Begin
forwarded message:
On Friday, April 12, 2019, 5:23 PM, Tran Ngoc <> wrote:
On Friday, April 12, 2019, 5:23 PM, Tran Ngoc <> wrote:
-----------------------------------------------
NHỚ VỀ MỘT THUỞ XƯA CÒN SAIGON…
NHỚ VỀ MỘT THUỞ XƯA CÒN SAIGON…
![Vài ảnh Sài Gòn xưa gợi nhớ một khung trời kỷ niệm Vài ảnh Sài Gòn xưa gợi nhớ một khung trời kỷ niệm](https://hinhanhvietnam.com/wp-content/uploads/2017/01/logo-saigon-1870-1450610941-1.jpg)
Tới
thời VNCH, Sàigòn là "Hòn Ngọc Viễn Đông"
ĐÊM NHỚ VỀ SÀIGÒN
- KHÁNH LY
"Ðể
đêm đêm ... nhớ về Sàigòn
Thấy mình vừa trở lại quê hương
Ðã gặp người một trời yêu thương
cho lòng thêm chút ấm
Thấy bạn bè thèm ngồi bên nhau
Nhắc chuyện người chuyện đời thương đau
Tình chia trong đêm sầu"
Thấy mình vừa trở lại quê hương
Ðã gặp người một trời yêu thương
cho lòng thêm chút ấm
Thấy bạn bè thèm ngồi bên nhau
Nhắc chuyện người chuyện đời thương đau
Tình chia trong đêm sầu"
CHO TÔI ĐƯỢC MỘT LẦN - LỆ THU
"Cho tôi được một lần
Nhìn quê hương đợi sáng
Ðời thôi oán thôi hờn
Mến thương cùng kiếp người
"
![](https://baovecovang2012.files.wordpress.com/2019/02/nvmtcsg1.jpg?w=640)
Bộ
mặt Sàigòn, lúc 1955, người ta còn thấy những thầy Cảnh Sát được gọi là Mã Tà,
đứng huýt còi ở các ngã tư đường. Vậy mà chẳng bao lâu chữ gọi mã tà đó đã biến
mất.
Và sau này, sẽ còn nhiều cái biến mất như thế.
![](https://baovecovang2012.files.wordpress.com/2019/02/nvmtcsg2.jpg?w=300&h=228)
Nhiều cái biến mất như thế để Sài Gòn như hôm
nay
![](https://baovecovang2012.files.wordpress.com/2019/02/nvmtcsg3.jpg?w=300&h=187)
![](https://baovecovang2012.files.wordpress.com/2019/02/nvmtcsg4.jpg?w=300&h=194)
![](https://baovecovang2012.files.wordpress..com/2019/02/nvmtcsg5.jpg?w=500&h=328)
Nhưng
xe xích lô ba bánh, xích lô đạp, đặc sản miền Nam vẫn tồn tại trong suốt 20 năm
miền Nam còn lại.
![](https://baovecovang2012.files.wordpress.com/2019/02/nvmtcsg6.jpg?w=500&h=403)
Người
trung thành nhất với xích lô đạp, phải chăng là thi sĩ Vũ Hoàng Chương? Có thể
ông nghèo vì hút thuốc phiện, nhưng mỗi lần đi dạy ở trường Chu Văn An ông luôn
luôn đến trường bằng xe xích lô đạp. Quần áo luôn luôn là ủi thẳng nếp, thắt
cravate, tay áo manchette bằng vàng, đầu chải bóng. Người chạy xích lô đạp
thường tranh nhau mời ông không phải vì ông là thi sĩ, mà vì người ông nhẹ như
bấc, không chắc ông có cân nặng bằng nửa số ký của người khác không?
Tác
giả Lửa Từ Bi hồi 75 đã đi tù Cộng Sản. Ông nhẹ như bấc, không biết người Cộng
sản sợ ông nỗi gì, sợ một người nhẹ như bấc mà đầy đọa ông trong tù. Hỡi những
kẻ ngồi lom khom viết bài bênh “Cụ Hồ” nghĩ gì về việc đầy đọa trong tù
một thi sĩ trói gà không chặt? Lúc họ thả thì vài ngày sau, ông giã từ cõi thế.
Chắc ông cũng chả muốn sống làm gì?
![](https://baovecovang2012.files.wordpress.com/2019/02/nvmtcsg7.jpg?w=300&h=137)
Sau
giải phóng, rất nhiều nhà văn, nhà báo, chuyên viên, giáo sư đổi ra đạp xích
lô. Đó cũng là một góc cạnh về thế hệ thanh niên miền Nam đọa đầy dưới gót của
đôi dép râu?
![](https://baovecovang2012.files.wordpress.com/2019/02/nvmtcsg8.jpg?w=300&h=197)
Người
ngoại quốc danh tiếng nào đến Việt Nam thì cũng có dịp ngồi trên đó cả. Vợ
chồng Brad Pitt và Angelina Jolie cũng có dịp ngồi xe xích lô cho biết mùi vị
Việt Nam.
![](https://baovecovang2012.files.wordpress.com/2019/02/nvmtcsg9.jpg?w=300&h=243)
Và
nó cũng mở đầu cho thiên tình khúc tuyệt vời
NGÀY XƯA HOÀNG THỊ - PHẠM THIÊN
THƯ
Em tan trường về
Đường mưa nho nhỏ..
Anh đi theo hoài
Gót giày thầm lặng
Đường chiều úa nắng
Mưa nhẹ bâng khuâng
Đường mưa nho nhỏ..
Anh đi theo hoài
Gót giày thầm lặng
Đường chiều úa nắng
Mưa nhẹ bâng khuâng
Em tan trường về
Cuối đường mây đỏ
Bước em thênh thang
Ôm nghiêng cặp sách
Vai nhỏ tóc dài
Áo em ngày nọ
Phai nhạt mây mầu
Chân tìm theo nhau
Còn là vang vọng …
Cuối đường mây đỏ
Bước em thênh thang
Ôm nghiêng cặp sách
Vai nhỏ tóc dài
Áo em ngày nọ
Phai nhạt mây mầu
Chân tìm theo nhau
Còn là vang vọng …
![](https://baovecovang2012.files.wordpress.com/2019/02/nvmtcsg10.jpg?w=300&h=199)
Nó
không cần đến những Cardin, Courrèges, St. Laurent, Paco Robanne. Cùng lắm, nó
chỉ thua Le Panty, Monokini, quần lót Le petit bâteau của thập niên 1970 Nhưng
những thứ này phải “ăn gian” từng centimét mới có được như thế.
Áo
dài không ăn gian. Cạnh đó là hàng nút bấm mong manh như lối ngõ vào bên trong
nằm hở ra cạnh sườn. Nó không những chỉ là một nét đẹp con gái mà nó trở thành
biểu tượng cho một nếp sống văn hóa Việt Nam.
Sau
này, không biết bao nhiêu những tranh ảnh, bìa báo Xuân, báo Tết chụp hình các
thiếu nữ trẻ miền Nam trong chiếc áo dài truyền thống đó.. Và người ta có thể
hãnh diện về điều này mà không có gì phải hổ thẹn khi nói đến. Tuổi thanh xuân
thiếu nữ đi liền với nét đẹp con gái ấy.
![](https://baovecovang2012.files.wordpress.com/2019/02/nvmtcsg11.jpg?w=300&h=204)
Sự
đòi hỏi của tôi có khắt khe quá chăng? Nhưng chính sự đòi hỏi khắc nghiệt ấy
làm tăng giá trị chiếc áo dài miền Nam tuổi trẻ. Nhiều phụ nữ, các bà mặc trong
các dịp lễ hội. Thấy làm sao.
Rất
tiếc sau 75, ra ngoài đường, Sài gòn vắng bóng chiếc áo dài. Cũng là vắng bóng
tuổi trẻ miền Nam? Hay tuổi trẻ miền Nam không còn nữa? Người ta không còn phân
biệt ai là con gái, ai là đàn bà được nữa, đến như thể ai cũng là đàn bà, đến
như thể ai cũng mất cả rồi.
Khi
không còn những áo dài đó, Sàigòn buồn thiu. Như cây rừng không còn lá.
![](https://baovecovang2012.files.wordpress.com/2019/02/nvmtcsg12.jpg?w=500&h=304)
![](https://baovecovang2012.files.wordpress.com/2019/02/nvmtcsg18.jpg?w=300&h=204)
Ingarary
gọi đó là một chuỗi diễn hành phái tính (Mascarade de la fénimité)
![](https://baovecovang2012.files.wordpress.com/2019/02/nvmtcsg13.jpg?w=300&h=212)
Giấc mơ em mặc jupe hồng … thôi rồi Sài Gòn
ơi!
Xin
mượn lời thơ của Nguyên Sa:
Có phải em mang trên áo bay
Hai phần gió thổi, một phần mây
Hay là em gói mây trong áo
Rồi thở cho làn áo trắng bay?
Em cười tà áo bay trên
Đám mây ở dưới nỗi phiền muộn xa
Anh ngồi chỗ hẹn hôm qua
Đám mây ngồi cạnh bài thơ nhẹ nhàng,
Giấc mơ mặc áo lụa vàng
Nơi anh nằm ngủ có hàng Thùy dương
(Nhẹ nhàng)
Hai phần gió thổi, một phần mây
Hay là em gói mây trong áo
Rồi thở cho làn áo trắng bay?
Em cười tà áo bay trên
Đám mây ở dưới nỗi phiền muộn xa
Anh ngồi chỗ hẹn hôm qua
Đám mây ngồi cạnh bài thơ nhẹ nhàng,
Giấc mơ mặc áo lụa vàng
Nơi anh nằm ngủ có hàng Thùy dương
(Nhẹ nhàng)
![](https://baovecovang2012.files.wordpress.com/2019/02/nvmtcsg14.jpg?w=300&h=191)
Nếu
con gái ăn quà thì con trai Bát phố. Bát phố phải chăng là nói nhại từ tiếng
Pháp battre le pavé? Thôi thì là gì cũng được. Và xin mượn lại chữ nghĩa của
nhà văn Nguyễn Xuân Hoàn
… Từ xa phố chợ đến
giờ
Chân thôi bỏ lệ gõ bờ lộ
quen
![](https://baovecovang2012.files.wordpress.com/2019/02/nvmtcsg15.jpg?w=300&h=185)
Đi
dạo phố trở thành một thói quen, một nếp sống của con trai Sài gòn. Ngoài
Sàigòn, tôi chỉ thấy ở Huế có sinh hoạt bát phố tương tự. Nhưng ở Huế, số con
gái đi dạo phổ kể là đông và đi từng nhóm hai ba cô. Họ sợ bị bắt nạt chăng? Cô
nào cũng có chiếc nón không phải để che nắng, che mưa mà để che cái nhìn trộm
của con trai. Gái Huế đi dạo trên đường Trần Hưng Đạo mới thật là một diễn hành
phái tính. 10 lần ra Huế thì y như rằng ra đi là để lại một cái gì?
![](https://baovecovang2012.files.wordpress.com/2019/02/nvmtcsg16.jpg?w=300&h=197)
Người
phụ nữ sinh ra là để như vậy. Les femmes seraient faites ainsi. Quyến rũ
bằng chính thân xác mình.
Nhờ
áo dài đó mà phụ nữ, cô nữ sinh trở thành phụ nữ hơn. La robe lui
permettait de devenir plus féminine. Phải nói là thời thượng và ấn
tượng lắm. Cộng thêm cái thói ăn quà vặt. Ăn qùa vặt là rất con gái, rất trẻ,
rất bắt mắt.. Khi cô nữ sinh ăn quà thì tưởng là ăn quà thật. Nhưng đôi khi
cũng chỉ là cái cớ sự cho sự trình diễn, sự được nhìn. Nó như chờ đợi một điều
gì đó. Điều mà Thị Nở đã chờ đợi từ tuổi 15, 16 thời con gái, nay đà 30 và bao
nhiêu thế hệ con gái cũng đã chờ đợi như thế. Như cơn mưa mùa hạ. Như chồi non
hé nụ. Như em chờ anh lúc này. Chí Phèo chỉ đến hoàn tất công việc chờ đợi ấy..
Cuộc
đời đôi khi đơn giản là như thế.
![](https://baovecovang2012.files.wordpress.com/2019/02/nvmtcsg17.jpg?w=300&h=212)
Vespa Sài Gòn (thập niên 1960)
Ngoài
hai thứ đó ra, con gái cũng đi dạo phố. Con trai đi dạo phố là để ngắm. Con gái
đi dạo phố xuất hiện như một trình diễn, ăn diện, mốt, kiểu để được nhìn, để
được thừa nhận, để nhận phần lớn là những lời tán tỉnh, khen tặng.
Đó
là cả một cái guồng máy của sự xuất hiện. L’engrenage du paraitre .
Và
cuối cùng, thú vui giải trí chung cho cả con trai lẫn con gái vẫn là ciné và
tiệm sách. Ciné là nơi hẹn hò để trai gái gặp nhau cuối tuần để trò chuyện, để
tỏ tình, để lén lút hôn nhau. Những nụ hôn mật ngọt ấy. Quên sao được. Những
mối tình của giới trẻ thời đó đến đó và dừng lại ở đó. Sau đó để lại một chút
gì. Để kỷ niệm, để nhớ, để mãi mãi là như thế.
Nay
gặp nhau cuối đời, lòng như chợt tỉnh, như chấu ủ bếp lửa bừng lên từ đám tro
tàn. Gặp nhau muộn phiền, thương hoài ngàn năm.
Viết
đến đây lại chợt nghĩ đến Nguyên Sa. Ông đã nói hộ cho tuổi trẻ Sài gòn:
Nắng Sài gòn anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông
Anh vẫn yêu mầu áo ấy vô cùng
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông
Anh vẫn yêu mầu áo ấy vô cùng
Tuổi
trẻ miền Nam là như thế. Lành mạnh mà không thiếu lãng mạn, tình tứ. Dắt tay
nhau mà đi. Làm thơ tình. Gởi gắm nhắn nhe.
Chân díu bước mà mắt nhìn vương vướng
Nàng đến gần tôi chỉ dám quay đi
Cả những giờ bên lớp học trường thi
Tà áo khuất thì thầm chưa phải lúc (Tuổi mười ba)
Nàng đến gần tôi chỉ dám quay đi
Cả những giờ bên lớp học trường thi
Tà áo khuất thì thầm chưa phải lúc (Tuổi mười ba)
Nhưng
may thay, mọi người Việt Nam, nhất là thanh niên, giới trẻ, lúc bấy giờ đều có
một giấc mơ là làm thế nào để có một miền Nam phát triển và phú cường để đối
địch với miền Bắc.
![](https://baovecovang2012.files.wordpress.com/2019/02/nvmtcsg19.jpg?w=300&h=208)
Cafe Givral, Mở cửa từ năm 1950
Và
mặc dầu còn có những bất cập đủ thứ, tôi vẫn phải nhìn nhận rằng, những năm
tháng còn lại, kể từ ngày ấy, mỗi giây phút năm tháng sống, học hành, lớn lên
thành người thời đệ nhất Cộng Hòa Việt Nam vẫn là những năm tháng ân sủng cho
tuổi trẻ của tôi và những bạn bè cùng trang lứa.
Chúng
tôi đã lớn lên từ đó, trở thành người hữu dụng cũng từ đó.
Như
lời Phạm Duy tỏ bày: ”Dưới thời Cộng Hòa thứ nhất, từ khi chế độ nhà Ngô
thành lập và tiến dần tới thời thịnh trị rồi mạt vận, miền Nam, nếu chưa được
là thiên đường của đông đảo văn nghệ sĩ đi tìm tự do thì cũng là nơi đất lành
chim đậu. Một thế hệ văn nghệ sĩ mới đã thành hình và họat động dữ dội bên
những vị đàn anh di cư từ miền ngoài. Phòng trà, tiệm bánh, quán nước như Kim
Sơn, Mai Hương, La Pagode, Givral, Brodard … là nơi không hẹn mà văn nghệ sĩ
tới gặp nhau hằng ngày”.
![](https://baovecovang2012.files.wordpress.com/2019/02/nvmtcsg20.jpg?w=300&h=198)
Người
nào không nhìn nhận những điều ấy thì chỉ thiệt thòi cho chính họ thôi, bởi vì
họ tự mình bôi xóa tuổi trẻ của chính họ.. Nhiều người đã bôi xóa như thế để
chạy theo vài ảo tưởng chính trị, hoặc nếu ở ngoại quốc thì chạy theo những xu
hướng thiên tả vốn chẳng dính dáng gì đến thực tế chiến tranh Việt Nam.
Phần
tôi nghĩ rằng, chúng tôi không bước đi những bước đi đơn độc.
Chúng
tôi có bạn đồng hành, đồng trang lứa, có những người lính, người sĩ quan VNCH
cùng lớn lên ở đấy, đang xả thân thay cho chúng tôi. Và cho dù cuối cùng để mất
miền Nam thì những giá trị tinh thần ấy vẫn còn đó.
![](https://baovecovang2012.files.wordpress.com/2019/02/nvmtcsg21.jpg?w=640)
PHAN NGUYÊN LUÂN thực hiện
-
You received this message because you are subscribed to the Google Groups
"DiendanTuoiHac" group.
To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to xomnhala_yamaha+unsubscribe@googlegroups.com.
To post to this group, send email to xomnhala_yamaha@googlegroups.com.
To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/xomnhala_yamaha/1351816289.2478914.1555127671397%40mail.yahoo.com.
For more options, visit https://groups.google.com/d/optout.
To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to xomnhala_yamaha+unsubscribe@googlegroups.com.
To post to this group, send email to xomnhala_yamaha@googlegroups.com.
To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/xomnhala_yamaha/1351816289.2478914.1555127671397%40mail.yahoo.com.
For more options, visit https://groups.google.com/d/optout.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment