ĐỨC PHẬT
VÀ LA SÁT
Toàn Không
1).
NHÂN DUYÊN:
Một trời Đức Phật ngự tại rừng trúc Ca Lan Đà thành La Duyệt cùng 500 đệ
tử. Khi ấy vua A Xà Thế cho sửa soạn xe rồi đến chỗ Đức Phật, tới nơi đi bộ vào
cúi lễ rồi thưa:
- Cúi mong Thế Tôn
nhận lời thỉnh của con ở lại đây nhập hạ ba tháng.
Đức Phật im lặng nhận lời, Vua A Xà Thế thấy Đức Phật im lặng nhận lời thỉnh,
liền từ chỗ ngồi đứng lên cúi lạy rồi lui đi. Vua A Xà Thế tùy thời cúng dàng
thức ăn áo mặc, thuốc men v.v...
Khi ấy, tại thành Tỳ Xá Ly nhân dân chết rất nhiều, có ngày chết vô số
người, người nào mặt mũi vàng khè trải qua ba bốn ngày liền chết, không có thuốc
nào trị được. Nhân dân trong thành kinh hoàng, họ tập trung bàn luận về sự lạ ấy
rằng:
- Thành này rất thịnh
đạt, dân chúng giàu có vui sướng, ít có nơi nào sánh kịp. Ngày nay tự nhiên bị
tai họa này, đây là do Quỷ Thần La Sát hãm hại. Nếu không có cách nào đối phó
ngăn chặn, chắc dân thành này dần dần chết hết, rồi thành này sẽ thành hoang địa
mất thôi!
Lúc ấy có người nói:
- Nghe nói có Sa
Môn Cù Đàm hễ đi tới đâu thì những Quỷ Thần tàn ác đều bị hàng phục và chạy trốn.
Nếu Sa Môn Cù Đàm đến đây thì tai họa này có thể ngừng. Lại nghe nói Sa Môn Cù
Đàm hiện đang ở rừng Ca Lan Đà thành La Duyệt nước Ma Kiệt được Vua A Xà Thế
cúng dường, sợ rằng Ngài không đến đây.
Lại có người khác nói:
- Nghe nói Sa Môn
Cù Đàm là người nhân đức từ bi rộng lớn, xem khắp tất cả, cứu độ người yêu cầu,
không bỏ chúng sanh, như mẹ đối với con. Nếu có người đến chỗ ấy thưa thỉnh, chắc
là Ngài sẽ đến ngay, Vua A Xà Thế chẳng thể giữ chân Ngài được. Vậy ai có đủ uy
tín biết nói năng, chịu đến rừng Ca Lan Đà bạch xin Ngài chiếu cố thành Tỳ Xá
Ly, thì chúng ta mới hy vọng qua khỏi tai họa này.
Khi ấy, mọi người nhìn khắp, thấy có Trưởng giả Tối Đại ở trong chúng ấy, họ biết
Trưởng giả là người có thể đại diện dân thành Tỳ Xá Ly đi thỉnh Sa Môn Cù Đàm,
nên họ đều đồng loạt đề nghị Trưởng giả đại diện đi, Trưởng giả im lặng nhận lời
của mọi người, ông về nhà sửa soạn hành trang.
2)-
TRƯỞNG GIẢ TỐI ĐẠI CẦU PHẬT:
Trưởng giả Tối Đại dẫn một người giúp việc đi theo, rồi cùng đi đến rừng
Ca Lan Đà. Khi tới nơi, Trưởng giả cúi lễ Phật xong, xưng tên họ và thưa:
- Nhân dân trong
thành Tỳ Xá Ly đang gặp nạn lớn, người chết rất nhiều, có ngày chết cả trăm người.
Hễ người nào bị vàng da chỉ trong ba bốn ngày thì chết, không có thuốc nào trị
khỏi, đây là do La Sát hãm hại. Cúi xin Thế Tôn thương xót tiếp độ chúng con, để
cho những người còn sống được yên ổn. Vì chúng con nghe Đức Thế Tôn đi đến đâu
Thiên Long Quỷ Thần không dám quấy nhiễu. Kính mong Ngài chiếu cố chúng con, đến
thành Tỳ Xá Ly, độ cho chúng con khỏi sợ hãi.
Đức Phật bảo:
- Ta đã nhận lời của
Vua A Xà Thế ở lại đây ba tháng, chư Phật, Như Lai chẳng bao giờ nói hai lời. Nếu
Vua A Xà Thế bằng lòng thì Ta sẽ đến đó.
Trưởng giả thưa:
- Việc này rất khó,
chắc chắn Vua A Xà Thế chẳng để Đức Thế Tôn qua nước chúng con đâu, tại sao? Vì
Vua A Xà Thế chẳng có tí thiện cảm với nước chúng con. Nếu ông ta trông thấy
con là giết ngay, huống là chịu cho việc này. Nếu ông ta nghe được nhân dân nước
con bị Quỷ Thần La Sát hại mạng nhiều như thế, chắc là ông ta mừng lắm. Xin Thế
Tôn thương xót chúng con.
Đức Phật bảo:
- Chớ nản lòng, chớ
sợ hãi! Ông hãy bình tĩnh đến tâu Vua A Xà Thế như sau: “Như Lai vừa nói với
tôi: Như Lai thụ ký cho Vua A Xà Thế hoàn toàn không hư dối không hai lời rằng
phụ Vương Ngài vô tội mà bị giết, đáng lẽ phải đọa địa ngục A Tỳ, nhưng ngày
nay Vua đã sửa đổi hối lỗi, có lòng tin đối với giáo pháp của Như Lai, nên được
giảm tội. Khi Vua qua đời sẽ sinh vào địa ngục Phách Cừu, chết ở đó sẽ sinh lên
cõi cõi Tứ Thiên Vương, rồi sinh lên cõi Diệm Thiên, rồi cõi Đâu Suất, cõi Hóa
Tự Tại, cõi Tha Hóa Tư Tại, rồi trở lại cõi Tứ Thiên Vương. Trong hai mươi kiếp
không đọa đường dữ hằng sinh trong loài Trời, Người. Thân cuối cùng, do lòng
tin kiên cố, cạo bỏ râu tóc, xuất gia học đạo, thành Bích Chi Phật Trừ Ác”
Vua A Xà Thế nghe xong sẽ mừng rỡ mà bảo ông rằng: “Tùy ông xin điều gì, ta
sẽ không trái ý”
Trưởng giả Tối Đại thưa:
- Con sẽ nương oai
thần của Như Lai để đến gặp Vua A Xà Thế.
Rồi Trưởng gia cúi đầu lạy Phật, xong lui đến cung Vua.
LỜI
BÀN:
Điều đầu tiên chúng ta để ý là Vua A Xà Thế là người ra lệnh bắt cha giam
giữ không cho ăn rồi sau sai người giết, một trọng tội trong ngũ nghịch, đó là:
Giết cha, giết mẹ, giết bậc Thánh A La Hán, làm chảy máu Phật, phá hoại Tăng
đoàn. Tội ngũ nghịch bị đọa địa ngục A Tỳ là địa ngục chịu cực hình nặng nhất,
lâu dài tới một đại kiếp (1 tỉ 344 triệu năm). Nhưng vì Vua đã ăn năn hối cải
sám hối tội đã làm, lại làm nhiều việc lành như cúng dàng Phật Tăng, tin sâu
giáo pháp của Phật v.v... nên sau khi chết tuy bị đọa địa ngục Phách Cừu, nhưng
ít khổ hơn, thời gian ngắn hơn chừng hơn 100 ngàn năm thôi; cũng vì các
việc làm thiện ấy mà sau Vua được sinh cõi Trời cõi Người nhiều đời nhiều kiếp
cho tới khi tu hành thành bậc Bích Chi Phật lâu xa sau này.
Như vậy, chúng ta thấy rõ ràng làm ác phải bị đọa cõi dữ, làm lành được đến
chỗ tốt. Đã biết như thế rồi, thì cố gắng cư xử ở đời sao cho được tốt đẹp,
không để cho tham lam sân hận giận hờn tác oai tác quái, không để cho cái ngã
cái kiêu mạn hoành hành chúng ta nữa.
3).
TRƯỞNG GIẢ TỐI ĐẠI GẶP VUA.
(Còn tiếp)
__._,_.___
ĐỨC
PHẬT VÀ LA SÁT
Toàn Không
(Tiếp theo)
5). ĐỨC
PHẬT VÀ LA SÁT:
Rồi Đức Phật dẫn đoàn Tỳ Kheo đến thành Tỳ Xá Ly, khi tới nơi, Ngài đứng
giữa cửa thành nói kệ:
Nay đã thành Như Lai,
Thế gian cao trọng nhất,
Đem lời chí thành này,
Tỳ Xá Ly không khác.
Lại đem pháp chí thành,
Được đạt đến Niết Bàn,
Đem lời chí thành này,
Tỳ Xá Ly không khác.
Lại đem Tăng chí thành,
Chúng Hiền Thánh đệ nhất,
Đem lời chí thành này,
Tỳ Xá Ly không khác.
Hai chân được an ổn,
Bốn chân cũng như thế,
Đi đường được tốt lành,
Đến nơi cũng lại thế.
Ngày đêm được an ổn,
Không có bị xúc nhiễu,
Đem lời chí thành này,
Khiến Xá Ly không khác.
Đức Phật nói xong, La Sát Quỷ Thần đều bỏ chạy không yên chỗ, rời khỏi thành Tỳ
Xá Ly mà biến đi hết, những người bệnh đều được trừ khỏi, không còn cảnh chết
như những ngày trước nữa.
Bấy giờ Đức Phật đi dạo trên bờ hồ Di Hầu, nhân dân cúng dàng thức ăn uống, giường
treo, vật dụng cần thiết v.v..., họ còn thụ Bát Quan Trai Giới nữa.
LỜI
BÀN:
Khi Đức Phật dẫn đoàn Tỳ Kheo đến thành Tỳ Xá Ly, Ngài đứng ngay giữa cổng
thành nói kệ, bài kệ này là lời tuyên bố Ngài là bậc Chí Tôn trên trời đất, với
Giáo lý cao tột, và chúng Tăng toàn là bậc Thánh Hiền. Đức Phật truyền lệnh tất
cả người vật trong thành Tỳ Xá Ly phải được ổn định, không bị khuấy phá tổn
thương, do đó, các Ma Quỷ nghe lệnh ấy đều phải im lặng rút lui đi, để lại sự
bình an, không còn cảnh chết chóc như mấy ngày trước nữa. Thật là mầu nhiệm biết
bao! Đúng là thuốc Thần! Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật, một ngôi chí tôn trên trời
đất, đạo pháp mênh mông biển khơi hẹp, công đức cao vợi núi non thấp, Nam mô Bản
Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Ngài đã mang lại sự an ổn cho chúng sanh, chúng sinh
muôn đời nhớ ơn Ngài.
Có một điểm cần nêu ra, đó là nếu như ngày nay tại một địa phương nào đó,
xảy ra sự việc như thế, chúng ta cho là bệnh “dịch” gây ra bởi một loại vi
trùng nào đó, truyền nhiễm từ người này qua người kia, nên mới chết nhiều như
thế. Do đó, chúng ta nói rằng thời đó có thể do bệnh “dịch” gây nên, chứ làm gì
có Quỷ Thần La Sát nào làm ra. Nói vậy cũng có lý, nhưng chúng ta cũng thấy sau
khi Đức Phật nói kệ xong thì nhân dân thành Tỳ Xá Ly không còn chết chóc như
trước nữa; đây là sự chứng minh cụ thể, chứ không phải là tin suông, nói hão,
chẳng phải là tin mù quáng không có chứng minh đâu.
Thụ Bát Quan Trai
Giới
là thọ tám giới trong vòng một ngày một đêm, tám giới gồm: Không sát sanh,
không trộm cướp, không dâm dục, không nói dối, không uống rượu, không ngồi nằm
giường ghế cao sang, không dự các cuộc vui ca hát v.v..., và ăn chay không sau
buổi trưa.
6)- LỤC
SƯ NGOẠI ĐẠO:
Lúc
ấy, trong thành Tỳ Xá Ly đã có sáu Trưởng lão ngoại đạo (Lục Sự ngoại đạo) tên
là: Bất Lan Ca Diếp, A Di Chuyên, Cù Da Lâu, Bỉ Hưu Ca Chiên, Tiên Tỉ Lô Trì,
Ni Kiền Tử đang ở đó. Họ nhóm họp với nhau bàn luận: “Sa Môn Cù Đàm đến đây được
nhân dân cúng dường, còn chúng ta chẳng được gì, chúng ta nên đến luận nghị với
ông ta, xem ai thắng?”
Bất Lan Ca Diếp nói:
- Các Bà La Môn
không nhận lời ông ta mà đến cật vấn thì chẳng phải việc của Bà La Môn, chúng
ta chưa nhận lời cật vấn của Sa Môn Cù Đàm mà đến vấn nạn thì đâu được luận nghị
với ông ta.
A Di Chuyên nói:
- Không thí, không
nhận, không người cho, không người nhận, cũng không đời này đời sau, chúng sanh
không có quả báo thiện ác.
Cù Da Lâu nói:
- Ở bên này sông Hằng
giết hại người vô số, thịt chất thành núi; ở bên trái sông Hằng tạo các công đức,
do đó đều không có quả báo thiện ác.
Bỉ Hưu Ca Chiên nói:
- Dù cho ở bên trái
sông Hằng bố thí, trì giới, tùy thời cung cấp không cho thiếu thốn, cũng chẳng
có phúc báo.
Tiên Tỉ Lô Trì nói:
- Không có nói
năng, cũng không có qủa báo của ngôn ngữ, Chỉ có im lặng là sung sướng.
Ni
Kiền Tử nói:
- Có ngôn ngữ cũng
có quả báo của ngôn ngữ, Sa Môn Cù Đàm là người, chúng ta cũng là người, Sa Môn
Cù Đàm biết chúng ta cũng biết, Sa Môn Cù Đàm có thần thông chúng ta cũng co thần
thông. Sa Môn Cù Đàm hiện một Thần túc chúng ta sẽ hiện hai Thần túc, ông ta hiện
hai chúng ta hiện bốn, ông ta hiện bốn chúng ta hiện tám; nghĩa là, tùy theo
ông ta hiện Thần túc bao nhiêu chúng ta sẽ hiện gấp đôi; chúng ta đủ sức thi thố,
không chịu thua ông ta, nếu ông ta không chịu luận nghị với chúng ta, đó là lỗi
của ông ta; nhân dân nghe được sẽ không cúng dàng ông ta nữa, và chúng ta sẽ được
cúng dàng vì chúng ta thắng.
Bấy giờ Tỳ Kheo Ni Du Lô dùng Thiên nhĩ nghe được Lục Sư ngoại đạo tụ họp
bàn luận như thế, liền bay lên không trung đến trên chỗ họ, nói kệ vọng xuống:
Thầy ta không ai bằng,
Tối Tôn không người hơn,
Ta là đệ tử Ngài,
Tên là Du Lô Ni.
Ngươi nếu có cảnh giới,
Hãy cùng ta nghị luận,
Ta sẽ đáp từng việc,
Như Sư tử chụp nai.
Lại ngoài Thầy ta ra,
Vốn không có Như Lai,
Nay ta Tỳ Kheo Ni,
Đủ hàng phục sáu người.
Các Ngoại đạo nghe Tỳ Kheo Ni Du Lô nói kệ rõ ràng, chẳng thể ngước nhìn thấy mặt,
huống là luận nghị.
Bấy giờ nhân dân chung quanh trông thấy Tỳ Kheo Ni ở trên không luận nghị mà Lục
Sư ngoại đạo không đáp một lời, ai nấy đều cười vui vẻ. Họ thấy rõ ràng Lục Sư
đã bị khuất phục.
Nhóm Lục Sư buồn rầu, âm thầm đi khỏi thành, lúc ấy một số Tỳ Kheo
nghe Tỳ Kheo Ni Du Lô tranh luận thắng Lục Sư ngoại đạo, liền đến bạch Phật về
nhân duyên ấy. Đức Phật bảo các Tỳ Kheo:
- Tỳ Kheo Ni Du Lô
có đại Thần túc, có đại oai Thần, có trí huệ, khó có ai tranh luận nổi với Lục
Sư này, chỉ có Như Lai và Tỳ Kheo Ni Du Lô.
LỜI
BÀN:
Trong sáu Luận sư ngoại đạo, ngưòi nói đầu tiên cho rằng chưa có sự nhận lời luận
bàn mà đến cật vấn thì không thể được, người này nói đúng; còn bốn người kế tiếp
đều không chấp nhận nhân quả nghiệp báo, đây là những người chủ trương “chấp đoạn”,
họ cho rằng con người sinh ra là do ngẫu nhiên, tự nhiên như thế. Mọi việc ở đời
chỉ là may rủi, gặp may được vui, gặp rủi phải chịu buồn. Sinh già bệnh chết là
lẽ tự nhiên, khi chết là hết, chẳng còn gì nữa, sự may rủi cũng theo cái chết
mà không còn gì nữa, thân xác thành cát bụi hư vô, không còn một tí gì cả.
Theo quan điểm “chấp
đoạn”, con người sống chỉ nghĩ đến hưởng thụ cho mau, nên đưa đến tình trạng
dành giật, không cần biết tới bình đẳng, đạo đức, tôn ty; đây là quan điểm có
tính cách buông xuôi, không phải quan điểm của những người trí tuệ, mà giống
như cách đối xử hạ đẳng của các loài vật. Bởi vì con người ngoài phần thể xác,
còn có phần tinh thần, nên bảo rằng chết là hết thì không đúng, tại sao? Vì phần
tinh thần nó vô hình vô tướng, mắt người thường không thể thấy được, nên tưởng
rằng không có gì cả, nhưng đối với các bậc Giác ngộ, các vị biết thấy rõ phần
tinh thần này.
Người thứ sáu là một Ni Kiền Tử chủ trương sống theo lối “khổ hạnh”, nhưng người
này lại có tâm tranh hơn thua, muốn cùng Đức Phật so tài Thần thông; thiết
nghĩ, chỉ với Ni Sư Du Lô, đã không so tài Thần túc được thì nói chi so tài với
Phật?
__._,_.___
No comments:
Post a Comment