NGƯỜI
KHÁCH TRỌ VÔ TÌNH
Mike Võ
Trong một buổi họp cộng đồng Việt Nam tại một địa phương miền trung Hoa Kỳ, một vị linh mục đã có can đảm phát biểu thẳng thắn với đồng hương như sau:
“Trong thành phố này, người Mỹ: - giàu có hơn Quí Vị rất ít, - giàu có bằng Quí Vị không bao nhiêu, - nghèo hơn Quí Vị rất nhiều. Nhưng lòng bác ái của người địa phương rất rộng rãi, không có công tác từ thiện nào mà họ không góp công góp của, không như người Việt chúng ta"
-Thưa Cha! Vậy thì Cha nghĩ, 8 tỷ một năm gởi về Việt nam không phải là tiền từ thiện hay sao?
Đáp: "Có điều chúng ta chỉ lo cho quê hương, họ hàng, còn ở đây chúng ta chỉ là người khách trọ."
Cộng đồng người Việt Nam ở Mỹ đã gọi nhau quyên góp tài chánh, đem tiền về giúp Việt Nam đã quá nhiều, nhưng việc người Việt tỵ nạn giúp nước Mỹ thì quá ít, phải nói là rất vô tình. Những nghĩa vụ như tuân hành luật pháp, đi lính, đóng thuế, chúng ta đã làm đủ, nhưng hình như chúng ta vẫn sống trên đất Mỹ không gì khác hơn là một... du khách, hay là một người tình “vẫn đi bên cạnh cuộc đời” không hề lưu tâm để ý gì đến những chuyện chung quanh. Người Mỹ khen chúng ta thành công trong vấn đề học vấn và thương mãi. Có bằng cấp thì có job thơm, thương mãi thành công thì trở nên giàu có, điều đó có nghĩa gì với đất nước đã cưu mang chúng ta, nếu chúng ta chưa dùng sở học, sự giàu có để giúp đỡ, đền đáp được gì cho đất nước này. Ở nam Cali, nơi có người Việt tại quốc ngoại đông nhất, mỗi năm chúng ta lại thấy có một bữa cơm cho người khó khăn hay một buổi phát túi ngủ cho vài trăm người vô gia cư, có lẽ vẫn còn quá ít ỏi.
Sau nhiều cuộc chiến tranh có người Mỹ tham dự hay không, nước Mỹ đã dang tay đón nhận nhiều dân tộc đến sinh sống tại Hoa Kỳ. Ðể “trả ơn”, nhiều tổ chức Hồi giáo ở Mỹ đã quyên góp tiền gởi về ủng hộ cho khủng bố Al-Qaida, tổ chức đã muốn tận diệt nước Mỹ. Nhiều di dân Trung Cộng và cả Ðài Loan đã trở thành gián điệp cao cấp cung cấp cho quốc gia họ những bí mật về quốc phòng hay kinh tế của nước Mỹ, một cảnh “nuôi ong tay áo”. Những người này khi nhập tịch đã tuyên thệ trung thành với nước Mỹ cũng như chúng ta, nhưng xem việc nước Mỹ như việc của hàng xóm, không muốn can thiệp hay đóng góp, thậm chí cũng không muốn đi bầu cử.
Chúng ta đã thấy chính phủ Mỹ can thiệp cho nhiều người mang các sắc tộc khác nhau trong nhiều tình huống khó khăn, nguy hiểm, chỉ vì họ là công dân Mỹ. Hai cô phóng viên Laura Ling gốc Trung Hoa, và Euna Lee, gốc Ðại Hàn. bị Bắc Hàn bắt vì tội "xâm phạm lãnh thổ Bắc Hàn." cũng đã được phóng thích nhờ sự can thiệp của chính quyền Mỹ.
Nếu các bạn là công dân đi du lịch, làm việc hay thậm chí buôn ma tuý, nước Mỹ chắc không bao giờ bỏ các bạn
Ở quốc gia nào, việc mở rộng du lịch cũng nhắm mục đích thu ngoại tệ, nhưng trong phạm vi khách du lịch Việt Nam sang Mỹ thăm bà con, ít người đem tiền đến để giúp nước Mỹ phồn thịnh, mà ngày về túi đầy đô la nhờ viện trợ của các công dân Mỹ, trong khi công dân Mỹ thì dành dụm tiền đem về cố hương giải sầu. Rồi đây khi trái gió trở trời, chúng ta gặp hoạn nạn nước Mỹ đã bên cạnh chúng ta. Một tiếng kêu cấp cứu trong đêm, một cơn truỵ tim, một cơn bão lốc hay lụt lội, chúng ta đều được cứu giúp tận tình. Nước Mỹ cũng nghèo, cũng có nhiều vấn nạn nhưng quả thật lòng ta đôi khi chúng ta cũng dửng dưng.
Chúng ta phát động nhiều lần quyên góp để giúp cho trẻ em nghèo ở Việt Nam , xem như bà con ruột thịt, mà quên người hàng xóm khốn khó bên cạnh chúng ta. Mỗi năm vào mùa lạnh, nhiều kẻ không nhà đã chết trên đường phố Los Angeles hay New York, nhiều trẻ em bụi đời, nhà tù thiếu niên không ai thăm viếng, những nhà dưỡng lão thiếu một lời hỏi han.
Cộng đồng người Việt chưa hề thấy có một công tác xã hội nào hữu hiệu để giúp ngay nước Mỹ, nơi chúng ta đang sống.
Chúng ta thường tự hào là người Việt trọng điều nhân nghĩa, sống có thủy có chung, nhưng nhiều khi vẫn cư xử như người khách trọ vô tình.
- Mike Võ -
Ngưòi post bài xin thêm:
Người Mỹ gốc Việt tuy chưa tích cực đóng góp vào cộng đồng nơi họ sinh sống nhưng rất may họ không phải là người ăn cháo đá bát như một số người nhập cư đạo Hồi cuồng tín hay vài ba tên di dân đến từ Trung cộng, Đài Loan.
Tuy nhiên, phải nhận rằng tác giả Mike Võ có phần đúng khi viết "Chúng ta thường tự hào là người Việt trọng điều nhân nghĩa, sống có thủy có chung, nhưng nhiều khi vẫn cư xử như người khách trọ vô tình."
Ngày xưa, một trong những lý do khiến dân Do Thái bị dân bản xứ oán ghét chính vì họ chỉ lo làm giàu cho chính bản thân và gia đình họ mà không đóng góp vào các cộng đồng nơi họ sinh sống. Tại Việt Nam trước kia, một số "khách trú" Chợ Lớn cũng đã từng bị chê trách vì họ chỉ biết trục lợi cho chính cá nhân họ mà quên nghĩ đến nơi đã cho họ có cơ hội làm giàu.
Cá nhân tôi đã từng thấy có rất nhiều người Mỹ với mức lợi tức hàng năm chỉ 5, 7 chục ngàn nhưng họ thường xuyên "donate" cả ngàn đồng (hoặc hơn) mỗi năm cho các tổ chức từ thiện.Trái lại, có nhiều người Mỹ gốc Việt ăn nên làm ra, lợi tức hàng năm vài trăm ngàn trở lên, làm chủ những ngôi nhà giá cả triệu đô nhưng chỉ "donate" khoảng vài trăm đồng, thậm chí có người không bố thí một xu.
Muốn tránh vết xe đổ của người Do Thái và một số "khách trú" Chợ Lớn trưóc kia, có lẽ đến lúc người Việt sinh sống khắp nơi trên khắp thế giới, nhất là những ai có đời sống khá giả, nên quan tâm đến lời kêu gọi "GIVE BACK TO THE COMMUNITY" của dân bản xứ. Ăn trái nhớ kẻ trồng cây, chưa đủ, mà phải biết tiếp tay giúp kẻ trồng cây để cùng nhau ta có thể trồng thêm nhiều cây khác.
Sent from my iPad
Mike Võ
Trong một buổi họp cộng đồng Việt Nam tại một địa phương miền trung Hoa Kỳ, một vị linh mục đã có can đảm phát biểu thẳng thắn với đồng hương như sau:
“Trong thành phố này, người Mỹ: - giàu có hơn Quí Vị rất ít, - giàu có bằng Quí Vị không bao nhiêu, - nghèo hơn Quí Vị rất nhiều. Nhưng lòng bác ái của người địa phương rất rộng rãi, không có công tác từ thiện nào mà họ không góp công góp của, không như người Việt chúng ta"
-Thưa Cha! Vậy thì Cha nghĩ, 8 tỷ một năm gởi về Việt nam không phải là tiền từ thiện hay sao?
Đáp: "Có điều chúng ta chỉ lo cho quê hương, họ hàng, còn ở đây chúng ta chỉ là người khách trọ."
Cộng đồng người Việt Nam ở Mỹ đã gọi nhau quyên góp tài chánh, đem tiền về giúp Việt Nam đã quá nhiều, nhưng việc người Việt tỵ nạn giúp nước Mỹ thì quá ít, phải nói là rất vô tình. Những nghĩa vụ như tuân hành luật pháp, đi lính, đóng thuế, chúng ta đã làm đủ, nhưng hình như chúng ta vẫn sống trên đất Mỹ không gì khác hơn là một... du khách, hay là một người tình “vẫn đi bên cạnh cuộc đời” không hề lưu tâm để ý gì đến những chuyện chung quanh. Người Mỹ khen chúng ta thành công trong vấn đề học vấn và thương mãi. Có bằng cấp thì có job thơm, thương mãi thành công thì trở nên giàu có, điều đó có nghĩa gì với đất nước đã cưu mang chúng ta, nếu chúng ta chưa dùng sở học, sự giàu có để giúp đỡ, đền đáp được gì cho đất nước này. Ở nam Cali, nơi có người Việt tại quốc ngoại đông nhất, mỗi năm chúng ta lại thấy có một bữa cơm cho người khó khăn hay một buổi phát túi ngủ cho vài trăm người vô gia cư, có lẽ vẫn còn quá ít ỏi.
Sau nhiều cuộc chiến tranh có người Mỹ tham dự hay không, nước Mỹ đã dang tay đón nhận nhiều dân tộc đến sinh sống tại Hoa Kỳ. Ðể “trả ơn”, nhiều tổ chức Hồi giáo ở Mỹ đã quyên góp tiền gởi về ủng hộ cho khủng bố Al-Qaida, tổ chức đã muốn tận diệt nước Mỹ. Nhiều di dân Trung Cộng và cả Ðài Loan đã trở thành gián điệp cao cấp cung cấp cho quốc gia họ những bí mật về quốc phòng hay kinh tế của nước Mỹ, một cảnh “nuôi ong tay áo”. Những người này khi nhập tịch đã tuyên thệ trung thành với nước Mỹ cũng như chúng ta, nhưng xem việc nước Mỹ như việc của hàng xóm, không muốn can thiệp hay đóng góp, thậm chí cũng không muốn đi bầu cử.
Chúng ta đã thấy chính phủ Mỹ can thiệp cho nhiều người mang các sắc tộc khác nhau trong nhiều tình huống khó khăn, nguy hiểm, chỉ vì họ là công dân Mỹ. Hai cô phóng viên Laura Ling gốc Trung Hoa, và Euna Lee, gốc Ðại Hàn. bị Bắc Hàn bắt vì tội "xâm phạm lãnh thổ Bắc Hàn." cũng đã được phóng thích nhờ sự can thiệp của chính quyền Mỹ.
Nếu các bạn là công dân đi du lịch, làm việc hay thậm chí buôn ma tuý, nước Mỹ chắc không bao giờ bỏ các bạn
Ở quốc gia nào, việc mở rộng du lịch cũng nhắm mục đích thu ngoại tệ, nhưng trong phạm vi khách du lịch Việt Nam sang Mỹ thăm bà con, ít người đem tiền đến để giúp nước Mỹ phồn thịnh, mà ngày về túi đầy đô la nhờ viện trợ của các công dân Mỹ, trong khi công dân Mỹ thì dành dụm tiền đem về cố hương giải sầu. Rồi đây khi trái gió trở trời, chúng ta gặp hoạn nạn nước Mỹ đã bên cạnh chúng ta. Một tiếng kêu cấp cứu trong đêm, một cơn truỵ tim, một cơn bão lốc hay lụt lội, chúng ta đều được cứu giúp tận tình. Nước Mỹ cũng nghèo, cũng có nhiều vấn nạn nhưng quả thật lòng ta đôi khi chúng ta cũng dửng dưng.
Chúng ta phát động nhiều lần quyên góp để giúp cho trẻ em nghèo ở Việt Nam , xem như bà con ruột thịt, mà quên người hàng xóm khốn khó bên cạnh chúng ta. Mỗi năm vào mùa lạnh, nhiều kẻ không nhà đã chết trên đường phố Los Angeles hay New York, nhiều trẻ em bụi đời, nhà tù thiếu niên không ai thăm viếng, những nhà dưỡng lão thiếu một lời hỏi han.
Cộng đồng người Việt chưa hề thấy có một công tác xã hội nào hữu hiệu để giúp ngay nước Mỹ, nơi chúng ta đang sống.
Chúng ta thường tự hào là người Việt trọng điều nhân nghĩa, sống có thủy có chung, nhưng nhiều khi vẫn cư xử như người khách trọ vô tình.
- Mike Võ -
Ngưòi post bài xin thêm:
Người Mỹ gốc Việt tuy chưa tích cực đóng góp vào cộng đồng nơi họ sinh sống nhưng rất may họ không phải là người ăn cháo đá bát như một số người nhập cư đạo Hồi cuồng tín hay vài ba tên di dân đến từ Trung cộng, Đài Loan.
Tuy nhiên, phải nhận rằng tác giả Mike Võ có phần đúng khi viết "Chúng ta thường tự hào là người Việt trọng điều nhân nghĩa, sống có thủy có chung, nhưng nhiều khi vẫn cư xử như người khách trọ vô tình."
Ngày xưa, một trong những lý do khiến dân Do Thái bị dân bản xứ oán ghét chính vì họ chỉ lo làm giàu cho chính bản thân và gia đình họ mà không đóng góp vào các cộng đồng nơi họ sinh sống. Tại Việt Nam trước kia, một số "khách trú" Chợ Lớn cũng đã từng bị chê trách vì họ chỉ biết trục lợi cho chính cá nhân họ mà quên nghĩ đến nơi đã cho họ có cơ hội làm giàu.
Cá nhân tôi đã từng thấy có rất nhiều người Mỹ với mức lợi tức hàng năm chỉ 5, 7 chục ngàn nhưng họ thường xuyên "donate" cả ngàn đồng (hoặc hơn) mỗi năm cho các tổ chức từ thiện.Trái lại, có nhiều người Mỹ gốc Việt ăn nên làm ra, lợi tức hàng năm vài trăm ngàn trở lên, làm chủ những ngôi nhà giá cả triệu đô nhưng chỉ "donate" khoảng vài trăm đồng, thậm chí có người không bố thí một xu.
Muốn tránh vết xe đổ của người Do Thái và một số "khách trú" Chợ Lớn trưóc kia, có lẽ đến lúc người Việt sinh sống khắp nơi trên khắp thế giới, nhất là những ai có đời sống khá giả, nên quan tâm đến lời kêu gọi "GIVE BACK TO THE COMMUNITY" của dân bản xứ. Ăn trái nhớ kẻ trồng cây, chưa đủ, mà phải biết tiếp tay giúp kẻ trồng cây để cùng nhau ta có thể trồng thêm nhiều cây khác.
Sent from my iPad
__._,_.___
No comments:
Post a Comment