LƯỢC
SỬ
ĐỨC PHẬT
THÍCH CA
Toàn
Không
(Tiếo
theo)
IV).
TRÍ HUỆ SIÊU VIỆT CỦA PHẬT.
Để biết về
trí huệ của Đức Phật Thích Ca, chúng ta nên lược trích Kinh Hoan Hỷ trong Trường
A Hàm, quyển 1 trang 607. Tôn Giả Xá Lợi Phất nói ra một số trong muôn sự tuyệt
vời vô thượng của Đức Phật như sau:
Một thời,
Đức Phật ngự tại rừng Ba Bà Lợi Am Bà, xứ Na Lan Đà, có đầy đủ 1250 vị Tỳ Kheo.
Khi ấy, Tôn giả Xá lợi Phất bạch Phật:
- Khi con ở trong
tinh thất một mình nghĩ rằng “Các Sa Môn, Bà La Môn trong qúa khứ, hiện tại,
vị lai, về trí huệ, thần thông, công đức, đạo lực, không một ai bằng Đức Thế
Tôn, chứ đừng nói là hơn”.
Đức Phật bảo
Tôn giả Xá Lợi Phất:
- Lành thay, lành
thay, ông ở trước Như Lai nói lên lời như vậy, đồng thời thụ trì, chính ông đã
rống tiếng rống sư tử. Thế nên Sa Môn, Bà La Môn không ai bằng ông.
Nhưng này
Xá Lợi Phất, ông có biết được tâm niệm chư Phật qúa khứ, chư Phật hiện tại
trong mười phương có giới, có pháp, có trí huệ, giải thoát, an trú giải thoát
như thế nào không?
- Bạch Thế Tôn, con
không biết.
- Tâm niệm chư Phật
qúa khứ hiện tại vị lai trong mười phương ông chẳng thể biết; tại sao ông khởi
lên ý nghĩ như vậy? Do nguyên nhân nào khiến ông sinh ý nghĩ ấy? Liệu các Sa
Môn, Bà La Môn có tin lời ông nói không?
- Thưa Thế Tôn, con ở
trong qúa khứ hiện tại vị lai, tuy về tâm niệm chư Phật con không biết được,
nhưng về pháp (giáo lý) tổng tướng của Như Lai con có thể biết được. Thế Tôn vì
con nói pháp hắc bạch (trắng đen), pháp nhân duyên, pháp đối chiếu, pháp cao xa
vi diệu. Con nghe xong biết mỗi pháp đều ở trong pháp cứu cánh, đồng thời con
tin Đức Như Lai là bậc chí chân Đẳng Chính Giác khéo phân biệt các pháp là tối
thượng.
Đức Thế
Tôn nói pháp “Chế ngự vô thượng” như Bốn Niệm Xứ, Bốn Chính Cần,
Bốn Thần Túc, Bốn Thiền, Năm Căn, Năm Lực, Bảy Giác Chi, Tám Thánh Đạo. Vì thế
cho nên trí huệ của Thế Tôn thật tuyệt vời, thần thông tuyệt vời, từ hàng Sa
Môn Bà La Môn không ai bằng Đức Như Lai, huống là muốn hơn.
Đức Thế
Tôn nói pháp vô thượng về “Thức nhập thai”. Có bốn hạng nhập
thai: Một là hạng không biết mình nhập thai, không biết mình ở trong thai,
không biết mình ra khỏi thai; hầu hết mọi người ở hạng này. Hai là hạng biết
mình nhập thai, nhưng không biết mình ở trong thai và không biết mình ra khỏi
thai. Ba là hạng biết mình nhập thai, biết mình ở trong thai, nhưng không biết
mình ra khỏi thai. Bốn là hạng biết mình nhập thai, biết mình ở trong thai, và
biết mình ra khỏi thai; vì thế, Đức Thế Tôn có trí huệ tuyệt vời, có thần thông
tuyệt vời, không một ai ngang bằng huống là muốn hơn.
Đức Thế
Tôn nói pháp “Tha tâm thông vô thượng”, có người chẳng suy nghĩ,
chẳng nghe phi nhân mách bảo, chẳng tự nghiệm thân mình, cũng chẳng nghe người
khác nói, mà quán sát thẳng người khác, quán sát và nói: “Tâm người này thế
này, tâm người kia thế kia”. Quán sát như thế mới là chân thật. Thế nên
pháp này là tối thượng, trí huệ tuyệt vời, thần thông diệu dụng, không ai bằng
Đức Thế Tôn, chứ đừng nói là muốn hơn.
Đức Thế
Tôn nói pháp “Giải thoát trí vô thượng”, do nhân duyên, Đức Thế
Tôn nói “Người này đắc quả Tu Đà Hoàn, người kia đắc quả Tư Đà Hàm, A Na
Hàm, A La Hán”; thế nên pháp này là vô thượng, trí huệ tuyệt vời, thần
thông diệu dụng, không một ai bằng Đức Thế Tôn, huống là muốn hơn.
Đức Thế
Tôn nói pháp “Túc mệnh thông vô thượng”, khiến người thực hành nhập
định ý tam muội, họ nhớ một đời, hai đời, ba đời, mười đời, trăm đời, nghìn đời,
vô số đời. Đời nào tên gì, bố mẹ ra sao, sống như thế nào, làm nghề gì, vợ con
ra sao, tuổi thọ thế nào v.v… đều nhớ biết tất cả; thế nên, pháp này là vô thượng,
không có ai bằng Đức Thế Tôn, đừng nói là muốn hơn.
Đức Thế
Tôn nói pháp “Sinh tử thông vô thượng”, có người tu tập dùng định
ý tam muội, do tâm nhập định, vị ấy quán sát các chúng sinh, thấy rõ sự chết
sinh của họ đều theo nghiệp đã tạo, nên có kẻ xấu người đẹp, có kẻ sinh vào chỗ
khổ, có người sinh vào chỗ sung sướng. Thấy rõ tất cả đều do thân làm, miệng
nói, ý nghĩ lành ác mà vào chỗ tốt hay xấu; thế nên, pháp này là vô thượng, trí
huệ tuyệt vời, thần thông diệu dụng, không một ai có thể ngang bằng Đức Thế
Tôn, huống nói là muốn hơn.
Lại nữa, Đức
Thế Tôn nói pháp “Như ý túc thông vô thượng”, có đệ tử học, dùng
phương tiện nhập định tam muội, do tâm nhập định, nên tạo vô số thần lực. Vị ấy
có thể biến một thân thành vô số thân, vô số thân hợp lại một thân. Đi qua tường
vách núi sắt đá không trở ngại, đi trên mặt nước như đi trên đất, đi trong đất
như lặn xuống nước, đi trên không như chim bay; vị ấy có thể phát ra khói, ra
nước như mưa, ra lửa cháy hừng hực, lại có thể biến thân hình cao lớn tới trời
Phạm, dơ tay sờ mặt trăng mặt trời; thế nên, tất cả trời người trong quá khứ,
hiện tại, vị lai, không ai bằng Đức Thế Tôn, huống là muốn hơn. Chỉ có chư Phật
qúa khứ, hiện tại, tương lai trong mười phương là bằng Đức Như Lai mà thôi.
V). KẾT
LUẬN VỀ ĐỨC PHẬT:
(Còn
tiếp)
LƯỢC SỬ
ĐỨC PHẬT
THÍCH CA
Toàn
Không
(Tiếp
theo)
V). KẾT
LUẬN VỀ ĐỨC PHẬT:
1). ĐỨC
PHẬT CÓ ĐỦ SÁU ĐẠI:
1. ĐẠI
HÙNG, ĐẠI LỰC:
Sau 6 năm chịu đựng biết bao gian khổ thử thách, Đức Phật đã chiến thắng vẻ vang. Những
vị anh hùng trong nhân loại, đã có ai chiến thắng được nội tâm mình, có ai chiến
thắng được lòng ái dục của chính mình? Cho nên, chiến thắng người đã khó, mà thắng
mình lại càng khó hơn. Ngài xứng danh là bậc Đại Hùng, Đại Lực.
2. ĐẠI TỪ
ĐẠI BI:
Đức Phật
không vì mình, bỏ hết tất cả, mà vì chúng sinh, vì tình thương nhân loại, muốn
cho chúng sinh thoát khổ được vui, nên đã đi tìm chân lý, Ngài xứng với danh hiệu
Đại Từ Đại Bi.
3. ĐẠI HỶ
ĐẠI XẢ:
Đức Phật
bỏ hết để dấn thân vào cảnh cùng cực khổ sở, nhưng không thấy khổ, chẳng hề hối
tiếc muốn quay lại đời sống vương giả, Ngài xứng với danh hiệu Đại hỷ Đại
Xả.
2). CÁC
ĐIỀU PHẬT DẠY CẦN GHI NHỚ:
Đức Phật như hoa sen thơm, từ bùn nhơ lên không nhiễm mùi bùn, Ngài không bao
giờ tự gọi hay cho người khác gọi Ngài là “Đấng Cứu Thế”; Ngài
kêu gọi mọi người tự giải thoát lấy mình, vì mỗi người đều có trong sạch và bùn
nhơ, nếu diệt hết bùn dơ rồi, chỉ còn trong sạch, tức là giải thoát vậy.
Là người phủ nhận Thần linh, nhưng không có ai có đặc tính Thần linh hơn Đức Phật.
Biết bao sự việc xảy ra từ khi thành đạo tới lúc nhập Niết Bàn đã chứng tỏ Thần
linh của Ngài thật quảng đại, tuyệt vời, không thể nghĩ bàn, nhưng chẳng bao giờ
Ngài tự xưng là Thần linh.
Thay
vì đặt mình vào Thần linh vạn năng để cho Trời Người khép nép sợ sệt, Đức Phật
đã chứng tỏ cho tất cả Trời Người đều có thể đạt qủa tối thượng như Ngài bằng sự
cố gắng của mình.
Đức
Phật bác bỏ sự phân chia giai cấp vì làm cản trở bước tiến của loài người, Ngài
khen ngợi bình đẳng, chê bai chế độ nô lệ, lên án phong tục cổ hủ, giết súc vật
cúng Thần linh, Ngài kêu gọi cứu giúp tất cả chúng sinh.
Đức
Phật khuyên mọi người không nên tin mù quáng, dù đó là do niềm tin của cha ông
truyền lại, dù đó là do phong tục, sách vở; dù đó là lời của đại sư nói, mà phải
suy xét thực hư, nghiên cứu, suy niệm bởi chính mình.
Mỗi lời dạy
của Đức Phật là một bài học vô cùng qúy giá chúng ta nên học và hành, những ai
trên thế giới này không biết đến những lời dạy của Ngài, thật là thiệt thòi,
đáng thương thay, vì được làm người thật là khó.
Trải qua
đã trên 2500 năm rồi, nhưng gương sạch của Đức Phật vẫn như mặt trời chiếu sáng
cho tới khi Đức Phật Di Lặc ra đời. Hiện tại, không có một ánh sáng nào của một
ai trội hơn hay bằng Ngài được. Đức Phật đã nói ra giáo lý chân thật, trong
sáng, dễ hiểu. Thực hành đạt được kết qủa, và đã có biết bao nhiêu người đã làm
theo đạt tới đích chân lý ấy. Ngài đã sống cuộc đời gương mẫu, cao cả, không quản
ngại gian nan vất vả trên mọi nẻo đường tại xứ Ấn Độ để giáo hóa chúng sinh và
độ cho được giải thoát khỏi khổ đau. Lòng thương của Đức Phật là vô lượng, ân đức
ấy là vô biên. Bởi vậy, để trả ân ấy một phần nào, chúng ta phải làm gì? Chúng
ta phải:
1.
NÊN THEO GƯƠNG SÁNG CỦA ĐỨC PHẬT:
Sự hy sinh cao cả, từ bi rộng lớn, trí tuệ sáng suốt của Đức Phật không những
là gương sáng cho Phật tử, mà còn cho tất cả mọi người dù không phải là Phật tử.
Nếu quan niệm Đức Phật là siêu nhân, thì Ngài là một siêu nhân cao hơn tất cả các
siêu nhân của nhân loại, cho nên Ngài được mọi người kính nể và chiêm ngưỡng.
2.
TÍN ĐỒ NÊN NHỚ LỜI DI CHÚC:
Vô số người biết các lời dạy của Đức Phật là qúy báu, nhưng nếu chúng ta không
học hỏi và thực hành thì cũng vô ích, Ngài dặn: “Tất cả đều tan rã, chỉ
có chân lý là bất di bất dịch, là qúy. Hãy tinh tấn lên để giải thoát”.,.
__._,_.___
__._,_.___
No comments:
Post a Comment