‘Ai lên xứ hoa Đào’ và mối tình ngang trái của người nhạc sĩ tài
hoa…
Đà Lạt bồng bềnh phiêu lãng, Đà Lạt mờ hơi
sương, Đà Lạt của màu hoa đào, của rừng thông, của Hồ Than Thở, của thung lũng
Tình Yêu. Mọi thứ ở Đà Lạt đều tràn ngập màu sắc lãng mạn. Nhưng nói đến ca
khúc nào viết về Đà Lạt nào hay nhất, đẹp nhất, ấn tượng nhất, thì ai cũng nói
rằng, đó là Ai Lên Xứ Hoa Đào của người nhạc sĩ tài hoa bạc mệnh Hoàng Nguyên….
Đà Lạt, một trong những địa danh được ưu ái nhất của những nhạc sĩ
tài hoa…
Một Đà Lạt luôn mộng mơ và bồng bềnh phiêu lãng…
Đà Lạt, thành phố của ngàn hoa, từ lâu đã đi vào
lòng bao khách lãng du bằng vẻ đẹp sương – gió – mây – trời – cỏ cây. Hai tiếng
“Đà Lạt” đã đủ khiến người ta mơ mộng.
Trong những năm tháng dạy học tại Đà Lạt
vào thập niên 1950, niềm cảm hứng đã tới để nhạc sỹ tài hoa Hoàng Nguyên
(1932-1973), người thầy của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, cho ra đời tác phẩm bất hủ
này.
Ai lên xứ hoa đào đừng quên mang về một nhành hoa…
Lãng mạn, mộng mơ và tuyệt đẹp…ta có thể tìm
thấy tất cả cảm giác bồng bềnh đó ở Đà Lạt, ở Ai Lên Xứ Hoa Đào.
Từ đồi Vọng Cảnh, Thung lũng Tình Yêu hiện ra
trong tầm mắt đẹp tựa bức tranh; triền thông vi vu gió như “thôi miên” ta vào
cõi hư vô; những ngôi nhà gỗ xinh xắn thấp thoáng trên những ngọn đồi đầy hoa
cho cảm giác yên bình đến lạ lùng; những con đường đất đỏ vòng vèo đưa khách
phiêu lưu cùng đỉnh Langbian thấp thoáng trong mây…
Đà Lạt với những ngôi nhà gỗ xinh xắn thấp thoáng trên những ngọn đồi đầy hoa cho cảm giác yên bình đến lạ lùng)
Những ca khúc tuyệt vời của Hoàng Nguyên viết về
Đà Lạt đã được sinh ra chính trong thời gian nhạc sỹ sống và dạy học ở thành
phố mù sương, trong tuổi hoa niên tươi đẹp, lãng mạn của chàng thanh niên hai
mươi tuổi Hoàng Nguyên.
Có lẽ, trái tim đôi mươi dâng tràn nhựa sống,
cảm hứng thi ca trong chàng trai trẻ mang tâm hồn nhạc sỹ đã không thể không
bật thành lời trước một Đà Lạt quá đỗi nồng nàn. Ngay từ những lời đầu tiên,
những nốt nhạc đầu tiên được cất lên, một Đà Lạt mơ huyền, lãng mạn, một Đà Lạt
mang đậm “chất Đà Lạt” đã hiện ra trong lòng người nghe:
Ai lên xứ hoa đào dừng chân bên hồ nghe chiều rơi
Nghe hơi giá len vào hồn người, chiều xuân mây êm trôi
Thông reo bên suối vắng lời dìu dặt như tiếng tơ
Nghe hơi giá len vào hồn người, chiều xuân mây êm trôi
Thông reo bên suối vắng lời dìu dặt như tiếng tơ
Nghe hơi giá len vào hồn người, chiều xuân mây êm trôi
Ca từ tuyệt đẹp, giai điệu nhẹ nhàng, ngọt ngào
đã mang lại cho “Ai lên xứ
hoa đào” một vị trí đặc biệt trong lòng người Đà Lạt, người yêu Đà
Lạt và làng âm nhạc Việt. Và dù bài hát đã ra đời quá nửa thế kỷ, mỗi khi nhắc
tới Đà Lạt, không ai có thể không nhớ tới ca khúc tuyệt vời ấy.
Đà Lạt của Hoàng Nguyên in dấu mộng “Đào Nguyên” của nhạc sĩ Văn
Cao
Là người hâm mộ Thiên Thai của nhạc sĩ Văn Cao,
chắc hẳn những hình ảnh về một cõi thiên thai “Đào Nguyên” nơi hai chàng Lưu
Nguyễn lạc bước đã in dấu trong lòng người nhạc sĩ:
“Đào Nguyên xưa, Lưu Nguyễn quên đường về, tìm
Đào Nguyên, Đào Nguyên nơi nao..” (Thiên Thai- Văn Cao)
Nên trong bài Ai Lên Xứ Hoa Đào, người ta thấy
rất nhiều bóng dáng tiên cảnh:
“Xuân đi trong mắt biếc lòng dạt dào nên ý thơ.
Nghe tâm tư mơ ước Mộng Đào Nguyên đẹp như chuyện ngày xưa.”
Nghe tâm tư mơ ước Mộng Đào Nguyên đẹp như chuyện ngày xưa.”
Xuân đi trong mắt biếc lòng dạt dào nên ý thơ. Nghe tâm tư mơ ước Mộng Đào Nguyên đẹp như chuyện ngày xưa.
Hay như:
“Đường trần nhìn hoa bướm rồi lòng trần mơ bướm hoa.
Lâng lâng trong sương khói rồi bàng hoàng theo khói sương.
Lạc dần vào quên lãng rồi đường hoa lặng bước trong lãng quên.”
Lâng lâng trong sương khói rồi bàng hoàng theo khói sương.
Lạc dần vào quên lãng rồi đường hoa lặng bước trong lãng quên.”
Lâng lâng trong sương khói rồi bàng hoàng theo khói sương. Lạc dần vào quên lãng rồi đường hoa lặng bước trong lãng quên.
Một cảm giác rất sâu tìm thấy ở Ai Lên Xứ Hoa Đào, một cảm giác
rất khó lý giải..
Đà Lạt trong ca khúc Hoàng Nguyên hiện lên những
gì điển hình nhất của phố núi, là sương, là hoa, là thông, là tà áo dài thấp
thoáng trong sương. Nhưng sự lãng mạn của ca khúc này đến từ một cái gì đó rất
đặc biệt, rất sâu mà người ta khó lý giải được.
Ca từ lãng mạn, âm nhạc của ông nhẹ nhàng, ngọt
ngào, tha thiết như một lời tự sự lạ kỳ.
Ngoài “bộ ba”: Bài thơ hoa đào, Ai lên xứ hoa đào và Hoa đào ngày xưa đều
được viết với giọng trưởng (major), thì về sau Hoàng Nguyên còn viết bản Đà Lạt mưa bay – một
Đà Lạt với giọng thứ (minor), nhịp chậm, mang tâm trạng người trẻ trong thời ly
loạn.
Năm 1973, nhạc sĩ tài hoa bạc mệnh từ giã cõi
đời vì tai nạn giao thông ở Vũng Tàu, nhưng đã kịp để lại cho đời một khối
lượng tác phẩm đồ sộ xuất sắc, với Bài Tango cho riêng em, Cho người tình
lỡ, Đà Lạt mưa bay, Tà áo tím, Thuở ấy yêu nhau…vv.
Ai lên xứ hoa đào
Ai lên xứ hoa đào dừng chân bên hồ nghe chiều rơi.
Nghe hơi giá len vào hồn người chiều Xuân mây êm trôi.
Thông reo bên suối vắng, lời dìu dặt như tiếng tơ.
Xuân đi trong mắt biếc lòng dạt dào nên ý thơ.
Nghe tâm tư mơ ước Mộng Đào Nguyên đẹp như chuyện ngày xưa.
Nghe hơi giá len vào hồn người chiều Xuân mây êm trôi.
Thông reo bên suối vắng, lời dìu dặt như tiếng tơ.
Xuân đi trong mắt biếc lòng dạt dào nên ý thơ.
Nghe tâm tư mơ ước Mộng Đào Nguyên đẹp như chuyện ngày xưa.
Ai lên xứ hoa đào đừng quên bước lần theo đường hoa.
Hoa bay đến bên người ngại ngần rồi hoa theo chân ai.
Đường trần nhìn hoa bướm rồi lòng trần mơ bướm hoa.
Lâng lâng trong sương khói rồi bàng hoàng theo khói sương.
Lạc dần vào quên lãng rồi đường hoa lặng bước trong lãng quên.
Hoa bay đến bên người ngại ngần rồi hoa theo chân ai.
Đường trần nhìn hoa bướm rồi lòng trần mơ bướm hoa.
Lâng lâng trong sương khói rồi bàng hoàng theo khói sương.
Lạc dần vào quên lãng rồi đường hoa lặng bước trong lãng quên.
Ôi! Màu hoa đào, màu hoa đào chiều Xuân nào.
Ôi! Màu hoa đào như môi hồng người mình yêu.
Ôi! Màu hoa đào đã bao lần vì màu hoa
mà lữ khách lắng hồn thơ dừng chân lãng du.
Ôi! Màu hoa đào như môi hồng người mình yêu.
Ôi! Màu hoa đào đã bao lần vì màu hoa
mà lữ khách lắng hồn thơ dừng chân lãng du.
Ai lên xứ hoa đào đừng quên mang về một cành hoa.
Cho tôi bớt mơ mòng chiều chiều nhìn mây trôi xa xa.
Người về từ hôm nao mà lòng còn thương vẫn thương.
Bao nhiêu năm tháng cũ mà hồn nào thôi vấn vương.
Giờ này nhìn sương khói mà thầm mơ màu hoa trên má ai.
Cho tôi bớt mơ mòng chiều chiều nhìn mây trôi xa xa.
Người về từ hôm nao mà lòng còn thương vẫn thương.
Bao nhiêu năm tháng cũ mà hồn nào thôi vấn vương.
Giờ này nhìn sương khói mà thầm mơ màu hoa trên má ai.
Cuộc đời éo le và mối tình ngang trái của người nhạc sĩ tài hoa
Nhạc sĩ Hoàng Nguyên
Nhạc sĩ Hoàng Nguyên tên thật là Cao Cự Phúc,
sinh 3 tháng 1 1932 tại Quảng Trị. Lúc nhỏ theo học trường Quốc học Huế. Đầu
thập niên 1950, Hoàng Nguyên lên ở Đà Lạt, Hoàng Nguyên dạy học tại trường tư
thục Tuệ Quang, thuộc chùa Linh Quang, khu số 4 Đà Lạt.
Đà Lạt ấm áp và cổ kính
Hoàng Nguyên khi đó dạy Việt văn lớp đệ lục. Lúc
đó, ông là thầy giáo dạy nhạc cho Nguyễn Ánh 9, người sau này trở thành một
nhạc sĩ nổi tiếng đồng thời là nhạc công chơi đàn dương cầm.
Năm 1956, trong một đợt lùng bắt ở Đà Lạt, do
trong nhà có các bản nhạc của nhạc sĩ Văn Cao, người mà Hoàng Nguyên rất ái mộ,
Hoàng Nguyên bị bắt và đày ra Côn Đảo khoảng năm 1957. Ở Côn Sơn, thiên tình sử
của người nghệ sĩ Hoàng Nguyên mở đầu với cảnh tình éo le và tan tác.
Đà Lạt sương mây núi
Là một tài hoa đa dạng, người tù Hoàng Nguyên
được vị Chỉ Huy Trưởng đảo Côn Sơn mến chuộng nên đã đưa chàng ta về tư thất
dạy Nhạc và Việt văn cho con gái ông, năm đó khoảng 19 tuổi…Mối tình hai người
nảy nở, trăng ngàn sóng biển đã là môi trường cho tình yêu ngang trái.
Ông chúa đảo phải lặng lẽ vận động để chàng nhạc sĩ tài hoa sớm
được tự do.
Sau khi Hoàng Nguyên được trả tự do, trở về Sài
Gòn, tiếp tục sáng tác và dạy học. Trước khi kết hôn, Hoàng Nguyên có ý định
quay lại với cô gái ở Côn Sơn, nhưng cô đã đi lấy chồng. Ca khúc Thuở ấy yêu
nhau ra đời trong khoảng thời gian đó.
Đà Lạt của những năm 1950 của nhạc sĩ Hoàng Nguyên
__._,_.___
No comments:
Post a Comment