---------- Forwarded message ----------
From: Van-Nghe
From: Van-Nghe
Lòng Sài thành rất bao dung
Sau lũy tre làng có cô gái xách balô rời miền quê yên ả.
có chàng trai tạm biệt Hồ Gươm xanh biếc,
có người vẫy chào xứ Huế mộng mơ,
có người rời vùng đất miền Trung nắng gió,
có người ngược dòng sông nước miền Tây lên Sài Gòn
để tìm kế sinh nhai, tìm cách làm giàu, tìm chốn vẫy vùng trong biển trời tri thức.
Có những người thành ông kia bà nọ một bước lên xe, hai bước xuống ngựa.
Có những người đòn gánh tre trĩu nặng hai vai đêm đêm tất tả đi về, và có cả những người phơi mình dưới trời chang chang nắng chờ đợi sự cảm thông của người đời...
Sài Gòn dung nạp tất cả.
Không có hoa sữa để nhuốm con đường ngan ngát hương thơm mỗi độ thu về, không có bạt ngàn sắc hoa thêu nên bức tranh mộng mơ như đất trời Đà Lạt.
Sau lũy tre làng có cô gái xách balô rời miền quê yên ả.
có chàng trai tạm biệt Hồ Gươm xanh biếc,
có người vẫy chào xứ Huế mộng mơ,
có người rời vùng đất miền Trung nắng gió,
có người ngược dòng sông nước miền Tây lên Sài Gòn
để tìm kế sinh nhai, tìm cách làm giàu, tìm chốn vẫy vùng trong biển trời tri thức.
Có những người thành ông kia bà nọ một bước lên xe, hai bước xuống ngựa.
Có những người đòn gánh tre trĩu nặng hai vai đêm đêm tất tả đi về, và có cả những người phơi mình dưới trời chang chang nắng chờ đợi sự cảm thông của người đời...
Sài Gòn dung nạp tất cả.
Không có hoa sữa để nhuốm con đường ngan ngát hương thơm mỗi độ thu về, không có bạt ngàn sắc hoa thêu nên bức tranh mộng mơ như đất trời Đà Lạt.
Sài Gòn hối hả với vòng quay cuộc sống. Để rồi tháng tháng năm năm, từ Sài Gòn, những người con xứ xa trở về mang theo ít vốn lận lưng, mang theo kinh nghiệm bon chen với cuộc đời, kiến thức tích lũy trên giảng đường đại học.
Đừng nhắc tới Sài Gòn là kẹt xe - bởi lòng Sài Gòn bao dung lắm.
Đừng nhắc tới Sài Gòn là những dòng kênh nhuộm màu than đá - bởi Sài Gòn yêu thương nhiều, đã ôm vào lòng mọi thứ của nhân gian.
Đừng nhắc tới Sài Gòn là chật hẹp khi chưa bao giờ thức dậy sớm và hít thở bầu không khí trong lành buổi sớm mai sẽ thấy Sài Gòn chợt rộng như lòng mẹ, hiền như một chú mèo ngoan.
Đừng nói Sài Gòn là vô vị khi nắng Sài Gòn vàng như rót mật, khi chưa bao giờ nghe hương ngọc lan thoang thoảng thơm trong gió khi thành phố lên đèn, khi chưa ngồi trên tàu du lịch đi trên bến Bạch Đằng nghe gió nước hòa nhau lồng lộng, chưa vào Suối Tiên thăm Long Hoa Thiên Bảo, chưa đến Đầm Sen ngắm vườn đá trầm ngâm.
Đừng trách Sài Gòn ít mộng mơ khi chưa một lần ngước mắt ngắm những hàng me đan vào nhau tha thiết, nhìn ánh đèn đường xuyên qua kẽ lá vẽ tranh xuống lòng đường...
Sài Gòn không cổ kính, nhưng trong tôi Sài Gòn vẫn đẹp,
không phải vì Sài Gòn lung linh nguồn sáng, vì đâu đó dưới những chân cầu vẫn có những số phận hẩm hiu co ro trong gió lạnh.
Cũng chẳng phải vì Sài Gòn thướt tha với những dáng kiều,
bởi nơi vỉa hè trước cổng trường vẫn thân quen lắm màu áo nâu bạc phếch.
Càng chẳng phải vì tiếng nói ngọt như mía lùi vì trong thanh âm cuộc sống vẫn nhận ra tiếng "xứ nẫu" thân thương, tiếng thanh trong của người con xứ Bắc.
Tôi yêu Sài Gòn, vì mỗi ngày Sài Gòn đã ôm vào lòng che chở cho biết bao con người, vì nơi góc phố thân quen có quán cà- phê dặt dìu nhạc Trịnh, vì con hẻm nhỏ thánh thót tiếng dương cầm, ngọt ngào khúc dân ca, và ngay ngã tư xập xình bản rock.
Đừng vội kết luận Sài Gòn pha tạp, vì Sài Gòn biết chiều lòng mọi người.
Nếu hỏi đặc sản của Sài Gòn là gì? thật khó trả lời cho thỏa đáng vì nơi đây ta thấy bánh đậu xanh Hải Dương mộc mạc, thấy bánh ít lá gai ngọt thơm, thấy phở Hà Nội, thấy bún bò Huế và không biết bao nhiêu đặc sản làm say lòng thực khách.
Xin trả lời tất cả món ăn ngon ở Sài Gòn đều là đặc sản,
bởi một điều giản dị là Sài Gòn rất bao dung.
Chẳng biết từ bao giờ Sài Gòn đã "làm dâu trăm họ”?
Vậy biết làm thế nào cho vừa ý đẹp lòng hết nhân gian?
Sao
không một lần "Trưa hè. Kẹt xe. Ngộ chữ nhẫn"?
Vậy mới biết Sài Gòn
cũng rất kiêu kỳ, muốn thấy hết vẻ đẹp của Sài Gòn phải chiêm ngưỡng ở nhiều
góc độ khác nhau.
Đừng thắc mắc tại sao khi về chốn cũ, lại thấy nhớ Sài Gòn, thấy trống trải tới nao lòng.
HOÀNG THỊ HIỀN
Đừng thắc mắc tại sao khi về chốn cũ, lại thấy nhớ Sài Gòn, thấy trống trải tới nao lòng.
HOÀNG THỊ HIỀN
Nhớ "tình cho không biếu không" của Người Sài Gòn
Ngày đầu chân ướt chân ráo lên Sài Gòn học đại học cũng là ngày tôi bắt đầu lao vào cuộc mưu sinh, tự kiếm tiền trang trải chuyện ăn chuyện học bởi gia cảnh khó khăn, cha vừa phát bệnh ung thư.
Tôi đăng tin làm gia sư với hành trang “hành nghề” là chiếc xe máy cà tàng duy nhất ba dành cho tôi. Rất may tôi được nhiều nơi nhận làm gia sư, nhưng cái khổ là không biết đường xá Sài Gòn, không biết đâu là quận 8, đâu là Tân Phú, Nhà Bè…
Bức
bách cuộc sống buộc tôi phải “liều”.
Tôi mua tờ bản đồ, nhưng
thật ra chuyện “đi đến nơi về đến chốn” hoàn toàn do sự chỉ dẫn nhiệt thành của
những người dân Sài Gòn xa lạ. Họ là chú công an đứng chốt, là bác xe ôm, là
mọi người tôi bắt gặp trên đường.
Có lần tôi phải vào một con hẻm ngoằn ngoèo, tìm mướt mồ hôi vẫn không thấy nơi cần đến. Rất may tôi gặp anh bảo vệ dân phố, và anh nhiệt tình đưa tôi đến tận nơi.
Một lần trên đường đi dạy gặp cơn mưa to phải đụt.
Thấy tôi có vẻ bồn chồn lo lắng, một dì đụt mưa cùng đứa con trai thăm hỏi. Tôi thưa sợ trễ giờ dạy kèm cho một bé học cấp 2 gần đây. Dì lấy trong cốp xe một chiếc áo mưa đưa tôi bảo:
- ”Em mặc vào đi cho kịp giờ, trễ nải rủi người ta giận, mất việc thì phiền lắm”.
Tôi nói:
- ” Rồi làm sao con trả cho dì?”. “
- "Thôi, tặng con đó” – dì ấy vừa cười vừa nói.
Đó là món quà đầu tiên tôi được nhận từ một Người Sài Gòn xa lạ.
Tại Sài Gòn có không ít điểm vá xe miễn phí dành cho học sinh, người khuyết tật
Ba tôi bảo:
- ”Xung quanh chúng ta có rất nhiều người tốt, con cứ tự tin, cứ sống tốt với mọi người”.
Thật vậy, khi biết gia cảnh của tôi có hơn 2 phụ huynh đề nghị tôi đến nhà họ ở, thậm chí 2 năm sau khi một học trò của tôi đi du học, mẹ bạn ấy lần nữa gọi tôi đến ở ngay cái phòng khá sang trọng của cô học trò. Tất nhiên, dù tôi không đáp lại thiện ý của họ, nhưng tôi luôn ghi lòng tạc dạ.
Nhưng có lẽ Người Sài Gòn đặc biệt nhất với tôi chính là chú vá xe ngay đầu hẻm nhà trọ tôi ở. Cứ mỗi lần bơm, dù xe đạp hay xe máy chú đều không nhận tiền. Chú bảo:
- ”Tụi bây ở tỉnh lên học, tiền bạc khó khăn, bơm chút có gì đâu!”.
Không phải một lần, mà năm này qua tháng khác, chú vẫn làm vậy, cũng như không chỉ với tôi.
Tất nhiên tôi cũng có ấn tượng không hay về Sài Gòn,
đó là lần tôi bị kẻ gian vào phòng trọ lấy mất cái laptop.
Nhưng có lẽ đó là chuyện nhỏ,
là bèo bọt so với suối nguồn tình thương yêu,
san sẻ bao la mà Người Sài Gòn đã ghi đậm dấu ấn trong tôi.
Triệu Ngọc Diệp
Có lần tôi phải vào một con hẻm ngoằn ngoèo, tìm mướt mồ hôi vẫn không thấy nơi cần đến. Rất may tôi gặp anh bảo vệ dân phố, và anh nhiệt tình đưa tôi đến tận nơi.
Một lần trên đường đi dạy gặp cơn mưa to phải đụt.
Thấy tôi có vẻ bồn chồn lo lắng, một dì đụt mưa cùng đứa con trai thăm hỏi. Tôi thưa sợ trễ giờ dạy kèm cho một bé học cấp 2 gần đây. Dì lấy trong cốp xe một chiếc áo mưa đưa tôi bảo:
- ”Em mặc vào đi cho kịp giờ, trễ nải rủi người ta giận, mất việc thì phiền lắm”.
Tôi nói:
- ” Rồi làm sao con trả cho dì?”. “
- "Thôi, tặng con đó” – dì ấy vừa cười vừa nói.
Đó là món quà đầu tiên tôi được nhận từ một Người Sài Gòn xa lạ.
Tại Sài Gòn có không ít điểm vá xe miễn phí dành cho học sinh, người khuyết tật
Ba tôi bảo:
- ”Xung quanh chúng ta có rất nhiều người tốt, con cứ tự tin, cứ sống tốt với mọi người”.
Thật vậy, khi biết gia cảnh của tôi có hơn 2 phụ huynh đề nghị tôi đến nhà họ ở, thậm chí 2 năm sau khi một học trò của tôi đi du học, mẹ bạn ấy lần nữa gọi tôi đến ở ngay cái phòng khá sang trọng của cô học trò. Tất nhiên, dù tôi không đáp lại thiện ý của họ, nhưng tôi luôn ghi lòng tạc dạ.
Nhưng có lẽ Người Sài Gòn đặc biệt nhất với tôi chính là chú vá xe ngay đầu hẻm nhà trọ tôi ở. Cứ mỗi lần bơm, dù xe đạp hay xe máy chú đều không nhận tiền. Chú bảo:
- ”Tụi bây ở tỉnh lên học, tiền bạc khó khăn, bơm chút có gì đâu!”.
Không phải một lần, mà năm này qua tháng khác, chú vẫn làm vậy, cũng như không chỉ với tôi.
Tất nhiên tôi cũng có ấn tượng không hay về Sài Gòn,
đó là lần tôi bị kẻ gian vào phòng trọ lấy mất cái laptop.
Nhưng có lẽ đó là chuyện nhỏ,
là bèo bọt so với suối nguồn tình thương yêu,
san sẻ bao la mà Người Sài Gòn đã ghi đậm dấu ấn trong tôi.
Triệu Ngọc Diệp
__._,_.___
No comments:
Post a Comment