. Tôi được chiếc
Chevrolet, Mười được chiếc Ford, cả hai đều tám máy, bự tổ chảng tuy ghế nệm giữ
kĩ còn khá mới. Máy xe còn khá tốt, không có bệnh gì chỉ mỗi tội chúng uống xăng
quá ấy là lúc đó xăng chưa tới nửa đô-la một ga-lông.Từ nay, tôi và Mười tình
nguyện làm tài xế cho cả bảy gia đình cho đến khi mỗi gia đình có được ít nhất
một người tài xế và một chiếc xe.
Chúng
tôi đưa nhau đi làm để kiếm sống bằng hai chiếc xe “đầu đời” này. Làm đủ thứ việc
khi có người mướn: trồng cây, cắt cỏ, làm sạch vườn tược, tỉa cây, cưa cây, dọn
dẹp kho hàng... Khi mới chân ướt chân ráo tới đây, tiếng Anh tiếng U còn quá dở
thì không có quyền kén việc mà chỉ có việc kén người miễn sao cho các bà xã có
đủ gạo và thức ăn nấu nướng mỗi ngày, đám trẻ nhỏ được cắp sách đến trường là
vui rồi.
Ba
tháng đầu, chúng tôi không phải lo tiền nhà vì đã có giáo xứ yểm trợ.
Mỗi
thứ bảy, chúng tôi vẫn luân phiên tổ chức ăn uống truyện trò cho đỡ nhớ nhà.
Các bà xã bày ra nấu bún bò Huế, phở, bún riêu, rán chả giò, làm nem cuốn.
Nhưng ăn mãi các thứ này rồi cũng chán. Một bữa, thượng sĩ Chửng, nói với tôi
và cả bọn:
“Có một món nhớ quá đã lâu không được ăn, ông thầy ơi!”
“Món gì vậy chú Chửng?” Tôi hỏi.
“Ông thầy có nhớ ngày xưa thỉnh thỏang ông thầy vẫn bảo tụi tui đến Sở bắt chó đường
Yên đổ xin cờ tây về nhậu không?”
“Sao quên được. Nhưng ở đây đâu có xe bắt chó?”
“Để tụi em tính, ông thầy.”
Tôi
thấy manh nha một cái “sự cố” không nên, không phải bèn chặn ngay:
“Ấy, cái xứ này người ta trọng mấy con cầy lắm. Họ gọi chúng là “man’s best friend”.
Các chú có thèm thì mua giò heo thui lên nấu giả cầy ăn đỡ nhớ. Chớ có đụng vào
mấy con khuyển kẻo tù rục xương đó.”
Thấy
tôi lo ngại, Năm Gò Quao trấn an ngay:
“Tụi em nhắc cho vui đấy ông thầy. Làm gì có cái vụ hạ cờ tây ở Mỹ.”
Chửng
nhắc làm tôi nhớ ra, anh Q. thú y sĩ được đào luyện từ trường Quân Y là bạn tôi
lâu ngày. Chúng tôi học với nhau năm Đệ Nhất tức lớp 12. Sau khi đậu Tú tài II,
chúng tôi cùng ghi danh vào trường Đại học Khoa học. Tôi theo ban Tóan ra
làm nghề godautre, còn anh học Lý Hóa Sinh và thi vào trường Quân Y ra bác sĩ Thú
y. Chúng tôi gặp lại nhau khi anh được bổ nhiệm về Sở Thú Y đô thành đường Yên
Đổ, trong đó có dịch vụ đi bắt chó lạc.
Ngồi
với tôi trong một quán thạch chè đường Phan đình Phùng, Q nói có ngày xe bắt về
cả hai, ba chục con chó vô chủ hoặc đi lạc. Chó nhốt lâu ngày rất tốn đồ ăn mà
ngân quĩ có hạn nên thường phải giải quyết bằng cách chích thuốc cho ngủ rồi
đem chôn tập thể nếu sau hai tuần chủ chó không đến nộp phạt chuộc chó về. Lúc
đó,Trung đội của tôi vốn chỉ là một trung đội yểm trợ quân xa đóng ở Sàigòn
nhưng cũng có khi chúng tôi đi ra những vùng phụ cận như Tây Ninh, Hậu Nghĩa
...để công tác. Tôi hỏi Q xin cờ tây cho Trung đội ăn thịt, có trở ngại gì
không? Q. nói, mặc sức đem xe đến mà bắt. Thế là thỉnh thỏang khi có giờ rỗi rảnh
một chút, tôi gọi điện thọai cho Q. xong bảo mấy đệ tử đến bắt chó, nhưng tôi
không cho bắt nhiều, chỉ mỗi lần một con, khi nào muốn đãi cả đại đội mới bắt
hai con. La-de Quân tiếp vụ, các thứ gia vị tôi bỏ tiền cho anh em đi mua, trực
gác đã sắp xếp đâu vào đấy, cả mấy chục người chúng tôi trải bạt ra sân chén
chú chén anh vô cùng hào sảng.
Như
trên đã nói, tôi đã dặn đi dặn lại. Tất cả vâng vâng dạ dạ ngon lành trước khi
ai về nhà nấy.
Nhưng
khỏang hơn tuần sau, một bữa thứ bảy đến phiên chú Mười, khi đang ngồi trò chuyện
tại bàn ăn, Mười cười cười bảo tôi:
“Ông thầy lại đây em cho coi cái này.”
Vừa
nói Mười vừa lại đứng bên cái tủ lạnh. Tôi theo Mười, vừa đứng trước tủ thì Mười
mở tủ ra cho tôi nhìn thấy một cái đầu chó lông cạo sạch sẽ, đang nhe hai hàm
răng trắng nhởn như răng ông da đen thuốc đánh răng Hynos ở Sàigòn. Tôi ngạc
nhiên nhưng rồi nghĩ liền ra, mấy đệ tử thân mến của tôi bất kể lời tôi dặn đã
bắt được con chó này làm thịt. Tôi chưa kịp nói gì thì thì cả bọn đã nhao nhao
lên:
“Tiết hãm đàng hòang ông thầy à. Đánh tiết canh, làm dồi, nướng chả, nấu rựa mận,
bó giò, nấu xáo ăn với bún. Thầy trò mình hôm nay phải thiệt say nghen ông thầy!”
Đã
đến nước này, tôi có lùi cũng không được mà có khi còn bị đồ đệ chê là ông thầy
không chịu chơi, không chịu làm đầu tầu cho đám đàn em. Tuy nhiên tôi nói họ phải
rất thận trọng vì nếu hàng xóm biết được thì rầy rà to:
“Không phải là tôi nhát nhưng các chú phải rất cẩn thận. Nhà mất chó nó sẽ đi tìm,
nó mà tìm ra báo Cảnh sát thì ở tù cả lũ, lại mang tiếng với người bản xứ nữa.
Đã lỡ rồi thì đành chịu vậy nhưng đây là lần chót, nghe các chú. Vả lại, theo
chỗ tôi biết, chó Mỹ thịt mủn và hôi vì chó Mỹ ăn thực phẩm riêng chứ không
ngon và thơm như chó ta, ăn cơm như người. Lúc ăn các chú sẽ thấy. Thế các chú
bắt nó bằng cách nào?”
“Tụi em thấy nó đi ở bên đường liền dùng xe cán. Chó cán xe, xe cán chó đấy mà ông
thầy.Xong vứt lên xe, đưa về nhà hãy còn nóng hổi, thế là lấy huyết. Không một
tiếng kêu. Êm thấm lắm.”
Tôi
đưa tiền cho Năm Gò Quao đi mua la-de và gia vị rồi về qua nhà trong khi
Chửng pha thịt làm các món. Mười bắc nồi nước luộc để lấy nước dùng đánh tiết
canh. Bà xã của Mười và hai, ba bà khác đã sẵn sàng để phụ. Lúc tôi trở qua thì
hai bà đang quạt chả, thơm tưng thơm lừng nhưng khói um lên muốn ngạt thở. Mười
bảo không dám đưa ra ngòai sợ lối xóm nghi, bể mánh. Tôi phải chịu là mấy ông đệ
tử của tôi làm nhiệm vụ quân nhân - ngày còn ở trong nước - cũng hăng mà nhậu
cũng không thua ai.
Buổi
chiều hôm đó, chúng tôi quây quần thưởng thức món mộc tồn nơi xứ lạ quê người.
Y như tôi nói, phẩm chất thịt chó ta và thịt chó Mỹ một trời một vực. Tôi nhấm
nháp chút đỉnh còn chỉ uống cầm chừng nhưng tôi phải ngồi cho anh em vui. Hơn
chục người, trẻ con người lớn thưởng thức tận tình các món vừa làm xong chỉ phải
cái thiếu gia vị như riềng, rau thơm, lá mơ mà mãi ít năm sau các chợ Việt
ở quận Cam, Cali mới có. Nhưng thôi, được voi đòi tiên, biết thế nào thỏa mãn
được mọi thứ. Vừa cầm li la-de nhâm nhi tôi vừa ngẫm nghĩ chắc chủ con chó bị mất
đi tìm nó dữ lắm và biết đâu họ không trình Cảnh Sát? Nhưng mọi chuyện đã được
bảo mật phòng gian tối đa đến nỗi các bà mẹ phải dặn dò cẩn thận những đứa con
đã đi học chớ có nói với bạn hay cô giáo rằng gia đình tôi mới ăn “real hot
dog” mà bỏ mạng sa tràng đấy nhé!
Đó
là lần đầu và cũng là lần cuối thầy trò tôi biểu diễn “Văn hóa Sống Trên
Đời” ngay trên cái xứ mà cầy tơ được coi trọng rất mực này.
Little
Saigon, CA Tân Xuân Bính Tuất 2006
GS Xuân Vũ TRẦN ĐÌNH NGỌC
GHI CHÚ: Hot dog (chó nóng) ở
Mỹ là một lọai súc-sích làm bằng thịt heo hay bò, chiên hoặc nướng lên ăn kèm
bánh mì, khá ngon. Real hot dog: thịt chó thật, không phải súc-sích nữa.
Bao giờ người Việt mình mới hiểu
là không nên ăn thịt chó ?
|
Subscribe to:
Posts (Atom)
Featured Post
NHỮNG KHÔI HÀI VỀ . . . Chữ Nghĩa Việt Cộng.
NHỮNG KHÔI HÀI VỀ . . . Chữ Nghĩa Việt Cộng. 1. - Ai cũng biết VC là vua chơi chữ, lúc chúng ...
Popular Posts
-
A Abe, Kōbō [2] Adams, Richard [1] Ahern, Cecelia [1] Ái Khanh [1] Akutagawa, Ryunosuke [1] ...
-
Người Điên Thơ Mộng (05/27/2012) Tác giả : Hạnh Chi Cư dân cùng xóm, khi đi dạo trên lối mòn quanh co ven dòng suối, thường dừng...
-
26/05/12 | Tác giả: Đại Nghĩa Mười năm thời bao cấp hay đêm trước đổi mới Chen lấn xô đẩy mau hàng thời bao cấp Ngay sau khi ...
-
From: Phong Tran Subject: Con chó quá khôn Sao lại có con chó quá khôn như vậy ? Thành thạo công việc còn hơn cả con ng...
-
G ỏ i càng ngon càng đ ộ c! Đ ể “phù phép” cho các món g ỏ i h ấ p d ẫ n nh ằ m thu hút th ự c khách, nhi ề u nhà hàng, quán ăn, ...
-
SINH TỬ LUÂN HỒI Toàn Không Luân Hồi dịch từ chữ Samera của chữ Phạn. Chữ Hán, Luân là bánh xe, Hồi là xoay lại, trở về, trở ...
-
Một Tấm Lòng Tốt để Sống Với Đời : NHÂN - NGHĨA - LỄ - TRÍ - TÍN. Xin quý vị bổ-túc nếu thất cần bổ-túc . The...
-
Tổng hợp những ebook hay về cuộc sống của Osho file pdf prc ... http://www.mediafire.com/oshovn#0,1 1) Tôi tài giỏi bạn cũng thế ! của Adam...
-
Một sưu tầm thật công phu MỤC LỤC MẸO VẶT HAY 3 bước bảo quản đồ gỗ để ngoài trời 3 điều 'không nên' khi ăn h...
-
http://vietmessenger.com/books/?author=list Kho tàng sách Việt ngữ - đọc mệt nghỉ! cả đời chưa hết! Các truyện hay VN, Trung Hoa,Enghish etc...
Popular Posts
-
A Abe, Kōbō [2] Adams, Richard [1] Ahern, Cecelia [1] Ái Khanh [1] Akutagawa, Ryunosuke [1] ...
-
Tin Vui TIÊN TRI VŨ TRỤ TRẦN DẦN Posted by vu on May 9, 2011 for everyone GLOBAL-TV 57.8 PHỎNG VẤN TRỰC TIẾP NHÀ TIÊN TRI VŨ TRỤ...
-
Audio Book: THIÊN HỒI KÝ THÉP ĐEN CỦA ĐẶNG CHÍ BÌNH HỒI KÝ TÔI PHẢI SỐNG CỦA LINH MỤC NGUYỄN HỮU LỄ HỒI KÝ TÔI PHẢI ...
-
06/09/12 | Tác giả: Phạm Đình Trọng Thông điệp tháng Tám TBT Nguyễn Phú Trọng Dịp này hai năm trước, mùa mưa bão năm...
-
Sách về cuộc đời Bà Trần Lệ Xuân -phu-nhân cũa ông Ngô Đình Nhu- phát hành ở Việt Nam Sách của tác giả Mỹ Monique Brinson Demery k...
-
From: "dung le To: ChinhNghiaViet Sent: Friday, December 22, 2017 1:34 AM Subject: [ChinhNghiaViet] Năm Mậu Tuất - letamanh ...
-
http://vietmessenger.com/books/?author=list Kho tàng sách Việt ngữ - đọc mệt nghỉ! cả đời chưa hết! Các truyện hay VN, Trung Hoa,Enghish etc...
-
CHỮ TÍN I.CÁI ĐỈNH Nước Lỗ có một cái đỉnh rất quý. Nước Tề bắt phải đem dâng. Vua Lỗ tiếc lắm, cho làm một cái đỉnh ...
-
From: 'Truong Vu' via 1 DĐKT < Sent: Monday, February 29, 2016 12:26 PM Subject: 1 DĐKTTG Fw: Fwd: [ChinhNghiaViet] Thượn...
Popular Posts
-
From: Phong Tran Subject: Con chó quá khôn Sao lại có con chó quá khôn như vậy ? Thành thạo công việc còn hơn cả con ng...
-
Lấy vợ Mễ Nhiều người trong chúng ta khi mới đến Hoa Kỳ không phân biệt được người Mỹ trắng và người Mễ. Thấy họ kh...
-
A Abe, Kōbō [2] Adams, Richard [1] Ahern, Cecelia [1] Ái Khanh [1] Akutagawa, Ryunosuke [1] ...
-
Người Điên Thơ Mộng (05/27/2012) Tác giả : Hạnh Chi Cư dân cùng xóm, khi đi dạo trên lối mòn quanh co ven dòng suối, thường dừng...
-
The Amazing Monkey Orchid Nature doesn’t need an audience. These wonderful orchids come from the south-eastern Ecuadorian and Peruv...
-
http://vietmessenger.com/books/?author=list Kho tàng sách Việt ngữ - đọc mệt nghỉ! cả đời chưa hết! Các truyện hay VN, Trung Hoa,Enghish etc...
-
Audio Book: THIÊN HỒI KÝ THÉP ĐEN CỦA ĐẶNG CHÍ BÌNH HỒI KÝ TÔI PHẢI SỐNG CỦA LINH MỤC NGUYỄN HỮU LỄ HỒI KÝ TÔI PHẢI ...
-
08/31/12 Nếu sắp tới đây nó bị ám sát chết thì mới đúng là thanh trừng , loại bỏ . Cò...
-
TÌM HIỂU CHÚ ĐẠI BI trần minh hiền orlando ngày 25 tháng 5 năm 2012 CHÚ ĐẠI BI - Võ Tá Hân phổ nhạc http://www.youtube.com/w...
My Blog List
-
-
-
-
-
-
-
-
-
https://www.facebook.com/reel/802490438523735 - https://www.facebook.com/reel/8024904385237357 months ago
-
-
-
BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP - https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa rpedn...2 years ago
-
-
-
Cách tự kiểm tra xem mình có nhiễm virus COVID-19 không (?) - NT2K4FL Nếu không muốn nhận Email này Xin cho biết để chấm rứt.Cám ơn * Please delete my address before sending this document out. * On ...4 years ago
-
Diễn hành Tết Canh Tý trên đại lộ Bolsa, Little Saigon - ---------- Forwarded message --------- From: *Le Hiep* Date: Mon, Jan 27, 2020 at 8:26 PM Subject: Fw: Diễn hành Tết Canh Tý trên đại lộ Bolsa, Little Sai...4 years ago
-
Thuc phẩm được cảnh báo là chất gây ung thư, ăn càng ít càng tốt - ( Cảm ơn bạn đã chuyển . Có vài ý kiến thô thiển : 1 - những thức ăn quá hạn ( out of date ) dù còn dùng được , cũng nên liệng bỏ . Đừng t...5 years ago
-
-