Tôi muốn
nạm vàng muôn khổ cực!
Nguyển Đình Bổn - 02.12.2016
Hồ Dzếnh sau 1954, ông đã chọn cho
mình thái độ sống lặng lẽ trong một chế độ toàn trị, bởi không muốn a dua cùng
thời cuộc. Ông đã đúng, bởi có viết thêm như Huy Cận, Xuân Diệu, Chế Lan Viên,
Lưu Trọng Lư… thì cũng chỉ là thứ tụng ca minh họa chính trị sống sít, vô hồn,
vô giá trị!
Sáng,
bật tình cờ một bản nhạc, lại ra bài “Chiều” của nhạc sĩ Dương Thiệu Tước, bỗng
nhớ Hồ Dzếnh, tác giả bài thơ được phổ nhạc này.
Ảnh
nhà thơ Hồ Dzếnh
Hóa
ra không có chuyện gì tình cờ, dù những ý nghĩ, bởi trước đó chừng 30 phút, tôi
đọc môt bài phóng sự trên RFA về thân phận xót xa của những phụ nữ miền Tây ly
hương tìm đất sống. Với thơ Hồ Dzếnh, từ hồi học tiểu học, tôi đã đọc và không
hiểu sao rất thích bài thơ “Cảm xúc” của ông, có thể ông viết về một bóng hồng
của mình nhưng ngay từ ngày đó, đã mô tả người phụ nữ Việt với nhiều thua
thiệt: “Cô gái Việt Nam ơi! Từ thuở sơ sinh lận đận rồi”…
Hồ Dzếnh, là một nhà thơ
khá nổi tiếng trước năm 1945 với tập thơ “Quê ngoại”, và tập truyện ngắn “Chân
trời cũ” (đều in năm 1942, ông cũng có nhiều tác phẩm khác, nhưng ít được biết
đến). Sau 1954, ông sống tại Hà Nội nhưng hoàn toàn “mất dấu” trên văn đàn (ông
mất năm 1991). Có thể nói người miền Nam, học sinh miền Nam, biết về tác phẩm
của ông nhiều hơn hẳn người miền Bắc, bởi tại miền Nam trước 1975, tập thơ “Quê
Ngoại” được NXB Hoa Tiên tái bản tại Sài Gòn, bài thơ “Chiều” do nhạc sĩ Dương
Thiệu Tước phổ nhạc khá nổi tiếng. Bài thơ "Ngập ngừng" cũng được
nhiều nhạc sĩ phổ nhạc như Anh Bằng (Anh cứ hẹn), Hoàng Thanh Tâm (Em cứ hẹn),
Minh Duy (Ngập ngừng) hay Trần Thiện Thanh lấy ý thơ này để viết ca khúc Chuyện
Hẹn Hò.
Ngoài
ra thi sĩ Bùi Giáng cũng nhiều lần viết về ông, ca tụng lục bát của ông còn hay
hơn… Nguyễn Du, bởi bài thơ "Rằm tháng giêng" của Hồ Dzếnh, theo Bùi
Giáng trong cuốn Thi ca tư tưởng thì: "Người Việt Nam có thể không đọc
Nguyễn Du, nhưng không thể nào không đọc bài thơ kia của Hồ Dzếnh".
Hehehe!
Vì
sao sau 1954 ông không viết và in thêm? Có lẽ ông đã chọn cho mình thái độ sống
lặng lẽ trong một chế độ toàn trị, bởi không muốn a dua cùng thời cuộc. Ông đã
đúng, bởi có viết thêm như Huy Cận, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Lưu Trọng Lư… thì
cũng chỉ là thứ tụng ca minh họa chính trị sống sít, vô hồn, vô giá trị!
Quay
trở lại bài thơ tôi yêu từ khi 10 tuổi, xin đăng lại nguyên bài:
Cảm xúc
Cô
gái Việt Nam ơi!
Từ thuở sơ sinh lận đận rồi
Tôi biết tình cô u uất lắm
Xa nhau đành chỉ nhớ nhau thôi
Từ thuở sơ sinh lận đận rồi
Tôi biết tình cô u uất lắm
Xa nhau đành chỉ nhớ nhau thôi
Cô
chẳng bao giờ biết bướm hoa
Má hồng mỗi tiết mỗi phôi pha
Khi cô vui thú, là khi đã
Bồng bế con thơ, đón tuổi già
Má hồng mỗi tiết mỗi phôi pha
Khi cô vui thú, là khi đã
Bồng bế con thơ, đón tuổi già
Cô
gái Việt Nam ơi!
Ngọn gió thời gian đổi hướng rồi
Thế hệ huy hoàng không đủ xóa
Nghìn năm vằng vặc ánh trăng soi
Ngọn gió thời gian đổi hướng rồi
Thế hệ huy hoàng không đủ xóa
Nghìn năm vằng vặc ánh trăng soi
Tôi
đến đây tìm lại bóng cô
Trở về đường cũ, hái mơ xưa
Rau sam vẫn mọc chân rào trước
Son sắt, lòng cô vẫn đợi chờ
Trở về đường cũ, hái mơ xưa
Rau sam vẫn mọc chân rào trước
Son sắt, lòng cô vẫn đợi chờ
Dãi
lúa cô trồng nay đã tươi
Gió xuân ý nhị vít bông cười...
Ai hay lòng kẻ từng chăm lúa
Trong một làng con, đã héo rồi!
Gió xuân ý nhị vít bông cười...
Ai hay lòng kẻ từng chăm lúa
Trong một làng con, đã héo rồi!
Cô
gái Việt Nam ơi!
Nếu chữ hy sinh có ở đời
Tôi muốn nạm vàng muôn khổ cực
Cho lòng cô gái Việt Nam tươi.
Nếu chữ hy sinh có ở đời
Tôi muốn nạm vàng muôn khổ cực
Cho lòng cô gái Việt Nam tươi.
Có
lẽ ngay từ bé, tôi đã trân trọng, yêu quí phụ nữ và chọn thái độ bình đẵng giới
là từ những bài thơ như thế này.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment