Kinh
chuyen.
Quán Niệm Trong Thành Phố Philadelphia
Lê Thành Quang.
Quán Niệm là một danh từ
dùng trong giáo lý nhà Phật, được rút ra từ những phương pháp tu tập mà đức Thế
Tôn thuyết giảng đầu tiên sau khi Ngài chứng quả Bồ Đề.
Quán là dùng trí tuệ để
soi rọi, phân tích từng đối tượng để hiểu rõ bản chất, diễn biến của sự vật.
Niệm là ký ức lưu giữ đối
tượng sau khi Quán.
Quán và Niệm là hai mặt
hổ tương của phương pháp tu tập. Không có Quán thì chả có Niệm và ngược lại.
Nói một cách khác, theo
nghĩa bình thường, Quán Niệm giúp chúng ta định hình được đối tượng, phân tích
chính xác những điều kiện lý - hóa của từng sự việc, sự kiện để xây dựng, phát
triển hay đập bỏ, phá hoại. Ví dụ, muốn phá hủy một tờ giấy thì chúng ta phải
xé mới được, với cái ly thì chúng ta phải đập vào một vật cứng.
Do ý nghĩa cao siêu,
chứng quả và sâu sắc, hai chữ Quán Niệm ít được phổ biến rộng rãi về mặt ngôn
ngữ.
Đối với xã hội, Quán
Niệm hầu như không ai dám sử dụng để đặt tên cho con cái vì lòng người dày đặc
THAM - SÂN – SI, không ngu để cầu mong cho con mình thành Thánh. Thông thường
chỉ là Nguyễn Tiền Tài, Lê Lợi Nhuận, Hồ Sung Sướng, Ngô Hạnh Phúc hoặc Tôn Chủ
Tịch, Văn Hội Trưởng, Võ Bác Sỹ, Phan Kỹ Sư, Nguyễn Ký Giả, Đinh Chủ Nhiệm,
Trương Nhà Văn… để cho thiên hạ biết ước mơ cao đẹp, không đụng chạm tới ai của
gia tộc nhà mình.
Quán Niệm thường được
dùng cho Nick Name hay bút hiệu mà người dùng phải là người kiêu hãnh, tự hào
về nhiều lãnh vực vượt trội, như kiến thức, đạo đức, thiện tâm hoặc đang có
quyết tâm để tự nhận trở thành Sư Phụ của người, đem sự hiểu biết của mình để
giúp đỡ, cảm hóa người khác.
Thành phố Philadelphia
của chúng ta đã và đang hãnh diện có được nhân vật quý giá này. Ông Trần Văn
Tâm trở thành TRẦN QUÁN NIỆM và đây là nguyên nhân hai chữ Quán Niệm đang được
dùng làm tựa đề cho bài viết: “Quán
Niệm Trong Thành Phố Philadelphia”
*
Chàng thanh niên Trần
Văn Tâm, theo vận nước, giả từ cây bút, cầm súng chiến đấu bảo vệ quê hương
trước hiểm họa Cộng sản với cấp bậc cuối cùng là Hải Quân Thiếu Tá QLVNCH.
Hiền hậu, phúc đức nhưng
rất kiên nghị trong tư cách một sĩ quan, ông Tâm phúc đức năm trong số
người may mắn thoát khỏi đòn thù Việt Cộng trước ngày 30 tháng Tư Đen năm 1975.
Định cư tại New Jersey,
ông Tâm trở về với bổn phận trách nhiệm của một người chủ gia đình trên vị trí
một công chức, từng bước ổn định, nhanh chóng trở thành gương sáng cho đồng
hương, được mọi người công nhận là một Family Man xuất sắc 100%.
Như phần lớn những người
trí thức khác, ông Trần Văn Tâm viết văn dưới một bút hiệu và biệt danh TRẦN
QUÁN NIỆM ra đời.
Tiếng Việt là một sinh
ngữ phong phú, dáng vẻ, ý nghĩa sâu xa. Quán Niệm trong đạo Phật mang tinh thần
tu học. Quán Niệm trong đời thường như đã trình bày ở trên, “Quán Niệm
giúp chúng ta định hình được đối tượng, phân tích chính xác những điều kiện lý
- hóa của từng sự việc, sự kiện để xây dựng, phát triển hay đập bỏ, phá hủy”.
Tin rằng, QUÁN NIỆM của
ông Tâm là Quán Niệm từ NGỘ vì bản chất của ông vốn hiền lành, đạo đức, Family
Man. Và quả thật, TRẦN QUÁN NIỆM đã thay thế Trần Văn Tâm để khẳng quyết “Lấy
Trí Nhân Thay Cường Bạo” và “đem đạo cứu đời” trong thời buổi nhiễu nhương vàng
thau lẫn lộn, chánh tà khó phân.
“Quá trình” hoạt động
của ông về chính trị, giữ chức Chủ tịch Ủy Ban Bảo Vệ Chính Nghĩa Quôác Gia; về
xã hội, ông là Chủ tịch Cộng Đồng NVQG Nam New Jersey, thành viên quan trọng
của Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Liên Bang Hoa Kỳ; về tôn giáo, ông Trần Quán
Niệm là Chủ tịch Ban Trị Sự Chùa Bồ Đề 3 nhiệm kỳ trong điều kiện phải thay đổi
Nội Quy trong một phiên họp khoáng đại công khai với đầy đủ nhân viên an ninh
của cơ quan chính quyền.
Trần Quán Niệm đã trở
thành người TÀI số 1 mà phỏng theo Cao Bá Quát, thiên hạ có 4 bồ chữ ông Quát
chiếm 3 bồ, ông TRẦN QUÁN NIỆM chính là Lưỡng Bang Trạng Nguyên với các
chức vụ mà bỏ tiền ra MUA DANH vẫn không bao giờ được. Chẵng những vậy, phu
nhân của ông, bà Lê Thị Cúc, ngoài chức Thủ Quỹ của chùa Bồ Đề, còn thêm chức
Hội trưởng Hội Phụ Nữ Vùng Đông Báéc Hoa Kỳ.
Ở đời, càng cao danh
vọng càng dày gian nan, ông TRẦN QUÁN NIỆM lâm vào thế “trâu buộc ghét trâu
ăn” với không biết bao nhiêu lời đàm tiếu, xỏ xiên mà người viết cần phải
thanh minh thanh nga từng điểm hầu bảo toàn ý nghĩa của hai chữ QUÁN NIỆM mà
Trần Tiên Sinh đang vận dụng.
Những dư luận “lề trái”:
1. Chức vụ Chủ Tịch Cộng
Đồng NVQG Nam New Jersey từ đâu ra? Ông Niệm là người mê chức tước?
Giải
thích: Luật pháp Hoa Kỳ cho phép cứ 2 người là có một
tổ chức, chỉ cần điền đơn, đóng lệ phí là xong. Điều này danh cho mọi người.
Ông Trần Quán Niệm lập hội để tranh đấu cho đồng hương thuộc khu vực của ông
ta. Cộng đồng dưới trướng của ông đã tham dự biẻu tình chống văn công, hạ cờ
máu. Ông Niệm hoàn toàn không phải là người hám danh. Bằng chứng là qua nhiệm
kỳ sau, không có ai đủ khả năng thế ông nên ông đành phải hy sinh them mà thôi.
Cụ thể hơn, 18 năm trước, khi đề cử ông Niệm vào chức Chủ tịch Ủy Ban Bảo Vệ
Chính Nghĩa Quốc Gia, ông quyết liệt từ chối cho đến lúc người viết khuyến
khích, ông mới nhận và cùng với cộng đồng vùng Đông Bắc, ông Niệm đã tả xông
đột hữu, giáng nhiều đòn chí tử vào bọn Việt gian văn hóa vận..
2. Chiếm chùa Bồ Đề?
Giải thích: Thời gian đó, phải giữ chùa Bồ Đề để không lọt vào tay ma tăng.
Phải quyền biến, nghệ thuật chứ đừng nên cho ông Niệm đã dùng thủ đoạn, cho dù
thủ đoạn hay nghệ thuật rất gần nhau. Nên xét đến mục tiêu của công việc. Ông
Niệm là người giỏi nhất trong chiến lược, chiến thuật để giữ chùa cho người
Phật tử chân chính tại Philadelphia. Có người cho rằng, ông Niệm là cư dân của
New Jersey, là Chủ tịch Cộng Đồng NVQG Nam New Jersey sao lại hoạt động bên
Phila, như vậy là có ý đồ? Xin có lời thêm, việc hoằng pháp chỉ có ông TRẦN
QUÁN NIỆM, ngay từ cái tên đã nói lên khả năng, trách nhiệm hoằng pháp của ông
ta rồi.
3. Biến nơi tôn nghiêm
chánh điện chùa Bồ Đề thành ra một chiến trường đấu tố, chửi lộn giữa hai phe?
Giải thích: Quý vị nên nhớ, Quán Niệm chỉ hai chữ nhưng là khởi đầu của một
triết thuyết Phật giáo, chỉ nói về con người và vũ trụ để bước đầu học Phật. Và
như đã trình bày, TRẦN QUÁN NIỆM đã NGỘ ý nghĩa nên vào cuộc họp đã trả lời
trang trọng và nghiêm chỉnh khi có người chất vấn: “chỉ có tại đây, trước chánh
điện con người mới nói thật và không quên thông báo, có nhân viên an ninh theo
dõi để thực thi TRÍ - DŨNG, cương quyết thực hiện theo phương thức của Ban Trị
Sự. Kết quả đã đúng theo dự đinh, những người không chấp nhận đường lối của ông
đã phải đi ra khỏi chùa.
Từ Bi, Trí Tuệ mà thiếu
Dũng Cảm thì chỉ co ăn sắn luộc, bo bo như các Thầy Tuyên Úy Phật Giáo bị VC
nhốt tù khổ sai sau 30 tháng 4 năm 1975. Điểm này đã thể hiện “ý chí cương quyết
bất vụ lợi” của nhóm chủ trương. Người viết nghiêng mình hoan nghênh.
4. Đem mê tín dị đoan vào
chùa, trái với giáo lý nhà Phật?
Giải thích: Quả thật chùa Bồ Đề cũng như các chùa khắp nơi, những hiện tượng
Xin Xăm, Tịnh Thủy, Tịnh Hỏa, Cầu Bách Niên Giai Lão, Cầu Tài Lộc, Cầu Sinh
Lực... đều xuất hiện. Người viết có nêu ý kiến với ông TRẦN QUÁN NIỆM thì được
giải thích ngắn gọn theo ý nghĩa, cùng là cách hoằng pháp. Không dám có ý thêm
vì tinh thần Phật giáo là giáo hóa chúng sanh hiểu được nguyên nhân của sự khổ
và cách diệt khổ mong thoát khỏi vòng luân hồi. Mỗi người đều có duyên khởi
riêng, không ai giúp ai được.
*
LỜI KẾT:
Giáo lý Tứ Diệu Đế giải
thích, quán niệm là nhằm tập trung tư tưởng để sanh khởi ý thức với 4 đề mục
tương quan Thân - Thọ - Tâm - Pháp để thấy rõ bản chất con người và sự
vật, mà thông thường chúng ta chưa có đủ bản lĩnh để tự chủ và giới hạn mình
trước sức mạnh của lòng ham muốn.
Cần phân biệt sự khác
biệt giữa người học Phật và người tu Phật. Khó thay cho Người học Phật lại vừa
tu Phật vì họ chính là người thực sự sống, hành trì theo chánh pháp.
Bể khổ mênh mông, quay
đầu lại là bờ. Theo Phật để tận diệt THAM SÂN SI mà cái lợi đầu tiên là THÂN
TÂM AN LẠC. Tâm an lạc thì Thân an lạc.
Làm theo lời dạy của đức
Phật chứ không cầu xin đức Phật ban bố hồng ân vì Ngài chẳng phải là thần linh
“ Ta là Phật đã thành, các người là Phật sẽ thành” muôn đời muôn kiếp vẫn là
ngọn hải đăng soi sáng con đường diệt khổ.
Chúng tôi đang tin:
“QUÁN NIỆM của ông Tâm là Quán Niệm từ NGỘ vì bản chất của ông vốn hiền lành,
đạo đức, Family Man, là Đệ Nhất Phật Tử Philadelphia”.
Mượn bài thơ nhận muộn
dưới đây, thoạt nghe phảng phất tinh thần QUÁN NIỆM, thuộc nguồn lề trái, của
Trạng Phét để chấm dứt bài viết với lời hứa hẹn, sẽ giải thích vào bài kế tiếp
để bảo toàn ý nghĩa của hai chữ QUÁN NIỆM trên tinh thần vừa HỌC PHẬT, vừa TU
PHẬT.
Chuyện Một Ngôi Chùa Gần
Nơi Tôi Ở
(31/10/2014)
Chùa ấy lâu nay chẳng có
thầy
Một phường bát nháo chiếm
nơi đây
Đảng viên họp mặt xơi đồ
mặn
Quần chúúng gom tiền nấu
món chay
Chánh điện ì xèo chuông
mõ tụng
Hôi trường loáng thoáng
khói hương bay
Tay ngang hành lễ thay sư
nhỉ?
Phât ngự trên cao cũng nhíu
mày.
Lê Thành Quang
25/01/2015
__._,_.___
No comments:
Post a Comment