Popular Posts

Thursday, April 30, 2015

Chó Và Người, Chuyện Rơi Nước Mắt


 
Chó Và Người, Chuyện Rơi Nước Mắt
Nguyễn Thượng Chánh

Có thể nói chó là con vật gần gũi nhất của con người, và đồng thời cũng là bạn đồng hành lâu đời nhứt của nhân loại.

Tuy về mặt sinh học, chó rất khác biệt với chúng ta, nhưng nhờ sống bên cạnh loài người trên cả chục ngàn năm rồi nên chúng đã thụ đắc được một ít năng khiếu để đoán và hiểu được phần nào ý tưởng của chủ. Sự thông minh cũng có thể rất thay đổi tùy theo giống chó, và cũng tùy theo cách dạy dỗ của người chủ. Chó càng nhỏ tuổi càng dễ dạy y như đối với trẻ em vậy.

Nguyễn Thượng Chánh (Photo NTC 2010)
* * *

Chó là bạn của người.

Gương trung thành vô bờ bến của chó Hachiko, Nhật Bản

Eizaburo là một Gs khoa Nông Nghiệp, Tokyo University 80-90 năm về trước.

Từ lâu ông ta thường ao ước có được môt con chó Nhật thuộc giống Akita.Cũng may nhờ vào sự giúp đỡ của các em sinh viên, ông đã xin được một chú chó con rất dễ thương của thành phố Odate thuộc địa hạt Akita (Akita prefecture).

Chẳng bao lâu sau, chủ và chó cưng đã trở thành đôi bạn vô cùng thân thiết. Gs xem con chó như chính con trai của mình và ông đặt tên nó là Hachiko.

Tháng 5, 1925 Hachiko được tròn 2 tuổi. Mỗi buổi sáng Hachiko đều đi theo Gs Eizaburo ra nhà ga xe lửa Shibuya (Tokyo) để tiển ông đi làm.. Buổi chiều thì nó trở ra đón chủ về ngay tại cổng nhà ga. Nó làm như vậy không sót một ngày nào hết.

Một hôm, như thường lệ nó vẫn ra đón chủ nhưng không thấy tâm hơi ông đâu hết…Thật ra ngày đó, Gs Eizaburo bị xuất huyết não và đã chết ngay tại nơi ông làm việc.

Hachiko buồn bã về nhà. Thời gian sau đó, ròng rã trên 9 năm trời, mỗi ngày không sót một ngày,sáng Hachiko đều chạy ra nhà ga với mục đích là tiển đưa chủ đi làm và chờ đón chủ về vào buổi chiều …Nhưng than ôi, ông chủ thân thương vẫn biệt tâm.

Năm 1932, ký giả của một tờ báo lớn Nhât Bản đã cho đăng câu chuyện vô cùng cảm động của chó Hachiko... Thế là cả nước Nhật đều gọi con chó bằng một cái tên thân thương là Chuken Hachiko ( chó trung thành-Faithful dog). Không những chỉ có Nhật Bản mà sau đó cả thế giới đều biết tin và rất ngưỡng mộ đức tính cao quý của Hachiko.

Năm 1934, bức tượng chó Hachiko được khánh thành tại nhà ga Shibuya và chó Hachiko đã có mặt trong buổi lễ như một vị khách đặc biệt.

Rồi ngày 8 tháng 3 năm 1935, Hachiko đã chết trong tuyệt vọng ngoài đường phố cạnh ga Shibuya. Con vât”thọ” được 12 tuổi- Lúc chết, nội tạng của Hachiko được thú y sĩ ngâm giữ lại trong formol.

Cho mãi đến năm 2011, các thú y sĩ của Tokyo University mới đưa ra được chẩn đoán: Hachiko chết vì bệnh giun tim (Filariasis) và cancer giai đoạn cuối- Chẩn đoán nầy bác bỏ giả thuyết từ trước là Hachiko bị thủng bao tử vì ăn gà BBQ xỏ que ghim. Đây là món Yakitori rất phổ biến tại Nhật Bản.

Ngày nay, chó Hachiko nhồi bông được thấy trưng bày tại National Museum of Science and Nature tại Ueno (Tokyo)- Một tượng đài của Hachiko cũng được đặt bên cạnh mộ của chủ nó tại nghĩa trang Aoyama, Tokyo.
Chó là bạn của người.

Hachiko được Kobayashi san người làm vườn cũ ngày xưa của Gs Eizaburo săn sóc.

Chó Hachiko chết năm 1935 sau gần 10 năm mòn mõi tuyệt vọng …chờ chủ trở về.

Mẫu Chó Hachiko (10 Nov 1923- 8 mars 1935) nhồi bông trưng bày tại National Sciene Museum, Ueno (Tokyo)

Hollywood làm phim về chó Hachiko

Hachiko A dogs story (2009)

Video:
http://nerdnomads.com/hachiko_the_dog

TQ: Chó Canh Giữ Mộ Của Chủ Suốt 7 Ngày, Không Ăn

BẮC KINH - Ông Lao Pan là 1 người đàn ông sống độc thân, bà con không nhiều, tìm thấy tình bạn thân thiết với con chó của mình.

Trải qua thảm kịch, tình gắn bó giữa người và chó càng thêm bền chặt. Ông Pan là dân làng Panjiatun, đã tạ thế ở tuổi 68.

BBC đưa tin: dân làng thấy con chó lông vàng canh giữ mộ phần của chủ từ 1 tuần lễ. Con vật lông xù không bỏ đi đâu sau 7 ngày không ăn uống.

Tin của Sky News cho hay dân làng đem thức ăn và nước uống đến, và định dựng 1 chuồng nhỏ cho con chó trung thành ngủ.

Nhà báo so sánh con chó của ông Pan với con chó Hachiko của người Nhật - sau khi có người khác nhận nuôi, Hachiko vẫn ra ga xe lửa mỗi tối để chờ đón chủ cũ.
Chó là bạn của người.

Sky News cũng nhắc tới con chó tại Edinburgh đến mộ của chủ mỗi ngày trong 14 năm, đã đuợc dựng tượng để vinh danh.(Ngưng trích Vietbao.com 25/11/2011)

Chuyện động Trời bên nhà: chó cưng bị làm thịt rồi. Xảy ra tại miền Bắc Việt Nam-Tội nghiệp em bé nầy quá- Bọn nào quá nhẫn tâm làm thịt con chó cưng (tên Bông) của cháu (photo dailymail.co.uk)

Devastated: The little girl, who is believed to be living in northern Vietnam, finds her beloved pet 'Flower' already cooked outside a dog meat stall. She has searched for the dog for a few days after it went missing mysteriously (photo dailymail.co.uk)

Heart-breaking moment five-year-old girl finds her missing pet dog Flower... being sold ready-cooked at Vietnamese stall
http://www.dailymail.co.uk/news/peoplesdaily/article-3017695/Heart-breaking-moment-five-year-old-girl-finds-missing-pet-dog-Flower-sold-ready-cooked-Vietnamese-stall.html
Chó là bạn của người.

Khoa học vén màn bí mật về sự quyến luyến giữa chủ và chó

Dogs are man's best friend thanks to bonding hormone, research shows (April 16, 2015)

Scientists have found that dogs and owners experience surges in oxytocin, a hormone responsible for maternal caring, when they look into each others eyes

Dog's gaze at its owner increases owner's urinary oxytocin during social interaction

Miho Nagasawaa, Takefumi Kikusuia,,, Tatsushi Onakab, Mitsuaki Ohtaa
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0018506X08003206
Chó là bạn của người.

Một khảo cứu thực hiện tại Nhật bản cho biết chính hormone ocytocine (tiếng Anh oxytocin) là giải đáp về sự gắn bó tình cảm giữa chó và người

Trong não chó cũng như não người, ocytocine được tổng hợp từ tuyến vùng dưới đồi (hypothalamus) và sau đó đưa xuống tuyến yên (hypophyse hay glande pituitaire) để dược tiết ra khi cả hai nhìn nhau.

Ocytocine còn có tên là hormone tạo sự sung sướng (hormone du plaisir) hay hormone của hạnh phúc (hormone du bonheur). Hormone nầy được tiết ra trong những trường hợp có mối giao tiếp thân thiện. Một số nhà khoa học Hoa Kỳ cho biết chính ocytocine đã giúp tạo ra bản năng mẩu tử (instinct maternel) ở các bà mẹ. Giả thuyết nầy còn nằm trong vòng tranh luận.

Lúc sanh đẻ, ocytocine giúp tử cung co thắt để tống thai ra ngoài cũng như dự phần vào sự tiết sữa lúc cho con bú.

Khảo cứu được thực hiện tại đại học Azabu với 30 con chó và chủ (6 đàn ông, 24 đàn bà). Khi mới đến, nước tiểu của người và vật được trích lấy để do nồng độ ocytocine. Sau 30 phút chó và chủ ở bên nhau, nước tiểu được trích lại một lần nữa. Kết quả cho thấy có sự gia tăng rất mạnh chất ocytocine khi cả hai đều nhìn thẳng mắt nhau. Thường nồng độ ocytocine ở đàn bà cao hơn đàn ông.

Kết luận

Trong tất cả các loài gia súc, chó là con vật lúc nào cũng gần gũi bên ta nhứt. Chó gắn liền vào số phận của con người. Vì con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo. Dù chúng ta có giàu, dù chúng ta có nghèo, dù cho cuộc đời chúng ta có lận đận ba chìm bảy nổi tám cái linh đinh đi nữa, thì nó cũng vẫn trung thành ở bên ta, không bao giờ tìm cách bỏ rơi và phản bội lại ta cả. Chó chia sẻ với chúng ta những nhọc nhằn, vui buồn trong cuộc sống, giúp ta bớt cảm thấy cô độc lẻ loi và thậm chí đôi khi còn liều mình cứu ta trong những tình huống hiểm nguy nữa.

Đây là một đức tính vô cùng quý báu, hiếm thấy kể cả ở loài người có lý trí và biết suy nghĩ./.

Đọc thêm

- Dogs are man's best friend thanks to bonding hormone, research shows (April 16, 2015)
http://www.theguardian.com/science/2015/apr/16/dogs-are-mans-best-friend-thanks-to-bonding-hormone-research-shows

- Death Of Hachiko, Legendary Japanese Dog, Explained
http://www.huffingtonpost.com/2011/03/02/hachiko-dog-death-explained_n_830224.html

The amazing and true story of Hachiko the dog
http://nerdnomads.com/hachiko_the_dog

- The amazing and true story of Hachiko the dog
http://nerdnomads.com/hachiko_the_dog

- GenSidedecouverte-Le secret de l'amitié entre l'homme et le chien enfin expliqué ?
http://www.maxisciences.com/chien/le-secret-de-l-039-amitie-entre-l-039-homme-et-le-chien-enfin-explique_art34695.html

- Thịt Mèo Và Thịt Chó Tại Hải Ngoại
http://vietbao.com/a171534/thit-meo-va-thit-cho-tai-hai-ngoai

- Xuân Tha Hương: Thấy Chó Người Lại Nghĩ Đến Chó Ta
http://vietbao.com/a199740/xuan-tha-huong-thay-cho-nguoi-lai-nghi-den-cho-ta

Montreal, 2015
__.




__._,_.___

Posted by: truc nguyen 

Friday, April 24, 2015

Mặt trận văn hoá trong muà Quốc hận 40 năm Phim Thảm Cảnh Thuyền Nhân Tiếp Tục Thành Công Tại Các Đại Hội Điện Ảnh Hội VAHF Chuẩn Bị Ra Mắt Phim VIETNAMERICA Tại Nam Cali



From: Nancy Bui<'
Date: Apr 22, 2015, 2:11:38 PM
To: NancyBui Trien<

Subject: Hội VAHF từ sự thành công của Phim Master Hoa's Requiem tới Ra Mắt Lần Đầu Tiên Phim VIETNAMERICA

Xin kính gửi để kính tường. Nếu không xem được hình, xin xem file PDF trong attachment 

Xin chuyển tiếp nếu có thể. Đa tạ.

Mặt trận văn hoá trong muà Quốc hận 40 năm
Phim Thảm Cảnh Thuyền Nhân Tiếp Tục Thành Công Tại Các Đại Hội Điện Ảnh
Hội VAHF Chuẩn Bị Ra Mắt Phim VIETNAMERICA Tại Nam Cali
· Bài của Triều Giang

(Hình của Bùi Ngọc Triển & Duy Thành 8)

Houston: 4/19/2015: Trên mặt trận văn hoá trong muà Quốc Hận 40 năm, phim ngắn tài liệu Võ Sư Hoá Đi Tìm Mộ (Master Hoa’s Requiem) do Hội Bảo Tồn Lịch Sử và Văn Hoá Người Mỹ gốc Việt VAHF sản xuất, tiếp tục thành công tại các Đại Hội Điện Ảnh quốc gia và quốc tế. Tại Đại hội Điện ảnh Quốc tế WorldFest tại Houston trong hai đêm 18 & 19 tháng 4 vừa qua, phim Võ Sư Hoá Đi Tìm Mộ đoạt 2 giải: Giải thứ nhất mang tên: Giải Remi Đặc Biệt Của Ban Giám Khảo (Special Jury Remi Award) và giải thứ hai là giải cao quý Crystal Vision với danh hiệu là Phim Hay Nhất Của Tiểu Bang Texas (Crystal Vision Remi Award Best Texas Production).

Các phần thưởng của WorldFest 2015
Trong buổi Lễ phát giải của WorldFest 2015 thật trang trọng và tráng lệ với một chương trình văn nghệ giúp vui đặc sắc mang ảnh hưởng văn hoá vùng Nam Mỹ và Ái Nhĩ Lan. Trên 550 nhà làm phim đại diện của 33 quốc gia có phim được trúng giải ngồi chật như nêm tại phòng Đại tiệc của khách sạn Double Tree khu trung tâm thành phố Houston, Texas. Đại diện cho phim Võ Sư Hoá Đi Tìm Mộ gồm có nhà sản xuất Nancy Bui và phu quân Triển Bùi, Giám đốc Ban Nghiên cứu Tiến sĩ Đặng Thiệu, hai thành viên của Hội đồng Quản trị Thái Hà và Quỳnh Hoan, hai thân hữu Lê Phú Nhuận và Quế Phạm.

Với trên 4,300 phim dự giải. Với 10 ban giám khảo cho 10 thể loại khác nhau. Mỗi ban giám khảo gồm 15 người Nhưng chỉ có khoảng trên 100 phim từ nhiều thể loại khác nhau đã được trúng giải từ Remi Đồng, Remi Bạc, Remi Vàng, Remi Bạch Kim vài hai giải cuối cùng là Giải Đặc Biệt Của Ban Giám Khảo và Giải Nhất của WorldFest 2015. Riêng phim Võ Hoá Đi Tìm Một thuộc thể loại phim tài liệu, có tới trên 1,400 phim loại này tranh giải. Phim Võ Sư Hoá Đi Tìm Mộ đã về hạng thứ hai.

Những giây phút hồi hộp
Tất cả các phim trúng giải đều được thông báo để các nhà sản xuất hay đạo diễn đi nhận giải nhưng Ban Tổ chức đã không cho ai biết là phim được giải gì nên giây phút chờ đợi của các nhà làm phim thật hồi hộp. Bà Nancy Bùi thổ lộ:

“Khi được thông báo là phim của mình được trúng giải, tôi rất vui mừng và nghĩ rằng với kinh nghiệm không có, với kinh phí quá khiêm nhường tôi nghĩ rằng nếu phim mình được giải Remi Đồng là mình cũng vui lắm rồi. Nhưng khi nghe tên của các giải Đồng, rồi Bạc, rồi Vàng, cả bàn của hội VAHF đều hồi hộp lắng tai nghe vì nếu phim mình được giải Vàng thì không khác gì mình trúng số. Chị Thái Hà nắm chặt tay tôi và thì thầm:” chắc mình được giải vàng rồi chị ơi!

Nhưng rồi giải Vàng và cả giải Bạch Kim đã phát xong, vẫn chưa thấy tên phim của VAHF. Mọi người cùng bàn hối tôi liên lạc với Ban Tổ chức xem họ có gì sai sót không? Thừa lúc chương trình văn nghệ giúp vui trước khi phát hai giả cao quý nhất, tôi lên phía sau sân khấu để hỏi. Ban Tổ chức sau khi nghe tên phim Master Hoa’s Requiem đã trả lời: “Bà về chỗ ngồi và đừng sốt ruột, phim của bà thắng giải cao quý hơn giải Vàng và Bạch Kim. Tôi nghe xong thì thấy an tâm phần nào nhưng vẫn chưa tin.

Niềm vui oà đến
Bà Nancy Bùi kể tiếp:
Cho đến khi họ gọi tên phim và tên tôi lên lãnh giải Đặc biệt của Ban Giám khảo, thì tôi vui mừng đến bật khóc. Tôi lên sân khấu cùng với các thành viên VAHF và thân hữu để lãnh giải. Khi nhận gỉai, tôi thật xúc động và không biết nói gì hơn là giơ cao phần thưởng và la lên rằng:” Vinh dự này xin dành cho tất cả người Mỹ Gốc Việt, cho VAHF, và cho gia đình của tôi”. Cử toạ cười ồ vui nhộn và thông cảm. Khi tôi xuống sân khấu, một nữ đạo diễn ôm lấy tôi và nói:” I love Việt Namese Americans. You guys are so wonderful!”.

Mắt tôi cay cay và mờ đi vì niềm ước mơ 40 năm là phải làm một điều gì đó để nói lên câu chuyện di dân bi tráng của người Việt Nam cho thế giới biết,40 năm, dù muộn màng, nhưng nay đã trở thành sự thật. Xin cám ơn tất cả những ân nhân, thiện nguyện viên, cộng tác viên đặc biệt là anh chị em trong hội Bảo Tồn Văn Hoá và Lịch Sử Ngưòi Mỹ Gốc Việt VAHF đã hy sinh rất nhiều, đã đóng góp sức lực và tài chánh để cộng đồng người Việt có một cuốn phim là món quà tinh thần cho thế hệ con cháu mai sau khi chúng ta mất đi, các em, các cháu không phải nghe những lời sai lạc mà buồn tủi về nguồn gốc của mình!”.

Giải thưởng cao quý thứ hai
Một bất ngờ khác là Ban Tổ chức trong buổi du ngoạn trên du thuyền dành cho quan khách của WorldFest tại vịnh Galveston-Houston trong ngày hôm sau, họ báo tin cho Tiến sĩ Thiệu Đặng là phim Võ Sư Hóa Đi Tìm Mộ còn trúng một trong hai giải cao quý khác sẽ được phát vào tối Bế mạc 19 tháng 4 của WorldFest 2015 . Đây là hai phần thưởng đặc biệt do nhà báo và nhà xuất bản Người Mỹ gốc Nga tị nạn dành cho phim ngoại quốc. Đó là phim ESKTRA do đạo diễn kỳ cựu đã từng dự giải WorldFest suốt 12 năm qua, Jeffrey Jeturien, được trao cho giải The Best Houston Production Remi Award và giải phim ngoại quốc cao quý nhất The Best Texas Production Remi Award được trao cho phim Master Hoa’s Requiem do nhà sản xuất Nancy Bủi và đạo diễn Scott Edwards.

Đấu tranh trực diện với Việt Cộng tại WorldFest 2015
Sự thật thì sự có mặt của phim Master Hoa’s Hoa Requiem trong buổi lễ phát giải của WolrdFest 2015 đã không thuận lợi lúc đầu. Sau khi được Ban Tổ chức cho biết họ sẽ treo cờ Việt cộng trong ngày Đại hội vì Việt Nam có gửi phim tham dự. Bà Nancy Bùi đã gọi điện thoại phản đối và đòi bãi bỏ không đến nhận giải thưởng. Sau những giờ tranh cãi gay go, Tổng Giám đốc và cũng là nhà sáng lập Hunter Todd hứa sẽ treo cờ vàng 3 sọc đỏ của Việt Nam Cộng Hoà. Riêng việc không treo cờ Việt Cộng thì ông không hứa hẹn gì cả vì theo ông làm như thế là sai với nguyên tắc của Đại hội Quốc tế là treo cờ của các nước có phim tham dự.

Bà Nancy Bùi sau đó đã liên lạc với ông Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Houston Trần Quốc Anh và cô Nguyễn Khoa Diệu Thảo để xin ý kiến xem hội VAHF nên có mặt để nhận giải và cờ Việt Nam Cộng Hoà sẽ tung bay cùng với gần 60 quốc gia nhưng có thể lá cờ của Việt Cộng cũng có mặt, hoặc là VAHF bãi bỏ không tham dự mà hậu quả là sẽ không có lá cờ của VNCH mà chỉ có cờ của Việt Cộng?

 Sau khi bàn thảo, Ông Trần Quốc Anh và cô Nguyễn Khoa Diệu Thảo đưa ra lời khuyên là hội VAHF nên ở lại tiếp tục vì sự có mặt cuả người Việt quốc gia trơng một Đại Hội Điện Ảnh tầm cỡ như WorldFest là một điều rất quan trọng để nói lên tiếng nói của người Việt quốc gia, nhất là phim của hội VAHF lại trúng giải thưởng thì đây là một vinh dự chung cho người Việt Hải ngoại. Sau đó đích thân ông Chủ tịch Trần Quốc Anh đã đem 2 lá cờ VNCH tới văn phòng của WorldFest để Ban Tổ chức treo. Một điều đáng ngạc nhiên là sau đó, cờ của Việt Cộng đã vắng bóng trong WorldFest 2015. Không hiểu vì đó là quyết định của Ban Tổ chức hay Việt Cộng đã rút lui vào giờ cuối. Cũng nên ghi nhận là không thấy có phim Việt Cộng nào được giải thưởng tại WorldFest 2015.. Bà Nancy phát biểu:

“ Chân thành cám ơn Ông Chủ tịch và Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Houston đã sáng suốt và nhiệt thành hỗ trợ hội VAHF, một hội nhỏ nhưng có lúc phải trực diện tranh đấu với CS trong mặt trận văn hoá trước cộng đồng quốc tế. Nếu không có sự giúp đỡ này của các cộng đồng người Việt Quốc Gia, hội sẽ không thể vượt qua những trở ngại như trường hợp tại WorldFest 2015.”
Đại hội Điện ảnh Quốc tế Dallas và Viet Film Fest tại Nam California.
Mặt khác ngày 16 tháng 4, 2014, phim Master Hoa’s Requiem cũng được trình chiếu tại Đại Hội Điện ảnh Dallas International Film Festival và được nhiều lời khen ngợi nồng nhiệt. Trong phần phê bình phim, một giám khảo đã viết:
“ Phim Master Hoa’s Requiem là phim nói về nỗi đau khổ của một người đàn ông đi tìm gia đình thất lạc. Cuốn phim đã khiến tôi khóc một cách dễ dàng từ đầu đến cuối. Lý do thật giản dị là nó gây xúc động quá mạnh mẽ (so powerful)”
Bạn đọc có thể vào link dưới đây để tham khảo:

Phim Võ Sư Hoá Đi Tìm Mộ còn được trình chiếu hai lần ngày 17 & 18,tháng 4, 2015 tại Việt Film Festival, Nam California. Một số sinh viên được Đại học UCI bảo trợ và học sinh tại một trường Trung học được chở đến bằng xe bus để xem phim và đặt câu hỏi cho nhà sản xuất Nancy Bùi. Phim đã khiến các khán giả ngạc nhiên và xúc động. Trước khi vào phần câu hỏi, bà Nancy Bùi hỏi khán gỉa: “Trong số quý vị và các em ở đây hoặc có ai là thuyền nhân hoãc có cha mẹ hoặc ông bà hoặc người thân từng là thuyền nhân? Số người dơ tay đông đảo đáng ngạc nhiên.

Phần đặt câu hỏi, quan khách và các em xoay quanh vấn đề những nấm mộ hoang tàn đổ nát tại các vùng Đông Nam Á hiện có tổ chức nào chăm sóc hay không? Có đông người Việt hải ngoại thăm viếng hay không? Trong thời gian quay phim có khi nào bà nghĩ rằng phải bỏ dỡ không vì thấy những chuyến đi thật vất vả vả khó khăn? Và đặc biệt là câu hỏi vì sao 40 năm qua rồi mà bà còn làm phim về thuyền nhân? Bà Nancy hỏi lại các em:

“Nếu chúng ta không nói về lịch sử của chúng ta, thì ai sẽ nói thay cho chúng ta?”. Quan khách và các em đã vỗ tay nồng nhiệt để bày tỏ sự đồng ý.
Được biết, nhóm sinh viên đến từ UCI thuộc lớp học của Giáo sư Sử học Linda Võ. Giáo sư Linda Võ đã nhận xét về phim như sau:
“Phim Master Hoa’s Requiem gây xúc động mạnh mẽ. Đây là câu truyện về ý chí con người. Tôi muốn dùng phim cho việc giảng dạy lớp học của tôi…”
VAHF chuẩn bị ra mắt lần đầu tiên phim VIETNAMERICA tại Nam Cali
Ngoài việc bận rộn với 11 Đại hội Điện ảnh đã chọn phim Võ Sư Hoá Đi Tìm Mộ, hội VAHF cũng đang ráo riết chuẩn bị cho buổi ra mắt đầu tiên cuốn phim tài liệu dài VIETNAMERICA mà phim Võ Sư Hoá Đi Tìm Mộ chỉ là một phần nhỏ của cuốn phim này.
Nhân vật trong phim
Nội dung phim VIETNAMERICA nói về lịch sử di dân bi thương nhưng hùng tráng của người Mỹ Gốc Việt.
Ngoài chuyến vượt biển đầy máu và nước mắt của võ sư Vovinam Nguyễn Tiến Hoá, một số thuyền nhân khác sẽ nói lên tiếng nói đau thương cho những người còn sống và những nạn nhân đã chết thảm trên đường đi tìm tự do và cho cả những thuyền nhân đến hôm nay sau 40 năm, vẫn đang đi tìm người thân trong tuyệt vọng.
VIETNAMERICA sẽ nói về đợt đồng bào phải ra đi trong lúc Sài Gòn đang hấp hối vào ngày 30 tháng 4, 1975 như Chuẩn tướng Lương Xuân Việt hay Khoa học gia Dương Nguyệt Ánh. Họ đã kể lại câu chuyện của họ và gia đình ra đi trong những ngày dầu sôi, lửa bỏng và cái chết luôn có thể xảy ra trong gang tấc ra sao? Và họ đã phải bắt đầu lại cuộc đời mới ra sao để hôm nay trở thành những người thành công và có những đóng góp to lớn vào quê hương thứ hai Hoa Kỳ.

Phim VIETNAMERICA đặc biệt có sự góp mặt của nhóm quân nhân Mỹ Gốc Việt (VAUSA), những người trẻ đến Hoa Kỳ khi còn trẻ hoặc sinh ra trên đất Mỹ đang cống hiến tuổi trẻ và tài trí vào việc gìn giũ và bảo vệ quê hương thứ hai. Đóng góp máu xương này đang là niềm hãnh diện cho cộng đồng người Mỹ gốc Việt.
Nhạc sĩ Trúc Hồ cũng có mặt để nói về sự gian nan đầy chết chóc của những bộ nhân, những người băng rừng, lội suối qua những chiến trường máu lửa, tanh đầy mùi máu tại Campuchia để đi tìm tự do,

Nhà tranh đấu cho tự do và nhân quyền Trần Tử Thanh, con trai nhà cách mạng Luật sư Trần văn Tuyên nói về gia đình 5 người ngồi tù khi CS đến và những thảm cảnh trong các trại tù với danh hiệu mỹ miềi “trại cải tạo” ra sao.
Một số nhân vật khác cũng góp mặt để nói vế lý do tại sao người Việt chúng ta không thể sống trên quê hương mình sau khi chiến tranh đã chấn dứt và hoà bình đã vãn hồi để thế giới hiểu được những gì đã xảy ra cho người miền Nam Việt Nam và cả miền Bắc Việt Nam sau khi chiến tranh chấm dứt

Đặc biệt là sự đóng góp của hai giảng sư Hoa Kỳ từng tham chiến tại VN: cựu giáo sư trường chiến tranh chính trị Lục quân Hoa kỳ Lewis Sorley, tác giả cuốn sách dày hơ n 800 trang “A Better War” và nhiều cuốn khác nói về chiến tranh VN và Giảng sư Đại học Luật tại Virginia Robert F. Turner; những ngưòi dám nói thật, nói một cách thẳng thắn về cuộc chiến đau thương, máu lửa hơn 20 năm tại VN và sự chiến đấu can cường của Quân đội VNCH. Họ đã nói không cần che dấu về lý do vì sao Mỹ và Nam Việt Nam thất bại.

Phim VIETNAMERICA vẽ lên chân dung đích thực của người Mỹ gốc Việt. Họ là ai? Vì sao họ lại đến đây? Chuyện gì đã xảy ra trên hành trình đi tìm tự do của họ. Và họ đã làm những gì để có đời sống hôm nay? Thế giời sẽ có những câu trả lời nói trên qua cuốn phim dài gần 90 phút này. Mỗi người chúng ta nên đi xem và hỗ trợ để thưởng thức được một công trình thành tựu do sự nghiên cứu mài miệt gần 12 năm của trên 20 nhà nghiên cứu, với sự tiếp tay của hàng ngàn thiện mguện viên và sự đóng góp rộng tay của các ân nhân và đồng hương mà có.

Buổi Lễ Ra Mắt Lần Đầu Tiên Phim VIETNAMERICA
Được sự hỗ trợ của Cộng Đồng Việt Nam tại Nam California (VNCSC), hội Quân Nhân và Người Mỹ Gốc Việt Phục Vụ Trong Chính Phủ Hoa Kỳ VAUSA, hội Cựu Nũ Sinh Gia Long Nam California, Hùng Sử Việt, hội Phụ Nữ Việt Mỹ (VAWA), hội Cao Niên Á Mỹ (AASCA), Cựu Nữ Sinh Trưng Vương Thân Hữu Hải Ngoại và một số thân hào nhân sĩ Nam California đồng đứng ra tổ chức buổi Ra Mắt Lần Đầu Tiên Phim VIETNAMERICA tại Sài gòn Performing Art Center số 16149 Brookhurst St. Fountain Valley, CA. 92708 vào lúc 3 giời chiều ngày 17 tháng 5, năm 2015. Bà Nancy Bùi kêu gọi:
" Vì là một hội thiện nguyện, kinh phí làm phim trông đợi vào công sức của thiện nguyện viên và sự đóng góp của các ân nhân và đồng hương. Chúng tôi xin trân trọng kính mời đồng hương đến tham dự và hỗ trợ cho phim VIETNAMERICAi để việc hoàn thành phim về lịch sử ngưòi Mỹ Gốc Việt đưọc hoàn thành mỹ mãn. Đây là món quà, một di sản văn hoá của thế hệ chúng ta trao lại cho thế hệ con cháu, để các cháu hiểu, cảm thông và hãnh diện về cha ông của mình."

Buổi Lễ ra mắt phim VIETNAMERICA dành cho quan khách có Thiệp Mời. Mọi đóng góp sẽ được miễn trừ thuế
Mọi chi tiết về chương trình bảo trợ và Thiệp Mòi, xin liên lạc với:
Mỹ Hương: (714) 754-0911 hoặc (714) 492-0672.
Phương Lan: (714) 394-8685. Minh Nguyệt: (714) 791-5960


Triều Giang
(04/2015)


Rạp AMC trên đường Dunvale, Houston, Texas nơi trên 200 phim đã được ra mắt tại Đại hội Điện ảnh Quốc tế WorldFest từ ngày 10-19 tháng 4, 2015.

Cờ vàng 3sọc đỏ được treo trước gần 60 quốc gia trên thế giới nhờ sự tiếp tay của Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia tại Houston, ông Chủ tịch Trần Quốc Anh và cô Nguyễn Khoa Diệu Thảo.

Inline image 5
Gỉai Đặc Biết của Ban Giám Khảo dà nh cho phim Võ Sư Hoá Đi Tìm Mộ ( Special Jury Remi Award)

Inline image 4
Giải Crystal Vision Texas Best Production trao cho phim Võ Sư Hoá Đi Tìm Mộ


Màn văn Nghệ giúp vui mang màu sắc văn hoá của Ái Nhĩ Lan

Và một màn giúp vui khác với sắc thái văn hoá của Mexìco

Phóng viên Nhi Nguyễn của đài VIETV đang phỏng vấn bà Nancy Bùi tại hành lang của phòng Đại sảnh

Những giây phút hồi hộp chờ đợi
Inline image 6


Bà Nancy Bùi giơ cao giải thưởng , từ phải của bà là Jadyn, cháu ngoại, bà Quỳnh Hoan và Thái Hà, thành viên Ban Quản Trị của VAHF


Hội VAHF đã trương cớ vàng 3 sọc đỏ của VNCH trên sân khấu để lãnh giải. Từ trái thành viên Ban Quản trị Thái Hà, Quỳnh Hoan, thân hữu Quế Phạm, hội trưởng Nancy Bùi, thân hữu Lê Phú Nhuận và thành viên Ban Quản trị kiêm Trưởng Ban Nghiên cứu Tiến sĩ Đặng Thiệu.



VAHF lãnh giải Crystal Remi Award Best Texas Production. Từ trái thành viên Ban Qủan Trị Quỳnh Hoan, Hội trưởng Nancy Bùi và thành viên Ban Quản trị kiêm Trưởng Ban Nghiên Cứu Tiến sĩ Đặng Thiệu.




__._,_.___

Posted by: Hanh Nguyen 

Wednesday, April 22, 2015

Chuyện trào phúng: chủ nghĩa xã hội ưu Việt



---------- Forwarded message ----------
From: <CAMPHAN

Chuyện trào phúng: chủ nghĩa xã hội ưu Việt

Từ miền Nam ra Bắc, năm 1945 ông Tý đang miệt mài đèn sách tại đại học Hà Nội, hy vọng ra trường được bổ dụng làm quan tham tá, thì xếp bút nghiên theo tiếng gọi của sông núi. Cầm súng đánh đuổi giặc Tây đang trở lại, để giành độc lập cho quê hương. Năm 1954 nước Việt Nam chia cắt ra hai miền, ông đi tập kết ra Bắc. Năm 1975, sau khi miền Bắc chiến thắng trong cuộc nội chiến tương tàn do súng đạn ngoại bang cung cấp và thúc giục, ông hân hoan trở về. Trong trí tưởng tượng của nhiều người bà con giòng họ, thì ông là một kẻ anh hùng oai phong lẫm liệt, cưỡi ngựa chiến, mang chiến bào, cầm gươm báu sáng ngời chỉ vào thiên địa hiên ngang. Nhưng họ thất vọng, vì thấy ông, mặt mày bủng beo hốc hác, tiều tụy, chân mang dép râu, đầu đội nón cối sờn mục và áo quần nhàu nát lụng thụng màu phân ngựa. Trong một bữa ăn đoàn viên do bà chị ông tổ chức. Một người cháu trẻ tuổi hỏi:


“Trong chế độ cộng sản, thanh thiếu niên có quyền yêu đương không?”

Ông cười đáp:
“Được chứ, đó là tự do cơ bản, ai cũng có quyền, nhưng phải báo cáo và thông qua tổ chức. Được tổ chức cho phép thì tha hồ, Nhưng nếu tổ chức không chấp thuận, thì không nên tiếp tục tình yêu sai trái đó”

Đứa cháu nhún vai cười mĩm. Hỏi tiếp:
“Thưa chú, người ta nói rằng, chế độ tư bản bất công, người giàu kẻ nghèo chênh lệch. Chế độ cộng sản tạo được công bằng gần như tuyệt đối, là mọi người đều khốn khổ bần cùng như nhau. Ngoại trừ một nhóm đảng viên cao cấp. Có đúng như vậy không?”

“Tuyên truyền phản động. Nhưng có lẽ không phải là không có cơ sở."

Ông Tý gắp một mớ cá lòng tong kho tiêu vào chén. Ông hỏi:
“Cá nầy là cá gì mà ngon quá. Kho tiêu cay, ăn thấm miệng.”

Bà chị dâu ông cười và trả lời :
“Đây là cá lòng tong”

“Cá lòng tong lá cá gì?”

“Là một loại cá voi, đã được sống trong xã hội chủ nghĩa lâu năm.”


Cả nhà đều cười. Ông Tý đỏ mặt, nhưng không muốn tranh luận làm chi với những người mà ông cho là cực kỳ phản động. Ông Tý hỏi;
“Ở đây có ai biết cái khác nhau giữa xã hội chủ nghĩa với tư bàn chủ nghĩa? Tại sao ta xây dựng xã hội chủ nghĩa?”

Đứa cháu lại nghiêm mặt và trả lời:
“Trong tư bản chủ nghĩa, thiểu số tư nhân giàu có bóc lột nhân dân lao động. Trong xã hội chủ nghĩa, thiểu số của thiểu số đảng viên cầm quyền bóc lột toàn nhân dân, triệt để và khốc liệt hơn. Xã hội chủ nghĩa được xây dựng nên, cho người người được dịp làm biếng hơn, phè hơn, hoặc không làm chi cả cho khỏe."

Ông Tý chưa kịp phản ứng thì bà chị dâu lại hỏi:
“Tôi đố chú, nói được sự khác nhau ở dưới địa ngục tư bản, và địa ngục cộng sản?”
Ông Tý lung túng:
“Tôi không biết. Chị nói cho tôi nghe với”

“Dưới địa ngục tư bản, người có tội phải nhảy bàn chông, và tắm vạc dầu. Dưới địa ngục xã hội chủ nghĩa, cũng như vậy, nhảy bàn chông và tắm vạc dầu. Nhưng rất nhiều khi, thiếu chông, và thiếu dầu, nên chỉ nhảy sàn đất, và tắm không khí mà thôi.”

Cả nhà cùng cười. Ông Tý nói:
“Thật là phản động và bôi bác.”

Đứa cháu gái kêu ông Tý bằng cậu nói:
“Cậu biết không? Cách nay nhiều năm, trước thời chiến tranh, có một ông già nhà giàu vào một tiệm bách hóa và trả tiền mua hết tất cả hàng hóa trong tiệm, nhưng không mang về, để lại tặng không cho các khách hàng đến sau ông, họ khỏi trả tiền. Chủ tiệm cười, sung sướng đồng ý. Ông già bắc ghế ngồi trước cửa tiệm xem chơi. Sau khi vài người khách vào tiệm mua, được cho không khỏi trả tiền, thì dân chúng ào ào kéo đến. Mười lăm phút sau, cả cái tiệm thành đống rác, đổ vỡ tan hoang. Ông già ngồi cười. Chủ tiệm mếu máo hỏi ông già rằng: “Ông có thù ghét chi tôi không mà hại tôi đến thế? Tan nát cái tiệm rồi. Từ nay làm sao buôn bán chi được nữa ? Ác chi mà ác đến thế ông ơi! Tại sao thế? “ Cụ già chậm rải giải thích: “Tôi đã già quá. Tôi biết không thể sống cho đến ngày cộng sản vào đây. Tôi muốn được thấy tận mắt thế nào là xã hội cộng sản”.”


Bố của cháu gái lườm mắt nhìn con và nói:
“Để cho cậu của con ăn ngon miệng, nói chi ba cái chuyện tào lao mà nghẹn họng, nuốt không vô. Ngày vui đoàn tụ mà.”

Đứa cháu gái trả lời:
“Nhưng con không ưa chế độ, xã hội đó.”

Ông Tý nhìn đứa cháu gái và nói:
“Cậu hỏi con rằng, trong xã hội tư bản, con có thể bỏ việc mà đi chơi bất cứ khi nào con muốn không?”

“Không bao giờ”

“Trong xã hội tư bản, con có thể lấy phương tiện, vật liệu của sở về xây nhà riêng không?”

“ Không bao giờ”

Ông Tý dồn tiếp:
" Trong xã hội tư bản, con có thể dùng thời giờ của sở để xây nhà riêng không?”

“Không bao giờ.”

“Chú cho con biết, trong xã hội chủ nghĩa, mọi người đều làm được những điều đó. Thế thì tại sao con không ưa thích xã hội chủ nghĩa?”

Một đứa cháu khác hỏi tiếp:
" Đọc nghị quyết của đảng cộng sản, cháu thấy họ viết rằng:'Trước đây chúng ta đang đứng trên bờ vực. Từ đó đến nay, chúng ta đã tiến được nhiều bước vượt bực’. Đứng trên bờ vực mà tiến được nhiều bước vượt bực, thì có lộn mèo xuống hố hay không? Trong bài diễn văn gần đây, đồng chí tổng bí thư có đọc: "Chế độ cộng sản đang ở chân trời". Có nghĩa là sao?”

Thằng cháu nhỏ khác cười giải thích:
“Chân trời là cái ranh giới trông vào thì thấy như mặt đất giáp trời. Nhưng càng đi đến, thì càng xa, và không bao giờ gặp cả.”

Ông Tý đang nuốt miếng thịt heo béo bùi mà nghẹn họng, đưa tay vuốt ngực, ho hen. Bà chị dâu lại hỏi:
“Tôi đố chú, nếu chế độ cộng sản thành lập được giữa sa mạc Sahara , thì chuyện gì sẽ xẫy ra sau đó?”

“Tôi không biết”

“Thì chỉ trong vài năm thôi, sa mạc sẽ thiếu cát, và phải nhập cảng cát. Tương tự Liên Xô, là một xứ nông nghiệp, mà mấy chục năm qua phải nhập cảng lương thực.”

Bà chị dâu nhìn ông Tý mà hỏi thêm:
“Chú nói ở miền Bắc, dân chủ gấp vạn lần các xứ tư bản. Thế thì chú có thể đứng ở lăng Bác Hồ, kêu tên bác ra mà chữi bác ngu hay không?”

Ông Tý nhìn mọi người, rồi nói:
“Tôi có thể làm điều ghê gớm hơn nữa, mà chẳng sợ rắc rối, chẳng ai bắt bớ tôi”

“Điều gì?”

“Tôi có thể ra ' ị' trước lăng Bác, mà không ai làm gì tôi cả. Dân chủ quá đi chứ?”

“Có thật không?” Bà chị dâu tròn mắt ngạc nhiên hỏi.

Ông Tý cười bí hiểm, nói:
“Cứ 'ị' mà đừng tuột quần xuống thì thôi. Ai mà bắt bẻ?”

Đang ngồi ăn, bỗng nghe tiếng đạn đại bác bắn đì đùng. Bà chị dâu sợ hãi, hỏi ông Tý:
“Có chuyện chi mà bắn súng dữ vậy? Có gì nguy hiểm không?”

Ông Tý giải thích:
“Đồng chí bí thư thành phố Mát-cơ-va qua thăm, tham quan ngoại giao.”

Bà chị nhăn mặt nói:
“Thế thì không ai bắn giỏi cả hay sao, mà bắn hoài không trúng ông ấy?”

Chị ông Tý xen vào câu chuyện:
‘Nầy cậu Tý, tôi nghe nói, khi hấp hối, bác Hồ nói với đồng chí Tổng bí thư rằng: “Ta lo lắm, liệu nhân dân có theo anh hay không?”. Đồng chí Tổng bí thư trả lời: “Chắc chắn theo”. Bác hỏi: "Có chắc không, nếu họ không theo thì sao?" Đồng chí Tổng bí thư trả lời rất rành mạch rằng: “Bác đừng lo. Họ phải theo tôi, nếu ai không theo tôi, thì tôi cho họ đi theo bác ngay.” Chuyện nầy có thật hay không?”

Ông Tý lắc đầu nói:
“Những chuyện bí mật của nhà nước như thế, chúng tôi không được quyền biết đến, và không ai được quyền tiết lộ.”

Một đứa cháu trai đặt câu hỏi:
“Thưa chú, chắc chú chưa quên ông Adam là tổ phụ loài người, như đã chép trong Thánh Kinh. Theo chú thì ông Adam là người nước nào?”
“Chú đã theo đảng cộng sản và bỏ đạo từ lâu. Không còn biết ông Adam là ông nào, và là người xứ nào nữa. Thế thì cháu nghĩ ông ta là người xứ nào?”

“Ông ấy là người Liên Xô ạ.”

“Sao vậy?”

“Vì ông ấy trần truồng, không có được một cái khố che mông, và trên tay chỉ có một trái táo, mà vẫn tin tưởng là đang sống tại thiên đàng!”

“Khỉ, khỉ, bọn mầy đã bị Mỹ ngụy đầu độc tư tưởng. Cần phải được đi cải tạo thay đổi tư duy, có cái nhìn đứng đắn hơn về xã hội chủ nghĩa ưu việt. Các cháu có biết không, nước ta đang tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên xã hội chủ nghĩa. Chỉ một thời gian ngắn nữa, chúng ta sẽ vượt lên, và đi trước cả nước Mỹ nữa”

“Thưa chú, cháu đề nghị đi ngang nước Mỹ thôi, đừng đi trước họ”

“Sao vậy?”

" Bởi mình mà đi trước, họ thấy cái quần rách nát lòi mông của mình thì kỳ lắm, xấu hổ"

Cả nhà cùng cười vang. Ông Tý cũng cười theo.

Một đứa cháu nói:
“Chú đã nghe chuyện của bác Hai chưa? Bác Hai ra miền Bắc làm việc từ trước khi có chiến tranh. Không có tội gì cả, nhưng bác bị bắt giam. Vị cai tù hỏi bác bị kết án bao nhiêu năm, vì tội danh gì? Bác trả lời là bị kết án mười năm và không có tội danh gì cả. Ông cai tù trợn mắt lên, mắng rằng: "Láo khoét, thường thường, không có tội gì cả, thì chỉ bị kết án có bốn năm mà thôi." Vợ bác ở nhà, gởi thơ vào trại tù than thở là không có ai xới đất làm vườn để trồng khoai. Bác gởi một thơ ngắn về nhà, ghi: “Chôn ở trong vườn”. Tuần sau, vợ bác gởi thơ lên, đại ý nói công an đã xới, đào khắp vườn, không bỏ sót một tấc đất nào cả. Bác gởi thơ về rằng: "Vườn đã được xới xong, chờ chi nữa mà không trồng trọt."

Ông Tý gắt lên:
“Toàn cả chuyện bố láo. Nhưng chuyện sau đây, thì có thật. Có một anh cán bộ sở tôi, chạy gấp về nhà, thấy bà vợ đang nằm trên giường với một người đàn ông lạ. Anh gào lên rằng, bà chẳng được cái tích sự gì cả, giờ nầy mà còn nằm đó. Bà có biết trên cửa hàng lương thực đang bán khoai mì, chỉ còn lại mấy chục kí. Không chạy mau lên thì người ta mua hết bây giờ.”

Bà chị ông Tý nói:
“Khi bác Hồ mất, cậu biết chuyện gì xẩy ra không?”

“Không. Chuyện gì thế ?”

“Hôm ấy chú Huy trực. Có người kêu điện thoại vào xin được nói chuyện với Bác. Chú bảo bác đã qua đời. Một lúc sau, người ấy kêu điện thoại lại và được trả lời như cũ. Người đó kêu thêm hai ba lần nữa. Bực quá, chú Huy gắt lên: “Tôi đã nói, Bác chết rồi. Ông không nghe, không hiểu sao?" Bên kia đáp rằng:“Tôi nghe 'đã' cái lỗ tai quá, nên kêu đi kêu lại nghe thêm cho sướng tai”. Thế thì chú Huy chưa kể chuyện nầy cho nghe sao?”

Khi bữa cơm gần tàn. Ông Tý nói với các cháu:
“Các con phải tích cực phấn đấu để sau này được vào đoàn, vào đảng. May ra mới ngóc đầu lên được.”

“Vâng, chúng cháu sẽ đi khám bệnh thần kinh trước. Đứa nào bị bệnh nặng, sẽ xin gia nhập đảng. 

Người ta kể rằng, khi gặp khó khăn, chính trị bộ bên Liên Xô cho người ngồi đồng, gọi hồn ông Các-Mác lên để vấn kế. Khi nhập đồng, thì hồn khóc rũ rượi. Hồn chỉ nói một câu, là cho gởi lời xin lỗi đến toàn thể nhân dân lao động khắp các xứ xã hội chủ nghĩa trên thế giới?”

Một người bà con hỏi, trong xã hội chủ nghĩa, thiên hạ có thích chuyện tiếu lâm hay không? Ông Tý thành thực trả lời:
“Nhiều người kể chuyện tiếu lâm, châm biếm mà bị tù đông lắm. Lần nọ, tôi gặp một anh chánh án nhân dân, đi ra khỏi tòa và cười rũ rượi, cười chảy nước mắt. Tôi hỏi sao vậy? Anh nói là vừa nghe một chuyện khôi hài tuyệt vời. Tôi yêu cầu anh kể lại. Anh quắc mắt lên hỏi tôi đã điên chưa mà yêu cầu anh kể. Vì người kể câu chuyện đó, vừa bị anh kết án mười năm tù lao động khổ sai.”

Một bà hỏi ông Tý:
“Có phải trong xã hội chủ nghĩa, thời gian qua mau hơn trong tư bản chủ nghĩa không?”

“Chị muốn nói gì?”

" Tôi đọc, thấy báo cáo của các hợp tác xã nông nghiệp, họ đạt thành tích thi đua, khoai sắn chỉ trồng qua đêm là đã gặt hái được. Thế nghĩa là sao? Làm được phép tiên sao?”

Ông Tý gật gù:
“Báo cáo thành tích thì phải làm vậy. Không ai làm khác cả. Đó là cách khôn ngoan nhất để sống còn. Cấp trên họ cũng biết sự thực ra sao, nhưng họ lại muốn được thấy những báo cáo đó mà thôi”

Bà chị ông Tý lắc đầu bực mình nói:
"Cậu bảo rằng xã hội cộng sản đã làm được những điều tốt đẹp cho con người. Tốt đẹp ở đâu, cậu cho tôi xem vài thí dụ đi.”

Ông Tý bóp trán rồi trả lời:
“Ví dụ như chị Năm Lài, trước kia mù chữ, đi chân đất, chuyên nghề chữi mướn, đánh ghen thuê. Bây giờ là chủ tịch hội phụ nữ yêu nước. Anh Tám Râu, thất học, nghèo không có quần xà lỏn mà mang, bây giờ đã có dép râu đi, và làm trưởng ban tuyên huấn giáo dục huyện. Và đồng chí Mười Búa, trước đây đâm thuê chém mướn ở bến xe, làm nghề hoạn heo, ai thấy cũng khinh bỉ, nhổ nước bọt. Nay đã là một thành viên trong Bộ Chính Trị. Đó, cái siêu việt của xã hội chủ nghĩa, chị thấy chưa?”

Bà chị ông Tý nheo mắt nhìn kỹ, và hỏi ông:
“Nầy, cậu bị thương tích trong trận đánh nào, mà bây giờ cái đầu cậu cứ gật gật mãi, và tay cậu cứ đưa lên, đưa xuống hoài vậy?”

Ông Tý cười bẻn lẻn thú nhận:
“Tôi làm đại biểu nhân dân ở quốc hội. Cứ gật đầu và dong tay nhất trí hoài nên thành tật, nay không thế nào chữa khỏi được.”

Bà chị hỏi:
“Tại sao cậu lại binh vực và kính mến và thương yêu lão Ba Dừa? Lão đánh đập vợ mỗi ngày, tống cổ mẹ ra đường, lấy trộm tài sản nhà nước, chơi cờ gian bạc lận, hiếp dâm con bé bán vé số. Có gì mà cậu binh vực hắn thế?”

“ Dù gì đi nữa, đồng chí Ba Dừa cũng là một người cộng sản chân chính, nên tôi binh vực và kính trọng.”

Một giọng con gái rụt rè hỏi:
“Nghe nói ở bên Liên Xô vĩ đại hàng năm có thi đua kể chuyện tiếu lâm phải không?”


“Có. Người kể chuyện hay nhất, được lảnh giải 20 năm đi đày, người lảnh giải nhì được 15 năm, người lảnh giải an ủi được 10 năm. Tất cả đếu được đi lao động khổ sai bên Silberia.”

Đứa cháu cười và hỏi:
“Theo chú, thì ai là người theo, ai là người chống cộng sản?”

“Người theo cộng sản là người cố tình như “tin” vào Mác và Lê-Nin. Người chống lại cộng sản, là người “hiểu” rõ Mác và Lê-Nin.”

Buổi cơm đoàn tụ đã chấm dứt từ lâu, ông Tý cáo từ ra về. Ra khỏi cửa nhà, ông lẩm bẩm:
“Toàn cả một lũ cực kỳ phản động. Ông mà báo cáo, thì cả bọn đi tù cải tạo mục xương, mút mùa."


Tràm Cà Mau

--
--

********
Xin đng quên !  
Hi Ng K 6, LK SVSQ/KQ 72 & 73 
Ngày 3 & 4 tháng 9, 2016
ti Portland, OR. USA
_____________________________________________________________
"Tuyệt vời của cuộc đời là sự khác biêt !" Vì thế nếu quý vị không muốn tiếp tục nhận, xin báo tuan.ba.cao@gmail.com. Thành thật cám ơn.
Thân kính,
Cao Bá Tuấn
  
"Bạc lòng nhưng chẳng cam lòng
mang theo nhục nước vào trong mộ phần" HHC 









__._,_.___

Posted by: truc nguyen 

Featured Post

NHỮNG KHÔI HÀI VỀ . . . Chữ Nghĩa Việt Cộng.

  NHỮNG KHÔI HÀI VỀ . . . Chữ Nghĩa Việt Cộng. 1. - Ai cũng biết VC là vua chơi chữ, lúc chúng ...

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List