TÔN
GIẢ QUANG MINH
Toàn Không.
2). PHẬT
ĐỘ CHÚNG SINH:
Bấy giờ, Đức Phật thấy biết mọi việc xảy ra, từ miệng Ngài phóng ra ánh sáng
Ngũ Sắc [năm màu: xanh (dark blue), vàng (yello), đỏ (red), trắng (white), cam
(orange), là màu cờ Phật giáo]. chiếu xuống 8 loại Địa ngục nóng, 8 loại Địa ngục
lạnh. Khi ánh sáng chiếu tới các Địa ngục nóng liền được mát mẻ, khi chiếu tới
Địa ngục lạnh liền được ấm áp; ở các Địa ngục liền được dứt khổ sinh tâm vui vẻ,
liền thoát khỏi địa ngục sinh đến cõi lành Trời Người Thần.
Chiếu xong Địa ngục, miệng Phật hướng lên chiếu khắp 6 tầng Trời Dục giới, 18 tầng
Trời Sắc giới và 4 tầng Trời Vô Sắc giới. Trong ánh sáng phát ra tiếng “vô
thường, khổ, vô ngã”, và trong ánh sáng ấy có lời kệ vang lên:
Như voi lớn trong bùn,
Dùng sức liền ra khỏi,
Như Lai có sức lớn,
Phá tan giặc sinh tử,
Khéo điều phục chính
pháp,
Xa lìa các lỗi lầm,
Chấm dứt cảnh luân hồi,
Diệt hết khổ chúng
sinh.
Rồi từ miệng Phật, ánh sáng chiếu khắp ba nghìn Đại Thiên thế giới (khắp giải
Ngân Hà của chúng ta), xong ánh sáng ấy xoay chuyển đi vào miệng Ngài. Chư Thiên
các tầng Trời thấy thế, liền trong khoảnh khắc đều đến chỗ Phật. Lúc ấy Tôn giả
A Nan Đà, Thị giả của Ngài thấy thế liền hỏi:
- Bạch Thế Tôn, ánh
sáng từ miệng Ngài sáng rực như thế là do nhân duyên gì?
Đức Phật bảo:
- A Nan, nếu không có
nguyên nhân Như Lai không phóng ánh sáng. Nay Ta muốn đến rừng Thi Đà, ông bảo
đại chúng Tỳ Kheo theo Ta đến rừng Thi Đà.
Tôn giả A Nan Đà nghe lời Đức Phật nói liền tập trung thông báo các Tỳ Kheo về
sự việc Phật phóng hào quang từ miệng và muốn đại chúng theo Ngài đến rừng Thi
Đà.
Lúc ấy, Đức Phật như voi chúa, là một vị Phật, có đủ 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp,
thanh tịnh, trang nghiêm, vô sở úy (không sợ hãi). Ngài dẫn đầu đoàn Tỳ Kheo
đông đảo ra khỏi rừng Ca Lan Đà đến rừng Thi Đà.
Khi
ấy, trong thành Vương Xá có hai thanh thiếu niên đang chơi đùa bên đường,
một tên Thọ Mạng, một tên Đồng Tử. Thọ Mạng đã có lòng tin Phật chân chính, còn
Đồng Tử không có lòng tin. Lúc ấy Đồng Tử nói rằng có lời nói về những điều Sa
Môn Cù Đàm nói trước về đứa con trong bụng vợ Trưởng giả Thiện Hiền. Nói xong,
Đồng Tử bảo những điều Sa Môn nói là sai, vì người vợ đã chết, đứa con trong bụng
cũng chết luôn, xác người chết đã đưa ra rừng Thi Đà rồi. Nhưng Thọ Mạng không
đồng ý và nói kệ:
Mặt trời, trăng, sao có
thể rơi,
Núi đất, núi đá có thể
bay,
Nước biển, vực sâu có
thể cạn,
Lời Cù Đàm nói quyết không
dối.
Nói kệ rồi, Thọ Mạng bảo Đồng Tử:
- Nếu bạn không tin,
hãy cùng tôi đến rừng Thi Đà xem rõ sự việc này.
Bấy giờ Vua Tần Bà Sa La nước Ma Kiệt, trước đã nghe nói về việc ấy, lúc ấy lại
nghe quần Thần báo cáo việc Trưởng giả Thiện Hiền đã đưa xác vợ đến rừng Thi
Đà, và nhất là Đức Phật và đại chúng Tỳ Kheo cũng đang đến rừng ấy. Vua liền
nghĩ: “Đức Thế Tôn nếu không vì lợi ích chúng sinh thì đến rừng Thi Đà làm
gì? Ta nên đến xem việc này”, nghĩ rồi Vua liền ra lệnh quần Thần dùng xe
cùng ra khỏi thành nhanh chóng đến rừng ấy.
Trong đại chúng đông đảo Trời Quỷ Thần Người, có cả Ni Kiền Đà và quyến thuộc
đang ở bên cạnh Trưởng giả Thiện Hiền và quyến thuộc với xác người vợ đã được để
trên dàn củi, có các đồ tang lễ chung quanh.
Khi Đức Phật vừa tới nơi, Ngài liền phóng ánh sáng chiếu khắp đại chúng. Ni Kiền
Đà thấy thế liền nghĩ: “Sa Môn Cù Đàm hiện tướng ánh sáng cùng khắp, lẽ nào
con Trưởng giả còn sống?” Nghĩ xong, ông ta nói với Trưởng giả Thiện Hiền:
- Trưởng giả, ta thấy
Sa Môn Cù Đàm hiện tướng ánh sáng, ắt là con ông không chết.
- Thưa Thánh Thầy, nếu
như vậy, con phải làm sao?
- Trưởng giả, nếu con
ông còn sống thì nên cho vào học trong giáo pháp của ta.
Lúc ấy, Trưởng giả Thiện Hiền bèn châm lửa đốt dàn củi, khi lửa đang cháy, từ
giữa bụng người chết tự nhiên sinh ra một hoa sen lớn, trong hoa sen có một hài
nhi ngồi ngay thẳng. Ni Kiền Đà thấy thế, trong lòng buồn rầu, đứng yên lặng
nhìn, Đức Phật đến gần dùng tay phải nâng hài nhi ra khỏi ngọn lửa đặt trên một
tang lễ gần đó, rồi Ngài bảo Thiện Hiền:
- Ông đem đứa bé này về
giữ gìn nuôi nấng.
Ni Kiền Đà nhìn Trưởng giả rồi nói nhỏ:
- Trưởng giả, trong ngọn
lửa đốt xác chết bỗng dưng sinh ra đứa bé, việc này không an lành, ông không
nên mang đứa bé này về nuôi.
Nghe lời Ni Kiền, Thiện Hiền lắc đầu không nhận đứa con mình. Đức Phật bảo
thanh thiếu niên Thọ Mạng đứng gần đó:
- Anh có muốn nhận đứa
bé này về nuôi không?
Thọ Mạng suy nghĩ rồi thưa:
- Trong nhà con không
có chỗ chứa, vả lại việc này không phải việc của con.
Đức Phật lại bảo Trưởng giả:
- Đứa bé này là con của
ông, ông nên đem về gìn giữ nuôi dưỡng.
Thiện Hiền quay qua nhìn Ni Kiền Đà, ý muốn hỏi ý kiến, Ni Kiền liền nói nhỏ:
- Trưởng giả, ông nên
suy xét, đứa bé này là di vật của lửa, rất xui xẻo. Tuy lửa không đốt, nhưng tướng
sao tốt được, nếu ông đem về gia đình ông sẽ bị phá hoại, gây nhiều tổn hại,
không được thuận lợi, sau hối hận không kịp.
Thiện Hiền đã có tà kiến, lại nghe Ni Kiền nói vậy, thấy hợp ý, bèn từ chối
không nhận đứa con; bấy giờ, Đức Phật bảo Vua Tần Bà Sa La:
- Đại Vương! Ông nên
mang đứa bé này về cung nuôi dưỡng.
Vua thưa:
- Con xin vâng, đem đứa
bé này về cung nuôi dưỡng, nhưng xin Thế Tôn đặt tên cho đứa bé này.
Đức Phật bảo:
- Đức bé này được sinh
ra từ trong lửa, nên đặt tên là Hỏa, là Quang Minh.
Lúc ấy Vua Tần Bà Sa La bảo tùy tùng mang đứa bé về cung, rồi Vua tuyển chọn và
giao Quang Minh cho 8 Cung nữ làm 8 người mẹ như sau:
+ Hai người làm Dưỡng
Mẫu dạy dỗ nuôi dưỡng.
+ Hai người làm Nhũ Mẫu
bú mớm cơm nước.
+ Hai người làm Tịnh Mẫu
tắm rửa giắt giũ.
+ Hai người làm Hý Mẫu
vui chơi học tập.
Tám Cung nữ luân phiên ngày và đêm trông coi từ bấy giờ cho tới khi Quang Minh
trưởng thành, thương yêu, chăm sóc, dạy dỗ, chiều chuộng, không để thiếu sót; dần
dần đến khi trưởng thành, Quang Minh trang nhã đẹp đẽ như một hoa sen từ ao
trong mát mọc lên.
LỜI BÀN:
Trước hết, chúng ta nên biết: “Vô sở úy” của Đức Phật là gì? Là những
điều Đức Phật không sợ mà người thường như chúng ta lại sợ, đó là:
- Không sợ lửa, Ngài
có thể vào lửa không sao.
- Không sợ nước, biển,
Ngài có thể vào trong nước trong biển không sao.
- Không sợ thú dữ rắn
rết v.v... các loại dữ độc to nhỏ, Ngài không sợ bị hại.
- Không sợ Vua Chúa,
dù Vua hiền Vua dữ, đều phải kính phục Ngài.
- Không sợ giặc cướp
người ác, vì họ không thể hại được Ngài.
- Không sợ Trời, Quỷ,
Thần, Ma, vì tất cả đều quy phục Ngài.
- Không sợ khổ não do
bệnh, vì bệnh không làm Ngài buồn rầu.
Như chúng ta đã biết, Đức Phật có đủ thứ thần thông siêu việt, không việc gì chẳng
thấy chẳng nghe chẳng biết, nên những việc xảy ra trong nhân gian, Ngài đều thấy
nghe biết hết thảy.
Vậy lúc ấy Đức Phật thấy gì? Ngài thấy thế gian có nhiều người ác độc quá, mà họ
không biết sẽ bị quả báo khổ về sau. Ngài thương cho chúng sinh ngay từ khi
đang tạo nghiệp ác, vì thương chúng sinh đang khổ nơi Địa ngục, nên Ngài phóng
ánh sáng từ bi cứu khổ cho vui chúng sanh. Ngài phóng ánh sáng lên các cõi Trời
và cõi người để cảnh giác phải xa lìa làm ác.
Thiết nghĩ, trong lần phóng ánh sáng ấy, ngoài việc cứu khổ cho các chúng sinh ở
Địa ngục và cảnh giác Trời Người, còn có mục đích là bảo vệ hài nhi trong bụng
người chết.
Tại rừng Thi Đà có vô số Trời, Người, Thần, Quỷ, khi Đức Phật vừa tới nơi, Ngài
lại liền phóng ánh sáng nữa, chiếu khắp xung quanh, để làm gì? Đây là Ngài trải
lòng từ bi giữa hàng Trời Người Thần Quỷ ban điều không sợ hãi, ban điều lành.
Khi đang đốt xác chết, tự nhiên có hoa sen mọc từ giữa bụng xác chết mọc lên, rồi
trên đài sen có hài nhi ngồi ngay thẳng.
Về điểm kỳ đặc này, người không biết Phật pháp không thể hiểu được sự nhiệm mầu,
vì sự việc nằm ngoài sự suy nghĩ, trái với Khoa học, chúng ta không thể giải
thích được; nhưng chúng ta có thể hiểu rằng các cõi siêu hình, thế giới vô hình
như các vị Trời, Thần, Quỷ, Ma có thể làm được một số việc mà chúng ta không thể
làm, và chúng ta không thể hiểu tại sao họ có thể làm được. Vì vậy việc hài nhi
ngồi trong hoa sen từ trong bụng mẹ đã chết, hoa mọc lên, là điều có thể xảy ra
đối với cõi vô hình. Nói vô hình, đây chỉ là đối với mắt con người bình thường
mà nói, chứ chẳng phải đối với mắt Phật, mắt của các vị có Thiên nhãn, mắt của
chư Thiên, Thần, Quỷ; vì các cõi ấy đang hiện diện, nhưng với mắt người bình
thường chúng ta không thể nhìn thấy họ được, nên nói thế giới siêu hình, cõi vô
hình là vậy.
Những điều khó hiểu ấy, chúng ta lấy thí dụ về ảo thuật là tầng bậc thấp; trong
Đại Tạng Kinh thỉnh thoảng có nêu ra khi Đức Phật còn tại thế, có Bà La Môn thấy
Ngài hiện thần thông nên khen ngợi Ngài làm ảo thuật hay, Ngài liền quở người ấy
rằng Ngài không làm ảo thuật và Ngài bảo người ấy phải bỏ tà kiến ấy. Ngày nay,
chúng ta đã thấy có người làm ảo thuật như chui qua cửa kính, đi trên mặt nước,
đi trên không v.v...trước mắt nhiều người; chẳng ai hiểu tại sao họ làm được
như vậy, như thế thì những việc xảy ra nói trong Kinh chúng ta chẳng nên nghi
ngờ.
Cũng vì sự đố kị của Ni Kiền ngoại đạo đối với Đức Phật, nên ông ta đã tìm cách
chỉ bảo cho Trưởng giả Thiện Hiền không nhận đứa bé. Sự từ chối ấy cũng là “số”
đứa bé sung sướng, không bị khổ chết, tại sao? Vì nếu Trưởng giả Thiện Hiền nhận
đứa bé đem về nuôi, sau đó Ni Kiền Đà mới gièm pha, sẽ làm người cha ác ấy tìm
cách giết đi, sẽ khổ cho đứa bé. Nhưng đó chỉ là bàn cho có chuyện, chứ một đứa
bé có phước báu, khó mà hại được vậy.
Đứa bé thực sự có phúc, nên đã được Vua nhận nuôi chứ không phải là thanh thiếu
niên Thọ Mạng, vì được Vua nhận nuôi, nên Quang Minh có tới 8 bà Mẹ chứ không
phải một Mẹ. Trong đời có ai được như thế không? Thông thường, chỉ có cha mẹ và
một hai người giúp việc thôi, còn Quang Minh có tới tám bà Mẹ luân phiên ngày
đêm nuôi dưỡng, chăm sóc, dạy bảo, đó là người có đại phước mới được như vậy.
3).
DUYÊN NỐI CHA CON:
(Còn tiếp)
__._,_.___
No comments:
Post a Comment