“Sức
hút” của Đức Dalai Lama tại Hoa Kỳ
Sau chuyến viếng thăm và thuyết
trình tại Âu châu, Đức Dalai Lama đã đến Hoa Kỳ. Trạm dừng
chân đầu tiên tại Trường Đại học tiểu bang Maryland vào ngày 7-5 vừa qua đã thu
hút sự chờ đón của hàng ngàn thính chúng.
Ngài thuyết trình đề tài Hoà bình - Từ bi - Tình bằng hữu (Peace - Compassion - Fellowship). Khoảng 30 ngàn người đã ghi danh tham dự buổi thuyết giảng, tuy nhiên hội trường chỉ có thể đủ chỗ cho 15 ngàn người khiến khá nhiều người tiếc nuối.
Ngài thuyết trình đề tài Hoà bình - Từ bi - Tình bằng hữu (Peace - Compassion - Fellowship). Khoảng 30 ngàn người đã ghi danh tham dự buổi thuyết giảng, tuy nhiên hội trường chỉ có thể đủ chỗ cho 15 ngàn người khiến khá nhiều người tiếc nuối.
Đức
Dalai Lama thuyết giảng tại Đại học Maryland
Theo nhật báo Baltimore, đây là lần
đầu tiên trong lịch sử tại tiểu bang Maryland, chương trình thuyết giảng do
Hiệp hội ASLS tổ chức có số lượng đông người tham dự như vậy. Những nhân vật
hàng đầu thế giới trước đây như cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela, cựu Tổng
thống Hoa Kỳ Jimmy Carter, ngài Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan cũng chỉ
thu hút được 10 ngàn người.
Đến dự buổi thuyết giảng có ngài Thống
đốc, các quan chức cao cấp bang Maryland cùng giới trí thức uyên thâm, sinh
viên thuộc các trường đại học danh tiếng trong vùng.
Nhân cách giản dị, khiêm tốn, khuôn mặt
luôn cười, đùa giỡn rất tự nhiên, những lời khai thị hóm hỉnh, sâu sắc đã khiến
rất nhiều người hâm mộ, yêu mến ngài.
Sự
gần gũi của Đức Dalai Lama
Rất
nhiều người mong muốn được tham dự những buổi nói chuyện của ngài
Rời Maryland, Đức Dalai Lama đến bang
Oregon từ ngày 8 đến 11-5. Tại đây ngài có 5 buổi thuyết giảng về đề tài môi
trường tại 3 đại học lớn trong vùng. Ban Tổ chức đã bán vé gây quỹ cho trường.
Giá vé từ 20 USD cho đến vé VIP bảo trợ 1.500 USD. Tất cả đã bán sạch nhiều
tuần trước dù mỗi nơi thuyết giảng có sức chứa từ 10 ngàn đến 15 ngàn người.
Đây cũng là kỷ lục chưa từng có tại Trung tâm Hội nghị - Thể thao Mathew Knight
Arena.
Sau chuyến viếng thăm bang Oregon, Đức
Dalai Lama đến bang Wisconsin, Louisiana và Kentucky - thể theo lời mời từ các
trường đại học để thuyết trình nhiều đề tài khác nhau.
Tại mỗi nơi, bên cạnh việc trao văn bằng
tiến sĩ danh dự, ngài còn được tặng một chiếc nón có in phù hiệu trường như là
một biểu tượng tình cảm gắn bó giữa các trường đại học và ngài. Nhân cách sống
và trí tuệ siêu việt của Đức Dalai Lama đã tạo nên ảnh hưởng lớn lao đến tầng
lớp trí thức Tây phương.
"Sức
hút" từ Đức Dalai Lama
“Việc thuyết giảng tại các đại học, viện
hàn lâm danh tiếng sẽ nuôi dưỡng Phật giáo phương Tây tốt tươi dựa trên trí tuệ
và hành trì (pháp hành). Phật giáo Tây phương hiện đang phát triển hết sức
thuận lợi từ những duyên lành này”, các nhà chuyên môn đánh giá như thế.
Những buổi thuyết
giảng của Đức Dalai Lama
Môi trường và Tâm linh (Spirituality and the Environment) - giảng sáng 9-5-2013 Những liên hệ giữa tâm linh và ý thức môi trường như thế nào? Niềm tin tôn giáo sẽ giải quyết những vấn nạn môi trường hiện nay ra sao? Đây là một buổi thuyết trình, thảo luận đầy xúc cảm giúp cộng đồng nhân loại trân trọng môi trường qua đức tin tôn giáo. Trách nhiệm chung và Môi trường nội tâm: Bản chất của tâm (Universal Responsibìty & Inner Environment: The Nature of the Mind) - giảng chiều 9-5-2013 Mối liên hệ giữa “môi trường nội tâm” của từng cá nhân tác động lên môi trường sống của toàn nhân loại. Đức Dalai Lama thuyết trình về bản chất của tâm theo giáo lý nhà Phật, qua đó tánh thiện và lòng từ của nhân loại nếu được nuôi dưỡng sẽ đem lại lợi lạc cho người và môi trường sống. Sau buổi thuyết trình là phần trả lời các câu hỏi do sinh viên và hội đồng giáo sư đệ trình. Con đường đẫn đến an lạc và hạnh phúc trong xã hội toàn cầu (The Path to Peace & Happiness in Global Society) – giảng chiều 10-5-2013 Ứng dụng giáo lý nhà Phật để khai mở lòng từ, nuôi dưỡng tâm từ, làm chủ được tâm để mang lại an lạc cho cuộc sống lành mạnh góp phần tạo nên thế giới hoà bình. Trách nhiệm chung và Môi trường sống toàn cầu (Universal Responsibility & Global Environment): giảng sáng 11-5-2013 Trước những thực tế vấn nạn môi trường và lòng khát khao muốn thay đổi, chúng ta phải làm gì để biến thành hành động cụ thể. Đạo đức, khoa học, ý thức sẽ được vận dụng ra sao để tạo ra những chính sách thiết thực bảo vệ môi trường mà mỗi người, mỗi cơ quan, mỗi quốc gia có trách nhiệm, bổn phận bảo vệ. Tạo nguồn cảm hứng cho môi trường toàn cầu (Inspiration for the Global Environment): giảng chiều 11-5-2013 Phải đối diện với những thách thức to lớn về vấn nạn môi trường toàn cầu, chúng ta lắm lúc bất lực và tuyệt vọng. Làm thế nào để chuyển đổi tuyệt vọng và bất lực trở thành niềm tin vững chắc: dẫu ta chỉ là một cá nhân nhưng có thể góp phần thay đổi môi trường. Đạo đức thế kỷ này được ứng dụng ra sao để cải thiện môi trường sống và chúng ta trở thành người công dân hành tinh xanh (the earth citizen). Một vài hình ảnh về ngài trong chuyến hoằng pháp ở Hoa Kỳ:
Rất đông thính
chúng dõi theo ngài
Theo dõi thông
qua màn hình từ xa
|
__._,_.___
No comments:
Post a Comment