THIÊN
TỬ TU BỒ ĐỀ
Toàn Không
I).
NHÂN DUYÊN:
Một
thời Đức Phật ngự tại vườn Cấp Cô Độc, nước Xá Vệ, bấy giờ Đức Phật bảo các Tỳ
Kheo:
- Các Thầy nên tư
duy về “Tưởng vô thường”, hãy phổ biến rộng rãi (lưu bố) tưởng vô
thường, như vậy sẽ đoạn trừ ái dục, ái sắc, ái vô sắc, vô minh, kiêu mạn đều trừ
hết, cũng như đem lửa đốt cháy sạch hết cỏ cây không còn sót; và nếu tư duy kỹ
tưởng vô thường sẽ đoạn dứt hết đắm ái chấp trước trong 3 cõi.
Rồi
Đức Phật kể chuyện:
Xưa có Quốc Vương tên Thanh Tịnh Âm Hưởng thống lãnh cõi Diêm Phù Đề có tám vạn
bốn nghìn thành ấp, đại thần cung nữ vô số, Đại Vương Âm Hưởng không có con nối
dõi nên nghĩ: “Nay ta thống lãnh Quốc gia này không cong vạy, nhưng ta không
có con kế tục, nếu ta chết dòng họ sẽ đoạn diệt.” Vì lý do đó, nhà Vua cầu
có con, tự quy cầu thiên long thần, nhật nguyệt, sơn thần, địa thần v.v..., khiến
được sinh con.
Bấy
giờ nơi cung trời Đao Lợi có một vị Trời tên Tu Bồ Đề mạng sống sắp hết vì có 5
điềm báo:
1-
Hoa đội trên đầu héo dần.
2-
Áo choàng dính dơ bẩn.
3-
Thân thể có mùi hôi.
4-
Các ngọc nữ bỏ đi.
5-
Không thích tòa ngồi nữa.
Vua
Trời Đế Thích thấy Thiên tử Tu Bồ Đề có những dấu hiệu kể trên nên bảo một vị
Trời khác xuống trần nói với Vua Âm Hưởng những lời dặn bảo; chỉ trong giây
phút vị Thiên tử ấy tới nơi. Khi ấy Vua Âm Hưởng đang ở trên lầu cao cùng một
người hầu cầm lọng che, Thiên tử ở trên hư không bảo Vua:
“- Thích Đề Hoàn
Nhân (tên Vua Trời) kính lời thăm Đại Vương mạnh khỏe, cõi Diêm Phù Đề không có
người đức độ để làm con Đại Vương, nay cõi trời Đao Lợi có Thiên tử Tu Bồ Đề sẽ
giáng thần làm con Đại Vương, nhưng khi lớn tới tuổi thanh niên sẽ xuất gia học
đạo, tu phạm hạnh vô thượng”
Vua
Âm Hưởng nghe những lời ấy vui mừng phấn khởi, liền nói:
“- Như vậy, thật
hạnh phúc vô cùng, xin cứ giáng hạ làm con tôi, muốn cầu xuất gia tôi không
trái ý”
Thiên
tử ấy liền trở về trời thưa với Vua Trời Đao Lợi những điều Vua Âm Hưởng đã
nói, nghe xong, Vua Đế Thích liền qua gặp Trời Tu Bồ Đề và bảo:
“- Nay ông nên
phát tâm sinh vào cung của Vua Âm Hưởng nơi cõi trần, vì Vua Âm Hưởng thường
dùng chính pháp trị dân nhưng không có con, xưa ông tạo nhiều phúc đức, nay nên
nguyện giáng thần sinh vào cung Vua ấy.”
Thiên tử Tu Bồ Đề thưa: “- Thôi thôi, Thiên Vương! Tôi không thích
phát nguyện sanh trong cung Vua cõi Người, ý tôi muốn xuất gia học đạo,
ở trong cung Vua rất khó xuất gia học đạo.
Vua
Đế Thích bảo:
“- Ông nên phát
nguyện sinh trong cung Vua Âm Hưởng cõi trần, ta biết ý nguyện của ông, ta sẽ ủng
hộ cho ông được xuất gia học đạo, ông đừng lo”
Các
Thầy nên biết, khi ấy Thiên tử Tu Bồ Đề liền phát nguyện sinh trong cung Vua Âm
Hưởng. Không bao lâu sau, Phu nhân bảo Vua Âm Hưởng:
“- Đại Vương nên
biết, nay thiếp (em) đã có thai”
Vua
nghe nói, vui mừng, liền cho nệm báu trải để Phu nhân nằm, làm món ăn ngon cho
Phu nhân ăn. Sau hơn chín tháng Phu nhân sinh một hoàng nam dung mạo đẹp đẽ tuyệt
vời hiếm có trên đời. Vua cho mời các nhà hiểu biết đến xem tướng, Vua kể cho họ
nghe sự việc như trên, họ tâu:
“- Theo lý lẽ
như thế, Thái tử rất đặc biệt trên đời, xưa làm Thiên tử tên Tu Bồ Đề, xin Đại
Vương theo tên cũ cũng gọi Tu Bồ Đề”
Vương
tử Tu Bồ Đề được Vua thương yêu chiều chuộng hết mức, Vua bèn khởi nghĩ: “Ta
vì muốn cầu con nên lễ bái chư Thiên để cầu con, trải qua bấy lâu mới sinh được
Thái tử. Dù Thiên Đế có dự báo Thái tử sẽ xuất gia học đạo, nay ta phải tìm chước
khéo léo để Thái tử không xuất gia học đạo nữa”
Do
đó, Vua Âm Hưởng cho lập cung điện ba mùa, mùa đông ấm, mùa hè mát, mùa xuân
thu đều thích hợp. Vua lại cho lập 4 cung phía trước phía sau và hai bên, mỗi
cung có vô số mỹ nữ, Thái tử đi ngả nào cũng có mỹ nữ theo hầu hạ vui chơi, khiến
Thái tử Tu Bồ Đề đắm nhiễm trong ngũ dục hoan lạc không thích xuất gia nữa.
Khi
Tu Bồ Đề ở tuổi thanh niên, một hôm vào khoảng nửa đêm, Vua Đế Thích đến chỗ Tu
Bồ Đề, ở trên hư không bảo:
“- Vương tử,
ngày xưa Vương tử có nói: “Nếu ta sinh vào cung Vua Âm Hưởng, khi lớn thành
thanh niên, ta sẽ xuất gia học đạo”, ngày nay vì sao Vương tử mải vui trong ngũ
dục quên lời nguyện xưa xuất gia học đạo? Ta đã có lời hứa là khi Vương tử trưởng
thành sẽ nhắc Vương tử về việc này, nay là đúng lúc rồi, nếu không xuất gia học
đạo, sau này hối tiếc vô ích.”
Thích
Đề Hoàn Nhân nói những lời ấy rồi biến đi, Tu Bồ Đề nghe rồi suy nghĩ: “Vua
cha đã làm lớp lưới ái dục, vì lưới ái dục nên không xuất gia học đạo được. Nay
ta phải dứt lớp lưới ái dục này, không để sự vui nhục dục ràng buộc. Ta phải xuất
gia học đạo mới được.”
Thái
tử lại suy nghĩ: “Nay Phụ Vương cho 6 vạn mỹ nữ vây quanh, nay ta thử quán
xem họ có tồn tại mãi mãi không?” Rồi Vương tử quán sát khắp không thấy người
nào tồn tại mãi.
Tu Bồ Đề lại nghĩ: “Tại sao ta quán bên ngoài, ta nên quán thân ta xem sao?”
Rồi Tu Bồ Đề liền quán thân thấy đều dơ bẩn, nhất là nơi chín lỗ, không có gì
có thể tham đắm được, Tu Bồ Đề quán tiếp các thứ của thân như tóc lông răng
móng thịt xương tủy v.v..., chẳng có cái nào bền vững, không chân thật, toàn là
huyển ảo, không tồn tại lâu ở đời, tất cả đều trở về với cát bụi hư không.
Vương
tử Tu Bồ Đề nghĩ: “Nay ta cắt đứt lớp lưới này, xuất gia học đạo” Rồi Tu
Bồ Đề quán sát năm thọ ấm: Đây là sắc khổ, đây là sắc diệt, đây là sắc xuất yếu,
thụ tưởng hành thức đều khổ cho đến thức tập, thức diệt, thức xuất yếu, quán
thân năm thọ này rồi, những pháp tập đều là pháp tận, Tu Bồ Đề liền ở chỗ ngồi
thành Bích Chi Phật. Lúc đó Đức Bích Chi Phật Tu Bồ Đề do giác thành Phật, bèn
nói kệ:
Ta biết cội gốc dục,
Ý do tư tưởng sinh,
Ta không nhớ nghĩ dục,
Ắt dục không có mặt.
Bích Chi Phật nói kệ xong bay lên hư không đến một ngọn núi ngồi đưới một gốc
cây.
LỜI BÀN:
Qua đoạn Kinh trên, chúng ta thấy: sự cầu xin của Vua Âm Hưởng và
sự phát nguyện của Thiên tử Tu Bồ Đề được thành sự thật.
Tại sao sự cầu và sự
phát nguyện trở thành sự thật được?
Vì Vua Âm Hưởng cai trị theo chính pháp, là người nhân từ có nhiều
phúc đức, nên sự cầu mới có hiệu quả. Thiên tử Tu Bồ Đề cũng vậy, mặc dù mạng
chung vì hết tuổi thọ nhưng xưa đã tạo và còn nhiều phước đức, nên sự phát
nguyện cũng được toại ý. Ví như người thông minh lại chăm chỉ học hành, muốn
cầu thi đậu cũng dễ thôi. Do đó, một đằng muốn có con, một đằng muốn làm con
đều được cả là vậy.
Nếu sự
cầu quá to đối với phúc đức mình có thì không thể toại nguyện, lúc đó sẽ do
nghiệp dẫn dắt. Giả dụ, khi ấy Thiên tử Tu Bồ Đề không có ý muốn xuất gia học đạo,
không muốn sinh vào cung Vua Âm Hưởng, thì với phúc đức còn nhiều có thể sẽ
sinh vào cõi trời khác hay cõi người nơi giàu sang phú qúy vậy.
Khi Thái tử Tu Bồ Đề tu quán “Năm ấm”, Năm Ấm là gì? Năm Ấm
cũng gọi là Năm Uẩn, là năm thứ sâu kín của con người, gồm Thân và Tâm.
A). QUÁN
THÂN:
(Còn tiếp)
__._,_.___