Popular Posts

Monday, November 27, 2017

Cảm Ơn Đời


Cảm Ơn Đời
Tôn Nữ Hoàng Hoa

Mỗi lần gần đến lễ Tạ Ơn  là tôi nghe trong tôi nỗi bồi hồi xúc động, nhớ lại thời còn ở nhà với ba mẹ, rồi tự gần đó những lời độc thoại vang lên , vô cùng lạc lỏng trong tận cùng tâm tư và cứ thế niềm cô đơn trên cuộc đấu tranh chống CS tại hải ngoại lại lớn dần khi ngoài kia bóng chiều đang đổ xuống.
Trong ốc đảo cô đơn đó,  tôi đã thấy được rõ ràng cái ý nghĩa phi lý của cuộc đời đối diện. Trong hiện tại, có phải tham gia bất cứ sinh hoạt nào trong xã hội thì bao giờ cũng phải đứng vào tư thế hoai nghi?
Mọi người hầu như ai ai cũng hoài nghi, cũng e ngại. Đôi lúc hoài nghi với mình, với tập thể. Vì thế đương nhiên sự tương quan giữa người và người, giữa người và xã hội chẳng khác nào như những diễn viên trên sân khấu đời.
Thật thà mà nói,  tại sao con người sinh hoạt vô vụ lợi trong cộng đồng thường mang cái nỗi hoài nghi. Có lẽ những ai đã từng vác ngà voi trong một vài sinh hoạt thì không lạ gì cái cảnh hôm nay là bạn, mai là thù . Rồi cứ thế, những trò phản phúc chém sau lưng chiến sĩ xảy ra hằng ngày
Trong chuyện Tầu nhân vật Lữ Bố là một tên phản phúc nỗi tiếng trong thời Tam Quốc Chí
 Lữ Bố tự là Phụng Tiên, là tướng nhà Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc.
Lữ  Bố người đất Cửu Nguyên, huyện Ngũ Nguyên thuộc Tinh châu (nay là thành phố Bao Đầu). Ông được biết đến  qua tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung. Trong tiểu thuyết này, Lữ Bố xuất hiện như một tướng tài. Trên chiến trường, ông chuyên sử dụng phương thiên họa kích và cưỡi Ngựa Xích Thố, như một mãnh hổ tả xung hữu đột, vạn người không địch nổi. Nhưng vì qua những lần phản phúc vô ơn đã không còn ai tín nhiệm nữa
Năm 189, Hán Linh Đế qua đời, con là Hán Thiếu Đế Lưu Biện lên nối ngôi. Ngoại thích Hà Tiến mưu trừ hoạn quan chuyên quyền, bèn triệu tập quân các trấn. Đinh Nguyên theo lệnh dẫn quân đến Lạc Dương, Lữ Bố đi theo Định Nguyên và sau đó Định Nguyên nhận Lữ Bố làm con nuôi .
Khi  Hà Tiến bị hoạn quan giết, Một tướng khác thay thê Hà Tiến là Đổng Trác cũng tiến vào Lạc Dương, tranh chấp quyền lực với Viên Thiệu . Viên Thiệu yếu thế phải bỏ chạy còn Đinh Nguyên dàn quân chống lại. Trong trận này Lữ Bố đã thể hiện mình là hạng tướng dũng mãnh vô song, đánh tan quân đội Đổng Trác và làm Đổng Trác kinh hoảng phải tế ngựa bỏ chạy. Sau trận đó,  Đổng Trác đã họp bàn với các mưu sĩ của mình với ý định chiêu mộ Lữ Bố. Lữ Bố nhận lời, nhân lúc Đinh Nguyên tin tưởng mình,  không phòng bị nên đã bị Lữ Bố ra tay hạ sát giết chết Định Nguyên là cha nuôi của mình rồi mang toàn quân về hàng Đổng Trác.
Đổng Trác nhận Lữ Bố làm con nuôi và bổ nhiệm làm Kị đô úy. Ông trở thành người phục vụ đắc lực cho Đổng Trác.
Nhờ sức khỏe hơn người, giỏi võ nghệ và cung tên, ông được mọi người gọi là Phi tướng quân. Sau đó ông được Đổng Trác phong làm Trung lang tướng, tước Đô đình hầu.
Viên Thiệu triệu tập chư hầu chống lại Đổng Trác.  Đổng Trác sai Lữ Bố và Hồ Chẩn ra đánh. Lữ Bố và Hồ Chẩn tỏ ra bất hòa với nhau, vì vậy bị Tôn Kiên đánh bại phải rút chạy về. Đổng Trác mang vua Hiến Đế bỏ Lạc Dương chạy vào Trường An, chỉ để bộ tướng Từ Anh và Ngưu Phụ ở lại chống giữ, còn Lữ Bố đi theo vào Trường An.
Sau đó,do Đổng Trác tàn bạo, giết nhiều người và kết oán với nhiều người nên những lúc xuất hành và nghỉ ngơi thường dùng Lữ Bố làm cận vệ. Viên Thiệu muốn dụ Lữ Bố về với mình nên dùng chiêu mỹ nhân kế Điêu Thuyền để ly gián cha con Đổng Trác-Lữ Bố. Trúng kế. Lữ Bố đã ra tay hạ sát Đổng Trác sau đó về hàng Tào Tháo nhưng Tào Tháo không tin dùng Lữ Bố vì đã là người một lần đã bất tín thì vạn lần chẳng có ai dám tin. Chính cái thói vong ân bội nghĩa đó là biểu tượng của Lữ Bố khi người ta đàm luận về những kẽ phản phúc.
Như mới đây trong chuyến công du Châu Á Tổng Thống Trump khi đến Trung Cộng đã can thiệp với Tập Cập Bình cho ba sinh viên chơi Baskettbal của trường ULCA. Đó là LiAngelo Ball, Cody Riley and Jalen Hill.. Cả ba người này đã bị Trung Cộng nhốt vào tù vì bị tội trộm cắp ở siêu thị (shoplifting) Sau khi TT Trump can thiệp với Tập Cập Bình ba người này được đưa về Mỹ Trên Airforce one của TT Trump
Có biết bao nhiêu người Mỹ bị bắt ở các nước ngoài mà trong thời tiền nhiệm có ai can thiệp cho họ về nước không? Ngay cả Otto Warmbier khi bị Bắc Hàn tuyên án 15 năm và bị đánh đập tàn bạo ở Bắc Hàn mà cũng không ai can thiệp. Đến khi TT Trump nhậm chức đã can thiệp cho Otto về nước nhưng than ôi! đã nếm mùi lao tù Cộng Sản nhất là thứ cộng sản tàn bạo như Bắc Hàn thì khi Otto về nước chỉ còn là cái xác không hồn
Trước hình ảnh thương tâm của Otto TT Trump đã dùng quyền lực của một vị TT từ tâm khi nghĩ đến viễn ảnh tương lai của ba sinh viên chơi Baskettball ở ULCA bị tù ở Trung Cộng nên đã can thiệp để đưa cả ba sinh viên về nước Mỹ bằng Air Force riêng của mình. Hình ảnh bao che như một người cha ra sức bảo vệ cho con cháu, chịu lây sự nhục nhã trộm cắp của họ để đưa về xứ sở trong tinh thần bảo vệ con dân của mình. Ấy thế mà khi con của mình được về nước thì cha của LiAngelo Ball đã vong ân bội nghĩa đã không biết cảm ơn vị TT đã cứu con mình ra khỏi ngục lại còn lên tiếng chê bai phản phúc
Trong xã hội loài người chuyện phản phúc vong ân bội nghĩa xẩy ra hằng ngày. Nhưng sự vong ân bội nghĩa của  LaVar Ball đã không tỏ ra biết ơn người cứu mạng con mình là LiAngelo Ball lại còn ra lời phỉ báng trong khi cả 3 người đã hết lời cảm ơn TT Trump.
Hành động phản phúc vô ơn của LaVar Ball đã được các cơ quan truyền thông phe tả khai thác để hạ bệ Trump. Muốn hạ bệ kẽ khác để đưa mình lên cao bằng những lời phỉ báng là đã tự mình hạ thấp mình trên khuôn mặt vong ân bội nghĩa.
Không biết mấy ông bình loạn người Mỹ gốc Việt tại các cơ quan truyền thông lá cãi đã có ông nào nhận tiền cánh tả để hùa vào chuyện vong ân bội nghĩa này không? Cho dù có hay không thì qúi ông đã mang bộ mặt vong ân bội nghĩa lâu rồi.
Hành động vong ân bội nghĩa của LaVar Ball đã cho dân chúng Hoa Kỳ thấy được cái giá trị làm người của ông ta thật uổng vì ở đó còn thấp hơn giá trị của loài súc vật
Vì lẽ đó, giá trị của Ngày Lễ Tạ Ơn hôm nay để nhắc nhở con người phải biết ơn đời, ơn người mới làm thăng hoa được cuộc sống tinh thần của mình hầu làm thăng tiến cuộc sống trong xã hội.

HAPPY THANKSGIVING TO ALL
Tôn Nữ Hoàng Hoa
23/11/2017


__._,_.___

Posted by: ThamLang Huynh 

Cảm Ơn Đời


Cảm Ơn Đời
Tôn Nữ Hoàng Hoa

Mỗi lần gần đến lễ Tạ Ơn  là tôi nghe trong tôi nỗi bồi hồi xúc động, nhớ lại thời còn ở nhà với ba mẹ, rồi tự gần đó những lời độc thoại vang lên , vô cùng lạc lỏng trong tận cùng tâm tư và cứ thế niềm cô đơn trên cuộc đấu tranh chống CS tại hải ngoại lại lớn dần khi ngoài kia bóng chiều đang đổ xuống.
Trong ốc đảo cô đơn đó,  tôi đã thấy được rõ ràng cái ý nghĩa phi lý của cuộc đời đối diện. Trong hiện tại, có phải tham gia bất cứ sinh hoạt nào trong xã hội thì bao giờ cũng phải đứng vào tư thế hoai nghi?
Mọi người hầu như ai ai cũng hoài nghi, cũng e ngại. Đôi lúc hoài nghi với mình, với tập thể. Vì thế đương nhiên sự tương quan giữa người và người, giữa người và xã hội chẳng khác nào như những diễn viên trên sân khấu đời.
Thật thà mà nói,  tại sao con người sinh hoạt vô vụ lợi trong cộng đồng thường mang cái nỗi hoài nghi. Có lẽ những ai đã từng vác ngà voi trong một vài sinh hoạt thì không lạ gì cái cảnh hôm nay là bạn, mai là thù . Rồi cứ thế, những trò phản phúc chém sau lưng chiến sĩ xảy ra hằng ngày
Trong chuyện Tầu nhân vật Lữ Bố là một tên phản phúc nỗi tiếng trong thời Tam Quốc Chí
 Lữ Bố tự là Phụng Tiên, là tướng nhà Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc.
Lữ  Bố người đất Cửu Nguyên, huyện Ngũ Nguyên thuộc Tinh châu (nay là thành phố Bao Đầu). Ông được biết đến  qua tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung. Trong tiểu thuyết này, Lữ Bố xuất hiện như một tướng tài. Trên chiến trường, ông chuyên sử dụng phương thiên họa kích và cưỡi Ngựa Xích Thố, như một mãnh hổ tả xung hữu đột, vạn người không địch nổi. Nhưng vì qua những lần phản phúc vô ơn đã không còn ai tín nhiệm nữa
Năm 189, Hán Linh Đế qua đời, con là Hán Thiếu Đế Lưu Biện lên nối ngôi. Ngoại thích Hà Tiến mưu trừ hoạn quan chuyên quyền, bèn triệu tập quân các trấn. Đinh Nguyên theo lệnh dẫn quân đến Lạc Dương, Lữ Bố đi theo Định Nguyên và sau đó Định Nguyên nhận Lữ Bố làm con nuôi .
Khi  Hà Tiến bị hoạn quan giết, Một tướng khác thay thê Hà Tiến là Đổng Trác cũng tiến vào Lạc Dương, tranh chấp quyền lực với Viên Thiệu . Viên Thiệu yếu thế phải bỏ chạy còn Đinh Nguyên dàn quân chống lại. Trong trận này Lữ Bố đã thể hiện mình là hạng tướng dũng mãnh vô song, đánh tan quân đội Đổng Trác và làm Đổng Trác kinh hoảng phải tế ngựa bỏ chạy. Sau trận đó,  Đổng Trác đã họp bàn với các mưu sĩ của mình với ý định chiêu mộ Lữ Bố. Lữ Bố nhận lời, nhân lúc Đinh Nguyên tin tưởng mình,  không phòng bị nên đã bị Lữ Bố ra tay hạ sát giết chết Định Nguyên là cha nuôi của mình rồi mang toàn quân về hàng Đổng Trác.
Đổng Trác nhận Lữ Bố làm con nuôi và bổ nhiệm làm Kị đô úy. Ông trở thành người phục vụ đắc lực cho Đổng Trác.
Nhờ sức khỏe hơn người, giỏi võ nghệ và cung tên, ông được mọi người gọi là Phi tướng quân. Sau đó ông được Đổng Trác phong làm Trung lang tướng, tước Đô đình hầu.
Viên Thiệu triệu tập chư hầu chống lại Đổng Trác.  Đổng Trác sai Lữ Bố và Hồ Chẩn ra đánh. Lữ Bố và Hồ Chẩn tỏ ra bất hòa với nhau, vì vậy bị Tôn Kiên đánh bại phải rút chạy về. Đổng Trác mang vua Hiến Đế bỏ Lạc Dương chạy vào Trường An, chỉ để bộ tướng Từ Anh và Ngưu Phụ ở lại chống giữ, còn Lữ Bố đi theo vào Trường An.
Sau đó,do Đổng Trác tàn bạo, giết nhiều người và kết oán với nhiều người nên những lúc xuất hành và nghỉ ngơi thường dùng Lữ Bố làm cận vệ. Viên Thiệu muốn dụ Lữ Bố về với mình nên dùng chiêu mỹ nhân kế Điêu Thuyền để ly gián cha con Đổng Trác-Lữ Bố. Trúng kế. Lữ Bố đã ra tay hạ sát Đổng Trác sau đó về hàng Tào Tháo nhưng Tào Tháo không tin dùng Lữ Bố vì đã là người một lần đã bất tín thì vạn lần chẳng có ai dám tin. Chính cái thói vong ân bội nghĩa đó là biểu tượng của Lữ Bố khi người ta đàm luận về những kẽ phản phúc.
Như mới đây trong chuyến công du Châu Á Tổng Thống Trump khi đến Trung Cộng đã can thiệp với Tập Cập Bình cho ba sinh viên chơi Baskettbal của trường ULCA. Đó là LiAngelo Ball, Cody Riley and Jalen Hill.. Cả ba người này đã bị Trung Cộng nhốt vào tù vì bị tội trộm cắp ở siêu thị (shoplifting) Sau khi TT Trump can thiệp với Tập Cập Bình ba người này được đưa về Mỹ Trên Airforce one của TT Trump
Có biết bao nhiêu người Mỹ bị bắt ở các nước ngoài mà trong thời tiền nhiệm có ai can thiệp cho họ về nước không? Ngay cả Otto Warmbier khi bị Bắc Hàn tuyên án 15 năm và bị đánh đập tàn bạo ở Bắc Hàn mà cũng không ai can thiệp. Đến khi TT Trump nhậm chức đã can thiệp cho Otto về nước nhưng than ôi! đã nếm mùi lao tù Cộng Sản nhất là thứ cộng sản tàn bạo như Bắc Hàn thì khi Otto về nước chỉ còn là cái xác không hồn
Trước hình ảnh thương tâm của Otto TT Trump đã dùng quyền lực của một vị TT từ tâm khi nghĩ đến viễn ảnh tương lai của ba sinh viên chơi Baskettball ở ULCA bị tù ở Trung Cộng nên đã can thiệp để đưa cả ba sinh viên về nước Mỹ bằng Air Force riêng của mình. Hình ảnh bao che như một người cha ra sức bảo vệ cho con cháu, chịu lây sự nhục nhã trộm cắp của họ để đưa về xứ sở trong tinh thần bảo vệ con dân của mình. Ấy thế mà khi con của mình được về nước thì cha của LiAngelo Ball đã vong ân bội nghĩa đã không biết cảm ơn vị TT đã cứu con mình ra khỏi ngục lại còn lên tiếng chê bai phản phúc
Trong xã hội loài người chuyện phản phúc vong ân bội nghĩa xẩy ra hằng ngày. Nhưng sự vong ân bội nghĩa của  LaVar Ball đã không tỏ ra biết ơn người cứu mạng con mình là LiAngelo Ball lại còn ra lời phỉ báng trong khi cả 3 người đã hết lời cảm ơn TT Trump.
Hành động phản phúc vô ơn của LaVar Ball đã được các cơ quan truyền thông phe tả khai thác để hạ bệ Trump. Muốn hạ bệ kẽ khác để đưa mình lên cao bằng những lời phỉ báng là đã tự mình hạ thấp mình trên khuôn mặt vong ân bội nghĩa.
Không biết mấy ông bình loạn người Mỹ gốc Việt tại các cơ quan truyền thông lá cãi đã có ông nào nhận tiền cánh tả để hùa vào chuyện vong ân bội nghĩa này không? Cho dù có hay không thì qúi ông đã mang bộ mặt vong ân bội nghĩa lâu rồi.
Hành động vong ân bội nghĩa của LaVar Ball đã cho dân chúng Hoa Kỳ thấy được cái giá trị làm người của ông ta thật uổng vì ở đó còn thấp hơn giá trị của loài súc vật
Vì lẽ đó, giá trị của Ngày Lễ Tạ Ơn hôm nay để nhắc nhở con người phải biết ơn đời, ơn người mới làm thăng hoa được cuộc sống tinh thần của mình hầu làm thăng tiến cuộc sống trong xã hội.

HAPPY THANKSGIVING TO ALL
Tôn Nữ Hoàng Hoa
23/11/2017


__._,_.___

Posted by: ThamLang Huynh 

Đùa mà là thật...


Subject: Fw: Đùa mà là thật....
Đùa mà là thật...

********

Trước cổng cơ quan nhà nước, một bác nông dân thập thò, nghiêng ngó. Thấy vậy, anh bảo vệ quát to:
- Ông kia! Tới có chuyện gì?
- Tôi muốn gặp giám đốc xin cái giấy xác nhận!
- Hôm nay giám đốc nghỉ lo đám tang. Bố giám đốc vừa mất!
- Vậy cho tôi gặp phó giám đốc được không?
- Cũng không được! Vì bố phó giám đốc cũng vừa mất!
Vẻ thất vọng lộ rõ trên gương mặt bác nông dân, nhưng bác vẫn cố hỏi thêm:
- Vậy cho tôi gặp trưởng phòng được không?
- Không được! Bố chồng của trưởng phòng vừa mất.
- Vậy cho tôi gặp phó phòng!
- Không được! Hôm nay phó phòng nghỉ lo đám tang. Ông nội phó phòng vừa mất!
- ĐM! Anh đùa tôi đấy à? Chết đéo gì mà lắm thế?
- ĐM! Ông chửi ai đấy hả? Đã không biết thì im mồm đi! Chết mỗi người chứ lấy đéo đâu ra mà lắm! Bố của giám đốc thì cũng là bố của phó giám đốc, thì cũng là bố chồng của trưởng phòng và là ông nội của phó phòng. Vì giám đốc là anh ruột của phó giám đốc, là chồng của trưởng phòng và là bố đẻ của phó phòng. Ông dù chỉ chửi một người nhưng lại là chửi cả cái cơ quan này đó! Ông biết chưa hả? Thôi, về đi cho tôi đóng cổng cơ quan!
- Vẫn sớm mà! Sao đóng vội thế?
- Tôi phải về lo đám tang. Bác tôi vừa mất!
******

No automatic alt text available.


Sunday, November 26, 2017

Có hay không một nghĩa cử đẹp?

 

Có hay không một nghĩa cử đẹp?

Nguyễn Dư (Danlambao) - Mấy ngày qua công luận râm ran về việc bà đệ nhất phu nhân Mỹ đi công du qua mấy nước Bắc á. Rồi tự nhiên khi đến cửa ngõ Việt Nam mở toang ra để chào đón khách quí thì bà lại không vào! Điều này khỏi cần nói ra thì ai cũng rõ nguyên nhân. Đối với cái đám chóp bu đảng cộng Ba Đình thì đó là một một cái tát vào mặt, đau lắm, nhục lắm chứ!

Đau cỡ nào, nhục cỡ nào thì còn tùy thuộc vào sự hiểu biết, phẩm cách, cảm nhận của mỗi con người. Đương nhiên là sẽ không ai giống ai. Thí dụ như ông chủ "tịt" Trần Đại Quang "thấy sang bắt quàng làm họ", nói nịnh người Mỹ là Việt Nam và Mỹ quan hệ với nhau có bề dày lịch sử lâu dài; rồi nào là bác của ông đi tìm đường cứu nước đã từng ghé qua Mỹ; bác của ông đi giải phóng dân tộc, là danh nhân văn hóa thế giới... Mở mồm ra là ông ăn nói văng mạng để lòi ra cái ngu dốt. Những điều ông nêu, dân cư mạng biết rõ tỏng tòng tong về bác của ông hết rồi, chỉ có ông là không chịu hiểu biết!. Thì thử hỏi với cái đầu óc như thế, không biết ông có nhục hay không trên cương vị là người đứng đầu đại diện nước chủ nhà mà khi khách đi tới cửa lại quay lưng?

Bà tổng thống Mỹ không đến Việt Nam, còn một nguyên nhân nữa là khi bà nhận được bức thư cầu cứu con của Mẹ Nấm, trong đó có những lời lẽ thống thiết, đau lòng thì bà không thể nào dự tiệc tùng chiêu đãi, nâng ly, chúc tụng trên sự đau khổ của hai đứa trẻ thơ vô tội. Thà để bà đi đâu đó chơi cho khuây khỏa. Đó là lòng tự trọng đối với trẻ con, một đạo đức tối thiểu của một con người mà phải ý thức, tỉnh táo mới có.

Không phải ngẫu nhiên mà vợ chồng tổng thống Mỹ nhắc về lịch sử hai Bà Trưng chống giặc ngoại xâm. Trước đó bà tổng thống Mỹ đã từng vinh danh nhiều người, trong đó có mẹ Nấm là một người phụ nữ can đảm. Dĩ nhiên, họ không phô trương hay đề cập về nhân quyền của mỗi nước kể cả Việt Nam; không cần nói nói ra nhưng người ta cũng ngầm hiểu rằng vấn đề này họ cũng đã quan tâm trong khả năng, có chừng mực như những đời tổng thống trước. Nhưng mỗi người có mỗi cách hành xử khác nhau.

Chúng ta thấy, những tù nhân lương tâm trước đây được người Mỹ cưu mang, bảo trợ là nhờ không ít công lao của những người người Việt có tấm lòng hướng về quốc gia, dân tộc. Lần này, trường hợp của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cũng không ngoại lệ. 

Và hơn thế nữa, với bức thư thống thiết hai đứa trẻ thơ đi cầu cứu một người gọi là đệ nhất phu nhân của một cường quốc có tấm lòng yêu mến trẻ con; rồi qua cách cư xử của bà đối với nhà cầm quyền Việt Nam như chúng ta thấy, thì liệu trong tương lai, lương tâm có cho phép bà muối mặt làm ngơ với hai người con của Mẹ Nấm? Hãy chờ xem.

17/11/2017


__._,_.___

Posted by: tuyen do 

Thursday, November 23, 2017

Lich sử về cầu Tràng Tiền và dân Huế phải hãnh diện với cây cầu Tràng Tiền là đúng quá



1-


Thương Về Miền Trung - Cẩm Ly

Thương Về Miền Trung - Cẩm Ly Chương trình Nhịp cầu âm nhạc - Âm nhạc của tôi 01/2011: Quê hương trong trái tim

2-

From: Nang Tran <


Lich sử về cầu Tràng Tiền và dân Huế phải hãnh diện với cây cầu Tràng Tiền là đúng quá .
MaiChin

Cây cầu thế kỷ của xứ Huế

Dòng sông Hương chảy trong lòng thành phố Huế hơn 100 năm đã soi bóng một cây cầu. Trải qua thăng trầm lịch sử, cho dù bây giờ và mai sau ở đất cố đô đã và sẽ có nhiều công trình bắc qua dòng sông này, nhưng đó là biểu tượng không thể thay thế với tên gọi: cầu Trường Tiền.

Cầu Trường Tiền nhìn từ trên ca

Sáu vài mười hai nhịp


Cũng như cầu Long Biên bắc qua sông Hồng ở Hà Nội, cầu Trường Tiền là cây cầu đầu tiên bắc qua sông Hương ở Huế, ngay sát kinh thành.
Đây cũng là một trong những cây cầu đầu tiên được xây dựng ở Đông Dương vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX theo kỹ thuật và vật liệu mới của phương Tây với kết cấu thép. Trước đó những cây cầu được xây dựng đều là công trình ngắn, bằng vật liệu tre, gỗ… không bền vững).
Thủa ban đầu, tên chính thức của cây cầu thép bắc qua sông Hương là Thành Thái, rồi Clémenceau, Nguyễn Hoàng... Nhưng vì ngày trước đối diện phía tả ngạn của cầu có một xưởng đúc tiền của Triều Nguyễn, nên người dân nơi đây quen gọi là cầu Trường Tiền.

Sáu vài mười hai nhịp

Mùa thu năm 1896, vua Thành Thái ban chỉ dụ xây dựng cầu sắt và nhấn mạnh: "Chính trị nhân đức không gì quan trọng bằng gia ơn cho dân. Gần đây, phàm tiến hành làm các cầu đường là để tiện cho dân vậy. Nay theo lời Cơ Mật viện tâu nói phía trước sông Hương là quan lộ, nghĩ nên làm một chiếc cầu sắt để tiện thông hành, duy vì phí tổn rất lớn nên còn phải chờ tính toán trù biện”.
Theo nhà văn Bửu Ý (80 tuổi, phường Phú Hội, TP Huế), lúc bấy giờ việc xây cầu qua sông Hương không dễ dàng vì đây vốn là dòng sông duyên dáng, tình tứ. 
"Điều kiện thi công thời đó chưa được như bây giờ. Huế đứng trước một thử thách là làm sao có cây cầu bắc qua sông, tạo thuận lợi cho người dân qua lại nhưng cần hết sức tránh xây một công trình quá thô ráp sẽ làm mất đi vẻ đẹp cảnh quan tự nhiên", nhà văn nói. 
Sông Hương lúc sương mù sáng sớm . Ảnh: Nguyễn Lợi.
Một năm sau khi vua Thành Thái ban chỉ dụ xây dựng cầu sắt, tháng 4/1897, Toàn quyền Đông Dương Doumer đến Huế và bàn bạc với triều đình tập trung đầu tư để có công trình bền vững lâu dài.
Nhà vua sai bộ Hộ trích giao 190.000 đồng, số còn thiếu do phía Pháp giúp đỡ. Việc thi công cầu được giao cho hãng Eiffel.
Khi cầu Trường Tiền bắt đầu được xây dựng, vua Thành Thái là người đặt viên đá đầu tiên. Sau hai năm, cây cầu gồm 6 nhịp dầm bằng thép hình chiếc lược ngà (bán nguyệt), nền lát gỗ lim được hoàn thành. 
Người dân xứ Huế quen với câu ca “Cầu Trường Tiền sáu vài mười hai nhịp…”, nhưng chính xác cầu có sáu nhịp và 12 vài kết với nhau thành 6 cặp. Cầu có chiều dài khoảng hơn 400 mét tính từ hai mố, nếu tính cả đường dẫn thì độ dài của Trường Tiền khoảng 453 mét, lòng cầu rộng sáu mét. Lúc mới xây dựng, cầu chưa có phần lề dành cho người đi bộ.
"Có thể nói Nhà thầu Eiffel của Pháp đã bỏ nhiều công sức trong việc thiết kế và thi công cầu Trường Tiền. Hình dáng cây cầu với màu nhũ bạc của buổi đầu xây dựng đã tô điểm thêm vẻ đẹp của dòng Hương", nhà văn Bửu Ý nhận xét.
Cầu Trường Tiền xưa được đặt tên Clemenceau. Ảnh tư liệu

Ba lần người Huế nhìn cầu đổ sập

Kể từ khi Trường Tiền hoàn thành vào năm 1899, người dân xứ Huế đã ba lần chứng kiến cây cầu này đổ sập xuống dòng sông Hương.
"Đây có lẽ là cây cầu nhiều lần gãy nhịp và được dựng lại nhất ở Việt Nam", nhà văn Bửu Ý nói.
Khi mới hoàn thành, là một cây cầu thép vững chắc với kết cấu và kỹ thuật xây dựng văn minh của phương Tây - cầu Trường Tiền khiến cho chính quyền và nhà thầu hết sức tự hào.
Không ngờ chỉ sau 5 năm (năm Nhâm Thìn - 1904), cơn bão lịch sử đã xô đổ cây cầu thép; cầu có 6 vài thì 4 bị hất đổ xuống lòng sông. Năm 1906, cầu được tu sửa lại và mặt cầu đổ bê tông thay vì lót gỗ lim như trước.
Đến năm 1937, dưới thời vua Bảo Đại, chính quyền tu sửa cầu Trường Tiền với quy mô lớn, đặc biệt là xây dựng thêm hành lang phía ngoài cho người đi bộ, đi xe đạp và 10 vị trí bao lơn ngắm cảnh.

Cây cầu của thi ca

Trải qua những thăng trầm lịch sử, với vẻ duyên dáng của mình, cầu Trường Tiền và dòng sông Hương thơ mộng trở thành cảm hứng vô tận cho giới văn nghệ sĩ.
Theo nhà văn Bửu Ý, đã là người dân xứ Huế thì ai nấy đều thuộc lòng mấy câu ca:
Cầu Trường Tiền sáu vài mười hai nhịp
Em theo không kịp, 
tội lắm anh ơi!
Bấy lâu mang tiếng chịu lời
Anh có xa em đi nữa, cũng tại ông Trời nên xa
Năm 1905, chiếc cầu được đúc lại bằng bê tông cốt thép, nên có câu:
Chợ Đông Ba đem ra ngoài giại
Cầu Trường Tiền đúc lại xi-moong
Ơi người lỡ hội chồng con
Về đây gá nghĩa vuông tròn nước non...
Năm 1941, trong thời gian lưu lạc tới xứ Huế, thi sỹ Nguyễn Bính đã ví nét cong cong của nhịp cầu cùng màu sơn nhũ bạc (nguyên bản) như hình ảnh của chiếc lược ngà:
“…Cầu cong như chiếc lược ngà
Sông dài mái tóc cung nga buông hờ…”
Cầu Trường Tiền soi bóng sông Hương về đêm. Ảnh: Nguyễn Lợi.
  • Tháng 8/1896
Vua Thành Thái ra sắc dụ xây dựng cầu sắt bắc qua sông Hương.
  • Năm 1897
Cầu Trường Tiền được khởi công xây dựng.
  • 1899-1919
Cầu mang tên cầu Thành Thái.
  • 1919-3/1945
Cầu được đặt tên Clémenceau, tên vị thủ tướng Pháp lúc bấy giờ.
  • Năm 1945
 Chính quyền Trần Trọng Kim đổi tên cầu Clémenceau thành  cầu Nguyễn Hoàng, vị tiên chúa có công khai phá vùng đất Thuận Hóa.
  • Trước năm 1975
Tên cầu Trường Tiền được người Huế quen gọi trong dân gian. Sau năm 1975, cầu chính thức mang tên là Trường Tiền.
  • Năm 1995 đến nay
Sau khi hoàn thành trùng tu cầu,  đơn vị thi công đã tự ý thay đổi tên cầu Trường Tiền thành cầu Tràng Tiền và gắn bảng tên cầu Tràng Tiên ngay phía đầu cầu Sau này, chính quyền sở tại đặt lại tên cầu là Trường Tiền.
Tuy nhiên, cái tên cầu Trường Tiền và Tràng Tiền đã song hành với nhau từ đó cho đến nay.
Cầu Trường Tiền khi còn mang tên là cầu Thành Thái. Ảnh tư liệu.

Phục dựng vẻ đẹp xưa của Trường Tiền

Ông Nguyễn Xuân Hoa - nguyên giám đốc Sở Văn hóa tỉnh Thừa Thiên Huế, là người có nhiều kỷ niệm và trăn trở với cầu Trường Tiền.
Theo ông, Trường Tiền đi vào trong lòng người Huế sâu sắc nhất là hình dáng cây cầu vào thời vua Bảo Đại, với 10 cái ban công ngắm cảnh và hành lang đi bộ cho người đi xe đạp, đi bộ.
10 ban công là nơi người và phương tiện có thể tránh nhau. Những người gánh hàng rong qua cầu, lúc mệt cũng ghé chân vào. Và một trong hình ảnh đẹp nhất của cầu Trường Tiền là những thiếu nữ với tà áo dài đi qua cầu, dừng lại ở ban công ngắm cảnh sông Hương.
"Chính 10 cái ban công và hình dáng cây cầu dầm thép hình lược ngà là một nét nghệ thuật tạo nên sự duyên dáng cho cầu Trường Tiền", ông Hoa nói.
Ông cho hay, sau cuộc đại trùng tu năm 1995, cầu Trường Tiền không còn 10 ban công và màu nhũ bạc thay bằng màu trắng đục, lòng cầu thu hẹp; thậm chí cầu bị gắn bảng nhầm tên thành Tràng Tiền khiến nhiều nhà văn hóa  xứ Huế lúc bấy giờ rất buồn phiền.
Sau này, ông Hoa cùng với nhà nghiên cứu Phan Thuận An đã đề nghị đơn vị quản lý cầu phục hồi 10 ban công, sơn lại màu cầu thủa ban đầu.
Mãi đến tháng 8/2017, nghĩa là hơn 20 sau khi diễn ra cuộc đại trùng tu kể trên, Cục quản lý đường bộ 2 (Bộ Giao thông) trên cơ sở tham vấn của các nhà văn hóa Huế mới sửa chữa và phục hồi lại các hạng mục của cầu Trường Tiền trước đây.
Đặc biệt là đơn vị thi công sẽ bổ sung lại hệ thống lan can gồm 10 ban công cho người đi bộ dừng chân, ngắm cảnh - mỗi vọng cảnh có chiều dài 7 m, và rộng 1,25 m
Các ban công sẽ được xây dựng theo hình nửa lục giác hai bên các trụ cầu, nhô ra sông theo mẫu bao lơn cầu Trường Tiền thời vua Bảo Đại.
“Sau khi Công ty cầu 1 Thăng Long tiến hành đại trùng tu cầu vào năm 1991-1995, phía đầu cầu được gắn tên là Tràng Tiền. Đợt này, sau khi tiến hành khôi phục, sửa chữa xong, đơn vị sẽ lấy lại tên gốc cho cây cầu là Trường Tiền”, ông Đặng Nguyễn Ngọc Linh - Phó chi cục trưởng Chi cục Quản lý đường bộ II.6 (Cục quản lý đường bộ 2, Bộ Giao thông) cho biết.
Sau 20 năm, cầu Trường Tiền mới làm lại ban công ngắm cảnh. Ảnh: Võ Thạnh.
Hiện sau hơn hai tháng sửa chữa, đơn vị thi công dần hoàn thành các công đoạn cuối của việc xây dựng 10 ban công ngắm cảnh. Hành lang đi bộ cũng được các công nhân khoan bê tông, lát gạch.
"Nhiều người dân Huế đi qua Trường Tiền cảm thấy vui khi biểu tượng của quê hương mình đang dần trở lại với hình bóng năm nào, mặc dù chưa thật trọn vẹn", nhà văn Bửu Ý nói.
62 bức ảnh đen trắng về 54 dân tộc Việt Nam triển lãm trên cầu Trường Tiền vào năm 2014. Ảnh: Võ Thạnh.




__._,_.___

Posted by: Mike Duong

Featured Post

NHỮNG KHÔI HÀI VỀ . . . Chữ Nghĩa Việt Cộng.

  NHỮNG KHÔI HÀI VỀ . . . Chữ Nghĩa Việt Cộng. 1. - Ai cũng biết VC là vua chơi chữ, lúc chúng ...

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List