Popular Posts

Wednesday, August 26, 2015

Câu chuyện con nhện se tơ và triết lý nhân duyên trong tình yêu



From: thoi nguyen
Date: 2015-08-21 11:47 GMT-04:00
Subject: Fwd: Câu chuyện con nhện se tơ và triết lý nhân duyên trong tình yêu.
To: Giang Duc Nguyen




Câu chuyện con nhện se tơ và triết lý nhân duyên trong tình yêu

IMG_7940
Trong suốt đời ta, sẽ gặp hàng nghìn hàng vạn loại người. Để yêu một người thì không cần cố gắng, chỉ cần có “duyên” là đủ. Nhưng để tiếp tục yêu một người thì phải cố gắng.

Trước miếu Quan Âm mỗi ngày có vô số người tới thắp hương lễ Phật, khói hương nghi ngút. Trên cây xà ngang trước miếu có con nhện chăng tơ, mỗi ngày đều ngập trong khói hương và những lời cầu đảo, nhện dần có Phật tính. Trải nghìn năm tu luyện, nhện đã linh.

Một ngày, bỗng Phật dạo đến ngôi miếu nọ, thấy khói hương rất vượng, hài lòng lắm. Lúc rời miếu, ngài vô tình ngẩng đầu lên, nhìn thấy nhện trên xà.

Phật dừng lại, hỏi nhện: “Ta gặp ngươi hẳn là có duyên, ta hỏi ngươi một câu, xem ngươi tu luyện một nghìn năm nay có thật thông tuệ chăng. Được không?”

Nhện gặp được Phật rất mừng rỡ, vội vàng đồng ý. Phật hỏi: “Thế gian cái gì quý giá nhất?”

Nhện suy ngẫm, rồi đáp: “Thế gian quý nhất là những gì không có được và những gì đã mất đi!”. Phật gật đầu, đi khỏi.

Lại một nghìn năm nữa trôi qua, nhện vẫn tu luyện trên thanh xà trước miếu Quan Âm, Phật tính của nhện đã mạnh hơn.

Một ngày, Phật đến trước miếu, hỏi nhện: “Ngươi có nhớ câu hỏi một nghìn năm trước của ta không, giờ ngươi đã hiểu nó sâu sắc hơn chăng?”

Nhện nói: “Con cảm thấy trong nhân gian quý nhất vẫn là “không có được” và “đã mất đi” ạ!”

Phật bảo: “Ngươi cứ nghĩ nữa đi, ta sẽ lại tìm ngươi.”

Một nghìn năm nữa lại qua, có một hôm, nổi gió lớn, gió cuốn một hạt sương đọng lên lưới nhện. Nhện nhìn giọt sương, thấy nó long lanh trong suốt sáng lấp lánh, đẹp đẽ quá, nhện có ý yêu thích. Ngày này nhìn thấy giọt sương nhện cũng vui, nó thấy là ngày vui sướng nhất trong suốt ba nghìn năm qua. Bỗng dưng, gió lớn lại nổi, cuốn giọt sương đi. Nhện giây khắc thấy mất mát, thấy cô đơn, thấy đớn đau.

Lúc đó Phật tới, ngài hỏi: “Nhện, một nghìn năm qua, ngươi đã suy nghĩ thêm chưa: Thế gian này cái gì quý giá nhất?”

Nhện nghĩ tới giọt sương, đáp với Phật: “Thế gian này cái quý giá nhất chính là cái không có được và cái đã mất đi.”

Phật nói: “Tốt, nếu ngươi đã nhận thức như thế, ta cho ngươi một lần vào sống cõi người nhé!”

Và thế, nhện đầu thai vào một nhà quan lại, thành tiểu thư đài các, bố mẹ đặt tên cho nàng là Châu Nhi. Thoáng chốc Châu Nhi đã mười sáu, thành thiếu nữ xinh đẹp yểu điệu, duyên dáng. Hôm đó, tân Trạng Nguyên Cam Lộc đỗ đầu khoa, nhà vua quyết định mở tiệc mừng sau vườn ngự uyển.
Rất nhiều người đẹp tới yến tiệc, trong đó có Châu Nhi và Trường Phong công chúa. Trạng Nguyên trổ tài thi ca trên tiệc, nhiều tài nghệ khiến mọi thiếu nữ trong bữa tiệc đều phải lòng. Nhưng Châu Nhi không hề lo âu cũng không ghen, bởi nàng biết, chàng là mối nhân duyên mà Phật đã đưa tới dành cho nàng.

Qua vài ngày, tình cờ Châu Nhi theo mẹ lên miếu lễ Phật, cũng lúc Cam Lộc đưa mẹ tới miếu. Sau khi lễ Phật, hai vị mẫu thân ngồi nói chuyện. Châu Nhi và Cam Lộc thì tới hành lang tâm sự, Châu Nhi vui lắm, cuối cùng nàng đã có thể ở bên người nàng yêu, nhưng Cam Lộc dường như quá khách sáo.

Châu Nhi nói với Cam Lộc: “Chàng còn nhớ việc mười sáu năm trước, của con nhện trên xà miếu Quan Âm chăng?”

Cam Lộc kinh ngạc, hỏi: “Châu Nhi cô nương, cô thật xinh đẹp, ai cũng hâm mộ, nên trí tưởng tượng của cô cũng hơi quá nhiều chăng?”. Nói đoạn, chàng cùng mẹ chàng đi khỏi đó.

Châu Nhi về nhà, nghĩ, Phật đã an bài mối nhân duyên này, vì sao không để cho chàng nhớ ra chuyện cũ, Cam Lộc vì sao lại không hề có cảm tình với ta? Vài ngày sau, vua có chiếu ban cho Trạng Nguyên Cam Lộc sánh duyên cùng công chúa Trường Phong, Châu Nhi được sánh duyên với thái tử Chi Thụ. Tin như sấm động giữa trời quang, nàng không hiểu vì sao Phật tàn nhẫn với nàng thế.

Châu Nhi bỏ ăn uống, nằm khô nhắm mắt nghĩ ngợi đau đớn, vài ngày sau linh hồn nàng sắp thoát khỏi thân xác, sinh mệnh thoi thóp.
Thái tử Chi Thụ biết tin, vội vàng tới, phục xuống bên giường nói với nàng: “Hôm đó, trong những cô gái giữa bữa tiệc sau vườn thượng uyển, ta vừa gặp nàng đã thấy yêu thương, ta đã khốn khổ cầu xin phụ vương để cha ta cho phép cưới nàng. Nếu như nàng chết, thì ta còn sống làm chi.” Nói đoạn rút gươm tự sát.

Và giây khắc ấy Phật xuất hiện, Phật nói với linh hồn sắp lìa thể xác Châu Nhi: “Nhện, ngươi đã từng nghĩ ra, giọt sương (Cam Lộc) là do ai mang đến bên ngươi chăng? Là gió (Trường Phong) mang tới đấy, rồi gió lại mang nó đi. Cam Lộc thuộc về công chúa Trường Phong, anh ta chỉ là một khúc nhạc thêm ngắn ngủi vào sinh mệnh ngươi mà thôi.

Còn thái tử Chi Thụ chính là cái cây nhỏ trước cửa miếu Quan Âm đó, anh ta đã ngắm ngươi ba nghìn năm, yêu ngươi ba nghìn năm, nhưng ngươi chưa hề cúi xuống nhìn anh ta. Nhện, ta lại đến hỏi ngươi, thế gian này cái gì là quý giá nhất?”

Nhện nghe ra sự thật, chợt tỉnh ngộ, nàng nói với Phật: “Thế gian này cái quý nhất không phải là thứ không có được và đã mất đi, mà là hạnh phúc hiện đang nắm giữ!”

Vừa nói xong, Phật đã đi mất, linh hồn Châu Nhi quay lại thân xác, mở mắt ra, thấy thái tử Chi Thụ định tự sát, nàng vội đỡ lấy thanh kiếm…
“Thế gian này cái quý nhất không phải là thứ không có được và đã mất đi, mà là hạnh phúc hiện đang nắm giữ!”

Trong suốt đời ta, sẽ gặp hàng nghìn hàng vạn loại người.

Để yêu một người thì không cần cố gắng, chỉ cần có “duyên” là đủ.

Nhưng để tiếp tục yêu một người thì phải cố gắng.

Mất một người không biết trân quý bạn, có gì phải buồn rầu?

Bởi bạn còn cơ hội, một lần nữa, gặp người biết rằng bạn quý giá.
  • Đạo nghĩa vợ chồng
  • Vấn đề tuổi tác và duyên số trong hôn nhân
  • 500 lần ngoảnh mặt nhìn nhau, mới đổi được một duyên gặp gỡ…

--
Using Opera's mail client: http://www.opera.com/mail/


__._,_.___

Posted by: Khai Vo 

Con thuyền Hải Nhuận đậu bến Tự Do tại Viet Museum, San Jose




Con thuyền Hải Nhuận đậu bến Tự Do tại Viet Museum, San Jose

 
Hải Nhuận đóng thuyền tại Hayward đem đến San Jose triển lãm tại SC County về nằm bến Tự Do tại Viet Museum
                                                                                                                                                              (SJ HISTORY PARK)

​Ngày cảm ơn nước Mỹ.
Một trong các tiết mục đặc biệt của chương trình cảm ơn nước Mỹ là hình ảnh con thuyền Hải Nhuận. Bà con ta vượt biên bao năm qua đã ra đi trên đủ mọi con tàu và khởi hành từ khắp miền đất nước. 

Tại bến tự do của Việt Museum hiện có 2 con thuyền tiêu biểu triển lãm thường trực. Thuyền Tân Phát chở 28 người ra đi từ Cà Mau năm 1985. Hư máy thả trôi trên biển Đông được 4 ngày thì gặp thương thuyền Nhật vớt. Con tàu được thủy táng nhưng anh thủy thủ Nhật Bản đã chụp được tấm hình. Những gia đình may mắn trên con thuyền Tân Phát ngày nay lưu lạc bốn phương trời.

 Năm 1995 Viet Museum đã cho đóng lại cùng kích thước con thuyền Tân Phát thực. Thuyền này có mái che và dáng dấp hiền lành như người dân miền Hậu Giang.

Tháng 5-2015 bà con Hải Nhuận đến thăm viện bảo tàng đã có ý định bắt đầu thực hiện con thuyền miền Trung dáng dấp dũng mạnh như chiền thuyền của dân Viking thời xưa bên Âu châu.. Ngày 15 tháng 8-2015 thuyền Hải Nhuận ra mắt bà con tại County và chuyển về đậu bến Tự Do tại Việt Museum.

Con thuyền Hậu Giang bây giờ có bạn là con thuyền Hải Nhuận của miền Trung. Để biết rõ về làng Hải Nhuận, xin gửi lại quý độc giả bài viết của chúng tôi từ 2 năm trước.

oo0oo
Bài Hải Nhuận tình quê...
                                         Giao Chỉ, San Jose

Inline image 1
                                                                                              
Phụ nữ Hải Nhuận tại Hoa Kỳ

 Họp mặt đồng hương
Bao năm qua, bà con đồng hương tỵ nạn đã họp mặt trên khắp nẻo đường hải ngoại để cùng nhớ về quê cha đất tổ. Đọc báo nghe đài và các bản tin khắp 4 vùng nước Mỹ đều thấy lời mời họp mặt dân tha hương từ Quảng Trị mà xuống đến Cà Mau. Hội đồng hương đất Huế tuần trước thì tuần sau đến Quảng Đà.

 Nha Trang sao lại trùng ngày với Đà Lạt. An Giang và Kiên Giang kẻ trước người sau. Cần Thơ thứ bẩy thì lại đến Bạc Liêu chủ nhật. Có nhiều nơi liên kết giữa tỉnh thành với ngôi trường trung học. Phan Thanh Giản mà đi với Tây Đô thì quá hợp lý, cũng như Kiên Giang ghép Nguyễn Trung Trực là phải hợp tình.

Đã qua rồi những ngày vất vả mưu sinh. Những con người tiền phong ra đi thời kỳ 80–90 nay đã về hưu.Trẻ con đã thành gia thất. Những đứa cháu đã khôn lớn. Tình quê bỗng rộn ràng. Như chim gọi đàn, bèn nhớ đến nhau. Ta ngồi lại với nhau. Thu đông thường họp trong nhà. Xuân hạ picnic ngoài park.

Nhớ chút duyên xưa, Chu văn An đến với Trưng Vương. Tìm về tình cũ Gia Long gọi bạn Petrus Ký. Quy mô hơn ta tổ chức liên trường. Trường nào cũng là trường, thêm nhiều màu sắc. Nói đến trường phải nhớ đến thầy cô. Xum họp các lớp học trò, ban tổ chức đưa thêm câu đối: Nhất tự vi sư, Bán tự vi sư;  Nối tình quê hương anh em đưa khẩu hiệu: Uống nước nhớ nguồn.

Những ý nghĩa đồng hương làm cho sinh hoạt ái hữu địa phương mạnh hơn cả các đảng cách mạng và tổ chức cộng đồng. Quả thực không có điều gì phải phàn nàn. Nhưng nếu phải chọn để kể hầu quý vị một buổi họp mặt sinh hoạt đồng hương ý nghĩa nhất trong bao năm qua tại San Jose, tôi xin nói đến buổi lễ của tình quê hương làng Hải Nhuận.

Xứ dân gầy 
Phạm Duy đã viết bài ca về quê hương như thế này phải gọi là xuất sắc. Từng câu chữ rời rạc mà vẽ lại bức tranh quê. Ôi quê hương, xứ dân gầy, ôi bông lúa, con sông xưa, thành phố cũ. Nhưng Hải Nhuận không phải là 1 thành phố. Tên gọi là làng Hải Nhuận, thực ra chỉ là 1 xóm dân chài nằm cách xa thành phố Huế hơn 20 cây số về phía bắc.

Trước hay sau năm 1975 thì dân số cũng chỉ vào khoảng 6.000. Thời Việt Nam Cộng Hòa, Hải Nhuận cũng góp phần xương máu tương xứng để xây dựng miền Nam. Thanh niên trong làng cũng có người đi lính mũ đỏ, mũ xanh, hay vào Đà Lạt Thủ Đức. Kỷ niệm chinh chiến còn in vết Mậu Thân khi Việt cộng rút quân từ Hương Điền qua Hải Nhuận đã giao chiến với nghĩa quân xã. Trận đánh gần như duy nhất đem lại đem lại chiến thắng cho quân dân Hải Nhuận. Địch bỏ 5 xác tại sân trường tiểu học. Sau 75 Hải Nhuận tiếp tục góp mồ hôi nước mắt và thân xác trong trong lao tù cộng sản. 

Phần lớn dân xã trước sau vẫn chỉ có 1 nghề biển. Sau 5 năm sống dưới chế độ cộng sản, trùng dương bắt đầu réo gọi. Năm 1980 dân Hải Nhuận có người ra đi. Đối với dân chài, một đời chân đất chân biển, việc vượt biên không khó khăn. Phần lớn ngược lên Hồng Kông. Trong suốt 15 năm từ 1980 đến 1995 dân Hải Nhuận ra đi và định cư ở 4 phương trời, ngày nay có được trên 400 địa chỉ. Những người đi mà không đến được bến bờ tự do khoảng 4 chục người.

Hải Nhuận đã đóng góp phần nhỏ bé của địa phương vào con số 1 triệu người Việt vượt biên và khoảng 250 ngàn người vùi thân biển cả. Người liên lạc viên của Hải Nhuận ngày nay là ông Trương công Thành ra đi năm 1986 với cả gia đình 5 người. Ngày nay gia đình Hải Nhuận tại Cali quây quần phía Bắc San Jose tại các thị xã Freemond, Hayward. Những bà con làng trên xóm dưới lưu lạc bên Úc Châu, Canada, Hoà Lan bên Âu châu và 1 vài tiểu bang tại Hoa Kỳ. Từ miền quê nghèo Quảng Trị Thừa Thiên mà nối liền đến Mỹ châu, Úc châu, Âu châu, tình quê hương vẫn gần gũi như thủa xưa.

Qua những nổ lực cần lao trên xứ người trở thành ân tình gửi về để xây đình, xây chùa và nhà thờ cho Hải Nhuận. Bất cứ người Hải Nhuận nào được hỏi cũng hãnh diện kể thành tích. Câu chuyện Hải Nhuận chính là bức tranh thu nhỏ của cả cộng đồng Việt hải ngoại.

Qua đến thế kỷ thứ 21, thế hệ thứ hai của Hải Nhuận đã trưởng thành tại các quốc gia tự do. Có những gia đình đoàn tụ. Có Boat People Hải Nhuận về kết hôn với người làng Hải Nhuận rồi đem nhau qua vùng đất tự do và có cả người Hải Nhuận qua du học được đón tiếp bởi người dân Hải Nhuận khắp thế giới. Cho đến 1 ngày...
Inline image 3
Bia tưởng niệm thuyền nhân Hải Nhuận tại Nghĩa trang Thị xã Freemont

Bia đá của thuyền nhân Hải Nhuận
.
Cho đến 1 ngày, ông Trương công Thành và bà con Hải Nhuận muốn xây dựng 1 mộ bia tưởng niệm cho chiến sĩ VNCH và thuyền nhân Hải Nhuận.
Bà con có tấm lòng nhưng không có nhiều kinh nghiệm. Nghề chài thì thông thạo, vượt biên thì có kinh nghiệm nhưng việc dựng bia tưởng niệm thì còn phải học hỏi rất nhiều.
Vốn có đồng hương đã từng chôn cất tại nghĩa trang thị xã Freemont, ban đại diện Hải Nhuận đến với văn phòng nhà quàn xin đất để dựng bia. Tài liệu phác họa là bia đá đen chữ trắng có 2 cánh buồm như ghe thuyền Hải Nhuận. Có cờ Việt và những hàng chữ tưởng niệm. 

Cờ Việt là VNCH màu vàng 3 gạch đỏ. Có tên tất cả thuyền nhân Hải Nhuận đã hy sinh.

Họp tới họp lui mà ban quản trị nghĩa trang vẫn chưa quyết định. Anh em bà con Hải Nhuận bèn đưa đề nghị thực tế và đơn giản. Chúng tôi muốn mua ngay 1 lô đất. Thay vì chôn 1 người chết thì chỉ dành chỗ đặt bia tưởng niệm. Đề nghị lập tức được cứu xét. Ban quản trị nghĩa trang bèn chấp thuận dành cho Hải Nhuận 1 khu đất ngon lành ngay cổng chính. Đất có rồi, bây giờ đặt làm bia ở đâu. Hải Nhuận lưu vong bèn quay lại quê nhà. 

Dù rằng làm tại Mỹ cũng có nhiều nơi. Nhưng giao cho Hải Nhuận Thừa Thiên làm mộ bia tưởng niệm coi bộ cũng rất độc đáo. Tại quê nhà những nghệ nhân phải làm việc kín đáo.. Làm sao mà công khai khắc cờ vàng. Rồi lại có những hàng chữ tưởng niệm chiến sĩ VNCH. Thế rồi Hải Nhuận trong nước cũng làm xong, bèn kín đáo gửi qua California. Bà con Hải Nhuận bốn phương gửi tiền về để kế hoạch dựng bia tưởng niệm được hoàn tất.

Ngày chủ nhật vừa qua, 1 buổi lễ đã ghi dấu trên 200 người dân Hải Nhuận gồm hai ba thế hệ đã về họp mặt. Các lễ nghi tôn giáo được cử hành. Nghi lễ quân cách chào cờ mặc niệm đã hoàn tất. Đại diện Hải Nhuận Úc châu có mặt. Chỉ riêng xóm làng Hải Nhuận cũng có đại diện từng khu vực. Dưới mây trời xanh của tỉnh lẻ Freemond, trên đất nghĩa trang Hoa Kỳ, dân Hải Nhuận tự do có dịp ghi ơn chiến sĩ Cộng Hòa và tưởng niệm thuyền nhân Việt Nam. Trong số người đi mà không đến ở 4 phương trời có góp mặt thuyền nhân Hải Nhuận. Sự đoàn kết của thuyền nhân Hải Nhuận trên thế giới là tấm gương sáng. 

Tình quê hương của Hải Nhuận vượt Thái bình Dương là 1 câu chuyện cần được kể lại. Điều quan trọng hơn hết là trong lòng người dân Hải Nhuận từ trong nước ra đến thế giới đều nhớ ngọn cờ vàng. Cờ của tự do. Tấm bia của họ hoàn tất trong nước gửi ra dựng tại hải ngoại, thực là 1 câu chuyện kỳ thú cần được biết đến.

Lịch sử thuyền nhân suốt 20 năm khởi đi từ 1975 đến 1995, chưa hề có cộng đồng tỵ nạn nào mà quây quần với danh nghĩa 1 làng mà làm được những công trình ý nghĩa như thế.

Những cô gái thế hệ thứ hai của làng chài Hải Nhuận mới hôm qua còn bới cát ven biển Thừa Thiên, nhìn con tàu đại dương đi ngang mà nghĩ đến các chân trời tự do trên khắp thế giới.

Inline image 4
Ba thế hệ họp mặt trong lễ tưởng niệm
Hôm nay các cô gái đã trưởng thành, áo đỏ quần xanh, đi giày cao gót, dự lễ tưởng niệm cùng bà con Hải Nhuận. Xem ra chút hạnh phúc đơn giản đã tìm thấy ngay tại vùng trời đất tỉnh lẻ Freemond. Rồi đây, đến Tết, cộng đồng nhỏ bé của xã Hải Nhuận tại địa phương sẽ có dịp thành phố ghi dấu công nhận một ngày cho thuyền nhân. Một ngày dành riêng cho tình quê Hải Nhuận. Một ngày ý nghĩa lớn lao cho một cộng đồng nhỏ bé. Ôi quê hương, xóm dân chài, ôi cát trắng, con sông xưa...về bến cũ...

Quê hương, đôi khi chỉ là lời thở than khách sáo của khách lưu vong, nhưng đối với Hải Nhuận thực là mối thâm tình.

Giao Chỉ, San Jose

Tuesday, August 25, 2015

KẺ TÀ ĐẠO LÀ AI ?

On Thursday, August 20, 2015 11:42 AM, Quang Nguyen <> wrote:


               Một bài viết rất hay . Xin giúp phổ biến rộng rãi
                            Đa tạ . 



KẺ TÀ ĐẠO LÀ AI ?


Đây là một câu chuyện thật và tác giả Rick Mathes
là một vị lãnh đạo nổi tiếng trong việc mục vụ ở nhà tù.
                      -----------------------------------
 
Kẻ nào đồng hành với Thượng Đế sẽ luôn luôn đạt tới cùng đích của mình.
Nếu bạn có nhịp đập của con tim thì bạn có một mục đích.
Đạo Hồi là một tôn giáo gia tăng nhanh chóng nhất, tính theo đầu người ở Hoa Kỳ,
​ 
nhất là trong các sắc dân thiểu số.
Tháng trước tôi đã tham dự khóa huấn luyện hàng năm có tính cách bắt buộc để giữ
​ 
đủ diều kiện về an ninh ở nhà tù.
Trong khóa huấn luyện này có phần trình bày của ba diễn giả đại diện cho Công Giáo
​ 
La Mã,Tin Lành và Hồi Giáo,
​ ​
mỗi người giải thích về niềm tin của họ.
Tôi đặc biệt quan tâm đến bài của người diễn giả Hồi Giáo.
Vị diễn giả này đã trình bày lôi cuốn về các căn bản của đạo Hồi và kết thúc với một
​ 
cuộn băng video.  
Sau các bài tham luận có thời giờ dành cho các câu hỏi và trả lời.
Khi đến lượt,tôi đã đặt câu hỏi cho vị diễn giả đạo Hồi :"Xin vui lòng,nếu tôi có sai
​ 
thì hãy sửa lại cho tôi,vì tôi hiểu rằng hầu hết các vị Giáo Chủ và chức sắc đạo Hồi
​ 
đều tuyên bố thánh chiến (jihad) chống lại các kẻ tà đạo (infidels) trên thế giới , và
​ 
bằng cách giết một kẻ tà đạo (đó là một lệnh truyền cho tất cả mọi người Hồi Giáo)
​ 
thì họ sẽ được bảo đảm một chỗ trên thiên đàng Nếu vậy ông có thể cho tôi biết định
​ 
nghĩa về một kẻ tà đạo không?
Không có ai bất đồng về câu hỏi của tôi và vị diễn giả kia đã trả lời không chút do dự
​ 
rằng đó là những kẻ 'không tin vào đạo Hồi ' (non-believers)
Tôi đáp lại "Vậy để chắc chắn xem tôi có hiểu đúng không nhé.
​ ​
Đó là tất cả các tín đồ
​ 
của đấng Allah đã được truyền lệnh  giết bất cứ ai không cùng niềm tin để họ có một
​ 
chỗ trên thiên đàng.
​ ​
Như thế có đúng không ạ ? "
Sự biểu cảm trên khuôn mặt của vị diễn giả Hồi giáo bỗng thay đổi,
​ ​
từ một kẻ có quyền
​ 
uy và lệnh lạc trở nên khuôn mặt của một cậu bé bị bắt gặp khi đang thò tay vào hủ kẹo.
Ông ta (giả) cừu non (khẽ khàng) đáp lại: " Vâng ".Tôi bèn nói :"Vậy thưa ông,tôi lấy
​ 
làm khó nghĩ quá khi tưởng tượng rằng nếu Giáo Hoàng cũng truyền lệnh các người
​ 
Công giáo đi giết các tín đồ Hồi giáo,hay Tiến Sĩ Stanley ban lệnh cho các người Tin
​ 
Lành cũng làm như vậy để bảo đảm được một chỗ trên thiên đàng thì sao?"
Vị đạo Hồi cứng miệng !
Tôi hỏi tiếp:
​ ​
"Tôi cũng có lấn cấn trong vấn đề làm bạn với ông vì rằng ông và các chức
​ 
sắc bạn ông lại đang bảo các tín đồ của ông giết tôi!
​ ​
Tôi hỏi ông,
​ ​
ông nên chọn đấng Allah
​ 
của ông,
​ ​
đấng ấy bảo ông giết tôi để có chỗ cho ông trên thiên đàng,
​ ​
hay nên chọn đức Giêsu
​ 
của tôi,
​ ​
Ngài bảo tôi yêu ông vì (nhờ đó) tôi sẽ lên thiên đàng và Ngài còn muốn ông cũng được
​ 
lên nơi đó cùng với tôi ?"
Vị Hồi giáo cúi đầu xấu hổ và- có một khoảnh khắc yên ắng đến nổi nếu một chiếc kim rơi cũng
​ 
có thể nghe tiếng được.
Khỏi phải nói,
​ ​
các người tổ chức và tán trợ  buổi thảo huấn có tên 'Sự Dị Biệt' đã không vui vì
​ 
cách đối thoại của tôi với vị Hồi giáo đã làm phô bày sự thật về những niềm tin của đạo Hồi .
Trong vòng 20 năm nữa sẽ có đủ các phiếu của người đạo Hồi để bầu Tổng Thống.

Tôi nghĩ mọi người ở Hoa Kỳ phải nên đọc bài này,nhưng vì ACLU *nên không có cách nào để
​ 
việc này được phổ biến rộng rãi trừ phi mỗi chúng ta tiếp tay phát tán ra.
Đây là cơ hội của bạn để có thể giúp làm thay đổi tình thế
​.​

 



























__._,_.___

Posted by: Nguyet-San Viet-Nam 

Tuesday, August 18, 2015

Những bài thơ ca ngợi làng quê và biển


Những bài thơ ca ngợi làng quê và biển
Lời phi lộ:
            Nếu chúng ta chỉ dùng văn chương, âm nhạc để ca ngợi những mối tình của vương tôn công tử, siêu sao màn bạc, hoa hậu, người mẫu, gái đẹp ở đô thị…thì gái làng quê sẽ đổ dồn về thành phố để hy vọng “đổi đời” thì ai lo lúa gạo, cây trái cho chúng ta đây?
            Dù đất nước có tiến như thế nào đi nữa thì làng quê vẫn là lịch sử, văn hóa và hồn dân tộc. Vậy hãy yêu mến làng quê, con sông, bờ kênh, thửa ruộng, tiếng sáo diều, cây đa, ngôi chùa, mái đình, tiếng hò, tiếng hát Quan Họ như yêu quý sinh mệnh của chính mình vậy.
Đào Văn Bình
                                   (California 2015)
           
Mùa Hoa Sen Nở
(cho quê hương Miền Bắc thân yêu)

Lá sen anh hái trên tay,
Cốm vàng em ủ cho đầy tình em.
Trời trong cho nước xanh thêm.
Hồ soi mười ngón tay mềm em đan.
Nắng trưa em ngủ mơ màng.
Áo nâu tung gió mơn man chiều hè.
Tóc em nồng đượm tình quê.
Lưng em tròn quá trăng về xiêu xiêu.
Hoa lay theo ngọn gió chiều.
Bóng anh qua ngõ em yêu vội vàng.
Ai đem bát nứơc chè sang.
Má em hồng đỏ, mơ màng mắt anh.
Hoa soan trinh trắng trên cành.
Có đôi chim nhỏ lượn nhanh bên đường.
Đời em rồi có anh thương.
Vàng thêm lúa chín, trong vườn cam vui.
Mùa xuân hoa nở trên đồi.
Em đi trảy hội mây trôi nhẹ nhàng.

                                               (Đào Văn Bình 1982)

Mùa Hoa Cau Nở
(cho quê hương Miền Nam yêu dấu)

Sương tan dưới gót chân mềm.
Em đi bước nhỏ tươi thêm má đào.
Ầu ơ điệu hát ca dao.
Nhà em nho nhỏ lối vào quanh quanh.
Đóa hoa thiên lý trên cành.
Có đôi bướm nhỏ lượn quanh bên hè.
Vườn cau xanh trái xum xuê.
Nửa đêm trăng xuống tóc thề em bay.
Ngây thơ sao chiếu phương này.
Mùa thu nhè nhẹ tháng ngày vội qua.
Chiều xuân sáo lượn bên nhà.
Bóng ai vừa thoáng đi qua trong hồn.
Em đâu dám nghĩ gì hơn.
Sao tim bé nhỏ biết buồn biết thương?
Hoa leo mấy cánh bên tường.
Gió lay nhè nhẹ ru hồn em xa.
Áo đào mẹ sắm hôm qua.
Hội làng em bước thướt tha trên đường.
Mùa hoa cau nở muôn phương.
Tim em bỏ ngỏ trên đường em đi.

                                                (Đào Văn Bình 1982)

Mùa Hoa Bưởi
(cho những em gái làng bưởi)

Anh đi qua làng em,
Mùa bông bưởi tươi thêm
Em xin anh hãy đợi.
Em rửa đôi chân mềm.
* * *
Anh tần ngần đứng đó.
Ngắt vội cánh hoa ngâu.
Trên mặt hồ gương phủ.
Em ngây thơ cúi đầu.
            ***
Nước xanh cho mắt biếc.
Bài hát tự nơi đâu.
Như lời ai tình tự.
Tha thiết mãi bên nhau.
           * * *
Em bước bên bỡ ngỡ.
Anh  chẳng dám quay sang.
Con đê dài sóng vỗ.
Chạy theo giải lúa vàng.
         * * *
Làng em xinh thế đó.
Bác mẹ anh có qua.
Đừng đi đông người nhé.
Em sợ không dám ra.
         * * *
Tình ta trời cho đẹp.
Như ruộng lúa nương dâu.
Em vun cho tươi thắm.
Anh thương em nhiệm màu.

(Đào Văn Bình 1981)
Dòng Sông Quê Em
(cho những cô gái ven sông)

Anh đi trên ruộng lúa.
Em yêu nước trên đồng.
Mái chèo anh khua nhẹ.
Em yêu cả con sông.
***
Con sông dài đẹp quá.
Chạy theo rặng núi xa.
Buông lời ru tha thiết.
Tình em mãi mặn mà.
***
Quê ta còn đứng đó.
Bờ ruộng lúa mênh mang.
Đời vui bên bếp ấm.
Em chẳng ước giàu sang.
***
Ai qua dòng sông nhỏ.
Đời em vẫn nhẹ nhàng.
Áo anh dù cho bạc.
Em chẳng bỏ quê làng.
(Đào Văn Bình 1982)

Nàng Tiên Xanh
                              (ngợi ca biển)

Muôn sóng bạc đầu xô triền miên.
Bên ghềnh đá xanh trơ ưu phiền.
Bờ cát vàng dài nghiêng suối tóc.
Kìa dấu chân ai nằm im lìm?
***
Muôn tiếng ru hời ru lòng ai?
Cho dù tháng năm qua đi hoài.
Người bên người vùi trong mê đắm.
Một giấc mơ say ngàn năm dài.
***
Ôi biển xanh!
Nàng Tiên giáng trần.
Ôi người em!
Người không biết buồn.
Người luôn ca hát.
Tình em là nắng.
Hồn em là gió…
Ru đời.
                        ***
Muôn sóng đem về từ đại dương.
Bên bờ mỹ nhân đang mơ mộng.
Rồi đêm về lặng nghe thông réo.
Ngàn tiếng yêu thương dậy trong lòng.
(Đào Văn Bình 1981)

Cam Ranh
Cam Ranh đó nước trong xanh như ngọc.
Bờ cát vàng suối tóc óng như tơ
Hàng dừa nghiêng như tiên nữ đợi chờ
Anh hãy đến và cùng em tắm nắng.
Gió rất nhẹ mà trời thì dịu mát
Núi ở đây sao cũng đẹp như thơ
Hoàng hôn rơi con sóng chạy xô bờ.
Con sò nhỏ cũng thấy đời hạnh phúc.
Đêm buông xuống Cam Ranh sao diễm tuyệt.
Nàng Tiên Xanh xuất hiện ở Ba Ngòi.
Sao trên trời đèn tỏa sáng nơi nơi.
Cung Nguyệt Điện cũng chỉ ngần ấy đó.
Qua Cam Ranh một lần thôi nhớ mãi.
Đem trở về một nắm cát vàng tươi.
Cả mùi thơm của gió biển bồi hồi.
Cam Ranh hỡi Nàng Tiên Xanh diễm ảo!
Đào Văn Bình
(California 6 tháng 3, 2013)

Thương về Hoàng-Trường- Sa
(Kỷ niệm và tiếc thương Hoàng Sa bị quân Tàu cưỡng chiếm ngày 19/1/1974)

Hoàng Sa hỡi chưa một lần thấy mặt,
Sao đã thương như máu thịt trong người ?
Cát Trường Sa màu yêu dấu em ơi.
Cánh tay mẹ vươn dài ra biển rộng .
♦ ♦ ♦
Hãy ôm chặt hãy giữ từng ghềnh đá!
Hải Quân ơi ta phó thác cho người.
Trong trận này muôn vạn tiếng quân reo.
Hồn Vạn Kiếp nổ bùng trong huyết quản!
Đào Văn Bình
                                            (California 1999)


__._,_.___

Posted by: Binh Dao 

Featured Post

NHỮNG KHÔI HÀI VỀ . . . Chữ Nghĩa Việt Cộng.

  NHỮNG KHÔI HÀI VỀ . . . Chữ Nghĩa Việt Cộng. 1. - Ai cũng biết VC là vua chơi chữ, lúc chúng ...

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List