Popular Posts

Wednesday, January 10, 2018

CÕI TRỜI ĐAO LỢI


Xin coi li: "Đao Li" hay "Đo Li"?

Theo các Kinh sách thì cõi tri Đao Li là nơi rt an lc mà người có tu dưỡng s được vãn sinh vào đó.
Ch ca cõi tri đó là Đế Thiên Đế Thích.
...
Minh An HDB

From: "Tien Do>
To:
Sent: Monday, January 8, 2018 4:09 PM
Subject: [ChinhNghiaViet] Cõi Trời Đạo Lợi (1)

 
CÕI TRỜI ĐAO LỢI
Toàn Không

1). Thành trì và các cung điện: 

       Trên đỉnh núi Chúa Tu Di có thành Tam Thập Tam Thiên của cung Trời Đạo Lợi vô cùng rộng lớn, mỗi bề khoảng tám vạn do tuần (Theo quyển Tự Điển Phật Học của Chân Nguyên và Nguyễn Tường Bách thì 1 do tuần = từ 15 đến 20 cây số) (Tạm lấy 1 do tuần =18 cây số, ta có: 80,000 x 18 = 1,440,000 cây số), thành cao một trăm do tuần (100 x 18 = 1,800 cây số), thành này có bảy lớp, trên bảy lớp thành là các lâu đài. Bên trong lại có thành khác bảy lớp nhỏ hơn, mỗi chiều rộng khoảng sáu vạn do tuần (60,000 x 18 = 1,080,000 cây số). Thành bên trong cũng cao một trăm do tuần, và trên bảy lớp thành cũng có vô số lâu đài.

       Các lớp thành ngoài và thành trong cứ cách khoảng năm trăm do tuần (500 x 18 = 9,000 cây số) lại có một cửa có chiều cao khoảng sáu mươi do tuần (60 x 18 = 1,080 cây số), và chiều rộng khoảng ba mươi do tuần (30 x 18 = 540 cây số). Giữa hai lớp thành trong và ngoài vừa nói là Long cung ngang dọc sáu nghìn do tuần (6,000 x 18 = 108,000 cây số).

       Tại trung tâm vòng thành trong là cung Thiện Kiến rất lớn, trong đó có một đại phòng có tên là Thiện Pháp đường mỗi bề rộng khoảng một trăm do tuần (100 x 18 = 1,800 cây số). Thiện Pháp đường tạo nên bởi vàng ròng, trên phủ lưu ly, dưới mỗi gốc cột trong sảnh đường có Pháp toà cho Thiên Đế ngự rộng một do tuần (1 x 18 = 18 cây số) do bảy báu tạo thành. Hai bên Pháp tòa có: mười sáu Pháp tòa khác, Chư Thiên thường vào phòng này để suy tư về diệu pháp và cảm thọ niềm vui thanh tịnh, nên được gọi là Thiện Pháp đường.

       Phiá Bắc cung Thiện Kiến có cung điện Đế Thích, ngang dọc một nghìn do tuần (1,000 x 18 = 18,000 cây số = 18000/1.6 = 11,250 dặm (mile)).

       Phiá Đông cung Thiện Kiến có vườn Thô Sáp lớn, trong vườn có hai tảng đá to, xốp, mềm có tên là Hiền và Thiện, mỗi tảng lớn mỗi bề khoảng năm mươi do tuần (50 x 18 = 900 cây số). Trong vườn còn có: ao Nan Đà nước luôn luôn trong xanh, bốn phiá đều có bậc thang đi xuống ao, khi vào vườn này thì thân thể trở nên thô cứng.
       Phiá Nam cung Thiện Kiến là vườn Họa Lạc lớn (Có sách ghi là vườn Trú Dạ), trong vườn cũng có hai tảng đá tên là Họa và Lạc, cũng có ao Nan Đà; trong vườn còn có cung điện nghỉ mát rộng mỗi chiều khoảng năm trăm do tuần (500 x 18 = 9,000 cây số), khi vào vườn này, tự nhiên có những nét vân màu sắc sặc sỡ trên thân thể, lúc ấy lấy đó làm vui thích.

       Phiá Tây cung Thiện Kiến là khu vườn tên Tạp, cũng có hai tảng đá tên Thiện Kiến và Thuận Thiện Kiến; đặc biệt, trong vườn này có cây Trú Độ cao lớn, thân cây to bảy do tuần (7 x 18 = 126 cây số), cao 100 do tuần. Cây đại thụ này luôn luôn có hoa lá sum sê như vầng mây báu lớn, cành lá xòe ra rộng năm mươi do tuần; tại cây này có vị Thần tên Mạn Đà trú tại đây, thường trỗi nhạc mà tự vui, nên mới có cái tên là cây Trú Độ. Kế bên cây Trú Độ, có cung điện nghỉ mát. Đế Thích cho phép các Thiên nữ cùng các Thiên tử dạo chơi tập thể trong vườn, nên được gọi là vườn Tạp; vườn này các vị Trời đều được vào hết, ví dụ như vị Trời bậc cao, vị bậc trung, vị bậc thấp đều có thể vào, nhưng ba vườn kia vị Trời bậc thấp không được vào.

       Phiá Bắc cung Thiện Kiến và cung Đế Thích có vườn Đại Hỷ (Có sách ghi là vườn Nan Đà), trong vườn cũng có hai tảng đá tên Hỷ và tên Đại Hỷ; trong vườn cũng có cây Trú Độ và cung điện nghỉ mát, khi vào vườn này thì vô cùng vui vẻ nên gọi là vườn Đại Hỷ.

       Ngoài ra còn có các cung điện của các chư Thiên Đạo Lợi ngang dọc, xen kẽ rất nhiều. Có cái mỗi chiều một nghìn do tuần (1,000 x 18 = 18,000 cây số), có cái chín trăm, có cái tám trăm v.v..., cho tới cung điện nhỏ nhất mỗi chiều một trăm do tuần (100 x 18 = 1,800 cây số). Lại còn có các cung điện của các Tiểu Thiên ngang dọc mỗi chiều một trăm do tuần, có cái chín mươi, tám mươi, bảy mươi v.v..., cho đến cái nhỏ nhất mỗi bề mười hai do tuần (12 x 18 = 216 cây số=135 dặm Anh).

       Nên biết rằng, bảy lớp thành ngoài và bảy lớp thành trong đều tạo bởi bảy báu là vàng, bạc, xích châu, mã não, lưu ly, pha lê và xà cừ (những thứ này và tất cả những gì thuộc về các cõi Trời, mắt người thường không thể nhìn thấy). Mỗi cửa của thành đều có năm trăm Quỷ Thần canh giữ, phòng thủ, bảo vệ. Tất cả các lâu đài, cung điện, đều có bảy lớp tường, bảy lớp lan can, bảy lớp màng lưới, bảy lớp hàng cây giáp vòng, và  các thứ này đều trang trí bằng bảy báu.

        Ngoài ra, tám tảng đá trong bốn vườn đều lớn cỡ mỗi chiều năm mươi do tuần, cấu tạo cũng bởi bảy báu, nhưng xốp lại mềm mại như áo trời. Trong các ao, có các thứ hoa đủ các màu sắc đẹp đẽ, mỗi hoa to như bánh xe, cọng (cuống) hoa như trục xe. Các hoa tiết ra nước trong trắng ngọt, và có mùi thơm kỳ thú phảng phất. Chung quanh lâu đài, cung điện, trên ao, trong vườn đều có các loài chim kỳ lạ như chim Cưu, chim Nhạn, chim Uyên Ương v.v... cùng ríu rít hót vang, hòa ca vui vẻ, đúng là cảnh thiên thai Tiên Trời vậy.

       Từ cung Thiện Kiến, có những con đường dẫn đến cung Đế Thích, những con đường đến vườn Thô Sáp, đến vườn Họa Lạc, đến vườn Tạp, vườn Đại Hỷ. Cũng từ cung Thiện Kiến có những con đường dẫn đến các ao, dẫn đến các tảng đá, đến các cây Trú Độ, đến các cung điện nghỉ mát. Cũng có những con đường dẫn đến các lâu đài, các cung điện chư Thiên, Tiểu Thiên, cung Long Vương v.v...

2).. Đặc điểm của Chư Thiên:

       Chư Thiên Đạo Lợi nói chung có các nét đặc điểm sau đây:
01- Bay đi lại không trở ngại gần xa.
02- Thân không có da, thịt, xương, máu.
03- Không có tiểu tiện đại tiện.
04- Không bao giờ mỏi mệt.
05- Thiên Nữ không sinh đẻ con cái.
06- Thiên nhãn, thiên nhĩ, nhìn xa, nghe xa không bị trở ngại.
07- Thân thể phát ra ánh sáng.
08- Thân thể có màu sắc tuỳ ý muốn (7 màu: Vàng, lửa, xanh, đỏ, lục, đen, trắng).
09- Thân cao một do tuần (1 x 18 = 18 Kilomet).
10- Sống rất lâu, thọ một nghìn tuổi trời (bằng 365,000 năm ở trần gian).
11- Có hôn nhân giữa các Thiên-Tử và Thiên Nữ.
12- Quần áo, thức ăn, thức uống v.v... khi nghĩ đến liền có ngay.
13- Không phải làm việc cực khổ như ở trần gian.
14- Không biết sợ nóng lạnh.
15- Thiên-tử khi mạng sống sắp hết có 5 điềm ứng trước (Tăng Nhất A Hàm, quyển 3, trang 530), đó là: 
 - Tràng hoa đội trên đầu héo đi.
- Áo choàng dính bụi dơ bẩn
- Thân mất mùi thơm, lại có mùi hôi.
 - Các Thể nữ không vây quanh mà bỏ đi. (đa thê?)
 - Không còn thích thú tòa ngồi nữa.

       Theo Trường A Hàm, quyển 2, trang 404 đến 407 ghi: Khi một chúng sinh hành thiện về thân khẩu ý, sau khi chết đi được sinh đến cõi trời Đạo Lợi bằng hóa sinh. Vị Thiên sơ sinh ấy cũng như đứa bé hai ba tuổi ở cõi trần gian, nhưng vị ấy tự nhiên hóa sinh ra và hiện ngồi trên đầu gối của một vị Thiên. Vị này thấy Thiên nhi ngồi trên đầu gối mình thì nói: “Đây là con trai ta, (hoặc) đây là con gái ta”. Thiên nhi này do hạnh nghiệp và phúc báo, trí huệ tự nhiên phát sinh ngay sau khi sinh ra không lâu, nên liền nghĩ: “Ta do đã làm gì mà được sinh đến cõi này?” Rồi lại nhớ và nghĩ tiếp: “À phải rồi, xưa kia ta ở nhân gian đã làm điều lành về thân miệng ý, nay ta được sinh đến cõi này”.

       Sau khi chào đời không lâu, thì Thiên nhi cảm thấy đói muốn ăn, tự nhiên trước mặt liền có thức ăn đựng trong báu vật. Thiên nhi dùng tay lấy thức ăn bỏ vào miệng ăn, khi ăn hết rồi, tiêu hết cũng như bỏ thức ăn vào lửa, cháy tiêu ngay. Ăn xong, lại có cảm giác khát, tự nhiên có nước cam lộ đựng trong báu vật ở ngay trước mặt. Thiên nhi cầm lấy mà uống, uống xong, cũng như bỏ bơ vào lửa, tiêu mất.

       Ăn uống xong, không còn đói khát nữa, thân thể tự nhiên trở thành cao lớn, vị ấy trở thành Thiên thiếu niên (Tiểu Thiên). Vị ấy cùng với các Thiên thiếu khác đi đến ao, xuống tắm rửa, và tự thấy thoải mái vui thích; tắm xong, vị Thiên thiếu lên bờ, đến cây Hương, lấy hương xoa vào thân thể, đến cây Kiếp Bối, lấy y phục mặc vào; xong, vị ấy đến cây Trang Sức, cây Tràng Hoa, lấy đồ trang sức cho thân thể, lấy tràng hoa đội lên đầu tóc. Vị Thiên thiếu lại đến cây Khí Cụ lấy báu vật đeo vào thân thể, rồi đến vườn cây hoa qủa hái lấy qủa trái ưa thích để ăn cho tới khi chán mới thôi; sau chót, vị Thiên thiếu đến chỗ Nhạc Khí lấy nhạc cụ mà vị ấy ưa thích để chơi hòa tấu và ca hát vui vẻ.

      Đàn ca chán rồi, vị Thiên thiếu ấy đến khu vườn khác trông thấy vô số Thiên Nữ, Thiên thiếu nữ đang ca hát, nhảy múa, cười nói, đùa giỡn vui vẻ; lúc đó vị Thiên thiếu ấy thấy thế sinh tâm thích thú, đắm nhiễm, quên hết phương hướng. Khi mới hóa sinh ra, vị ấy thường nghĩ: “Ta làm điều gì mà được sinh đến cõi này?” Sau khi du ngoạn các vườn, vị ấy quên hết tâm niệm ấy, do đó có việc Thể Nữ theo hầu Thiên Tử nơi cõi trời Đạo Lợi.

3). Vua Đế Thích hưởng lạc:
(Còn tiếp)



__._,_.___

Posted by: Tien Do <

No comments:

Post a Comment

Featured Post

NHỮNG KHÔI HÀI VỀ . . . Chữ Nghĩa Việt Cộng.

  NHỮNG KHÔI HÀI VỀ . . . Chữ Nghĩa Việt Cộng. 1. - Ai cũng biết VC là vua chơi chữ, lúc chúng ...

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List