TỤNG KINH,
TRÌ CHÚ, NIỆM PHẬT
Toàn Không
(Tiếp theo)
4). TỤNG,
TRÌ, NIỆM NHƯ THẾ NÀO?
1. TỤNG
KINH NHƯ THẾ NÀO?
Một số
người không hiểu ý nghĩa của tụng Kinh, tụng cho có tụng, tụng lấy lệ cho xong
việc; lại có người tụng Kinh nhanh như gió cuốn nước tuôn, nếu tụng Kinh như thế
không được lợi ích, vì tốc độ tụng Kinh mau qúa hành giả không quán chiếu kịp lời
Kinh, không thấu triệt được ý Kinh. Tụng như thế cũng như nước đổ lên đầu con vịt,
hay nước đổ trên chiếc lá khoai, nước chuội đi hết không còn gì cả. Bởi vậy,
chúng ta phải tụng từ từ, nhịp nhàng khoan thai, không nhanh quá mà cũng chẳng
chậm quá, vì mục đích của tụng Kinh là phải hiểu lời Kinh và nghĩa lý của Kinh
phải được thấm nhập vào tâm người tụng.
Có một điều cần nêu
ra: trong những buổi lễ, một số Chùa đã tụng những Kinh bằng chữ Hán Việt, khiến
các Phật tử đọc chẳng hiểu gì cả, phải cố đọc cho xong việc. Việc làm này, xin
Chư Tăng Ni vui lòng coi dùm lại, đừng để tệ nạn tụng Kinh để Phật nghe như thế
vô ích....
2.
TRÌ CHÚ NHƯ THẾ NÀO?
Lời của các
bài Chú không ai hiểu được trừ Chư Phật, nếu đọc Chú rời rạc, phân tâm, không
chú tâm ý triệt để không đúng với ý nghĩa của trì Chú; bởi vậy cho nên khi trì
Chú phải đọc làm sao để những lời có vẻ vô nghĩa ấy thâm nhập hòa đồng với thân
tâm người trì Chú, đây mới là đúng cách trì Chú.
3. NIỆM
PHẬT NHƯ THẾ NÀO?
Miệng
niệm Phật mà đầu óc còn suy nghĩ việc này chuyện nọ, không đúng ý nghĩa của niệm
Phật. Người niệm Phật phải quán tưởng hoặc nhìn hình tượng Phật để thấy những đều
tốt lành, sự cao cả vĩ đại của Phật, và noi gương làm các việc lành tránh làm
các điều ác v.v…
5).
NHỮNG AI TỤNG, TRÌ, NIỆM?
Tất cả
Phật tử tại gia, xuất gia đều nên tụng Kinh, trì Chú, niệm Phật, nhất là những
người không tu một pháp môn nào cả, lại càng cần nên hành trì. Những Phật tử tại
gia đã có bàn thờ Phật trong nhà, nên hàng ngày thực hành cả ba, nếu bận việc
làm ăn lựa một thứ, nếu bận qúa nên thực hành vào ngày cuối tuần được nghỉ ở
nhà. Tùy theo hoàn cảnh mỗi người mỗi gia đình mà hành trì, không có một tí gì
là bắt buộc cả. Có hành trì hay không là tùy mỗi cá nhân tự định liệu lấy tương
lai của mình.
Người
có tu thiền định cũng nên chia thời gian hàng ngày để có thời gian hành trì ba
việc hoặc một việc trong tụng Kinh, trì Chú, và niệm Phật; người xuất gia cũng
tùy theo mà hành trì cho thích hợp với khuôn khổ pháp môn của tịnh thất hoặc của
chùa.
6). LỢI
ÍCH CỦA TỤNG, TRÌ, NIỆM:
1. LỢI
ÍCH CỦA TỤNG KINH:
Người
tụng Kinh sẽ dần dần thấu suốt nghĩa Kinh, các căn nhiếp theo lời Kinh khiến
người tụng ghét bỏ điều ác, sinh khởi làm việc lành, có lợi cho bản thân người
tụng. Các người khác nghe lời Kinh ấy sẽ học hỏi được nhiều điều tốt đẹp, từ
các người thân con cháu, đến hàng xóm láng giềng đều được lợi lạc bởi được nghe
lời tụng Kinh; người tụng Kinh đúng cách còn đưa người tụng đến nhất tâm thanh
tịnh, sẽ có lợi ích không thể nghĩ bàn, linh nghiệm lạ thường, người nào tụng,
người ấy tự chứng nghiệm mà thôi.
2. LỢI
LÍCH CỦA TRÌ CHÚ:
Một câu
hay một bài Thần Chú ngắn có thể thâu gồm cả một bộ Kinh, hiệu lực của Chú rất
phi thường kỳ diệu; người chí tâm trì Chú lâu bền đạt đến thanh tịnh, sẽ có linh
ứng lạ thường không thể giải thích, như người uống nước nóng lạnh tự biết, người
ngoài không thể biết được.
3. LỢI
ÍCH CỦA NIỆM PHẬT:
Một câu niệm
Phật giá trị bằng ba tạng giáo điển, niệm Phật nào cũng có đủ hết các công đức
vô lượng vô biên; niệm Phật có công năng trừ tâm vọng niệm điên đảo, phá tâm si
mê đen tối, đạt tâm trong sạch của bậc Đại nhân.
Nếu người
nào chuyên niệm Phật A Di Đà cầu vãng sinh, với chí tâm thành khẩn chuyên nhất,
được tâm bất loạn, sẽ được Phật A Di Đà tới xoa đầu, đến lúc lâm chung, được Phật
A Di Đà, và các Bồ Tát tới đón về Tây phương cực lạc.
Tóm lại, tụng Kinh, trì
Chú, niệm Phật cũng là các cách tu của người Phật tử trong khi tiếp xúc với đời
làm lành, lánh ác, rồi lại hành trì đúng mức tụng Kinh, trì Chú, niệm Phật sẽ
có thể đạt được qủa.
7).
PHẦN PHỤ: THẬP CHÚ:
(Còn
tiếp)
__._
Posted by: Tien Do,_.___
TỤNG KINH,
TRÌ CHÚ, NIỆM PHẬT
Toàn Không
(Tiếp theo)
7). PHẦN
PHỤ: THẬP CHÚ:
Mười bài Chú sau
đây thường được tụng tại các chùa, Phật tử tùy theo trường hợp mà trì tụng, nếu
học thuộc và đọc hàng ngày được thì rất hữu ích, nhất là gặp những trường hợp đặc
biệt mà đọc ra bài Chú tương ưng như trong khi gặp hoạn nạn đọc “Tiêu tai
cát tường thần chú hay Quán Âm Linh Cảm Chân Ngôn v.v…”, lợi lạc không thể
đo lường trước được.
1. NHƯ Ý
BẢO LUÂN VƯƠNG ĐÀ LA NI:
Nam mô Phật đà gia, nam
mô Đạt ma gia, nam môm Tăng già gia, nam mô Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát, cụ đại
bi tâm giả, đát điệt tha, án chước yết ra phạt để, chấn đa mạt nị ma ha bát đắng
mế, rô rô rô rô, để sắt tra thước a ra yết rị, sa dạ hồng phấn sa ha. Án, bát đạp
ma, chấn đa mạt ni, thước la hồng, án bạt lạt đà, bát đản mế hồng.
2. TIÊU
TAI CÁT TƯỜNG THẦN CHÚ:
Nẵng mồ tam mãn đá mẫu
đà nẫm. A bát ra để, hạ đa xá, sa nẵng nẫm, đát điệt tha. Án khê khê, khê hế
khê hế, hồng hồng, nhập phạ ra, nhập phạ ra, bát ra nhập phạ ra, bát ra nhập phạ
ra, để sắt tra, để sắt tra, sắt trí rị, sắt trí rị, sa phấn tra, sa phấn tra,
phiến để ca, thất rị duệ, sa phạ ha.
3. CÔNG ĐỨC
BẢO SƠN THẦN CHÚ:
Nam mô Phật đà gia, nam
mô Đạt ma gia, nam mô Tăng gia gia. Án, tất đế hộ rô rô, tất đô rô chỉ rị ba,
cát rị bà, tất đạt rị, bố rô rị sa phạ ha.
4. PHẬT MẪU
CHUẨN ĐỀ THẦN CHÚ:
Khể thủ quy y tô tất đế,
đầu diện đỉnh lễ thất câu chi, ngã kim xưng tán đại chuẩn đề, duy nguyện từ bi
thùy gia hộ.
Nam mô tát đá nẫm, tam
diểu tam bồ đà, câu chi nẫm, đát điệt tha, án chiết lệ chủ lệ chuẩn đề sa bà
ha.
5. VÔ LƯỢNG
THỌ ĐÀ LA NI:
Án, nại ma ba cát ngõa
đế, a ba ra mật đạp, a ưu rị a nạp, tô tất nễ, thực chấp đạp, điệp tả ra tể dã,
đát tháp nghiệp đạt dã, a ra ha đế, tam dược tam bất đạt dã, đát nễ dã tháp, án
tát rị ba, tang tư cát rị, bát lị thuật đạp, đạt ra mã đế, nghiệt nghiệt nại
tang, mã ngột nghiệt đế, sa ba ngõa tỉ thuật đế mã hát nại dã, bát rị ngõa lị
sa hát.
6. DƯỢC
SƯ QUÁN ĐỈNH CHÂN NGÔN:
Nam mô bạc già phạt đế,
bệ sái xã, lũ rô bệ lưu li, bát lạt bà, hát ra xà dã, đát tha yết đa giã, a ra
hát đế, tam miểu tam bột đà gia, đát điệt tha, án bệ sái thệ, bệ sái thệ, bệ
sái xã, tam một yết đế sa ha.
7. QUÁN
ÂM LINH CẢM CHÂN NGÔN:
Án, ma ni bát minh hồng,
ma hạt nghê nha nạp, tích đô đặc ba đạt, tích đặc ta nạp, vi đạt rị cát tát,
nhi cán nhi tháp, bốc rị tất tháp, cát nạp bổ ra nạp, nạp bốc rị, đâu thắc ban
nạp, nại ma lô cát, thuyết ra gia sa ha.
8. BẢY PHẬT
DIỆT TỘI CHÂN NGÔN:
Ly ba ly bà đế, cầu ha
cầu ha đế, đà la ni đế, ni ha ra đế, tỳ nê nễ đế, ma ha già đế, chân lăng càn đế,
sa bà ha.
9. VÃNG SINH
TỊNH ĐỘ THẦN CHÚ:
Nẵng mồ a di đá bà dạ,
đá tha già đá dạ, đá địa dạ tha, a di rị đô, bà tỳ, a di rị đá, tất đam bà tỳ,
a di rị đá, tỳ ca lan đế, a di rị đá, tỳ ca lan đá, già di nhị, già già na, chỉ
đá ca lị sa bà ha.
10. THIÊN
NỮ THIÊN CHÚ:
Nam mô Phật đà, nam mô
Đạt ma, nam mô Tăng già, nam mô thất lỵ, ma ha đề tỵ gia, đát nễ giã tha, ba lỵ
phú lâu na, giá lỵ tam mạn đà, đạt xá ni, ma ha tỳ ha ra già đế, tam mạn đà tỳ
ni già đế ma ha ca lỵ dã, ba nễ ba ra ba nễ, tát rị phạ lật tha, tam mạn đà, tu
bát lê đế, phú lệ na, a rị na, đạt ma đế, ma ha tỳ cổ tất đế, ma ha di lặc đế
lâu bả tăng kỳ đế, hê đế tỷ, tăng kỳ hê đế, tam mạn đà, a tha a lâu, bà na ni.
Nam mô Ly Cấu Địa Bồ
Tát Ma Ha Tát (3 lần).,.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment