Lời hay ý đẹp, baì rất giá trị
đọc, và đừng quên xưa nay nhân định thăńg thiên cũng nhiều, nghiã là
ít lắm, thôi thì tuỳ duyên, tan hàng, cố gănǵ, ht
----- Forwarded Message -----
From: Tuan Le
Sent: Thursday, November 2, 2017 6:54 PM
Subject: Làm Thế Nào Để Sống Một Cuộc Đời Không Hối Tiếc? Edward
Làm Thế Nào Để Sống Một Cuộc Đời
Không Hối Tiếc?
Edward
Có 175.000.000 câu trả lời trong
0.43s nếu bạn tìm từ khóa regret (hối tiếc) ở trên mạng. Có lẽ hối tiếc là một
từ mà tất cả chúng ta đều đã trải qua, dù là già hay trẻ, nam hay nữ, thành
công hay thất bại. Tất cả chúng ta đều có những hối tiếc trong cuộc đời. Có
những sự hối tiếc làm chúng ta đau khổ, chán nản và theo ta đi suốt cuộc đời.
Nếu như là một người hiểu về tâm lý, chắc hẳn bạn sẽ khao khát tìm ra bí quyết
để sống một cuộc đời không hối tiếc. Vậy, phải làm gì để có thể SỐNG một cuộc
đời KHÔNG HỐI TIẾC?
Tìm được người bạn đời phù hợp và
có một cuộc hôn nhân hạnh phúc trọn đời. Nuôi dạy con cái không lớn thành
người, biết yêu thương cha mẹ. Tìm được công việc yêu thích. Chào đón tuổi già
một cách nhẹ nhàng và không lo lắng. Tránh được những hối tiếc lớn. Đi đến bên
kia con dốc cuộc đời với cảm giác thỏa nguyện và trọn vẹn. Những điều này nghe
như một danh mục của một cuộc sống đáng sống. Song, chúng ta có thể tìm được
cuốn cẩm nang hướng dẫn hoàn thành những mục tiêu này ở đâu?
Người Già: Chuyên Gia Về Lẽ Sống
Tiến
sĩ Karl Pillemer, tác giả cuốn sách Sống Không Hối Tiếc đã làm một điều rất thú
vị đó là ông đi nghiên cứu cuộc đời của hàng nghìn người già, những người mà
ông gọi là chuyên gia về lẽ sống. Ông tin người già là những người thông thái
nhất. Các bậc cao niên có nguồn kiến thức mà những người còn lại trong chúng ta
không ai có được: họ đã sống trọn cuộc đời mình Họ có nhiều lợi thế về trải
nghiệm sống. Họ là những con người phi thường, từng trải qua bệnh tật, nếm mùi
thất bại, sống trong sự đàn áp, chịu đựng nỗi mất mát và vượt qua hiểm nguy.
Đôi khi quan điểm của họ dường như khác biệt hoàn toàn với người trẻ, nhưng giá
trị đích thực của sự thông thái mà họ mang đến lại nằm ở sự đối nghịch với quan
điểm thông thường của người trẻ.
Ông
gọi những người cao tuổi là các chuyên gia. Phương pháp ông dùng để thu thập
thông tin là cho phép mọi người trình bày suy nghĩ, chia sẻ câu chuyện tường
tận. Có tổng cộng hơn 1.000 người cao tuổi đã trả lời câu hỏi, “Ông/bà đã
học được những bài học quan trọng nhất nào trong suốt cuộc đời mình?”.
Bạn đang nắm trong tay những bài học đó từ họ.
Khi
nghiền ngẫm hàng trăm trang phản hồi, ông phát hiện ra lời khuyên của các
chuyên gia đều quy về 6 chủ đề.
Ông
bắt đầu bằng những lời khuyên của các chuyên gia về vấn đề kết hôn và duy trì
hôn nhân dựa trên 30.000 năm kết hôn của họ (nhiều người đã kết hôn được khoảng
30, 40, 50 năm hoặc hơn). Tiếp theo là lời khuyên về việc tìm được công việc
yêu thích và duy trì sự hài lòng đó. Tiếp nữa là bài học nuôi dạy con được đúc
kết từ kinh nghiệm nuôi nấng khoảng 3.000 đứa trẻ. Ông dành một chương để nói
về khía cạnh mà không ai có thể hoài nghi sự thông thái của họ: làm sao để bước
vào tuổi già một cách mạnh mẽ và mạnh khỏe. Tiếp đó là lời khuyên làm sao để
tránh được những hối tiếc lớn trong cuộc đời. Và cuối cùng là lời khuyên về bức
tranh tổng thể: cách tận hưởng cuộc sống trọn vẹn, sống hạnh phúc, viên mãn bất
kể những mất mát và bệnh tật không thể tránh khỏi.
Bài
viết này tổng hợp 30 bài học dựa theo 6 chủ đề, là những chắt lọc vô giá của
tiến sĩ Karl Pillemer từ những người cao tuổi, chắt lọc và tổng hợp từ cuốn
sách Sống Không Hối Tiếc của ông. Những bài học này là vô giá dành cho người
trẻ để đọc, chiêm nghiệm và áp dụng ngay từ bây giờ để không phải sống một cuộc
đời hối tiếc.
CHỦ
ĐỀ 1: NHỮNG BÀI HỌC ĐỂ CÓ HÔN NHÂN VIÊN MÃN
Trong hơn 50 năm qua, tỷ lệ kết hôn suy giảm, độ tuổi kết hôn
trễ hơn, và tỷ lệ ly hôn tăng lên. Ngày nay, trong 10 đứa trẻ ra đời thì có 4
trẻ “ngoài giá thú”, và phần lớn cặp đôi chung sống cùng nhau trước khi kết
hôn. Điều này đặt ra câu hỏi, liệu tờ giấy đăng ký kết hôn có thật sự cần
thiết?
Những
người thấu hiểu lẽ đời nhất khuyên chúng ta làm điều gì trong việc tìm một
người bạn đời và gắn bó với nhau. (hãy nhớ rằng nhiều người trong số họ đã kết
hôn hàng vài chục năm).
Bài
Học 1: Lấy người giống mình.
Sự
tương đồng trong các giá trị cốt lõi và hoàn cảnh xuất thân là bí quyết để có
cuộc hôn nhân hạnh phúc. Và hãy quên đi việc thay đổi ai đó sau khi kết hôn.
Bài
Học 2: Tình bạn cũng quan trọng không kém tình yêu.
Những
rung động phút ban đầu phải phát triển trong mối quan hệ dài hạn. Hãy kết hôn
với người mà bạn cảm nhận được tình bạn cũng sâu sắc như tình yêu.
Bài
Học 3: Đừng tính toán chi li.
Đừng
xem hôn nhân phải luôn chia đều theo tỷ lệ 50-50; bạn không thể lấy ra chính
xác những gì đã bỏ vào. Chìa khóa hạnh phúc là cả hai người phải cố gắng cho
nhiều hơn nhận từ mối quan hệ
Bài
Học 4: Trò chuyện với nhau.
Lấy
một người không giao tiếp là cực kỳ nguy hiểm cho hôn nhân. Những cặp vợ chồng
sống với nhau lâu dài là những người có thể giao tiếp (ít nhất là với nhau về
những điều quan trọng).
Bài
Học 5: Đừng chỉ tận tâm với người bạn đời – hãy tận tâm với chính cuộc hôn
nhân.
Hãy
nghiêm túc với ý định kết hôn và xem đó là chuyện quan trọng. Khi nhìn nhận
cuộc hôn nhân quan trọng hơn những nhu cầu tức thời của mỗi bên, cả hai sẽ nhận
về lợi ích to lớn. Có một câu nói của nhiều chuyên gia đã trở thành trọng tâm
của những bài học này, và trở thành lời khuyên chung về hôn nhân, thì đó chính
là “Đừng đi ngủ trong lúc tức giận.”
CHỦ ĐỀ 2 – NHỮNG BÀI HỌC ĐỂ CÓ SỰ NGHIỆP THÀNH
CÔNG
Công việc chiếm lĩnh cuộc sống của chúng ta rất nhiều. Chúng
ta làm việc rất nhiều. Trong xã hội ngày nay, so với thế hệ trước thì chúng ta
ít có xu hướng làm cố định một việc suốt đời. Tìm được một công việc ý nghĩa và
thú vị đã trở thành một thách thức cho nhiều người, chứ không riêng gì với
những người mới đi làm.
Bài
Học 1: Không chọn việc vì tiền.
Sai
lầm lớn nhất trong sự nghiệp của một người là theo đuổi một công việc vì nguồn
thu nhập hứa hẹn. Sẽ có lúc, ý nghĩa và đam mê trong công việc đánh bại mức
lương hậu hĩnh.
Bài
Học 2: Đừng từ bỏ cho đến khi tìm được công việc yêu thích.
Theo
các chuyên gia, bí quyết để tìm thấy công việc yêu thích là lòng kiên trì. Đừng
dễ dàng bỏ cuộc.
Bài
Học 3: Tận dụng công việc tối đa.
Nếu
bạn phải làm một công việc không như ý, đừng lãng phí trải nghiệm đó; nhiều
chuyên gia đã học được những bài học vô giá từ những công việc tồi tệ. Bài Học
4:
Trí tuệ cảm xúc quan trọng hơn cả.
Nếu
bạn muốn thành công trong công việc, hãy phát triển kỹ năng giao tiếp. Ngay cả
những người làm trong ngành kỹ thuật cũng có thể hủy hoại sự nghiệp của mình
nếu thiếu đi trí tuệ cảm xúc.
Bài
Học 5: Mọi người đều cần sự tự chủ.
Sự
thỏa mãn trong sự nghiệp thường dựa trên mức độ tự chủ mà bạn có được trong
công việc. Hãy tìm một công việc mà bạn có thể tự do ra quyết định và đi theo
hướng mình thích mà không bị cấp trên kiểm soát quá mức. Khi nói về sự nghiệp,
một lần nữa các chuyên gia đưa ra chẩn đoán, nghĩa là họ chỉ ra rằng rất có thể
có một điều gì đó không ổn. Bạn nên tự hỏi: mỗi sáng thức giấc, mình có muốn đi
làm không? Vâng, các chuyên gia muốn cảnh báo cho các bạn trẻ ở mức khủng khiếp
về thực tế: con đường đi đến sự hối tiếc và sai lầm trầm trọng là dành nhiều
năm trong đời để làm công việc mà mình không hề thích. Nếu bạn cảm thấy sợ hãi
và chán nản, có lẽ đã đến lúc thay đổi.
CHỦ ĐỀ 3: NHỮNG BÀI HỌC DÀNH CHO CÁC BẬC CHA MẸ
Việc làm cha mẹ đóng vai trò trung tâm của cuộc đời hầu hết
mọi người trong 20 năm hoặc hơn khi những đứa trẻ còn phụ thuộc và sống cùng
gia đình. Kinh nghiệm đã chứng minh câu ngạn ngữ, “Mức độ vui vẻ của bạn bằng
mức độ vui vẻ của đứa con kém hạnh phúc nhất trong gia đình bạn.” Thế nhưng, để
trở thành những người cha mẹ tuyệt vời nhất, chúng ta thường không biết tìm lời
khuyên ở đâu.
Bài
Học 1: Mấu chốt nằm ở thời gian.
Nếu
cần, hãy hy sinh để dành tối đa thời gian ở bên con. Bạn và các con cần cùng
nhau trải qua những hoạt động thường nhật, chứ không chỉ là những khoảng “thời
gian chất lượng” đã được lên kế hoạch.
Bài
Học 2: Thiên vị trong tình cảm là điều bình thường, nhưng đừng thể hiện nó ra.
Bạn
có thể yêu thương đứa con này hơn đứa con khác, nhưng đừng bao giờ để bọn trẻ
biết điều đó.
Bài
Học 3: Đừng đánh con.
Hãy
dạy dỗ con bằng tình yêu thương, sự tôn trọng, không dùng đến đòn roi (cho dù
bạn có cảm giác thôi thúc đến mức nào).
Bài
Học 4: Tránh rạn nứt bằng mọi giá.
Làm
mọi cách để tránh hủy hoại mối quan hệ với con mãi mãi – ngay cả khi điều đó
đòi hỏi người cha/mẹ phải thỏa hiệp.
Bài
Học 5: Nhìn xa hơn về mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái
Mối
quan hệ giữa cha mẹ và con cái vẫn tiếp diễn khi bọn trẻ đã rời xa mái nhà thân
yêu, thế nên khi các con con nhỏ, hãy đưa ra những quyết định để xây dựng mối
quan hệ tốt đẹp cho nửa còn lại. Từ lời khuyên của các chuyên gia, họ đề nghị
những bậc cha mẹ hãy cưỡng lại một cám dỗ nguy hiểm: tìm kiếm sự hoàn hảo ở các
con và trong cách nuôi dạy con. Về mặt logic, hầu hết chúng ta đều biết rằng
tạo ra những đứa trẻ hoàn hảo là điều bất khả thi. Thế mà hầu hết cha mẹ lại
giữ lấy những tiêu chí hoàn hảo riêng khi đánh giá việc nuôi dạy con cái. Thế
nhưng, các chuyên gia đều thừa nhận: không ai có những đứa con hoàn hảo. Điều
an ủi là cho dù thế nào đi nữa thì hầu hết những đứa trẻ này đều nên người.
Chúng ta không thể hoàn hảo nhưng có thể “đủ tốt” để nuôi dạy những đứa con tử
tế, giàu tình cảm. CHỦ ĐỀ
4: NHỮNG BÀI HỌC ĐỂ CÓ TUỔI GIÀ MẠNH MẼ
Xã hội ngày nay ai cũng sợ tuổi già. Các cuộc khảo sát trong
hơn 20 năm qua cho thấy thái độ tiêu cực của mọi người khi nghĩ đến tuổi già.
Nhưng cách nhìn nhận của những người 70 tuổi trở lên đã làm thay đổi mọi suy
nghĩ thông thường về tuổi già.
Bài
Học 1: Tuổi già tốt đẹp hơn bạn nghĩ nhiều.
Đừng
phí thời gian lo lắng về việc già đi. Đó có thể là thời kỳ của cơ hội, phiêu
lưu mạo hiểm và phát triển. Hãy xem tuổi già là một hành trình tìm kiếm điều gì
đó chứ không phải sự kết thúc.
Bài
Học 2: Hành động như thể bạn sẽ cần đến cơ thể mình cả trăm năm.
Hãy
thôi viện cớ “Tôi không quan tâm mình sống được bao lâu” cho những thói quen
gây hại đến sức khỏe. Những hành vi như hút thuốc, ăn uống không lành mạnh và
lười vận động không giết chết bạn ngay mà sẽ tuyên án bạn bằng những căn bệnh
mãn tính kéo dài hàng chục năm.
Bài
Học 3: Đừng lo lắng về cái chết. Đừng mất nhiều thời gian lo lắng về cái chết
của mình.
Các
chuyên gia khuyên bạn hãy lên kế hoạch và sắp xếp thật cẩn thận cho giai đoạn
cuối đời.
Bài
Học 4: Duy trì sự kết nối.
Hãy
suy nghĩ thật nghiêm túc về nguy cơ bị tách biệt khỏi xã hội ở tuổi trung niên
và nỗ lực duy trì sự kết nối thông qua các cơ hội học tập và các mối quan hệ
mới.
Bài
Học 5: Lên kế hoạch về nơi bạn sẽ sinh sống (và nơi cha mẹ bạn sống).
Đừng
để nỗi sợ và định kiến ngăn bạn hoặc người thân của bạn cân nhắc quyết định
chuyển đến sống trong cộng đồng người cao tuổi. Bước chuyển đó sẽ mở ra nhiều
cơ hội sống tốt hơn chứ không giới hạn nó lại. Ẩn dưới bài học này là một
nguyên tắc chung mà tôi học được từ các chuyên gia: hãy quên đi cuộc chiến
chống lại tuổi già. Thay vào đó, họ khuyến khích chúng ta nên chấp nhận quá
trình lão hóa và điều chỉnh hoạt động sao cho phù hợp với những thay đổi về thể
chất và hoàn cảnh.
CHỦ ĐỀ 5: NHỮNG BÀI HỌC ĐỂ SỐNG CUỘC ĐỜI KHÔNG
HỐI TIẾC
Hầu hết chúng ta đều mong muốn có một cuộc đời ít tiếc nuối.
Nếu biết cách làm, chúng ta sẽ hầu như chỉ lựa chọn vào những hành vi để không
phải ăn năn khi đã quá muộn. Dù không thể loại bỏ sự hối tiếc, nhưng những
người trẻ tuổi có thể hành động để hiếm khi phải hối tiếc về một việc gì đó.
Bài
Học 1: Luôn luôn trung thực.
Những
điều khiến bạn rất dễ hối tiếc sau này chính là những hành động không chân
thật, trong cả việc nhỏ lẫn việc lớn. Hầu hết mọi người đều hối tiếc lúc về già
nếu họ đã không “công bằng và thẳng thắn”.
Bài
Học 2: Đón nhận cơ hội.
Đón
nhận khi được trao cơ hội hoặc thử thách mới sẽ giúp bạn ít hối tiếc hơn là từ
chối.
Bài
Học 3: Đi du lịch nhiều hơn.
Hãy
đi khi có cơ hội, cứ hy sinh việc khác nếu cần thiết phải làm như vậy. Phần lớn
mọi người nhìn những chuyến du lịch mà mình từng đi (dài hay ngắn) là điểm nhấn
trong cuộc đời và hối tiếc rằng họ đã không đi nhiều hơn.
Bài
Học 4: Hết sức cẩn trọng khi chọn bạn đời.
Điểm
mấu chốt là đừng vội vàng ra quyết định. Hãy dành thời gian thật nhiều để tìm
hiểu thật kỹ người bạn đời và để xác định liệu hai người có chung sống với nhau
lâu dài được không.
Bài
Học 5: Nói ra ngay.
Nhiều
người phải thốt lên câu “Giá như…” bởi vì họ đã không bày tỏ cảm xúc bản thân
trước khi quá muộn. Thời điểm duy nhất bạn có thể chia sẻ cảm xúc sâu lắng nhất
trong lòng chính là khi người đó vẫn còn sống.
Việc
khao khát sống một cuộc đời không hối tiếc là một mục tiêu xứng đáng, giúp
chúng ta đưa ra những quyết định tốt hơn ngày qua ngày. Tuy nhiên, các chuyên
gia còn cho chúng ta biết một điều nữa: đối với phần lớn mọi người, mục tiêu
này là phi thực tế.
Vì
vậy, họ có một bài học khác cho bạn: hãy rộng lòng với bản thân khi bạn phạm
phải những lỗi lầm và đưa ra những lựa chọn sai.
Những
chuyên gia thông thái nhất có cùng quan điểm ở bài học cuối cùng về sự hối
tiếc: khi bạn đến tuổi của họ, cuối cùng bạn cũng cần tha thứ cho bản thân. Nếu
có một lựa chọn hoặc một quyết định nào đó sau ngần ấy năm vẫn khiến ta bận
lòng, thì những người đi trước khuyên ta hãy vui tươi và bao dung với chính
mình.
CHỦ ĐỀ 6: NHỮNG BÀI HỌC ĐỂ SỐNG NHƯ MỘT CHUYÊN
GIA
Trong khoảng thời gian cuối đời mình, những trải nghiệm về sự
kiện cá nhân và những sự kiện lịch sử quan trọng cũng như giai đoạn cuối đời
của họ tạo ra một góc nhìn tổng quát về cách sống.
Bài
Học 1: Thời gian là vàng bạc.
Hãy
sống như thể cuộc đời ngắn ngủi – bởi vì nó vốn dĩ là như vậy. Chủ yếu là đừng
cảm thấy phiền muộn khi nhận ra thực tế này mà hãy bắt tay vào hành động, hãy
làm những việc quan trọng ngay bây giờ.
Bài
Học 2: Hạnh phúc là một lựa chọn, không phải là một điều kiện.
Hạnh
phúc không phải là một điều kiện chỉ xảy ra khi hoàn cảnh hoàn hảo hoặc gần
hoàn hảo. Không sớm thì muộn, bạn cần đưa ra sự lựa chọn có chủ đích để sống
hạnh phúc bất kể chông gai thử thách.
Bài
Học 3: Thời gian dành cho việc lo lắng là thời gian lãng phí.
Hãy
thôi lo âu. Hoặc ít nhất là hãy giảm bớt lo lắng. Đó là sự lãng phí to lớn về
quỹ thời gian quý giá cuộc đời.
Bài
Học 4: Suy nghĩ đơn giản. Khi nói về việc sống một cuộc đời trọn vẹn, hãy nghĩ
đơn giản.
Hãy
tìm kiếm những niềm vui đơn giản hàng ngày và học cách tận hưởng điều đó ngay
bây giờ.
Bài
Học 5: Tham gia các hoạt động tôn giáo.
Sống
có đức tin sẽ giúp bạn sống hạnh phúc, và việc trở thành thành viên của một
cộng đồng tôn giáo sẽ mang lại những lợi ích đáng kể. Nhưng làm thế nào và tham
gia tôn giáo nào là tùy thuộc ở bạn.
QUY TẮC VÀNG ĐỂ SỐNG CUỘC ĐỜI KHÔNG HỐI TIẾC
Tôi
muốn gửi đến bạn lời khuyên cuối cùng từ các chuyên gia thông thái. Thành thật
mà nói, đó là lời khuyên mà tôi phải mất một thời gian mới hiểu được. Có những
câu nói sâu sắc đến nỗi người già đôi khi không biết diễn tả chính xác thành
lời tại sao nó lại quan trọng đến vậy.
Câu
nói này là gì? Vì sao nó được nhắc đến nhiều hơn bất kì lời khuyên nào khác.
Quy Tắc Vàng. Khi diễn tả những giá trị cốt lõi của họ, một vài người lớn tuổi
chỉ nói 3 từ sau đây:
- Người phỏng vấn: Những giá trị hoặc nguyên tắc cốt lõi trong
cuộc sống của ông/bà là gì?
- Chuyên gia: Quy Tắc Vàng.
Thường
thì họ diễn giải theo một cách khác, kiểu như “Hãy làm cho người khác những
gì bạn muốn họ làm cho mình,” hoặc “Hãy đối xử với người khác theo cách
bạn muốn họ đối xử với mình”.
Một
vài câu trả lời thậm chí không theo cách nói thông thường, như “Hãy làm cho
người khác theo cách mìn ước họ làm cho mình,” và phiên bản tiêu cực “Đừng
làm cho người khác những gì bạn không muốn họ làm cho bạn.” Rất thường
xuyên, họ dừng lại với vài từ ngắn gọn: “Hãy làm cho người khác…”
Phiên
bản Quy Tắc Vàng mà phần lớn các chuyên gia học được bắt nguồn từ Kinh thánh
như sau: “Tất cả những gì con muốn người khác làm cho con, thì con hãy làm
như vậy đối với họ”. Đạo Hindu: “Khi biết bản thân chịu nỗi đau thế nào,
thì một người sẽ không bao giờ làm với người khác những gì anh ta không muốn họ
làm với mình.” Đạo Do thái: “Ta ghét điều gì thì đừng làm vậy với những
người quanh ta.” Và đạo Hồi: “Sẽ không phải là đức tin thật sự cho tới
khi anh ta cầu mong cho anh trai mình những điều anh ta cầu mong cho bản thân”.
Đối
với nhiều chuyên gia, họ học được tầm quan trọng của sợi dây gắn kết với người
khác thông qua những thử thách, bi kịch và cả những trải nghiệm thúc đẩy tinh
thần. Họ thường nói một cách đơn giản:
“Hãy tử tế với người khác”
hoặc
“Hãy đối xử với người khác bằng thái độ tôn
trọng.”
*Bài
viết độc quyền tại Tâm lý học ứng dụng Tổng hợp bởi Edward
-----o0o-----
__._,_.___
No comments:
Post a Comment