Phiếm
CHỮ NGHĨA MÀ CHƠI!
TỪ ĐIỂN - TỰ ĐIỂN – ĐÚNG SAI?
Thái Quốc Mưu
Thuở học sinh, sinh viên, nghĩa là thời cắp sách đến trường. Chúng
ta, thường tin tưởng tuyệt đối vào sách giáo khoa, coi đó là kim chỉ nam đào tạo
cho mình kiến thức hầu tiến tới mục đích đỗ đạt. Đồng thời, chúng ta tuyệt đối
tin tưởng vào các tác phẩm, sách giáo khoa của những tác giả khoa bảng, có học
vị “bề thế”, hay các học giả, các nhà ngôn ngữ học,…viết ra. Tóm lại, cái gì,
thứ gì họ viết đều được cho là đúng, là chính xác. Cứ thế nhắm mắt mà đọc mà học.
Do đó, chúng ta không mua thêm sách để tra cứu, đối chiếu, đúng sai! Giả sử, có
mua sách tra cứu thì các loại sách về một môn học đều na ná gần như copy của
nhau rồi thêm thắt, chỉnh sửa để có một vài khác biệt.
Giờ, nghĩ lại không khỏi giật mình bởi, một phần kiến thức những
“nhà học giả”, các vị “khoa bảng” tác giả những cuốn sách được giảng dạy ngày
trước, giờ xem lại sai sót quá nhiều. Phần khác, khi viết sách giáo khoa, viết
tự điển, từ điển… họ không dùng bản gốc để tra cứu. Hoặc, họ lơ là, lười biếng
tìm những nguyên tác có tầm vóc quy mô, đồ sộ để tra cứu.
Xin thưa, tôi, Thái Quốc Mưu - kẻ viết bài nầy, không giỏi đâu! Có
điều, anh em chúng tôi được may mắn sinh ra trong một gia đình mà dòng tộc có
căn bản chữ nghĩa. Tôi nhờ được sự giáo dục căn bản, được học đúng thầy, tôi biết,
hiểu được những cái sai, cái đúng của những vị đỗ đạt, có học vị hẳn hoi, hoặc
những vị học giả viết sách giáo khoa, những vị từng dạy những người để khi ra
trường họ làm thầy dạy lại kẻ khác.
Và, do luôn xem tất cả những người chung quanh đều là thầy tôi (khác
xa với những vị không có thầy – Xin hiểu họ “quá giỏi”, chẳng còn ai xứng đáng
làm thầy họ cả). Nhờ ở đâu, nhìn đâu cũng có thầy, nên tôi có cơ may học hỏi
và học tất cả. Học điều hay để trau dồi kiến thức. Học điều dở để có kinh nghiệm
sống. Nhờ vậy, kiến thức được nâng lên chút xíu; kinh nghiệm sống nhiều thêm tí
ti.
Cụ thể, dưới đây là cái sai của những nhà khoa bảng và các nhà
ngôn ngữ học:
Tất cả các cuốn sách thuộc loại tra cứu chữ nghĩa, đều có hai tên:
TỰ Điển hoặc TỪ Điển.
Trong cuốn TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT của Nhà Xuất Bản Đà Nẵng – TRUNG TÂM
TỪ ĐIỂN HỌC – HÀ NỘI - ĐÀ NẴNG 1997, có 16 Nhà Ngôn Ngữ Học đồng tác giả.
Nơi trang 1036, từ trên xuống, dòng thứ 17, cột trái. Giải thích
hai chữ Từ Điển (từ dầu huyền) như sau:
Từ điển d: Sách tra cứu tập hợp các ngôn ngữ
(thường là đơn vị từ vựng) và sắp xếp theo một thứ tự để tra tìm, cung cấp một số
kiến thức cần thiết đối với từng đơn vị. Từ điển tiếng Việt. Từ điển thành
ngữ. Từ điển Pháp-Việt. Tra từ điển. (hết)
Tại trang 1039, ở cột phải, dòng thứ 22 từ trên xuống. Giải nghĩa
hai chữ Tự Điển (tự dấu nặng): Tự điển d (cũ): Từ điển. (hết).
Câu giải thích trên đây có nghĩa Tự Điển là tên cũ, còn Từ Điển là
tên mới. Trớt lớt!
Giải nghĩa như thế, chứng tỏ 16 Nhà Ngôn Ngữ Học đồng tác giả của
cuốn Tự Điển Tiếng Việt dẫn trên, thiếu căn bản Việt Nho ngay từ đầu. Vì:
- Tự Điển là sách giải nghĩa từng chữ hay từng tiếng một.
- Từ Điển là sách giải nghĩa các đơn từ kết hợp lại, cấu
tạo thành câu, thành ngôn ngữ (lời nói).
Vì thế, người ta nói “Ngôn từ” hay “Ngôn ngữ”, chẳng ai nói “Ngôn
tự”.
Và, trong TỪ Điển
còn giải thích các thể loại ca dao, thành ngữ, tục ngữ, phương ngữ,… Còn Tự Điển
thì không!
Cuốn TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT, dẫn trên, vừa là Tự Điển, vừa là Từ Điển mà để tên
sách là Từ Điển. SAI!
Họ sai là do họ học theo sách vở, và khi còn là sinh viên họ chỉ
mong đạt được mục đích, cố lấy cho được cái học vị, sau đó họ không chịu tra cứu,
học thêm, bổ túc thứ kiến thức thu nhận từ học đường.
Khi đỗ đạt, thành ông Nghè, ông Cống họ viết sách dạy lại người
khác mà không chịu nghiên cứu cẩn thận, hoặc nghiên cứu không đầy đủ, chính
xác, hoặc do lười biếng không tra cứu đến nơi đến chốn. Cho nên, cái sai của họ
lâu dần thành thói quen, được cho là “đúng” (?). Nhưng, sai vẫn là sai!
Vậy, NHỮNG CUỐN TỰ ĐIỂN hoặc
TỪ ĐIỂN có NỘI DUNG
GIẢI THÍCH CẢ TỰ (dấu nặng) lẫn TỪ (dấu huyền) phải đặt tên sách thế nào cho đúng?
Nên chăng: Tự, Từ Điển hoặc, Tự Điển và Từ Điển?... Sai!
Phải gọi và đặt tên sách là TỪ THƯ
Thái Quốc Mưu
Atlanta, USA
__._,_.___
No comments:
Post a Comment