Lão Mốc
* Bút Xuân Trần Đình Ngọc
Không ai biết lão từ đâu tới làng Hành này và từ bao giờ. Cũng chẳng ai biết
tên, họ cũng như tuổi tác của lão. Chỉ biết lão không còn trai trẻ nữa, người
ta đoán lão cũng phải 54-55 đổ lên. Quần áo tồi tàn, mặt lão lúc nào cũng xám
xám, xanh xanh, mốc mốc như thân cau mùa Đông nên người ta đặt tên cho lão là
lão Mốc. Lão không phản đối mà có vẻ thích thú với cái tên đó nên dù trẻ con,
người lớn gọi : “ông Mốc, ông Mốc” là lão quay nhìn liền.
Lão hiền, ít nói, vả lại chẳng có ai làm bạn với lão để lão nói. Có ai ngứa miệng hỏi lão thì lão chỉ gật gù cái đầu bù xù rậm tóc, may ra được vài tiếng:” ừ, ứ “ trong cổ họng. Lão khoái chơi với trẻ con và đôi khi mua được mấy cái kẹo gừng, kẹo bột - thứ quà thông dụng và rẻ tiền ở thôn quê - lão phát cho chúng rồi đứng nhìn những cái miệng nhai kẹo, có vẻ thích thú lắm.
Người ta thêu dệt về lão nhiều. Nào lão Mốc xưa kia cũng là dân khá giả, dân có máu mặt. Lão có vợ con đàng hoàng nhưng rồi một trận cuồng phong, tiếp theo lũ lụt cuốn trôi nhà cửa đồng thời cả vợ con của lão khiến lão tay trắng, vợ con sản nghiệp một phút ra tro. Người ta bảo vợ con lão chết đuối hết, rồi sau đó lão lang bạt kì hồ, người mê mê tỉnh tỉnh, điên điên dại dại.
Cũng có người nói lão xưa kia là kì mục trong làng ở miên thượng du Bắc Việt, có học trung bình, có gia tư điền sản, có ruộng sâu, trâu nái. Nhưng rồi lão trở thành thất cơ lơ vận, không còn một đồng một chữ và phiêu bạt giang hồ đến đây với hai bàn tay trắng.
Dù ai nói gì thì nói, có cố tình nói cho lão nghe, xem phản ứng của lão ra sao, lão cũng như câm, như điếc. Có những người bịa chuyện, lão đi ăn cướp trước kia rồi bị bắt ở tù, được tha, cố ý cho lão nghe để lão tức, lão phản ứng nhưng lão vẫn như không nghe. Nhiều người lại bảo lão câm và điếc thực sự. Rồi người ta bảo, nói với lão cũng như đấm vào bị bông mà thôi. “Rỗi hơi mà nói với lão Mốc.” người làng này bảo nhau như thế, “nói với lão Mốc thà vạch đầu gối nói còn hơn.”
Lão có một căn chòi ở cuối làng. Căn chòi làm trên một góc hồ của làng, ở chỗ khuất, nó chiếm một diện tích rất nhỏ, chỉ lớn hơn cái chiếu hai người nằm, vì thế nên hội đồng làng không phàn nàn gì lão. Có bắt lão rỡ đi thì cũng chẳng được lợi thêm gì vì thế sau khi bàn bạc, làng mặc nhiên để lão trú ngụ trong căn chòi này. Làng cũng đoán lão đã trên 55 tuổi nên miễn cho lão mọi phục dịch phu phen nhưng lão cũng chẳng được tham dự gì vào việc làng. Vả lại, lão đâu phải người làng, chỉ là dân ngụ cư tạm bợ. Thật ra có mời lão, lão cũng chẳng ham.
Căn chòi, nơi lão trú ngụ là bốn cây cột chôn xuống đáy hồ, bên trên mặt nước khoảng một thuớc tây. Cột bằng soan tươi, sàn là những cây tre đặc bắc ngang dọc, cột với nhau bằng mây, trên đó lão đã đi xin được mấy mảnh ván kê sát vào nhau, trên trải chiếu làm chỗ ngủ. Mái của căn chòi là một cái vòm, lão dùng lá gồi, rơm, rạ lợp kín, trông xa người ta tưởng là một đống rạ nếu nó không có bốn cây cột đứng trên mặt nước.. Chòi chỉ có một lỗ nhỏ, lão phải khòm người xuống mà chui ra chui vào sau khi đã leo qua một cây cầu khỉ bằng một đoạn luồng ngắn. Cửa là cái phên liếp che cho kín cái lỗ nhỏ đó khỏi mưa gió hoặc những lúc lão đi ra ngoài. Muốn cho yên, ban đêm lão chỉ việc kéo cây luồng này vào trong chòi là xong.
Lão hiền, ít nói, vả lại chẳng có ai làm bạn với lão để lão nói. Có ai ngứa miệng hỏi lão thì lão chỉ gật gù cái đầu bù xù rậm tóc, may ra được vài tiếng:” ừ, ứ “ trong cổ họng. Lão khoái chơi với trẻ con và đôi khi mua được mấy cái kẹo gừng, kẹo bột - thứ quà thông dụng và rẻ tiền ở thôn quê - lão phát cho chúng rồi đứng nhìn những cái miệng nhai kẹo, có vẻ thích thú lắm.
Người ta thêu dệt về lão nhiều. Nào lão Mốc xưa kia cũng là dân khá giả, dân có máu mặt. Lão có vợ con đàng hoàng nhưng rồi một trận cuồng phong, tiếp theo lũ lụt cuốn trôi nhà cửa đồng thời cả vợ con của lão khiến lão tay trắng, vợ con sản nghiệp một phút ra tro. Người ta bảo vợ con lão chết đuối hết, rồi sau đó lão lang bạt kì hồ, người mê mê tỉnh tỉnh, điên điên dại dại.
Cũng có người nói lão xưa kia là kì mục trong làng ở miên thượng du Bắc Việt, có học trung bình, có gia tư điền sản, có ruộng sâu, trâu nái. Nhưng rồi lão trở thành thất cơ lơ vận, không còn một đồng một chữ và phiêu bạt giang hồ đến đây với hai bàn tay trắng.
Dù ai nói gì thì nói, có cố tình nói cho lão nghe, xem phản ứng của lão ra sao, lão cũng như câm, như điếc. Có những người bịa chuyện, lão đi ăn cướp trước kia rồi bị bắt ở tù, được tha, cố ý cho lão nghe để lão tức, lão phản ứng nhưng lão vẫn như không nghe. Nhiều người lại bảo lão câm và điếc thực sự. Rồi người ta bảo, nói với lão cũng như đấm vào bị bông mà thôi. “Rỗi hơi mà nói với lão Mốc.” người làng này bảo nhau như thế, “nói với lão Mốc thà vạch đầu gối nói còn hơn.”
Lão có một căn chòi ở cuối làng. Căn chòi làm trên một góc hồ của làng, ở chỗ khuất, nó chiếm một diện tích rất nhỏ, chỉ lớn hơn cái chiếu hai người nằm, vì thế nên hội đồng làng không phàn nàn gì lão. Có bắt lão rỡ đi thì cũng chẳng được lợi thêm gì vì thế sau khi bàn bạc, làng mặc nhiên để lão trú ngụ trong căn chòi này. Làng cũng đoán lão đã trên 55 tuổi nên miễn cho lão mọi phục dịch phu phen nhưng lão cũng chẳng được tham dự gì vào việc làng. Vả lại, lão đâu phải người làng, chỉ là dân ngụ cư tạm bợ. Thật ra có mời lão, lão cũng chẳng ham.
Căn chòi, nơi lão trú ngụ là bốn cây cột chôn xuống đáy hồ, bên trên mặt nước khoảng một thuớc tây. Cột bằng soan tươi, sàn là những cây tre đặc bắc ngang dọc, cột với nhau bằng mây, trên đó lão đã đi xin được mấy mảnh ván kê sát vào nhau, trên trải chiếu làm chỗ ngủ. Mái của căn chòi là một cái vòm, lão dùng lá gồi, rơm, rạ lợp kín, trông xa người ta tưởng là một đống rạ nếu nó không có bốn cây cột đứng trên mặt nước.. Chòi chỉ có một lỗ nhỏ, lão phải khòm người xuống mà chui ra chui vào sau khi đã leo qua một cây cầu khỉ bằng một đoạn luồng ngắn. Cửa là cái phên liếp che cho kín cái lỗ nhỏ đó khỏi mưa gió hoặc những lúc lão đi ra ngoài. Muốn cho yên, ban đêm lão chỉ việc kéo cây luồng này vào trong chòi là xong.
Thực ra đó chỉ là giả thiết; lão chẳng có đồ vật gì
làm ngứa mắt bọn ăn trộm, lại cũng không giao du với ai nên tứ thời bát tiết,
chẳng ma nào léo hánh đến cái góc hồ hoang vắng đó. Mấy người làng còn đồn rằng
coi lão khù khờ thế chứ võ nghệ lão cao cường lắm. Chớ có trêu vào tay lão mà
không xong với lão. Đồn đoán thế chứ có ai nghe lão nói đến quyền cước bao giờ.
Đám đàn bà và trẻ nít thường bảo nhau:”Lão Mốc hiền khô à!”
Trước kia, chòi trống trơn không có gì nhưng
dần dần lão đã nặn được ba hòn đầu rau bằng đất sét, lại có cái niêu đất thổi
cơm và luộc rau. Ngày một lần, mái lều có khói bay lên, ấy là lúc lão Mốc thổi
cơm. Hình như lão chỉ có được hai cái bát sành, chẳng biết lão xin ở đâu; vài
đôi đũa tre (thứ này quá dễ với lão), một con dao đi rừng, một cái thùng sắt
tây cũ để đựng gạo, bắp, khoai khô và một quả bầu khô rỗng ruột để đựng nước uống.
Nhưng món đồ quí nhất với lão không phải là những thứ đó mà là một cái ấm đất,
như ấm người ta vẫn dùng để sắc thuốc bắc, có vung đàng hoàng, lão dùng để nấu
nước chè khô uống hàng ngày. Chè khô là từ những lá chè tươi hái xuống; người
ta phơi khô xong ủ thành ra chè khô, khi nấu sôi lên nó cho ta bát nước trà mầu
đậm như nước nụ vối, thơm, ngon, nhất là khi trời lạnh từ mùa Thu sang đến mùa
Xuân, uống lâu thành nghiện.
Lão Mốc nghiện chè khô Phú Thọ. Đó là cái rầy rà bởi
đôi khi chè chưa kịp đưa về từ thượng du Bắc Việt, người bán tự động lên giá,
khốn khổ cho lão vì lão rất nghèo. Có khi lão chậm chân vì ít tiền, chè đã hết
cả, lão tiu nghỉu về lều, mặt buồn hiu.
Bảo lão nhịn cơm cũng được, lão chịu nhịn lắm nhưng
mỗi ngày không có ít nhất một bát nước chè khô Phú Thọ, lão bần thần cả người.
Chẳng lẽ chất cà-phê-in đã ngấm sâu vào máu lão đến thế!
Lão Mốc không có nghề gì ngoài nghề câu cá. Lão rất sát cá nên hầu như ngày nào
lão cũng bắt được vài, ba con cá chuối (lóc) đem ra chợ chiều bán.
Có tiền, lão chỉ đong gạo, mua chè khô, mua muối. Rau lão kiếm ở ao, hồ dư ăn. Tôm tép, cá mú, cua đồng ngay cả lươn, chạch là thứ cây nhà lá vườn với lão.
Có tiền, lão chỉ đong gạo, mua chè khô, mua muối. Rau lão kiếm ở ao, hồ dư ăn. Tôm tép, cá mú, cua đồng ngay cả lươn, chạch là thứ cây nhà lá vườn với lão.
Lão không câu ở những ao, hồ gần mà đi xa, vừa
không có trẻ con quấy rầy, vừa ao hồ lưu cữu có nhiều cá to hơn.
Cái cần câu cá chuối của lão là một kì công. Nó rất dài, bằng loại tre đực già
mầu vàng tươi, chuyên dùng làm cần câu. Đầu lớn chỉ bằng nửa cổ tay, đầu nhỏ
bằng ngón tay giữa, lão đã hơ lửa uốn cho thẳng rất công phu, rất đẹp. Lão có
tới ba cái cần như vây để câu cá chuối hay câu ếch. Tùy theo hồ, ao lớn nhỏ mà
lão dùng cần nào. Dây câu lão dùng là sợi cước dài có hai cái ròng rọc nhỏ (lão
tự chế) ở đầu cần và giữa cần để dây không bị rối và bung ra dễ dàng. Con ngoé
(nhái) hoặc cái nụ mướp đã mắc rất khéo vào lưỡi câu, giấu kín ngạnh và lưỡi đi
để con mồi không nhìn thấy. Lưỡi câu lão không phải mua mà lão kiếm một sợi thép
ở lò rèn uốn cong, mài nhọn, làm ngạnh, thật nhậy, thật bén, thật cứng, thật
khoẻ có thể chịu được những con chuối 15 kí-lô. Đã một lần lão mất một con
chuối lớn vì cái lưỡi câu mua ở chợ. Lúc giật, lưỡi gẫy, con cá rớt xuống hồ
nên từ đó lão không dùng lưỡi câu mua nữa.
Lúc câu, lão vươn tay một cái là con ngoé, có
cục chì nhỏ ở đầu lưỡi câu cho nặng, tung ra quá giữa hồ, lão rà một cách điệu
nghệ cho con ngoé nhảy trên đám ao bèo như con ngoé thật. Cá chuối đang đói mồi,
nhắm con ngoé táp cái ộc. Lão biết liền, thả dây cho con cá nuốt mồi sâu vào cổ
họng, lão biết nó đã vào đến đâu, lão giật giứ nhẹ một cái cho lưỡi câu cắm sâu
vào họng cá, cái ngạnh dài đâm chĩa ra giữ chắc lấy cổ nó, khoảng 60 giây sau,
khi đã biết chắc ăn, lão giật mạnh con cá lên khỏi mặt nước. Cá giẫy đành đạch
làm xê dịch cả một mảng bèo xanh mướt. Lão chỉ việc kéo cá vào bờ và đưa vợt ra
hứng. Có những con cá chuối đen và cá chuối hoa sống lâu năm, nặng hơn chục
kílô, lão phải rất khéo kẻo gẫy cần câu vì ngọn cần nhỏ, rỏng rớt để dễ rà mồi
trên ao bèo.
Cũng có khi không phải là con cá chuối nhưng là chú
ếch to, mập thù lù bằng hai vụm tay. Chú ếch thấy cái nụ mướp mầu vàng ươm ngon
lành quá, đã lâu chú chẳng được thưởng thức, chú nhảy trên mặt bèo đuổi theo
cái nụ. Trên này lão Mốc đã nhìn thấy, lão cho cái nụ mướp chạy chậm chậm rà
rà, đôi khi lão chưa cần bắt chú ếch ngay mà giỡn chơi với chú, cho cái nụ mướp
nhảy nhổm chỗ này, chỗ kia một khoảng cách gần để khiêu khích chú ếch. Chú ếch
say mê với con mồi, thấy mồi chạy lại hăng lên phóng tới, phóng tới. Khi vừa tầm,
chú há miệng đớp bạo một miếng thỏa mãn. Lão Mốc để cho chú nuốt ực vào họng
cho sâu rồi mới giật.
Cá chuối hoa và ếch lớn bán rất được giá vì ai cũng
thích ăn mà câu ít khi được. Cá chuối hoa lột da đem nấu cháo gạo nếp loãng
loãng, cháo nhừ, cho ít rau cần nước vào thành một thứ cháo rất ngon gọi là
cháo ám. Mùa Đông, ăn bát cháo ám buổi chiều lúc heo may đang xuống ào ào ở bên
ngoài, thật thú vị.
Thỉnh thoảng lão cũng giữ lại vài con ếch, lột da,
xào với mướp. Còn cá chuối thì kho hoặc nấu canh cà chua. Lão chỉ có vài món đó
với rau luộc để ăn cơm. Khi nào sang, lão có thêm bát muối vừng.
Ấy là câu ếch và cá chuối ban ngày. Ban đêm, lão đi
câu cá trê. Cá trê câu rất khó nhưng với lão, hiếm khi trở về không.
Câu cá trê phải kiên nhẫn vì cá trê không chịu đớp
mồi như cá chuối vá ếch. Cần câu cá trê ngắn, có một hòn chì ở bên trên lưỡi
câu. Cần phải biết rõ bờ ao, hồ định câu nông hay sâu mà căn cho mồi ở lửng lơ
trên mặt bùn một khoảng bằng gang tay hay ngắn hơn. Cá trê đi một đàn, đêm mới
đi kiếm mồi và khi chúng thấy giun (trùng) là đớp ngay. Mồi để cao quá, chúng
không thấy, mồi để thấp quá nằm với bùn, chúng cũng không thấy, chúng không sục
sạo như những loại cá khác mà chỉ hay chũi vào hang ổ thật sâu.
Lão Mốc không câu cá trê bằng một cần mà bằng
dăm sáu cái cần câu một lúc, mỗi cần cách nhau một khoảng độ thước rưỡi tây..
Ban ngày lão đã nghiên cứu “địa hình địa vật” rồi nên đến đêm, lão cứ thế mắc mồi
thả câu. Cá trê đớp mồi mắc ngạnh lưỡi câu tính tha cả cái cần tẩu thoát nhưng
lão đã cắm cần thật sâu, mười con cũng không kéo ra nổi và lão nhìn là biết cá
đã mắc. Có đêm lão cũng kiếm được dăm, bảy con cá trê vàng lườm, to như vụm
tay, dài gần vài gang tay. Cá trê loại này đem ra chợ ai cũng muốn mua. Cá trê
kho lá gừng! Khi muốn ăn, lão để lại kho vài con hay đem om với giưa chua, cà
chua cho thật nhừ, ăn với cơm.
Nông dân ta xưa kia không biết nhiều về cá chuối.
Ao nào có cá chuối, không loại cá con nào còn với nó. Nó đớp hết trơn. Vì nông
dân không hiểu biết nên không diệt trừ cá chuối ở những ao thả cá mè, cá
chép nên rốt cuộc, thả cả ngàn con cá con mà lúc cá lớn chỉ còn vài trăm con. Mấy
trăm con cá mè, cá chép con đã nuôi béo mẹ con con chuối. Người ta còn nói cá
chuối mẹ kiếm mồi cho con rất tài. Khi không có gì ăn, con chuối mẹ nhảy lên bờ
ao nằm cho kiến bu lại, thường là giống kiến đen, hiền. Khi kiến bu kín, mẹ chuối
trườn mình rồi phóng xuống nước, chuối con tha hồ mà đớp kiến no nê. Nếu quả thực
như vậy thì cá chuối cũng là động vật khôn ngoan.
o0o
Lão Mốc vẫn đi câu ban ngày kiếm miếng ăn, tối chui
vào chòi ngủ. Mấy đứa trẻ tinh nghịch có lần đã lẻn vào chòi khi lão đi câu xem
lão sống ra sao thì chỉ thấy vài cái chiếu rách, ba hòn đầu rau, vài cái
nồi đất và mấy cái cần câu. Có những tháng mùa đông mưa nhiều không đi câu được,
người ta không biết lão sống bằng gì nhưng không bao giờ thấy lão đi ăn xin. Có
những người thương lão đem gạo, bắp hoặc quần áo cho lão nhưng lão từ chối. Chỉ
những lúc đó lão mới nói chút chút vì không nói không được. Làm như lão muốn tịnh
khẩu.
Khoảng hơn năm từ ngày lão Mốc làm căn chòi. Một bữa,
người xung quanh thấy lão dắt một con chó mực nhỏ. Con chó trông đẹp và khôn
không hiểu lão đã xin ở đâu. Thực ra con chó cũng có lai lịch.
Một buổi chiều lão đưa hai con cá chuối hoa và hai
con ếch lớn ra chợ bán. Người ta thích tôm cá của lão vì nó tươi và luôn luôn
giá hời. Thường lão chỉ đứng một lát là bán hết.
Chợt lão nhìn thấy ba con chó con với một chị
đàn bà ngồi bán ở cách lão khoảng vài chục bước. Lão vốn thích chó đã lâu nên đứng
đó mà mắt cứ nhìn mấy con chó. Rồi lão không dằn được nữa nên cầm cái rổ đựng
cá chuối và ếch đến trước mặt chị bán chó. Chị này đã biết lão từ lâu nên chào
hỏi niềm nở:
“Chào ông Mốc! Ông muốn mua chó của tôi sao?”
Lão đặt cái rổ cá xuống bên cạnh rồi ngồi xuống
nhìn đàn chó. Lão không chú ý đến con vàng và con khoang mà chỉ dán mắt vào con
chó đen tuyền. Lão dùng hai tay nhẹ nhàng nâng con chó mực bụ bẫm xinh xắn lên,
vạch bụng nó ra nhìn vào cái khoang trắng ở bụng. À, con này đực, quí quá chứ
vì lão chỉ thích nuôi chó đực. Cái khoang ở bụng của nó cũng giống như con chó
mực của lão ngày xưa, cũng tứ túc mai hoa, thạch sùng bám cổ như con này.
Con Mực của lão ngày xưa kết thúc cuộc đời của
nó trong sự đau buồn. Trời đất ạ, nó dễ thương như vậy mà bị người ta
đánh thuốc độc. Hai thằng trông có vẻ du đãng đánh thuốc độc con chó rồi
chúng bỏ lại con chó nằm chết đó cho lão. Lão không biết vì sao mà chúng thù
con chó. Có lẽ con chó hay sủa mỗi khi chúng đi qua chăng? Lão thương con chó
day dứt một thời gian.
Giờ này nhìn thấy con Mực nhỏ này, lão liên tưởng tới
con Mực đã ra đi ba năm trước. Lão vuốt vuốt mãi cái lưng con chó. Lão mê con
chó nhưng lão biết lão không đủ tiền. Hai con cá và hai con ếch có được giá
cũng chỉ hơn đồng bạc trong khi con chó, có xoàng cũng phải gần 5 đồng. Cá, ếch,
lươn thuộc về thức ăn nên rẻ, trái lại chó mèo, lợn bò nuôi làm giống rất
đắt. Lão cứ ôm con chó mực trên tay, không muốn bỏ xuống trong khi hai, ba người
đứng xung quanh cũng đang trầm trồ ba con chó. Lão nghĩ bụng, nếu lão bỏ
con mực xuống là có người cầm nó lên ngay và nó sẽ thuộc về người ta. Lão kết
con mực quá chừng! Đực, đen tuyền, tứ túc mai hoa, thạch sùng bám cổ đâu dễ kiếm!
Chị bán chó có lẽ đọc được tâm trạng của lão, bảo
lão:
“Ông Mốc ơi, nếu ông thích con mực thì tôi để riêng
cho ông đấy.”
Riêng có nghĩa là chỉ để cho ông thôi, không ai
khác. Riêng cũng có nghĩa nó không bán với giá “thị trường” mà có giá đặc biệt.
Lão Mốc nghe chị bán chó nói nhưng lão vẫn nghĩ lung. Giá lão có tiền, lão trả
phứt, trả đầy đủ chứ lão không muốn chị bán chó bị thiệt thòi. Tính lão vẫn thế,
nghèo nhưng không tham tiền. Nhưng lão không có xu teng nào ngoài hai con chuối
hoa và hai con ếch to. Vì thế lão cứ ngồi đực mặt ra.
Một anh đàn ông đứng đàng sau ý chừng cũng thích
con mực, bảo lão Mốc:
“Lão có mua con mực thì mua, không thì bỏ đó đứng
lên cho người khác mua chứ?”
Chị hàng chó nói ngay:
“Ông ấy đã lấy con chó này rồi. Tôi để cho ông ấy
đó. Ông Mốc có muốn đi bán cá thì ôm con mực đi. Nó là của ông rồi đó. Khi nào
bán cá xong lại đây rồi trả tiền tôi cũng được.”
Lão Mốc biết chị bán chó muốn giúp đỡ mình, lão nói
nhỏ nhỏ “Cám ơn” và ôm con mực với rổ cá lại chỗ cũ. Những người bu lại
mua cá của lão lúc nãy đã tản mát. Còn một người mua cho lão được một con cá và
một con ếch. Sau đó lão trở lại chị bán chó. Chị đã bán xong hai con chó. Thấy
lão, chị đon đả:
“Ông Mốc ơi! Ông đã bán xong cá rồi à?”
Lão trả lời nhát gừng:
“Hãy còn một nửa.”
“Đâu ông cho tôi coi!”
Lão Mốc chìa cái rổ ra cho chị ta coi. Con cá chuối
hoa và con ếch vẫn còn sống nhăn, con cá quẫy qua quẫy lại cái đuôi trong rổ
còn con ếch bị trói tay chân nhưng mắt mở thao láo. Lão để con chó mực
trưóc mặt.
“Này ông Mốc!” Chị bán chó nói, “Thôi thế này nhé.
Tôi không tính hơn tính thiệt gì. Giữa tôi với .... ông.(Câu này chị nói thật
nhanh). Ông lấy con chó, ông đưa tôi con cá và con ếch này là vừa hòa. Ông chịu
không, ông Mốc?”
Có lẽ nhiều người trong làng này nghe thế thì rất mừng,
nhưng lão Mốc không mừng. Mặt lão vẫn ưu tư làm sao ấy. Giọng nhát gừng cố hữu,
lão bảo chị bán chó:
“Không đâu. Mười lần này cũng không đủ mua con chó.
Tôi thích nó lắm nhưng tôi chưa có tiền. Thôi để lứa sau. Chị bán cho người ta
đi!”
“Không, ông Mốc à. Cá với ếch là đủ ngám tiền con
chó rồi. Con chó cái nhà tôi nó đẻ chứ có buôn bán gì đâu mà sợ mất vốn, mất
lãi.”
“Chị tốt với tôi nhưng tôi không làm như thế được.
Đây, chó của chị.”
Nói xong, lão Mốc đứng lên, cầm rổ cá quày quả đi.
Chị bán chó bối rối thật sự. Chị không thấy ai ngang như cái nhà lão Mốc này.
Chị ôm con chó chạy theo:
“Tôi nói thật đấy. Ông Mốc đưa nó về nuôi giùm tôi
đi. (Rồi chị nói dối) Con mực này không mấy người thích, tôi bán không được.
Ông không nuôi giùm tôi thì tôi phải mang về, tốn cơm lắm.”
Vừa nói chị vừa ấn con mực vào tay lão Mốc. Mặt mày
ngơ ngơ ngẩn ngẩn như người mất hồn, lão bảo:
“Thế thì chị lấy cả tám hào tôi vừa bán đây. Tôi
còn thiếu chị bao nhiêu, chị cứ tính cho đủ, mấy ngày nữa có cá bán, tôi trả chị
dần dần. Có vậy tôi mới đưa con chó về.”
“Rồi,” Chị bán chó cười tươi, “Ông còn thiếu tôi
nhiều lắm. Ông cứ đưa con mực về đi. Khi nào ông có cá, tôi lấy cá ăn trừ nợ
cũng được.”
Chị nói mà chỉ sợ lão Mốc từ chồi lời đề nghị.
Nhưng sau khi móc tám hào tiền bán cá lúc nãy trao cho chị bán chó, lão ôm con
chó đi.
Từ đó, trong căn chòi nghèo nàn và vắng vẻ ở cuối
làng đã có thêm một sinh vật bầu bạn với lão Mốc. Lão chính thức đặt tên cho
con chó là Mực để nhớ lại con Mực ngày xưa. Kể từ ngày có con Mực, căn
chòi có vẻ vui hơn. Lâu lâu, con Mực cũng tập sủa vài tiếng cho vui cửa vui
nhà. Từ nay đi đâu lão Mốc cũng dắt con Mực đi theo. Nó lớn nhanh như thổi. Lúc
mới về nó mới được bốn tuần, chưa rời vú mẹ. Vậy mà chỉ hai tháng sau, nó lớn bổng.
Nó không bụ bẫm như trước nhưng dài mình ra và khoảng sáu tháng thì nó đã là một
con chó cỡ trung.
Mực ăn hết mọi thứ lão Mốc cho nó ăn. Cơm trộn cá vụn,
đầu cá hay cơm không, cơm độn khoai sắn, hay bắp bung, hễ thứ gì lão Mốc ăn là
nó ăn. Ăn ngon lành nhưng không đòi hỏi, không chê ít, chê nhiều. No nó cũng
canh coi “nhà cửa” cho lão Mốc hay đi ngoài đường với lão mà đói nó cũng
làm tất cả bổn phận. Lão Mốc chẳng có gì ở trong lều nhưng nếu lão bảo nó:”Nằm
nhà coi nhà!” thì nó cứ nằm ở trước cửa chòi canh cho đến khi lão về
không một phút lơ đãng. Lão Mốc tập cho Mực nghe tiếng người. Lão nói nó nghe
ra ngay, làm đúng hiệu lệnh mà người khác nói, nó làm thinh. Mực không tấn công
người nào bao giờ nhưng nếu lão Mốc ra hiệu bằng tay và “xịt, xịt”bằng giọng
nói cho nó, nó dám phóng lên cắn giứ vào cổ người nào đó cho đến khi lão Mốc hồi
lệnh mới thôi.
Lão Mốc nhớ như in còn món “nợ chó” phải trả. Những
lần bán cá sau đó, lão dành dụm lấy mấy đồng
để
trả chị bán chó. Nhưng cả mấy tháng sau lão đã để ý cái chỗ chị ngồi bán chó
hôm đó nhưng không hề thấy chị ta trở lại. Lão tự trách đã sơ ý không hỏi tên
và nhà cửa chị ta ở đâu để giờ này, lão trả bớt một ít. Lão có hỏi vài người
bạn hàng ở chợ hôm nhưng không ai biết chị ta ở đâu. Không trả được nợ, lão bứt
rứt không yên, nhất là mỗi ngày nhìn thấy con Mực lại như thấy món nợ chình ình
trước mắt. Nhưng chị ta không trở lại, lão biết làm sao?
o0o
Thường những làng quê Bắc Việt khi xưa, cứ mỗi khi gần Tết Nguyên Đán, dân làng lại tổ chức canh coi e trộm cướp đến quấy nhiễu. Dân đinh trong làng từ 18 tuổi trở lên đến 45 phải tập họp dưới quyền trương tuần, ông này phân chia họ ra thành từng nhóm, từng đội để canh gác các đầu lối vào ra làng, những chỗ hiểm yếu. Mỗi xóm, thôn cũng có trưởng xóm tổ chức canh gác xóm tại trụ sở xóm xưa kia gọi là điếm canh.
o0o
Thường những làng quê Bắc Việt khi xưa, cứ mỗi khi gần Tết Nguyên Đán, dân làng lại tổ chức canh coi e trộm cướp đến quấy nhiễu. Dân đinh trong làng từ 18 tuổi trở lên đến 45 phải tập họp dưới quyền trương tuần, ông này phân chia họ ra thành từng nhóm, từng đội để canh gác các đầu lối vào ra làng, những chỗ hiểm yếu. Mỗi xóm, thôn cũng có trưởng xóm tổ chức canh gác xóm tại trụ sở xóm xưa kia gọi là điếm canh.
Mùa đông năm đó Bắc Việt rất lạnh. Gió heo may hun
hút thổi đem cái lạnh căm căm từ miền thượng du Bắc Việt xuống cộng thêm mưa dầm
nhiều ngày thối đất thối cát. Nước ao, hồ lạnh quá khiến cá chết nổi trên mặt
nước, người ta gọi là “cái lạnh chết cá”.
Đêm ấy là một đêm không trăng sao vào cuối tháng 11
âm lịch. Phải một tuần nữa tuần đinh làng Hành mới bắt đầu canh gác cho tháng
“củ mật”.
Bỗng khoảng quá nửa đêm, một bọn chừng hai chục người
tay cầm vũ khí như giáo, mác, dao rừng, mã tấu, gậy gộc xông vào nhà ông lí Cựu
ở khu Tây làng Hành. Ông này chỉ là lí trưởng mua, đã lớn tuổi, gia tư điền sản
vào loại có máu mặt trong làng. Gần cuối năm, bọn này tính đi ăn cướp mấy nhà
giầu về cho vợ con ăn Tết.
Muốn vào nhà ông lí Cựu, phải mở được hai lần cổng,
nếu không phải vượt tường hoa cao gần hai mét trên cắm mảnh chai rất sắc, rất
bén, cắt tay cắt chân chảy máu như chơi. Gia nhân ông lí Cựu cũng có bốn người
là con cháu trong nhà có học võ nghệ cùng với hai con chó rất dữ, tối thả ra
coi nhà.
Khi bọn cướp tới bên ngoài nhà ông lí Cựu, chúng “bật
hồng” lên (đốt đuốc). Chúng bắc thang lên bờ tường trèo lên phóng xuống sân để
ra mở cổng cho đồng bọn tiến vào. Nhưng hai tên vừa từ đấu thang nhảy xuống thì
“hự” hai võ sĩ của ông lí Cựu đã giáng cho mỗi tên một đòn hiểm vào cổ và bụng.
Chúng nằm quay lơ ra. Nhưng năm tên khác đã nhảy xuống ào ào. Bốn tên đấu võ với
bốn võ sĩ của ông lí Cựu, còn một tên đi mở cổng cho đồng bọn ào vào.
Hai con chó nhà ông lí Cựu đã quần thảo với bọn cướp
ngay từ lúc đầu, chúng sủa inh ỏi nhưng vì bọn cướp có khiên, chó không cắn
trúng người chúng được hơn nữa chúng là những tay võ nghệ có hạng biết cách
tránh đòn của chó. Hai con chó bị giáo đâm bị thương nằm xoài một góc, thở dốc.
Chó cả khu sủa ầm ĩ, sau đó trống mõ thúc lên rầm rầm
báo cho cả làng biết có cướp. Vì làng không đề phòng nên trống mõ chỉ đánh vậy
mà tuần đinh không thấy tới vì không có lệnh lạc cũng không có vũ khí trong
tay.
Bọn cướp trói gô vợ chồng gia chủ và con cái vào cột
nhà. Những tên khác đi thu nhặt các đồ đồng như mâm, nồi, thau, chậu, vải vóc.
Chúng tra khảo hai ông bà lí Cựu để biết chỗ giấu tiền, vàng, bạc nhưng dù bị
đánh đau, hai ông bà cứ nói là không có, chỉ có thóc lúa, chúng muốn xúc cứ việc
gánh. Nhưng thóc là thứ nặng, quang gánh đâu mà gánh ban đêm? Chúng định bắt
hai con lợn nhưng thấy lợn kêu quá khó đường thoát thân nên chúng đành thôi. Nhắm
chừng không còn thứ gì dễ nuốt, chúng tháo lui.
Khi chúng vừa ra khỏi khu tây thì gặp toán tuần
đinh hơn chục người của làng. Hai bên giao chiến dữ dội. Phía bên tuần đinh có
cả lão Mốc. Lão thủ một cây gậy dài khoảng hai sải tay bằng tre đực già, đặc,
to và thẳng. Lão múa tít lên khiến bọn cướp hoa mắt đỡ đòn không kịp. Một tên
đang ôm mấy cái mâm đồng bị lão quạt ngang một cái, mâm đồng tuột khỏi tay rơi
loảng xoảng xuống đất. Lão chỉ đánh cho tên kia sợ chứ lão không định đánh chết
nên tên kia la hoảng lên rồi chạy lẹ. Một tên khác ôm hai cái nồi đồng chạy bị
lão Mốc xịt con Mực phóng lên ôm lấy cổ. Tên kia sợ quá buông hai cái nồi chạy
trối chết. Mấy ngưòi tuần đinh khác cũng chận được mấy tấm gấm, lụa; bọn cướp
phải bỏ của chạy lấy người. Chúng chỉ cướp được một ít, không bõ.
Khi bọn cướp đã hoàn toàn rút khỏi, người làng bu
đông kín nhà ông lí Cựu. Những người đến đầu tiên cởi trói cho vợ chồng con cái
ông sau đó ông đi kiểm điểm xem đã mất những gì.
Ngày hôm sau, huyện lị cho nhân viên về điều tra vụ
cướp và lấy dấu tay bọn cướp. Trong những người được nêu thành tích vì đã đánh
bọn cướp có lão Mốc và con Mực. Viên Tri huyện làm giấy ban khen lão Mốc, gửi
giấy về làng. Làng cho chú Mõ đi mời lão Mốc tới nhận bằng ban khen từ quan Huyện
nhưng chú Mõ đi ba lần mà không gặp lão ở trong chòi. Ông lí trưởng đích thân
đi mời lão cũng về không. Có người gặp lão đang câu, bảo:
“Ông Mốc ơi! Huyện làm bằng khen ông về vụ đánh cướp
đấy. Ông lí đương kiếm ông quá trời. Ông tới đình làng gặp ông ấy đi.”
Lão Mốc chỉ nói:
“Tôi có công trạng gì đâu?”
“Sao lại không? Ai chẳng thấy ông đêm đánh cướp. Cả
con chó của ông cũng có công nữa.”
Lão không nói thêm chỉ nhìn cái nụ mướp đang nhảy
múa nhử hai con ếch trên mảng bèo cái xanh mướt ở giữa ao.
o0o
Trưa hôm
đó, lão Mốc mải mê câu nên về nhà trễ. Lão đang tính cuốn dây câu, lưỡi câu và
xách giỏ cá đi về thì một người đàn bà đi trên đường nhìn thấy lão. Bà ta nhận
ra lão Mốc ngay, bà rẽ xuống con đường bờ ruộng để ra bờ ao chỗ lão Mốc đang đứng
thu dọn đồ câu:
“Chào ông Mốc! Hôm nay ông có cá mú gì không?” Người
đàn bà đon đả.
Lão lấy làm lạ rất nhiều người trong làng và các
làng bên biết lão nhưng thực tình, lão chẳng nhớ ra ai, ngoại trừ mấy đứa trẻ
hay đi theo lão.
“Có mấy con đây. Bà muốn mua sao?”
“Cá của ông câu tươi và ngon lắm, không mua cũng uổng. Đâu ông cho tôi coi!”
Lão Mốc nhấc cái giỏ vẫn để ở dưới nước, cá bắt được nhốt trong đó, cứ sống hoài cho đến lúc lão mang ra chợ bán. Lão nhấc cái nắp đan ra cho bà khách nhìn thấy ba con cá chuối cỡ trung đang ve vẩy đuôi ở trong đó.
“Bao nhiêu đây, hả ông Mốc?”
“Bà trả tôi bao nhiêu cũng được.”
“Không, ông có của ông phải nói đi chứ.”
“Thường ra chợ, họ trả tôi bảy hào một con cỡ này. Nhưng ở đây tôi không phải mang ra chợ, bà muốn trả bao nhiêu cũng được.”
“Không đâu, cá tươi thế này cứ là tám hào mới đúng. Ba tám vị chi hai đồng tư. Được không ông Mốc?”
“Bà trả thế là hơn giá ở chợ rồi.”
Người đàn bà hơi ngần ngừ, khó nói:
“Bây giờ thế này, tôi chỉ mang theo có một đồng rưỡi, còn thiếu gần đồng nữa. Ông có thể theo tôi về nhà, ngay ở xóm Dâu, tôi lấy tiền trả đủ cho ông, được không ông Mốc?”
“Thôi, có bao nhiêu bà cứ trả bấy nhiêu. Chỗ còn thiếu lúc nào gặp lại tôi bà trả cũng được.”
Người đàn bà chỉ tay về phía trước mặt:
“Kia, nhà tôi ở ngay chỗ kia. Gần lắm. Đi, ông đi với tôi về cho biết nhà tôi.”
Nói xong bà ta đi, lão Mốc cũng cầm cần câu và cái giỏ cá theo sau.
Nhà người đàn bà cũng gần, chỉ một đỗi đã tới. Bà ta bảo lão Mốc ngồi đợi ở cái ghế dài trong hàng hiên rồi cầm giỏ cá đi vào nhà bếp. Lão Mốc ngồi ngắm ngôi nhà và cái sân, khu vườn trước mât. Chợt lão nghe giọng nói:
“Mời ông xơi nước.”
Lão quay nhìn, ủa hình như chị bán chó. Lão hơi ngỡ ngàng. Tay lão đỡ bát nước người đàn bà trao, mắt lão nhìn chăm chú, rồi lão bật ra:
“Phải chị đã bán con chó Mực cho tôi?”
Người đàn bà vẫn chậm rãi:
“Phải, chính tôi đã bán con chó đen nhỏ cho ông đấy ông Mốc. Con chó của ông còn không?”
“Còn, hôm nay tôi không cho nó đi theo. Tôi còn thiếu chị mấy đồng cả thảy, chị cho biết để tôi trả chị.”
“Ông trả đủ rồi mà, ông Mốc, ngay bữa đó tôi đã nói thế thôi.”
Từ lúc mới nhìn thấy người đàn bà, lão Mốc đã chú ý đến cái khăn trắng đội trên đầu chị. Lúc này lão mới hỏi:
“Xin lỗi, chị mới có đại tang sao?”
Nghe hỏi đến nỗi thưong tâm, người đàn bà ngồi xuống đầu kia chiếc ghế lấy giải khăn bưng mặt sụt sịt khóc. Vừa lúc đó, người đàn bà mua cá - người chủ nhà - từ dưới bếp lên:
“Ủa, ông Mốc có quen với dì Na sao? Na là em gái tôi, sáu tháng trước bị một một trận hỏa hoạn ban đêm thiêu rụi nhà cửa, chồng với năm đứa con nó ngủ say chạy không kịp, chết cháy hết, thật tội nghiệp. Na phải đến đây ở đỡ với gia đình tôi từ hôm đó.”
Lão Mốc bảo chị Na:
“Tôi thành thực chia buồn với chị. Nhưng chị ạ, trên đời này, không phải chỉ có mình chị đau khổ đâu. Tôi cũng là nạn nhân của một vụ lũ lụt và cả gia đình tôi chín người, vợ với bảy đứa con, chỉ còn lại mình tôi. Tôi sống cho qua ngày đoạn tháng tại một căn chòi ở cuối làng Hành. Nếu tôi có thể làm được gì giúp chị trong khả năng của tôi, xin đừng ngần ngại cho tôi hay.”
Người đàn bà chủ nhà trao tiền mua cá cho lão Mốc. Lão Mốc móc hết trong túi ra được thêm hai đồng hai, lão trao tất cả cho chị Na:
“Tôi gửi chị tiền tôi còn thiếu về con Mực. Tôi chẳng biết đã đủ chưa nhưng tôi chỉ còn có bằng này. Chị đã quá tốt với tôi.”
Chị Na lau nước mắt, chị không cầm tiền:
“Tôi đã nói ông không thiếu ngay hôm đó chứ phải hôm nay tôi mới nói đâu.”
“Chị quên rồi! Người ta bảo với tôi chị bán mỗi con chó gần 5 đồng. Tôi mới đưa cho chị được hơn một đồng. Thêm chỗ này nữa may mới đủ.”
Mặc cho lão giơ mỏi tay, chị Na không nhận:
“Ông đừng ép tôi lấy thêm tiền không phải của tôi.”
Bà chủ nhà cũng xen vào:
“Dì Na đã nói vậy thì ông Mốc cũng đừng nài ép dì ấy nữa.”
“Cá của ông câu tươi và ngon lắm, không mua cũng uổng. Đâu ông cho tôi coi!”
Lão Mốc nhấc cái giỏ vẫn để ở dưới nước, cá bắt được nhốt trong đó, cứ sống hoài cho đến lúc lão mang ra chợ bán. Lão nhấc cái nắp đan ra cho bà khách nhìn thấy ba con cá chuối cỡ trung đang ve vẩy đuôi ở trong đó.
“Bao nhiêu đây, hả ông Mốc?”
“Bà trả tôi bao nhiêu cũng được.”
“Không, ông có của ông phải nói đi chứ.”
“Thường ra chợ, họ trả tôi bảy hào một con cỡ này. Nhưng ở đây tôi không phải mang ra chợ, bà muốn trả bao nhiêu cũng được.”
“Không đâu, cá tươi thế này cứ là tám hào mới đúng. Ba tám vị chi hai đồng tư. Được không ông Mốc?”
“Bà trả thế là hơn giá ở chợ rồi.”
Người đàn bà hơi ngần ngừ, khó nói:
“Bây giờ thế này, tôi chỉ mang theo có một đồng rưỡi, còn thiếu gần đồng nữa. Ông có thể theo tôi về nhà, ngay ở xóm Dâu, tôi lấy tiền trả đủ cho ông, được không ông Mốc?”
“Thôi, có bao nhiêu bà cứ trả bấy nhiêu. Chỗ còn thiếu lúc nào gặp lại tôi bà trả cũng được.”
Người đàn bà chỉ tay về phía trước mặt:
“Kia, nhà tôi ở ngay chỗ kia. Gần lắm. Đi, ông đi với tôi về cho biết nhà tôi.”
Nói xong bà ta đi, lão Mốc cũng cầm cần câu và cái giỏ cá theo sau.
Nhà người đàn bà cũng gần, chỉ một đỗi đã tới. Bà ta bảo lão Mốc ngồi đợi ở cái ghế dài trong hàng hiên rồi cầm giỏ cá đi vào nhà bếp. Lão Mốc ngồi ngắm ngôi nhà và cái sân, khu vườn trước mât. Chợt lão nghe giọng nói:
“Mời ông xơi nước.”
Lão quay nhìn, ủa hình như chị bán chó. Lão hơi ngỡ ngàng. Tay lão đỡ bát nước người đàn bà trao, mắt lão nhìn chăm chú, rồi lão bật ra:
“Phải chị đã bán con chó Mực cho tôi?”
Người đàn bà vẫn chậm rãi:
“Phải, chính tôi đã bán con chó đen nhỏ cho ông đấy ông Mốc. Con chó của ông còn không?”
“Còn, hôm nay tôi không cho nó đi theo. Tôi còn thiếu chị mấy đồng cả thảy, chị cho biết để tôi trả chị.”
“Ông trả đủ rồi mà, ông Mốc, ngay bữa đó tôi đã nói thế thôi.”
Từ lúc mới nhìn thấy người đàn bà, lão Mốc đã chú ý đến cái khăn trắng đội trên đầu chị. Lúc này lão mới hỏi:
“Xin lỗi, chị mới có đại tang sao?”
Nghe hỏi đến nỗi thưong tâm, người đàn bà ngồi xuống đầu kia chiếc ghế lấy giải khăn bưng mặt sụt sịt khóc. Vừa lúc đó, người đàn bà mua cá - người chủ nhà - từ dưới bếp lên:
“Ủa, ông Mốc có quen với dì Na sao? Na là em gái tôi, sáu tháng trước bị một một trận hỏa hoạn ban đêm thiêu rụi nhà cửa, chồng với năm đứa con nó ngủ say chạy không kịp, chết cháy hết, thật tội nghiệp. Na phải đến đây ở đỡ với gia đình tôi từ hôm đó.”
Lão Mốc bảo chị Na:
“Tôi thành thực chia buồn với chị. Nhưng chị ạ, trên đời này, không phải chỉ có mình chị đau khổ đâu. Tôi cũng là nạn nhân của một vụ lũ lụt và cả gia đình tôi chín người, vợ với bảy đứa con, chỉ còn lại mình tôi. Tôi sống cho qua ngày đoạn tháng tại một căn chòi ở cuối làng Hành. Nếu tôi có thể làm được gì giúp chị trong khả năng của tôi, xin đừng ngần ngại cho tôi hay.”
Người đàn bà chủ nhà trao tiền mua cá cho lão Mốc. Lão Mốc móc hết trong túi ra được thêm hai đồng hai, lão trao tất cả cho chị Na:
“Tôi gửi chị tiền tôi còn thiếu về con Mực. Tôi chẳng biết đã đủ chưa nhưng tôi chỉ còn có bằng này. Chị đã quá tốt với tôi.”
Chị Na lau nước mắt, chị không cầm tiền:
“Tôi đã nói ông không thiếu ngay hôm đó chứ phải hôm nay tôi mới nói đâu.”
“Chị quên rồi! Người ta bảo với tôi chị bán mỗi con chó gần 5 đồng. Tôi mới đưa cho chị được hơn một đồng. Thêm chỗ này nữa may mới đủ.”
Mặc cho lão giơ mỏi tay, chị Na không nhận:
“Ông đừng ép tôi lấy thêm tiền không phải của tôi.”
Bà chủ nhà cũng xen vào:
“Dì Na đã nói vậy thì ông Mốc cũng đừng nài ép dì ấy nữa.”
Lão Mốc đứng lên, cầm cái giỏ không và hai, ba cái
cần câu từ tạ ra về, mặt ngẩn ngẩn ngơ ngơ như người mất hồn.
o0o
Mùa Xuân năm sau, khi những chồi cây bật ra lá non,
từ giã mùa Đông lạnh giá âm u và những cành đào xanh, đen điểm rải rác những nụ
đào phơn phớt hồng cùng những bụi cúc, bụi hồng xinh tươi nở đầy hoa trên những
luống vườn trồng để bán Tết ở làng Hành, người dân làng Hành đang nghĩ đến một
cái Tết đầm ấm với đầy đủ thịt mỡ, dưa hành, bánh chưng xanh và câu đối đỏ.
Trái với những mùa Xuân trước, người ta không thấy
lão Mốc đi câu mặc dù tiết trời đã ấm. Chẳng lẽ lão và con Mực cứ nằm chết
dí trong căn chòi mãi sao? Đám trẻ con tò mò vạch lá nhìn rồi chui vào trong
chòi. Chúng không thấy lão Mốc và con Mực đâu, mấy cái cần câu cũng không thấy.
Duy chỉ còn vài cái chiếu rách, ba hòn đầu rau, hai cái nồi và vài cái bát.
Tin lão Mốc biến mất loan nhanh ra ở làng Hành và
lân cận khiến chức dịch phải đích thân đến coi. Rõ ràng lão Mốc đã đi rồi mà đi
một cách im lặng, êm thấm, không ai biết. Thế nghĩa là sao? Chắc phải có cái gì
xẩy ra cho lão. Người ta mong cho lão gặp may vì cả làng này hầu hết có cảm
tình với lão nhất là sau vụ lão đánh cướp tại nhà ông lí Cựu.
Bẵng đi hơn nửa năm, người làng Hành hầu như đã
quên lão Mốc, không ai nhắc đến lão nữa thì có anh Tàm, người làng, lên cất
hàng ở thành phố Nam Định về, nói ầm lên anh ta đã gặp và nói chuyện với lão Mốc
ở chợ Rồng. Hôm ấy anh Tàm thấy lão Mốc dắt con Mực đi trong chợ, anh ta
mừng quá như gặp người thân, chận lão lại hỏi thăm. Lão mời anh ta vào
quán của vợ chồng lão.
Đó là một cái quán nhỏ bán bún chả, bún
riêu và chè đậu đen lá dứa, chè đậu xanh. Hai vợ chồng lão sửa soạn và nấu đồ
ăn buổi tối để ban ngày chị vợ ngồi bán, còn lão thì phụ giúp việc lặt vặt.
Trông lão có vẻ tươi tỉnh và lanh lẹ hơn xưa. Chị vợ lão trông có duyên, cũng
khoảng ngót bốn mươi. Chè và bún chả vợ lão Mốc rất ngon, ngày nào bán hết
ngày đó. Lão Mốc đãi anh Tàm bún chả và chè. Quán không để bảng tên nhưng bạn
hàng chợ Rồng ăn quen thường gọi là “Quán bún chả và chè chị Na”, anh
Tàm thuật lại vậy.
Khoảng hơn nửa năm sau, anh Tàm lên cất hàng chuyến
nữa thì vợ chồng lão Mốc đã có đứa con đầu lòng được ba tháng, một bé trai kháu
khỉnh mà vợ chồng lão quí như vàng.
Hai năm sau, vợ chồng
lão Mốc lại có thêm một đứa con gái, lão đặt tên là Phúc Hạnh, có ý nhớ tới những
điều may hai vợ chồng lão được hưởng sau biết bao nhiêu rủi ro, đau khổ. Thằng
con trai đầu tên là Phúc Đức, có ý nghĩa phải làm điều phúc đức đề gây nhân tốt
đặng có quả tốt.
Quán ăn càng ngày
càng đông khách, vợ chồng lão phải mướn thêm ba người làm, vợ lão chỉ huy cho họ
làm, còn lão Mốc thì đứng thu tiền. Quán phải di dời đến một căn tiệm rộng gấp
ba, để bảng hiệu đàng hoàng: “Quán chị Na” hàng dưới để: “Xôi, chè, bún chả
cháo, miến” tức không phải chỉ có chè như lúc khởi đầu mà thêm xôi, cháo, miến
gà cho những ai thích ăn, món chè vẫn đa dạng như cũ.
Hai đứa con lớn dần,
lão Mốc nhận nhiệm vụ đưa chúng đi học và đón về. Mười năm sau, lão Mốc ở vào
cái tuổi cổ lai hi, lão cùng vợ con về làng ăn mừng thượng thọ bởi thời
đó, hiếm người sống được đến bảy mươi. Nhiều nơi, sáu chục đã ăn mừng thọ, đã
có người gọi bằng cụ.
Vợ chồng lão Mốc
đã mua một thửa đất khá rộng ở làng Hành từ khi quán chè phát đạt. Lão đi tìm
thợ xây một ngôi nhà gạch, mái ngói, rất bề thế và khang trang. Kỳ hào làng
Hành mời lão Mốc giữ một chân Cố vấn cho làng nhưng lão từ chối, lấy cớ lão già
yếu không còn hoạt động được nữa. Kỳ thực lão chỉ thích vui thú điền viên, sống
giản dị và tự nhiên, bỏ hết mọi ràng buộc với xã hội con người. Con mực
lão nuôi cho đến khi nó già rồi chết, được cả thảy mười bốn năm.
Bút
Xuân Trần Đình Ngọc
(Trích trong Tuyển tập “Tình
Mẹ Con”17 Truyện 360 trang xuất bản Đông A 2009 cùng tác giả.)
__._,_.___
No comments:
Post a Comment