____________
CON ĐƯỜNG SA MẠC VÀ ƠN
CỨU ĐỘ
CHÚA NHẬT III-A MÙA VỌNG
Is
35:1-6a, 10; Tv 146; Gc 5:7-10; Mt 11:2-11
Bác
sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD
Image: Christ in the Wilderness by
Ivan Kramskoy
Biển
Đức XVI đã nói trong buổi lễ khai mạc mục vụ Giám Mục Roma ngày 24-4-2005 như
sau:
Người mục tử phải được Chúa Kito nhiệt tình soi sáng. Đối với người mục tử,
đây không phải là vấn đề ông ta dửng dưng khi thấy có nhiều người sống trong sa
mạc. Có nhiều loại sa mạc: sa mạc nghèo khó, sa mạc đói khát, sa mạc bỏ quên,
sa mạc cô đơn và sa mạc tình thương bị hủy hoại. Có sa mạc đen tối của Thiên
Chúa như là sự trống rỗng của các linh hồn không còn biết đến nhân phẩm của
mình hoặc mục đích của đời người. Những sa mạc ngoại cảnh ở trần gian này hiện
đang lớn mạnh, vì sa mạc nội tâm đang trở thành rộng lớn. Do đó những kho tàng
ở trái đất không được dùng để xây dựng vườn địa đàng Thiên Chúa cho mọi người
cùng sống, nhưng dùng để phục vụ những quyền lực lợi dụng, khai khẩn và phá
hủy….Giáo Hội như là một tổng thể qui tụ tất cả những mục tử của Giáo Hội,
giống như chúa Kito, phải ra đi để dẫn dắt muôn dân thoát khỏi cảnh sa mạc, đi
tới địa danh sự sống, tình bạn với Con Một Thiên Chúa, đấng duy nhất đã cho chúng
ta sự sống, và sự sống dồi dào.
NHỮNG SA MẠC TRONG CUỘC ĐỜI
Những bài đọc chúa nhật hôm nay, cả bài tiên tri Isaiah (Is
35:1-10) cũng không làm sáng tỏ hơn những lời của Biển Đức XVI. Cả Biển
Đức và Isaiah đều kêu gọi chúng ta suy nghĩ về cảnh sa mạc trong cuộc đời. Chúng
ta đang sống cảnh sa mạc nào? Cô đơn, quạnh hưu, trống rỗng hay những mảnh vườn
tươi mát đầy hoa thơm cỏ lạ đang chiếu tỏe ánh sáng? Chúng ta có nhất định thay
đổi sa mạc khô cằn thành vùng đất phì nhiêu không ? Chẳng cần phải đi vào hoang
địa mới nhận ra mình đang đi lạc đường. Chỉ khi nào sẵn sàng để gặp Thiên Chúa,
chúng ta mới có thể nhận ra những quang cảnh héo tàn ấy.
ĐỊA DANH CỦA ƠN CỨU CHUỘC
Trong
Kinh Thánh có nhiều địa danh cứu độ. Địa danh là cái nền của một bức họa làm
nổi bật bức tranh như quang cảnh Chúa đến mà Isaiah nói ở chương 35. Trong khi
cảnh phán xét được Isaiah diễn tả qua câu 34, chương 35 lại là một bức
tranh ảm đạm hoang tàn quạnh hưu lúc Thiên Chúa phán xét quốc gia Edom. Thua
trận rồi bị lưu đầy, dân Israel không còn hy vọng gì. Isaiah loan báo ngày chấm
dứt cảnh lưu đầy ở Babylon (Is 35:1-10), nói đến viễn tượng đầy sinh động
về cảnh giải phóng, tự do và cứu chuộc. Tiên tri nhắc lại những kỷ niệm vui
ngày ra đi khỏi Ai Cập và một cuộc xuất hành thứ hai đã được định sẵn, biểu
hiện qua việc người điếc nghe được, người què đi được, người câm nói được.
Người
ca sĩ hy vọng của Israel đã nhìn thấy cái trái ngược của sự khô cằn và tình
trạng hoán cải -một trái ngược của mùa vọng- mà chẳng có thi nhân nào lại
có được cảm hứng ấy. Nhìn thoáng qua bề mặt gồ ghề của sa mạc Negev ở
phía Nam, ông ta đã nhìn thấy một cái gì mới mẻ, một viễn tượng tạo dựng mới
của Thiên Chúa, nghĩa là đất khô cằn sẽ vui mừng và cảnh hoang dã sẽ đầy cây cỏ
xanh tươi đâm chồi nảy lộc dồi dào và trở lại ca hát vui mừng (Is 35:1).
BỐI CẢNH XUẤT HÀNH MỚI
Được Thiên Chúa giải cứu, mọi dân tộc sẽ trở về quê hương đất tổ
của mình bằng con đường sa mạc trong một bối cảnh xuất hành mới. Ơn cứu độ lan
tràn khắp hoàn cầu ở mọi nơi như xa lộ, thung lũng, núi đồi, sa mạc, sông biển
và đồng bằng. Đường đi, sa mạc, nước và nỗi vui mừng, tất cả đều cùng nhau
trùng phùng. Isaiah nói rằng chỉ có một con đường duy nhất và tinh tuyền là con
đường thánh trên đó đấng cứu thế sẽ đi qua. Từ sa mạc đến suối nước, xa lộ
thánh, bản đồ cứu độ do Isaiah vẽ sẽ dẫn chúng ta lên núi trước sự hiện diện
của Thiên Chúa. Những kẻ được Thiên Chúa cứu chuộc sẽ trở về và đi vào Zion vừa
đi vừa ca hát. Nỗi sung sướng vô tận này sẽ là những triều thiên trên đầu họ.
Vui mừng sẽ tràn ngập tâm hồn, buồn phiền thở than sẽ không còn (Is 35:10).
SA MAC CHỈ LÀ MỘT ẨN DỤ
‘Sa mạc’ chỉ là một ẩn dụ diễn tả cảnh khô khan tội lỗi của con người. Chúng ta
ai cũng đã có lần nói: “Tôi thật tội lỗi và khô khan quá (như sa mạc)”
để nói lên tình trạng tội lỗi của mình. Nếu tự mãn, tự phụ, chúng ta sẽ không
muốn gặp Chúa và chẳng bao giờ ước mong Chúa đến với chúng ta. Những con đường
sa mạc đã nằm sâu trong tâm Chúa Giesu thì nó cũng nằm trong tâm những người
theo Chúa. Trong sa mạc, chúng ta sẽ nghe thấy những điều Chúa nói nếu chúng ta
biết mở lòng trí lắng nghe, để Chúa làm cho sa mạc của chúng ta trở nên tươi
mát và trổ hoa.
ĐỊA DANH CỨU ĐỘ NGÀY NAY
Thiên Chúa đã tỏ cho chúng ta không chỉ trong những thời khắc nhất
định, mà cả những địa danh đặc biệt về tạo dựng. Đối với người Kito hữu, chính
những địa danh này nhắc nhở họ nhớ đến hình ảnh người chăn chiên, cây oliu,
những bức tường thành cao và những thị trấn cổ có tường bao quanh, những tỉnh
lỵ thời vua David hay Bethlehem thời Đức Giesu. Đất Thánh là đất không có lịch
sử, dân chúng và những địa danh ở đó đã bị đóng băng trong khung cảnh của thời
thánh kinh hoặc khóa chặt trong những trận chiến chính trị liên miên. Người
công giáo chúng ta có bổn phận phải làm tan đám băng đó để mọi người có thể
tiếp giáp được với nhau, đồng thời mời gọi mọi Kito hữu nhập cuộc với chúng ta.
Viếng thăm Đất Thánh là cơ hội cho chúng ta thực sự nắm bắt được
không chỉ lịch sử ơn cứu độ, mà còn chứng kiến tận mắt những địa danh cứu
chuộc. Chuyện đời của chúng ta được gắn liền với những chuyện trong kinh
thánh cho thấy Thiên Chúa như trực tiếp viết cho chúng ta trên những đường cong
của cuộc đời. Những tập sách chĩ dẫn hành hương Đất Thánh, dù hay đến đâu, cũng
không phải là những chứng nhân, nó đơn thuần chỉ là sách chỉ dẫn như mũi tên
chỉ đường đi. Chỉ có con người mới là chứng nhân thực sự và hùng hồn nhất mà trong
một lúc sáng chói của lịch sử, Lời đã trở thành Xương Thịt và dựng lểu ở giữa
chúng ta. Và rồi chúng ta tiếp tục cuộc sống của chúng ta để vinh danh Thiên
Chúa.
Những địa danh thánh đã trở thành những viện bảo tàng và khảo cổ
như của các quốc gia khác. Sự liên tục lịch sử đã bị cắt đứt. Nếu không có
những giáo hội địa phương và những cộng đồng Kito hữu hiện diện tại đó thì
những bằng cớ về Đất Thánh sẽ bị mất giá trị, có thể bị tiêu tan luôn.
LỜI CHÚA VÀ ĐẤT THÁNH
Suy niệm về mùa Vọng, chúng ta nên đọc tông thư VERBUM DOMINI /
LỜI CHÚA của Biển Đức XVI, đoạn nói về Lời Chúa và Đất Thánh:
#89-Khi nhớ lại Lời Chúa, đấng đã trở thành xương thịt trong
lòng Đức Maria thành Nazareth , lòng chúng ta đã trở thành đất mà nơi đó mầu
nhiệm ơn cứu chuộc chúng ta đã được hoàn thành, rồi từ đó Lời Chúa tỏa lan đến
tận cùng trái đất. Nhờ quyền năng Chúa Thánh Thần, Lời trở thành xương thịt
trong một không gian và thời gian nhất định, trên một giải đất nằm ở rìa của đế
quốc La Mã. Chúng ta càng biết ơn chúa Kito là con người duy nhất và phổ quát,
chúng ta càng tri ân Người khi nhìn về Đất Thánh, nơi Chúa Giesu sinh ra, lớn
lên, sống ở đó và chết cho chúng ta cũng ở đó.
Những tảng đá mà đấng cứu chuộc chúng ta đã đi trên đó nay vẫn còn
nặng trĩu những kỷ niệm cũa người và còn tiếp tục “kêu gào” Tin Mừng. Vì vậy,
thượng hội nghị các giáo phụ đã nhớ lại câu nói tuyệt vời về đất thánh như là
“Phúc Âm Thư Thứ Năm”.Thật quan trọng biết bao, ngày nay vẫn còn thấy những
cộng đồng Kito giáo hiện diện ở đó bất kể muôn vàn gian nan khốn khổ! Thượng
hội đồng các Giám Mục đã bày tỏ lòng ưu ái thiết thân và sâu đậm cận kề cùng
các Kito hữu này hiện đang sống tại đất thánh của Đức Giesu và làm chứng tá cho
niềm tin của mình ngày sống lại. Người Kito hữu được kêu gọi để phục vụ, không
phải chỉ như “ngọn hải đăng của niềm tin cho giáo hội phổ quát, nhưng cón là
men bột của hòa hợp, khôn ngoan và cân bằng trong đời sống xã hội truyền thống
và còn tiếp tục là đa nguyên, đa chủng và đa giáo”.
Đất Thánh ngày nay -đối với người Kito hữu- vẫn còn là mục đích
của hành hương, là nơi để cầu nguyện và ăn năn thống hối như đã chứng tỏ trong
thời thượng cổ bởi các tác giả như thánh Jerome. Chúng ta càng đưa mắt nhìn và
lòng hướng về Jerusalem ở trần thế này bao nhiêu thì sự ước mong của chúng ta
càng được hâm nóng bấy nhiêu để hướng về Jerusalem trên thiên đàng, là mục đích
thực sự của mọi cuộc hành hương với lòng hăng say ước muốn mà danh Chúa Giesu,
một danh xưng duy nhất mang lại ơn cứu chuộc có lẽ đã được mọi người nhận
biết (Cv 4:12).
Con đường sa mạc của dân Israel cũng là con đường của tất cả chúng
ta. Khi chúng ta mừng Chúa Nhât III Mùa Vọng, Chúa Nhật Vui Mừng Gaudete, là
chúng ta nối kết với dân Israel bị lưu đầy và các đệ tử của Gioan Tiền Hô, cũng
như chúng ta cầu mong được ơn cứu độ và sống cuộc sống mới nở hoa. Trong tuần
này, chúng ta hãy ghi lại một vài không gian linh đạo trong cuộc sống của chúng
ta để chúng ta có thể trút bỏ mọi điều giả tạo đang bám vào chúng ta để chúng
ta có thể thở không khí mới của cuộc đời ước mơ của chúng ta và lại bắt đầu trở
lại. Ở giửa sa mạc, chúng ta sẽ nghe tiếng Chúa nói nếu chúng ta biết mở rộng
lòng trí chúng ta và để cho Người biến đổi mảnh vườn sa mạc của chúng ta thành
xanh tươi đầy hoa trái. Điều Chúa làm cho sa mac của Israel ở phía Nam thì Chúa
cũng sẽ làm cho chúng ta, biến đổi sự khô cằn thành sự sống, vẽ ra con đường xa
lộ và cong đường thánh ở những nơi mà chúng ta nghĩ là vô vọng không còn sự
sống. Hiện chúng ta có ở trên xa lộ thánh không? Chúng ta có tiến bộ, trở nên
khá hơn không? Chúng ta có vui hưởng cuộc du hành mùa Vọng này không? Chúng ta
có mời gọi mọi người đến chung vui với chúng ta trên con đường xa lộ ấy
không?
Lay Chúa Giesu! Xin hãy
đến.
Chúng con cần Chúa bây
giờ và mãi mãi..
Xin hãy làm cho cảnh sa
mạc chúng con trổ bông,
Tưới mát cơn khát chúng
con,
Bằng suối nước hằng sống
Chúa
Xin ban cho chúng con
sức mạnh bước theo Chúa,
Trên sa lộ thánh.
Xin đổ tràn đầy tâm trí
chúng con…
Nỗi sung sướng mừng vui
của Chúa
Fleming Island, Florida
Dec 9, 2016
NTC
__._,_.___
No comments:
Post a Comment