|
From: Tung Pham <
To:
Sent: Friday, April 12, 2019 5:12 PM
Subject: Fw: Truyện phải khóc : Người lính nhỏ
To:
Sent: Friday, April 12, 2019 5:12 PM
Subject: Fw: Truyện phải khóc : Người lính nhỏ
Truyện Người Lính Nhỏ mà Chính Khí lớn:
VŨ TIẾN QUANG
Tác
giả Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sĩ là giáo sư Y Khoa Paris Pháp Quốc.
Trung
Sĩ VŨ TIẾN QUANG Cái Bóng Của HOÀI VĂN VƯƠNG TRẦN QUỐC TOẢN
(Trích
trong bộ Lịch Sử Thiếu Sinh Quân Việt Nam)
Vũ Tiến Quang sinh ngày 10 tháng 9 năm 1956 tại Kiên Hưng, tỉnh Chương Thiện. Thân phụ là hạ sĩ địa phương quân Vũ Tiến Đức. Ngày 20 tháng 3 năm 1961, trong một cuộc hành quân an ninh của quận, Hạ Sĩ Đức bị trúng đạn tử thương khi tuổi mới 25. Ông để lại bà vợ trẻ với hai con. Con trai lớn, Vũ Tiến Quang 5 tuổi. Con gái tên Vũ thị Quỳnh Chi mới tròn một năm. Vì có học, lại là quả phụ tử sĩ, bà Đức được thu dụng làm việc tại Chương Thiện, với nhiệm vụ khiêm tốn là thư ký tòa hành chánh. Nhờ đồng lương thư ký, thêm vào tiền tử tuất cô nhi, quả phụ, nên đời sống của bà với hai con không đến nỗi thiếu thốn.
Quang
học tại trường tiểu học trong tỉnh. Tuy rất thông minh, nhưng Quang chỉ thích
đá banh, thể thao hơn là học. Thành ra Quang là một học sinh trung bình trong
lớp. Cuối năm 1967, Quang đỗ tiểu học. Nhân đọc báo Chiến Sĩ Cộng Hoà có đăng
bài: “Ngôi sao sa trường: Thượng-sĩ-sữa Trần Minh, Thiên Thần U Minh Hạ”, bài
báo thuật lại: Minh xuất thân từ trường Thiếu Sinh Quân Việt Nam. Sau khi ra
trường, Minh về phục vụ tại tiểu đoàn Ngạc Thần (tức tiểu đoàn 2 trung đoàn 31,
sư đoàn 21 Bộ Binh) mà tiểu đoàn đang đồn trú tại Chương Thiện. Quang nảy ra ý
đi tìm người hùng bằng xương bằng thịt. Chú bé lóc cóc 12 tuổi, được Trần Minh
ôm hôn, dẫn đi ăn phở, bánh cuốn, rồi thuật cho nghe về cuộc sống vui vẻ tại
trường Thiếu Sinh Quân. Quang suýt xoa, ước mơ được vào học trường này. Qua
cuộc giao tiếp ban đầu, Minh là một mẫu người anh hùng, trong ước mơ của Quang.
Quang nghĩ: “Mình phải như anh Minh”.
Chiều
hôm đó Quang thuật cho mẹ nghe cuộc gặp gỡ Trần Minh, rồi xin mẹ nộp đơn cho
mình nhập học trường Thiếu Sinh Quân. Bà mẹ Quang không mấy vui vẻ, vì Quang là
con một, mà nhập học Thiếu Sinh Quân, rồi sau này trở thành anh hùng như Trần
Minh thì…nguy lắm. Bà không đồng ý. Hôm sau bà gặp riêng Trần Minh, khóc thảm
thiết xin Minh nói dối Quang rằng, muốn nhập học trường Thiếu Sinh Quân thì cha
phải thuộc chủ lực quân, còn cha Quang là địa phương quân thì không được. Minh
từ chối:
- Em không muốn nói dối cháu. Cháu là Quốc Gia Nghĩa Tử thì ưu tiên
nhập học. Em nghĩ chị nên cho cháu vào trường Thiếu Sinh Quân, thì tương lai
của cháu sẽ tốt đẹp hơn ở với gia đình, trong khuôn khổ nhỏ hẹp.
Chiều
hôm ấy Quang tìm đến Minh để nghe nói về đời sống trong trường Thiếu Sinh Quân.
Đã không giúp bà Đức thì chớ, Minh còn đi cùng Quang tới nhà bà, hướng dẫn bà
thủ tục xin cho Quang nhập trường. Thế rồi bà Đức đành phải chiều con. Bà đến
phòng 3, tiểu khu Chương Thiện làm thủ tục cho con. Bà gặp may. Trong phòng 3
Tiểu Khu, có Trung Sĩ Nhất Cao Năng Hải, cũng là cựu Thiếu Sinh Quân. Hải lo
làm tất cả mọi thủ tục giúp bà. Sợ bà đổi ý, thì mình sẽ mất thằng em dễ
thương. Hải lên gặp Thiếu-tá Lê Minh Đảo, Tiểu Khu trưởng trình bầy trường hợp
của Quang. Thiếu Tá Đảo soạn một văn thư, đính kèm đơn của bà Đức, xin bộ Tổng
Tham Mưu dành ưu tiên cho Quang.
Tháng
8 năm 1968, Quang được giấy gọi nhập học trường Thiếu Sinh Quân, mà không phải
thi. Bà Đức thân dẫn con đi Vũng Tàu trình diện. Ngày 2 tháng 9 năm 1969, Quang
trở thành một Thiếu Sinh Quân Việt Nam.
Quả
thực trường Thiếu Sinh Quân là thiên đường của Quang. Quang có nhiều bạn cùng
lứa tuổi, dư thừa chân khí, chạy nhảy vui đùa suốt ngày. Quang thích nhất những
giờ huấn luyện tinh thần, những giờ học quân sự. Còn học văn hóa thì Quang
lười, học sao đủ trả nợ thầy, không bị phạt là tốt rồi. Quang thích đá banh, và
học Anh văn. Trong lớp, môn Anh văn, Quang luôn đứng đầu. Chỉ mới học hết đệ
lục, mà Quang đã có thể đọc sách báo bằng tiếng Anh, nói truyện lưu loát với cố
vấn Mỹ.
Giáo-sư Việt văn của Quang là thầy Phạm Văn Viết, người mà Quang mượn bóng dáng để thay thế người cha. Có lần thầy Viết giảng đến câu :
Giáo-sư Việt văn của Quang là thầy Phạm Văn Viết, người mà Quang mượn bóng dáng để thay thế người cha. Có lần thầy Viết giảng đến câu :
“Nhân
sinh tự cổ thùy vô tử,
Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh”
(Người ta sinh ra, ai mà không chết.
Cần phải lưu chút lòng son vào thanh sử).
Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh”
(Người ta sinh ra, ai mà không chết.
Cần phải lưu chút lòng son vào thanh sử).
Quang
thích hai câu này lắm, luôn miệng ngâm nga, rồi lại viết vào cuốn sổ tay.
Trong giờ học sử, cũng như giờ huấn luyện tinh thần, Quang được giảng chi tiết về các anh hùng : Hoài Văn Vương Trần Quốc Toản, thánh tổ của Thiếu Sinh Quân, giết tươi Toa Đô trong trận Hàm Tử. Quang cực kỳ sùng kính Bảo Nghĩa Vương Trần Bình Trọng, từ chối công danh, chịu chết cho toàn chính khí. Quang cũng khâm phục Nguyễn Biểu, khi đối diện với quân thù, không sợ hãi, lại còn tỏ ra khinh thường chúng. Ba nhân vật này ảnh hưởng vào Quang rất sâu, rất đậm.
Trong giờ học sử, cũng như giờ huấn luyện tinh thần, Quang được giảng chi tiết về các anh hùng : Hoài Văn Vương Trần Quốc Toản, thánh tổ của Thiếu Sinh Quân, giết tươi Toa Đô trong trận Hàm Tử. Quang cực kỳ sùng kính Bảo Nghĩa Vương Trần Bình Trọng, từ chối công danh, chịu chết cho toàn chính khí. Quang cũng khâm phục Nguyễn Biểu, khi đối diện với quân thù, không sợ hãi, lại còn tỏ ra khinh thường chúng. Ba nhân vật này ảnh hưởng vào Quang rất sâu, rất đậm.
Suốt
các niên học từ 1969-1974, mỗi kỳ hè, được phép 2 tháng rưỡi về thăm nhà, cậu
bé Thiếu Sinh Quân Vũ Tiến Quang tìm đến các đàn anh trấn đóng tại Chương Thiện
để trình diện. Quang được các cựu Thiếu Sinh Quân dẫn đi chơi, cho ăn quà, kể
truyện chiến trường cho nghe. Một số ông uống thuốc liều, cho Quang theo ra
trận. Quang chiến đấu như một con sư tử. Không ngờ mấy ông anh cưng cậu em út
quá, mà gây ra một truyện động trời, đến nỗi bộ Tổng Tham Mưu Việt Nam, bộ
Tư-lệnh MACV cũng phải rởn da gà! Sau trở thành huyền thoại. Câu chuyện như thế
này:
Hè 1972, mà quân sử Việt Nam gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa, giữa lúc chiến trường toàn quốc sôi động. Bấy giờ Quang đã đỗ chứng chỉ 1 Bộ Binh. Được phép về thăm nhà, được các đàn anh cho ăn, và giảng những kinh nghiệm chiến trường, kinh nghiệm đời. Quang xin các anh cho theo ra trận. Mấy ông cựu Thiếu Sinh Quân, trăm ông như một, ông nào gan cũng to, mật cũng lớn, lại coi trời bằng vung. Yêu cậu em ngoan ngoãn, các ông chiều…cho Quang ra trận. Cuộc hành quân nào mấy ông cũng dẫn Quang theo.
Hè 1972, mà quân sử Việt Nam gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa, giữa lúc chiến trường toàn quốc sôi động. Bấy giờ Quang đã đỗ chứng chỉ 1 Bộ Binh. Được phép về thăm nhà, được các đàn anh cho ăn, và giảng những kinh nghiệm chiến trường, kinh nghiệm đời. Quang xin các anh cho theo ra trận. Mấy ông cựu Thiếu Sinh Quân, trăm ông như một, ông nào gan cũng to, mật cũng lớn, lại coi trời bằng vung. Yêu cậu em ngoan ngoãn, các ông chiều…cho Quang ra trận. Cuộc hành quân nào mấy ông cũng dẫn Quang theo.
Trong
môt cuộc hành quân cấp sư đoàn, đánh vào vùng Hộ Phòng, thuộc Cà Mau. Đơn vị mà
Quang theo là trung đội trinh sát của trung đoàn 31. Trung đội trưởng là một
thiếu úy cựu Thiếu Sinh Quân. Hôm ấy, thông dịch viên cho cố vấn bị bệnh, Quang
lại giỏi tiếng Anh, nên thiếu úy trung đội trưởng biệt phái Quang làm thông
dịch viên cho cố vấn là thiếu úy Hummer. Trực thăng vừa đổ quân xuống thì hiệu
thính viên của Hummer trúng đạn chết ngay. Lập tức Quang thay thế anh ta. Nghĩa
là mọi liên lạc vô tuyến, Hummer ra lệnh cho Quang, rồi Quang nói lại trong
máy.
Trung đội tiến vào trong làng thì lọt trận điạ phục kích của trung đoàn chủ lực miền, tên trung đoàn U Minh. Trung đội bị một tiểu đoàn địch bao vây. Vừa giao tranh được mười phút thì Hummer bị thương. Là người can đảm, Hummer bảo Quang đừng báo cáo về Trung-tâm hành quân. Trận chiến kéo dài sang giờ thứ hai thì Hummer lại bị trúng đạn nữa, anh tử trận, thành ra không có ai liên lạc chỉ huy trực thăng võ trang yểm trợ. Kệ, Quang thay Hummer chỉ huy trực thăng võ trang. Vì được học địa hình, đọc bản đồ rất giỏi, Quang cứ tiếp tục ra lệnh cho trực thăng võ trang nã vào phòng tuyến địch, coi như Hummer còn sống. Bấy giờ quân hai bên gần như lẫn vào nhau, chỉ còn khoảng cách 20-30 thước.
Thông thường, tại các quân trường Hoa-kỳ cũng như Việt Nam, dạy rằng khi gọi pháo binh, không quân yểm trợ, thì chỉ xin bắn vào trận địa địch với khoảng cách quân mình 70 đến 100 thước. Nhưng thời điểm 1965-1975, các cựu Thiếu Sinh Quân trong khu 42 chiến thuật khi họp nhau để ăn uống, siết chặt tình thân hữu, đã đưa ra phương pháp táo bạo là xin bắn vào phòng tuyến địch, dù cách mình 20 thước. Quang đã được học phương pháp đó. Quang chỉ huy trực thăng võ trang nã vào trận địch, nhiều rocket (hoả tiễn nhỏ), đạn 155 ly nổ sát quân mình, làm những binh sĩ non gan kinh hoảng. Nhờ vậy, mà trận địch bị tê liệt.
Sau khi được giải vây, mọi người khám phá ra Quang lĩnh tới bẩy viên đạn mà không chết: trên mũ sắt có bốn vết đạn bắn hõm vào; hai viên khác trúng ngực, may nhờ có áo giáp, bằng không thì Quang đã ô-hô ai-tai rồi. Viên thứ bẩy trúng…chim. Viên đạn chỉ xớt qua, bằng không thì Quang thành thái giám.
Trung đội tiến vào trong làng thì lọt trận điạ phục kích của trung đoàn chủ lực miền, tên trung đoàn U Minh. Trung đội bị một tiểu đoàn địch bao vây. Vừa giao tranh được mười phút thì Hummer bị thương. Là người can đảm, Hummer bảo Quang đừng báo cáo về Trung-tâm hành quân. Trận chiến kéo dài sang giờ thứ hai thì Hummer lại bị trúng đạn nữa, anh tử trận, thành ra không có ai liên lạc chỉ huy trực thăng võ trang yểm trợ. Kệ, Quang thay Hummer chỉ huy trực thăng võ trang. Vì được học địa hình, đọc bản đồ rất giỏi, Quang cứ tiếp tục ra lệnh cho trực thăng võ trang nã vào phòng tuyến địch, coi như Hummer còn sống. Bấy giờ quân hai bên gần như lẫn vào nhau, chỉ còn khoảng cách 20-30 thước.
Thông thường, tại các quân trường Hoa-kỳ cũng như Việt Nam, dạy rằng khi gọi pháo binh, không quân yểm trợ, thì chỉ xin bắn vào trận địa địch với khoảng cách quân mình 70 đến 100 thước. Nhưng thời điểm 1965-1975, các cựu Thiếu Sinh Quân trong khu 42 chiến thuật khi họp nhau để ăn uống, siết chặt tình thân hữu, đã đưa ra phương pháp táo bạo là xin bắn vào phòng tuyến địch, dù cách mình 20 thước. Quang đã được học phương pháp đó. Quang chỉ huy trực thăng võ trang nã vào trận địch, nhiều rocket (hoả tiễn nhỏ), đạn 155 ly nổ sát quân mình, làm những binh sĩ non gan kinh hoảng. Nhờ vậy, mà trận địch bị tê liệt.
Sau khi được giải vây, mọi người khám phá ra Quang lĩnh tới bẩy viên đạn mà không chết: trên mũ sắt có bốn vết đạn bắn hõm vào; hai viên khác trúng ngực, may nhờ có áo giáp, bằng không thì Quang đã ô-hô ai-tai rồi. Viên thứ bẩy trúng…chim. Viên đạn chỉ xớt qua, bằng không thì Quang thành thái giám.
Trung-tá J.F. Corter, cố vấn trưởng trung đoàn được trung đội
trưởng trinh sát báo cáo Hummer tử trận lúc 11 giờ 15. Ông ngạc nhiên hỏi
- Hummer chết lúc 11.15 giờ, mà tại sao tôi vẫn thấy y chỉ huy
trực thăng, báo cáo cho đến lúc 17 giờ?
Vì được học kỹ về tinh thần trách nhiệm, Quang nói rằng mình là
người lạm quyền, giả lệnh Hummer, thay Hummer chỉ huy. Quang xin lỗi Corter.
Trung-tá J.F. Corter tưởng Quang là lính người lớn, đề nghị gắn huy chương Hoa
Kỳ cho Quang. Bấy giờ mới lòi đuôi chuột ra rằng các ông cựu Thiếu Sinh Quân đã
uống thuốc liều, cho thằng em sữa ra trận.
Đúng ra theo quân luật, mấy ông anh bị phạt nặng, Quang bị đưa ra tòa vì “Không có tư cách mà lại chỉ huy”. Nhưng các vị sĩ quan trong sư đoàn 21, trung đoàn 31 cũng như cố vấn đều là những người của chiến trường, tính tình phóng khoáng, nên câu truyện bỏ qua. Quang không được gắn huy chương, mà mấy ông anh cũng không bị phạt. Hết hè, Quang trở về trường mang theo kỷ niệm chiến đấu cực đẹp trong đời cậu bé, mà cũng là kỷ niệm đẹp vô cùng của Thiếu Sinh Quân Việt Nam. Câu truyện này trở thành huyền thoại. Huyền thoại này lan truyền mau lẹ khắp năm tỉnh của khu 42 chiến thuật : Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Chương Thiện. Quang trở thành người hùng lý tưởng của những thiếu nữ tuổi 15-17 !
Năm 1974, sau khi đỗ chứng chỉ 2 Bộ Binh, Quang ra trường, mang cấp bậc trung sĩ. Quang nộp đơn xin về sư đoàn 21 Bộ Binh. Quang được toại nguyện. Sư đoàn phân phối Quang về tiểu đoàn Ngạc Thần tức tiểu đoàn 2 trung đoàn 31, tiểu đoàn của Trần Minh sáu năm trước. Thế là giấc mơ 6 năm trước của Quang đã thành sự thực.
Đúng ra theo quân luật, mấy ông anh bị phạt nặng, Quang bị đưa ra tòa vì “Không có tư cách mà lại chỉ huy”. Nhưng các vị sĩ quan trong sư đoàn 21, trung đoàn 31 cũng như cố vấn đều là những người của chiến trường, tính tình phóng khoáng, nên câu truyện bỏ qua. Quang không được gắn huy chương, mà mấy ông anh cũng không bị phạt. Hết hè, Quang trở về trường mang theo kỷ niệm chiến đấu cực đẹp trong đời cậu bé, mà cũng là kỷ niệm đẹp vô cùng của Thiếu Sinh Quân Việt Nam. Câu truyện này trở thành huyền thoại. Huyền thoại này lan truyền mau lẹ khắp năm tỉnh của khu 42 chiến thuật : Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Chương Thiện. Quang trở thành người hùng lý tưởng của những thiếu nữ tuổi 15-17 !
Năm 1974, sau khi đỗ chứng chỉ 2 Bộ Binh, Quang ra trường, mang cấp bậc trung sĩ. Quang nộp đơn xin về sư đoàn 21 Bộ Binh. Quang được toại nguyện. Sư đoàn phân phối Quang về tiểu đoàn Ngạc Thần tức tiểu đoàn 2 trung đoàn 31, tiểu đoàn của Trần Minh sáu năm trước. Thế là giấc mơ 6 năm trước của Quang đã thành sự thực.
Trung
đoàn 31 Bộ Binh đóng tại Chương Thiện. Bấy giờ tỉnh trưởng kiêm tiểu khu trưởng
Chương Thiện là Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn, tham mưu trưởng tiểu khu là Thiếu Tá Nguyễn
Văn Thời. Cả hai đều là cựu Thiếu Sinh Quân. Đại-tá Cẩn là cựu Thiếu Sinh Quân
cao niên nhất vùng Chương Thiện bấy giờ (36 tuổi). Các cựu Thiếu Sinh Quân
trong tiểu đoàn 2-31 dẫn Quang đến trình diện anh hai Cẩn. Sau khi anh em gặp
nhau, Cẩn đuổi tất các tùy tùng ra ngoài, để anh em tự do xả xú báp.
Cẩn bẹo tai Quang một cái, Quang đau quá nhăn mặt. Cẩn hỏi:
Cẩn bẹo tai Quang một cái, Quang đau quá nhăn mặt. Cẩn hỏi:
- Ê ! Quang, nghe nói mày lĩnh bẩy viên đạn mà không chết, thì mày
thuộc loại mình đồng da sắt. Thế sao tao bẹo tai mày, mà mày cũng đau à?
- Dạ, đạn Việt-cộng thì không đau. Nhưng vuốt anh cấu thì đau.
- Móng tay tao, đâu phải vuốt?
- Dạ, người ta nói anh là cọp U Minh Thượng…Thì vuốt của anh phải
sắc lắm
- Hồi đó suýt chết, thế bây giờ ra trận mày có sợ không?
- Nếu khi ra trận anh sợ thì em mới sợ. Cái lò Thiếu Sinh Quân có
bao giờ nặn ra một thằng nhát gan đâu ?
- Thằng này được. Thế mày đã trình diện anh Thời chưa?
- Dạ anh Thời-thẹo không có nhà.
Thiếu Tá Nguyễn Văn Thời, tham mưu trưởng Tiểu-khu, uy quyền biết
mấy, thế mà một trung sĩ 18 tuổi dám gọi cái tên húy thời thơ ấu ra, thì quả là
một sự phạm thượng ghê gớm. Nhưng cả Thời lẫn Quang cùng là cựu Thiếu Sinh Quân
thì lại là một sự thân mật. Sau đó anh em kéo nhau đi ăn trưa. Lớn, bé cười nói
ồn ào, như không biết tới những người xung quanh.
Bấy giờ tin Trần Minh đã đền nợ nước tại giới tuyến miền Trung. Sự
ra đi của người đàn anh, của người hùng lý tưởng làm Quang buồn không ít. Nhưng
huyền thoại về Trần Minh lưu truyền, càng làm chính khí trong người Quang bừng
bừng bốc lên.
Tại sư đoàn 21 Bộ Binh, tất cả các hạ sĩ quan cũng như các Thiếu
Sinh Quân mới ra trường, thường chỉ được theo hành quân như một khinh binh. Đợi
một vài tháng đã quen với chiến trường, rồi mới được chỉ định làm tiểu đội
trưởng. Nhưng vừa trình diện, Quang được cử làm trung đội phó ngay, dù hầu hết
các tiểu đội trưởng đều ở cấp trung sĩ, trung sĩ nhất, mà những người này đều
vui lòng. Họ tuân lệnh Quang răm rắp!
Sáu
tháng sau, đầu năm 1975 nhờ chiến công, Quang được thăng trung sĩ nhất, nhưng
chưa đủ một năm thâm niên, nên chưa được gửi đi học sĩ quan. Quang trở thành
nổi tiếng trong trận đánh ngày 1-2-1975, tại Thới Lai, Cờ Đỏ. Trong ngày hôm
ấy, đơn vị của Quang chạm phải tiểu đoàn Tây Đô. Đây là một tiểu đoàn được
thành lập từ năm 1945, do các sĩ quan Nhật Bản không muốn về nước, trốn lại
Việt Nam…huấn luyện. Quang đã được Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn giảng về kinh nghiệm
chiến trường:
“Tây Đô là tiểu đoàn cơ động của tỉnh Cần Thơ. Tiểu đoàn có truyền thống lâu đời, rất thiện chiến. Khi tác chiến cấp đại đội, tiểu đoàn chúng không hơn các đơn vị khác làm bao. Nhưng tác chiến cấp trung đội, chúng rất giỏi. Chiến thuật thông thường, chúng dàn ba tiểu đội ra, chỉ tiểu đội ở giữa là nổ súng. Nếu thắng thế, thì chúng bắn xối xả để uy hiếp tinh thần ta, rồi hai tiểu đội hai bên xung phong. Nếu yếu thế, thì chúng lui. Ta không biết, đuổi theo, thì sẽ dẫm phải mìn, rồi bị hai tiểu đội hai bên đánh ép. Vì vậy khi đối trận với chúng, phải im lặng không bắn trả, để chúng tưởng ta tê liệt. Khi chúng bắt đầu xung phong, thì dùng vũ khí cộng đồng nã vào giữa, cũng như hai bên. Thấy chúng chạy, thì tấn công hai bên, chứ đừng đuổi theo. Còn như chúng tiếp tục xung phong ta phải đợi chúng tới gần rồi mớí phản công”
“Tây Đô là tiểu đoàn cơ động của tỉnh Cần Thơ. Tiểu đoàn có truyền thống lâu đời, rất thiện chiến. Khi tác chiến cấp đại đội, tiểu đoàn chúng không hơn các đơn vị khác làm bao. Nhưng tác chiến cấp trung đội, chúng rất giỏi. Chiến thuật thông thường, chúng dàn ba tiểu đội ra, chỉ tiểu đội ở giữa là nổ súng. Nếu thắng thế, thì chúng bắn xối xả để uy hiếp tinh thần ta, rồi hai tiểu đội hai bên xung phong. Nếu yếu thế, thì chúng lui. Ta không biết, đuổi theo, thì sẽ dẫm phải mìn, rồi bị hai tiểu đội hai bên đánh ép. Vì vậy khi đối trận với chúng, phải im lặng không bắn trả, để chúng tưởng ta tê liệt. Khi chúng bắt đầu xung phong, thì dùng vũ khí cộng đồng nã vào giữa, cũng như hai bên. Thấy chúng chạy, thì tấn công hai bên, chứ đừng đuổi theo. Còn như chúng tiếp tục xung phong ta phải đợi chúng tới gần rồi mớí phản công”
Bây giờ Quang có dịp áp dụng. Sau khi trực thăng vận đổ quân xuống.
Cả đại đội của Quang bị địch pháo chụp lên đầu, đại liên bắn xối xả. Không một
ai ngóc đầu dậy được. Nhờ pháo binh, trực thăng can thiệp, sau 15 phút đại đội
đã tấn công vào trong làng. Vừa tới bìa làng, thiếu úy trung đội trưởng của
Quang bị trúng đạn lật ngược. Quang thay thế chỉ huy trung đội. Trung đội dàn
ra thành một tuyến dài đến gần trăm mét. Đến đây, thì phi pháo không can thiệp
được nữa, vì quân hai bên chỉ cách nhau có 100 mét, gần như lẫn vào nhau. Nhớ
lại lời giảng của Cẩn, Quang ra lệnh im lặng, chỉ nổ súng khi thấy địch. Ngược
lại ngay trước mặt Quang, khoảng 200 thước là một cái hầm lớn, ngay trước hầm
hai khẩu đại liên không ngừng nhả đạn. Quang ghi nhận vị trí hai khẩu đại liên
với hai khẩu B40 ra lệnh:
” Lát nữa khi chúng xung phong thì dùng M79 diệt hai khẩu đại liên, B40, rồi hãy bắn trả “.
” Lát nữa khi chúng xung phong thì dùng M79 diệt hai khẩu đại liên, B40, rồi hãy bắn trả “.
Sau gần 20 phút, thình lình địch xả súng bắn xối xả như mưa, như
gió, rồi tiếng hô xung phong phát ra. Chỉ chờ có thế, M79 của Quang khai pháo.
Đại liên, B40 bị bắn tung lên, trong khi địch đang xung phong. Bấy giờ trung
đội của Quang mới bắn trả. Chỉ một loạt đạn, toàn bộ phòng tuyến địch bị cắt.
Quang ra lệnh xung phong. Tới căn hầm, binh sĩ không dám lại gần, vì bị lựu đạn
từ trong ném ra. Quang ra lệnh cho hai khẩu đại liên bắn yểm trợ, rồi cho một
khinh binh bò lại gần, tung vào trong một quả lựu đạn cay. Trong khi Quang hô :
- Ra khỏi hầm, dơ tay lên đầu ! Bằng không lựu đạn sẽ ném vào
trong.
Cánh cửa hầm mở ra, mười tám người, nam có, nữ có, tay dơ lên đầu,
ra khỏi hầm, lựu đạn cay làm nước mắt dàn dụa.
Đến đây trận chiến chấm dứt.
Thì ra 18 người đó là đảng bộ và ủy ban nhân dân của huyện châu thành Cần Thơ. Trong đó có viên huyện ủy và viên chủ tịch ủy ban nhân dân huyện.
Đến đây trận chiến chấm dứt.
Thì ra 18 người đó là đảng bộ và ủy ban nhân dân của huyện châu thành Cần Thơ. Trong đó có viên huyện ủy và viên chủ tịch ủy ban nhân dân huyện.
Sau trận này Quang được tuyên dương công trạng trước quân đội, được
gắn huy chương Anh Dũng Bội Tinh với nhành dương liễu. Trong lễ chiến thắng
giản dị, Quang được một nữ sinh trường Đoàn Thị Điểm quàng vòng hoa. Nữ sinh đó
tên Nguyễn Hoàng Châu, 15 tuổi, học lớp đệ ngũ. Cho hay, anh hùng với giai nhân
xưa nay thường dễ cảm nhau. Quang, Châu yêu nhau từ đấy. Họ viết thư cho nhau
hàng ngày. Khi có dịp theo quân qua Cần Thơ, thế nào Quang cũng gặp Châu. Đôi
khi Châu táo bạo, xuống Chương Thiện thăm Quang. Mẹ Quang biết truyện, bà lên
Cần Thơ gặp cha mẹ Châu. Hai gia đình đính ước với nhau. Họ cùng đồng ý : Đợi
năm tới, Quang xin học khóa sĩ quan đặc biệt, Châu 17 tuổi, thì cho cưới nhau.
Nhưng mối tình đó đã đi vào lịch sử…
Nhưng mối tình đó đã đi vào lịch sử…
Tình hình toàn quốc trong tháng 3, tháng 4 năm 1975 biến chuyển mau
lẹ. Ban Mê Thuột bị mất, Quân Đoàn 2 rút lui khỏi Cao Nguyên, rồi Quân Đoàn 1
bỏ mất lãnh thổ. Rồi các sĩ quan bộ Tổng Tham Mưu được Hoa Kỳ bốc đi. Ngày
29-4, trung đội của Quang chỉ còn mười người. Tiểu đoàn trưởng, đại đội trưởng
bỏ ngũ về lo di tản gia đình. Quang vào bộ chỉ huy tiểu khu Chương Thiện trình
diện Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn. Cẩn an ủi : - Em đem mấy người thuộc quyền vào
đây ở với anh.
Ngày 30 tháng 4 năm 1975, viên tướng mặt bánh đúc, đần độn, giết
chu ̉ , tướng Dương Văn Minh phát thanh bản văn ra lệnh cho quân
đội Việt Nam Cộng-hòa buông súng đầu hàng. Tất cả các đơn vị quân đội miền Nam
tuân lệnh, cởi bỏ chiến bào, về sống với gia đình. Một vài đơn vị lẻ lẻ còn cầm
cự. Tiếng súng kháng cự của các đơn vị Dù tại Sài-gòn ngừng lúc 9 giờ 7 phút.
Đúng lúc đó tại Chương Thiện, tỉnh trưởng kiêm Tiểu Khu trưởng là
Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn. Ông đang chỉ huy các đơn vị thuộc quyền chống lại cuộc tấn
công của Cộng quân. Phần thắng đã nằm trong tay ông. Lệnh của Dương Văn Minh
truyền đến. Các quận trưởng chán nản ra lệnh buông súng. Chỉ còn tỉnh lỵ là vẫn
chiến đấu. Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn ra lệnh:
“Dương Văn Minh lên làm Tổng-thống trái với hiến pháp. Ông ta không có tư cách của vị Tổng Tư Lệnh. Hãy tiếp tục chiến đấu”.
“Dương Văn Minh lên làm Tổng-thống trái với hiến pháp. Ông ta không có tư cách của vị Tổng Tư Lệnh. Hãy tiếp tục chiến đấu”.
Nhưng
đến 12 giờ trưa, các đơn vị dần dần bị tràn ngập, vì quân ít, vì hết đạn vì mất
tinh thần. Chỉ còn lại bộ chỉ huy tiểu khu. Trong bộ chỉ huy tiểu khu, có một
đại đội địa phương quân cùng nhân viên bộ ham mưu. Đến 13 giờ, lựu đạn, đạn M79
hết. Tới 14 giờ 45, thì đạn hết, làn sóng Cộng quân tràn vào trong bộ chỉ huy.
Cuối cùng chỉ còn một ổ kháng cự từ trong một hầm chiến đấu, nơi đó có khẩu đại
liên. Một quả lựu đạn cay ném vào trong hầm, tiếng súng im bặt. Quân Cộng Sản
vào hầm lôi ra hai người. Một là Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn, tỉnh trưởng, kiêm tiểu khu
trưởng và một trung sĩ mớí 19 tuổi. Trung sĩ đó tên là Vũ Tiến Quang.
Bấy giờ đúng 15 giờ.
Kẻ chiến thắng trói người chiến bại lại. Viên đại tá chính ủy của đơn vị có nhiệm vụ đánh tỉnh Chương Thiện hỏi:
Bấy giờ đúng 15 giờ.
Kẻ chiến thắng trói người chiến bại lại. Viên đại tá chính ủy của đơn vị có nhiệm vụ đánh tỉnh Chương Thiện hỏi:
-
Đ.M. Tại sao có lệnh đầu hàng, mà chúng mày không chịu tuân lệnh?
Đại Tá Cẩn trả lời bằng nụ cười nhạt.
Trung sĩ Quang chỉ Đại Tá Cẩn:
Trung sĩ Quang chỉ Đại Tá Cẩn:
- Thưa đại tá, tôi không biết có lệnh đầu hàng. Ví dù tôi biết, tôi
cũng vẫn chiến đấu. Vì anh ấy là cấp chỉ huy trực tiếp của tôi. Anh ra lệnh
chiến đấu, thì tôi không thể cãi lệnh.
Cộng quân thu nhặt xác chết trong, ngoài bộ chỉ huy tiểu khu. Viên
chính ủy chỉ những xác chết nói với Đại Tá Cẩn:
- Chúng mày là hai tên ngụy ác ôn nhất. Đ.M. Chúng mày sẽ phải đền
tội.
Đại Tá Cẩn vẫn không trả lời, vẫn cười nhạt. Trung sĩ Quang ngang
tàng:
-
Đại tá có lý tưởng của đại tá, tôi có lý tưởng của tôi. Đại tá theo Karl Marx,
theo Lénine; còn tôi, tôi theo vua Hùng, vua Trưng. Tôi tuy bại trận, nhưng tôi
vẫn giữ lý tưởng của tôi. Tôi không gọi đại tá là tên Việt Cộng. Tại sao đại tá
lại mày tao, văng tục với chúng tôi như bọn ăn cắp gà, phường trộm trâu vậy?
Phải chăng đó ngôn ngữ của đảng Cộng-sản ?
Viên đại tá rút súng kề vào đầu Quang:
- Đ.M. Tao hỏi mày, bây giờ thì mày có chính nghĩa hay tao có chính
nghĩa?
-
Xưa nay súng đạn trong tay ai thì người đó có lý. Nhưng đối với tôi, tôi học
trường Thiếu Sinh Quân, súng đạn là đồ chơi của tôi từ bé. Tôi không sợ súng
đâu. Đại tá đừng dọa tôi vô ích. Tôi vẫn thấy tôi có chính nghĩa, còn đại tá
không có chính nghĩa. Tôi là con cháu Hoài Văn Vương Trần Quốc Toản mà.
- Đ.M. Mày có chịu nhận mày là tên ngụy không?
- Tôi có chính nghĩa thì tôi không thể là ngụy. Còn Cộng quân dùng
súng giết dân mới là ngụy, là giặc cướp. Tôi nhất quyết giữ chính khí của tôi
như Bảo Nghĩa Vương Trần Bình Trọng, như Nguyễn Biểu.
Quang cười ngạo nghễ:
-
Nếu đại tá có chính nghĩa tại sao đại tá lại dùng lời nói thô tục vớí tôi? Ừ!
Muốn mày tao thì mày tao. Đ.M. tên Cộng Sản ác ôn! Nếu tao thắng, tao dí súng
vào thái dương mày rồi hỏi: Đ.M.Mày có nhận mày là tên Việt Cộng không? Thì mày
trả lời sao?
Một tiếng nổ nhỏ, Quang ngã bật ngửa, óc phọt ra khỏi đầu, nhưng
trên môi người thiếu niên còn nở nụ cười. Tôi không có mặt tại chỗ, thành ra
không mường tượng ý nghĩa nụ cười đó là nụ cười gì? Độc giả của tôi vốn thông
minh, thử đoán xem nụ cưòi đó mang ý nghĩa nào? Nụ cười hối hận ? Nụ cười ngạo
nghễ? Nụ cười khinh bỉ? Hay nụ cười thỏa mãn?
Ghi chú :
Nhân chứng quan trọng nhất, chứng kiến tận mắt cái chết của Vũ Tiến Quang thuật cho tác giả nghe là cô Vũ Thị Quỳnh Chi. Cô là em ruột của Quang, nhỏ hơn Quang 4 tuổi. Lúc anh cô bị giết, cô mới 15 tuổi (cô sinh năm 1960). Hiện (1999) cô là phu nhân của bác sĩ Jean Marc Bodoret, học trò của tôi, cư trú tại Marseille.
Ghi chú :
Nhân chứng quan trọng nhất, chứng kiến tận mắt cái chết của Vũ Tiến Quang thuật cho tác giả nghe là cô Vũ Thị Quỳnh Chi. Cô là em ruột của Quang, nhỏ hơn Quang 4 tuổi. Lúc anh cô bị giết, cô mới 15 tuổi (cô sinh năm 1960). Hiện (1999) cô là phu nhân của bác sĩ Jean Marc Bodoret, học trò của tôi, cư trú tại Marseille.
Cái
lúc mà Quang ngã xuống, thì trong đám đông dân chúng tò mò đứng xem có tiếng
một thiếu nữ thét lên như xé không gian, rồi cô rẽ những người xung quanh tiến
ra ôm lấy xác Quang. Thiếu nữ đó là Nguyễn Hoàng Châu. Em gái Quang là Vũ thị
Quỳnh Chi đã thuê được chiếc xe ba bánh. Cô cùng Nguyễn Hoàng Châu ôm xác Quang
bỏ lên xe, rồi bọc xác Quang bằng cái Poncho, đem chôn.
Chôn
Quang xong, Châu từ biệt Quỳnh Chi, trở về Cần Thơ. Nhưng ba ngày sau, vào một
buổi sáng sớm Quỳnh-Chi đem vàng hương, thực phẩm ra cúng mộ anh, thì thấy Châu
trong bộ y phục trắng của nữ sinh, chết gục bên cạnh. Mặt Châu vẫn tươi, vẫn
đẹp như lúc sống. Đích thân Quỳnh Chi dùng mai, đào hố chôn Châu cạnh mộ Quang.
Năm
1998, tôi có dịp công tác y khoa trong đoàn Liên Hiệp các viện bào chế Châu Âu
(CEP= Coopérative Européenne Pharmaceutique) , tôi đem J.M Bodoret cùng đi,
Quỳnh Chi xin được tháp tùng chồng. Lợi dụng thời gian nghỉ công tác 4 ngày, từ
Sài-gòn, chúng tôi thuê xe đi Chương Thiện, tìm lại ngôi mộ Quang-Châu. Ngôi mộ
thuộc loại vùi nông một nấm dãi dầu nắng mưa, cỏ hoa trải 22 năm, rất khó mà
biết đó là ngôi mộ. Nhưng Quỳnh-Chi có trí nhớ tốt. Cô đã tìm ra. Cô khóc như
mưa, như gió, khóc đến sưng mắt. Quỳnh-Chi xin phép cải táng, nhưng bị từ chối.
Tuy nhiên, cuối cùng có tiền thì mua tiên cũng được. Giấy phép có. Quỳnh-Chi
cải táng mộ Quang-Châu đem về Kiên Hưng, chôn cạnh mộ của ông Vũ Tiến Đức.
Quỳnh-Chi muốn bỏ hài cốt Quang, Châu vào hai cái tiểu khác nhau. Tôi là người
lãng mạn. Tôi đề nghị xếp hai bộ xương chung với nhau vào trong một cái hòm.
Bodoret hoan hô ý kiến của sư phụ.
Ngôi mộ của ông Đức, của Quang-Châu xây xong. Tôi cho khắc trên
miếng đồng hàng chữ:
“Nơi đây AET Vũ Tiến Quang, 19 tuổi,
An giấc ngàn thu cùng
Vợ là Nguyễn Hoàng Châu
Nở nụ cười thỏa mãn vì thực hiện được giấc mộng”
An giấc ngàn thu cùng
Vợ là Nguyễn Hoàng Châu
Nở nụ cười thỏa mãn vì thực hiện được giấc mộng”
Giấc mộng của Quang mà tôi muốn nói, là: được nhập học trường Thiếu
Sinh Quân, rồi trở thành anh hùng. Giấc mộng của Châu là được chết, được chôn
chung với người yêu. Nhưng người ta có thể hiểu rằng: Quang thỏa mãn nở nụ cười
vì mối tình trọn vẹn.
Paris ngày 13 tháng 4 năm 1999.
Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ.
Paris ngày 13 tháng 4 năm 1999.
Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ.
--
You received this message because you are subscribed to the Google Groups "DiendanTuoiHac" group.
To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to xomnhala_yamaha+unsubscribe@googlegroups.com.
To post to this group, send email to xomnhala_yamaha@googlegroups.com.
To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/xomnhala_yamaha/1958686592.243005.1555012146377%40mail.yahoo.com.
For more options, visit https://groups.google.com/d/optout.
You received this message because you are subscribed to the Google Groups "DiendanTuoiHac" group.
To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to xomnhala_yamaha+unsubscribe@googlegroups.com.
To post to this group, send email to xomnhala_yamaha@googlegroups.com.
To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/xomnhala_yamaha/1958686592.243005.1555012146377%40mail.yahoo.com.
For more options, visit https://groups.google.com/d/optout.
--
__._,_.___
No comments:
Post a Comment